Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo

1. Khái niệm khiếu nại, giải quyết khiếu nại, ý nghĩa, vai trò của việc

giải quyết khiếu nại.

1.1. Khái niệm khiếu nại- giải quyết khiếu nại

a. Khái niệm khiếu nại

Khiếu nại là một hiện tượng xã hội được quan niệm và hiểu theo nhiều

góc độ khác nhau. Khiếu nại là hoạt động diễn ra khá thường xuyên và phổ

biến, do đó cụm từ khiếu nại được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Theo

Đại Từ điển tiếng Việt, khiếu nại là thắc mắc, đề nghị xem xét lại những kết

luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm. Theo nghĩa rộng: Khiếu nại là

việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi ấy

xâm hại đến quyền, lợi ích của mình. Các quyết định, hành vi là đối tượng của

khiếu nại là quyết định, hành vi trái pháp luật hoặc không đúng quy định của tổ

chức, cộng đồng. Theo nghĩa hẹp: Khiếu nại là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức

yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi trái

pháp luật khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi ấy xâm phạm đến quyền,

lợi ích hợp pháp của mình. Lúc này, khiếu nại chỉ hướng vào phạm vi hoạt động

của bộ máy nhà nước và được thực hiện trên cơ sở nhận định, đánh giá về tính

trái pháp luật của các quyết định, các hành vi.

Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại quy đinh: " Khiếu nại là việc công dân,

cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề

nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành

chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có

thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,

công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,

xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình".

Căn cứ vào tính chất của quyết định, hành vi và các quan hệ pháp luật

phát sinh khiếu nại được phân thành hai dạng cơ bản sau:

- Khiếu nại hành chính: khiếu nại về định hành chính hoặc hành vi hành

chính trái pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền trong9

hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Đó là việc cá nhân, cơ

quan, tổ chức yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định

hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật khi có căn cứ cho rằng nó xâm hại

đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Khiếu nại tư pháp: khiếu nại về quyết định trái pháp luật hoặc hành vi

trái pháp luật trong hoạt động tư pháp. Khiếu nại tư pháp là khiếu nại về quyết

định hoặc hành vi trái pháp luật của cơ quan hoặc của người tiến hành tố tụng

như: cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án hoặc điều tra viên, kiểm

sát viên, thẩm phán, hội thẩm, chấp hành viên. Khiếu nại tư pháp trong lĩnh vực

hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính được pháp luật tố tụng tương ứng

quy định

b. Khái niệm giải quyết khiếu nại

Khái niệm giải quyết khiếu nại Khoản 11, điều 3, Luật khiếu nại 2011

quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết

định giải quyết khiếu nại”. Hoạt động giải quyết khiếu nại là bước tiếp theo khi

có yêu cầu giải quyết (khi có khiếu nại), gồm có các giai đoạn: thụ lý vụ việc;

xác minh tình tiết, nội dung vụ việc; kết luận về tính đúng sai, cơ sở pháp lý của

nội dung khiếu nại, của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại;

ra quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành

chính nhà nước là các cơ quan này tiến hành hoạt động thuộc thẩm quyền của

mình để có biện pháp theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã

hội.

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo trang 1

Trang 1

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo trang 2

Trang 2

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo trang 3

Trang 3

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo trang 4

Trang 4

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo trang 5

Trang 5

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo trang 6

Trang 6

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo trang 7

Trang 7

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo trang 8

Trang 8

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo trang 9

Trang 9

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 57 trang xuanhieu 8541
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo

