Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp)

Định nghĩa

Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người. Giaotiếpdiễn rahàng

ngàyvàdướinhiềuhìnhthức,giántiếphoặctrực

tiếp.Giaotiếpqualờinói,ngônngữkhônglời(cửchỉ,hànhvi,nétmặt,trangphục ),

hỏiđáp,quansát,nghe,trìnhbày,nóichuyện,quabáocáo,gửithư,thưđiện tử Giao

tiếpvớingườitronggia đình,cơquan,bạn bè, giao tiếp có chuẩnbị haykhôngchuẩnbị

trước.Cónhiềuđịnh nghĩa,quanniệmkhácnhauvềgiaotiếp.

Giao tiếp là quá trình thiết lập mối quan hệ hai chiều giữa người với người hoặc

nhóm xã hội về mặt tâm lý nhằm trao đổi ý nghĩ, tư tưởng tình cảm cho nhau, gây ảnh

hưởng lẫn nhau, cảm hóa và để lại dấu ấn trong nhau khi sử dụng những phương tiện,

điều kiện nhất định trong những môi trường xã hội xác định.

Giao tiếp là hoạt động trong đó người này tiếp xúc và tương tác với người kia

đểcó sự truyền thông cho nhau hoặc để cùng nhau thực hiện một hoạt động nào đó sau

khi đã có sự truyền thông.Giao tiếp là sự vận động và sự biểu hiện của những quan hệ

xã hội, quan hệ giữa các cá thể người với nhau. Trong giao tiếp, tính cách và khí chất

của cá nhân được bộc lộ rất rõ nét.

Như vậy, có thể hiểunhư sau: Giao tiếp là một quá trình, trong đó con người

chia sẻ với nhau các ý tưởng, thông tin, cảm xúc nhằm xác lập và vận hành các mối

quan hệ giữa người và người trong đời sống xã hội để đạt được mục đích nhất định.

Theoquanniệmtruyềnthôngtin,giao

tiếphiệuquảnhấtlàtrongtìnhhuốngmặtđốimặt,cảhaibêncóthểtiếpnhậnthôngtin

trựctiếpdướicácdạngngônngữgiaotiếp,tránhđượcmộtsốnhiễu,cóthểđiềuchỉnh

nhanhđểtănghiệuquảgiaotiếp.Hình thức nàynhưnóichuyệnvới4

nhau,phỏngvấn,hộiđàmsongphương,hộinghịquymônhỏ,họpnhóm Hình thức giao

tiếpcũngđượctiếnhànhsongphươngíthiệuquảhơnnhưngtiệnlợilàgiaotiếpkhông

gặpmặtquađiệnthoại.Ởhình thức nàyhaibênnghegiọngnóicủanhau,thôngtinqualại

nhưngthiếuyếutốphingôntừ.hình thức balàkémhiệuquảnhất:chỉgửithôngtin

dạngvănbảnnhưthư,công văn,đơn,báocáo,thưđiệntử.Hình thứcgiaotiếpnày thiếuhỗ

trợcủayếutốphingôntừvànhậnsựphảnhồichậm.Trongquátrìnhlàmviệc,

vìnhữnglýdonàođó như thời gian, không gian, tài chính ,chúngtacó thể dùng hình

thức giao tiếp nào cho phù hợp và hiệu quả nhất hoặc dùng đồng thời ba hình thức

giao tiếp.

Muốn giao tiếp đạt kết quả, cần phải phối hợp hài hòa hợp lí các thao tác, cử chỉ,

thậm chí cả những vận động (kể cả chân tay và trí tuệ). Nói theo cách khác là cần phải

có kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bề ngoài và

đoán biết những diễn biến tâm lý bên trong của con người, đồng thời biết sử dụng

phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều khiển và điều

chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích đã xác định.