Giáo trình Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại & tố cáo
nh chính có tổ chức; 
- Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm; 
Mặt khác, như trên đã nói Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền 
phạt cảnh cáo, mà hình thức này chỉ áp dụng với hành vi không nghiêm trọng, 
có tình tiết giảm nhẹ, quy định tại Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính. 
 6. Thời hiệu xử lý VPHC ở cấp xã 
6.1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau 
 a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp 
sau: 
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo 
hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ 
sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử 
dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản 
khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công 
sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh 
doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài 
nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính 
là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế 
thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế; 
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại 
điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau: 
– Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời 
điểm chấm dứt hành vi vi phạm. 
– Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính 
từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; 
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan 
tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm 
a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét 
được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. 
d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá 
nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi 
phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản 
trở việc xử phạt. 
 49 
6.2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như 
sau: 
a) Thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: 
– 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đối với người từ đủ 12 
tuổi đến dưới 14 tuổi; 
– 06 tháng, đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc kể từ ngày 
cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện lần cuối hành vi trộm cắp, lừa 
đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên thực 
hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, 
nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã 
hội; 
– 03 tháng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú 
ổn định; 
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: 
– 01 năm, kể từ ngày người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành 
vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ 
luật hình sự. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu 
của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự; 
– 06 tháng, kể từ ngày người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện 
hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật 
hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 
– 06 tháng kể từ ngày cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện 
lần cuối một trong những hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự 
công cộng; 
c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 
năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi xâm phạm tài 
sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân 
phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội; 
d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 
tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi nghiện ma túy. 
7. Trình tự, thủ tục xử lý VPHC ở cấp xã 
7.1. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản 
+ Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong 
trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 
500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết 
định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. 
 50 
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương 
tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. 
+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, 
năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ 
chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết 
liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định 
xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền 
thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. 
7.2. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử 
phạt vi phạm hành chính 
+ Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành 
vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc 
trường hợp quy định không phải lập biên bản. 
+ Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có 
thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao 
gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, 
giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. 
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ 
 8. Thi hành quyết định xử lý VPHC ở cấp xã 
8.1. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 
 Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết 
định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi 
phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi 
thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. 
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với 
quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử 
phạt, trừ trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy 
việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây 
hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết 
định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật. Việc 
khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật. 
 Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm 
theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử 
 51 
phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở 
dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa 
phương. 
8.2. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp 
người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản 
 Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, 
phá sản thì không thi hành quyết định phạt tiền nhưng vẫn thi hành hình thức xử 
phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục 
hậu quả được ghi trong quyết định. 
 Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, 
phá sản, mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết 
định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm 
hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi 
trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất 
tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản được ghi trong quyết định giải thể, phá 
sản. Quyết định thi hành gồm các nội dung sau: 
+ Đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt, lý do đình chỉ; trừ trường hợp 
quy định tại Điểm b Khoản này; 
+ Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và 
biện pháp khắc phục hậu quả tiếp tục thi hành. 
 Đối với hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành 
chính, thì cá nhân, tổ chức đang quản lý tang vật, phương tiện vi phạm phải có 
trách nhiệm thi hành. Đối với biện pháp khắc phục hậu quả, thì cá nhân là người 
được hưởng tài sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự 
về thừa kế phải tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt. Đối với tổ 
chức xử phạt bị giải thể, phá sản, thì quyết định thi hành một phần quyết định 
xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có 
thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của 
tổ chức bị giải thể, phá sản để thi hành. 
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành một 
phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định này phải được gửi cho 
cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm thi hành. Trường hợp quá thời hạn thi hành 
quyết định mà cá nhân, tổ chức quy định không thực hiện các biện pháp khắc 
phục hậu quả thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ 
 52 
vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện. Chi phí thực hiện các biện pháp 
khắc phục hậu quả được khấu trừ từ tài sản thừa kế mà người bị xử phạt để lại 
hoặc tài sản còn lại của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản và được coi là một 
trong những khoản chi phí ưu tiên thanh toán (nếu có). 
 Trường hợp người bị xử phạt chết không để lại tài sản thừa kế, tổ chức bị 
xử phạt giải thể, phá sản không còn tài sản, thì cơ quan nơi người có thẩm 
quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện 
các biện pháp khắc phục hậu quả. 
 Người thừa kế của người bị xử phạt chết, mất tích, người đại diện theo 
pháp luật của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản có quyền giám sát, khiếu nại 
khởi kiện đối với các chi phí tổ chức thực hiện và việc thanh toán chi phí thực 
hiện các biện pháp khắc phục hậu quả 
8.3. Hoãn thi hành quyết định phạt tiền 
 Quyết định phạt tiền có thể được hoãn thi hành trong trường hợp cá nhân 
bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về 
kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn và 
có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ 
chức nơi người đó học tập, làm việc. 
 Cá nhân phải có đơn đề nghị hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm 
hành chính gửi cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt. Trong thời hạn 05 
ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt xem xét quyết 
định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó. 
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt không quá 03 tháng, kể từ 
ngày có quyết định hoãn. 
 Cá nhân được hoãn chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, 
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ. 
8.4. Giảm, miễn tiền phạt 
 Cá nhân thuộc trường hợp hoãn thi hành phạt tiền mà không có khả năng 
thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt 
ghi trong quyết định xử phạt. 
Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn đề nghị giảm, miễn 
phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt gửi người đã ra quyết định xử phạt. Trong 
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được đơn, người đã ra quyết định xử phạt 
 53 
phải chuyển đơn kèm hồ sơ vụ việc đến cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn 05 
ngày kể từ ngày nhận được đơn, cấp trên trực tiếp phải xem xét quyết định và 
thông báo cho người đã ra quyết định xử phạt, người có đơn đề nghị giảm, miễn 
biết; nếu không đồng ý với việc giảm, miễn thì phải nêu rõ lý do. 
 Đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định 
xử phạt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đó xem xét, quyết định việc giảm, miễn 
tiền phạt. 
Cá nhân được giảm, miễn tiền phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật, 
phương tiện đang bị tạm giữ. 
8.5. Thủ tục nộp tiền phạt 
 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá 
nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào 
tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường 
hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời 
hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày 
chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số 
tiền phạt chưa nộp. 
Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì 
cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử 
phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp 
tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời 
hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. 
 Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm 
quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước 
hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, 
kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt. 
 Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một 
lần, trừ trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần. Mọi trường hợp thu tiền phạt, 
người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ 
chức nộp tiền phạt. 
8.6. Nộp tiền phạt nhiều lần 
 Việc nộp tiền phạt nhiều lần được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau 
đây: 
 54 
- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân và từ 
200.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức; 
- Đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế và có đơn đề nghị nộp tiền phạt 
nhiều lần. Đơn đề nghị của cá nhân phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi 
người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc xác nhận 
hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế; đối với đơn đề nghị của tổ chức phải 
được xác nhận của cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên 
trực tiếp. 
 Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết 
định xử phạt có hiệu lực; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. 
Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt. 
 Người đã ra quyết định phạt tiền có quyền quyết định việc nộp tiền phạt 
nhiều lần. Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột (2018), Giáo trình rèn luyện kỹ 
năng, nghiệp vụ, Nxb Tư pháp; 
[2] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp 
2013 
[3] Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp (2008), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tư 
 55 
pháp xã, phường, thị trấn, Nxb Tư pháp; 
[4] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Khiếu nại 
2011; 
[5] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật Tố cáo 
2018 
[6] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật xử lý vi 
phạm hành chính 2012 
 56 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghiep_vu_giai_quyet_khieu_nai_to_cao.pdf