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 1

Trang 1

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 2

Trang 2

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 3

Trang 3

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 4

Trang 4

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 5

Trang 5

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 6

Trang 6

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 7

Trang 7

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 8

Trang 8

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 9

Trang 9

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 92 trang duykhanh 4100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp)

Giáo trình môn Kỹ năng giao tiếp (Bản đẹp)
y cơ nào đang tiềm ẩn? 
 - Mũ xanh lá cây: Chiếc mũ xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. 
Trong giai đoạn đội mũ này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang 
thảo luận. 
 80 
 Một số câu hỏi có thể sử dụng: 
 + Có những cách thức khác để thực hiện điều này không? 
 + Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này? 
 + Các lời giải thích cho vấn đề này là gì? 
 - Mũ xanh da trời: Chiếc mũ xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc 
trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác - tổ chức tư duy. Mũ xanh da trời sẽ kiểm 
soát tiến trình tư duy. Đây là chiếc mũ của người lãnh đạo hay trưởng nhóm thảo luận. 
Vai trò của mũ xanh da trời là: 
 + Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để 
làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?) 
 + Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận. Người đội nón 
xanh da trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng sau: "Tại một thời điểm nhất định, mọi 
người phải đội mũ cùng màu". 
 + Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta đã 
đạt được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta có 
cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?) 
 Kỹ thuật diễn giải: 
 + Diễn đạt ý kiến của người phát biểu 
 + Diễn giải lại những gì vừa được nghe 
 + Sử dụng để kiểm tra xem mình đã hiểu đúng ý hay chưa 
 + Làm rõ những gì vừa nghe bằng cách tóm tắt lại 
 + hể hiện sự hưởng ứng và khuyến khích 
 + Xây dựng mối quan hệ giữa người nói và người nghe. 
 Sử dụng kỹ thuật diễn giải (với từ ngữ đơn giản dễ hiểu để nói lại ý của người 
vừa phát biểu) để giúp người phát biểu thấy rằng mình được thấu hiểu và có cơ hội 
điều chỉnh hay làm sáng tỏ những điểm chưa rõ. 
 Trên đây là một số kỹ thuật thường dùng trong quá trình họp thảo luận. Để tổ 
chức thảo luận có hiệu quả, người lãnh đạo nhóm và các thành viên cần biết cách sử 
dụng thành thạo các kỹ thuật này. 
5.4.3. Xây dựng các tổ nhóm thảo luận 
 Đặc điểm của sinh hoạt loài người là nhóm họp, tập trung lại làm việc gì đó, bàn 
bạc, hội hè, vui chơi, học tập. Ngày nay, có thể có các cuộc họp ảo (thông qua các 
phần mềm hội họp), nhưng họp mặt gặp mặt nhau vẫn là hình thức phổ biến và có 
nhiều mặt tích cực. Người lãnh đạo nhóm trước khi triệu tập cuộc họp thì cần trả 
lờicâu hỏi họp để làm gì? và tiến hành như thế nào?. Có thể thay thế một cuộc họp 
 81 
bằng gửi tài liệu phát tay, viết một bản thông báo hay gửi email, gọi điện thoại. Kỹ 
năng tổ chức một cuộc họp phù hợp cũng là một yếu tố quyết định đến sự thành bại 
của cuộc họp vì các cuộc họp có mục tiêu khác nhau: để thông tin, để thuyết phục, để 
thu thập ý kiến, để ra quyết địnhXây dựng các tổ nhóm thảo luận là phương pháp tổ 
chức hướng dẫn cho các thành viên cùng nhau tham gia vào hoạt động trao đổi, thảo 
luận giải quyết các nhiệm vụ chung, đảm bảo hoạt động của nhóm đi đúng hướng đạt 
mục tiêu đề ra. 
 Về mục tiêu: Làm việc theo nhóm tạo điều kiện phát triển quan hệ xã giao giữa 
các thành viên với nhau. Họ cùng trao đổi, tranh luận góp phần phát triển kỹ năng giao 
tiếp như nghe, nói, tranh luận. Làm việc theo nhóm có lợi ích cho việc phát triển kỹ 
năng trí tuệ như suy luận và giải quyết vấn đề. Làm việc theo nhóm, thành viên sẽ chia 
sẻ kinh nghiệm, cùng nhau xây dựng ý tưởng sáng tạo... 
 - Chia nhóm: Số nhóm, phương thức thành lập nhóm, số lượng thành viên nhóm 
(3-7 người), nhiệm vụ của nhóm, vị trí hoạt động và các nguồn lực cần thiết để hoàn 
thành nhiệm vụ. 
 - Các hoạt động tổ chức: chia nhóm, thành viên viên thảo luận nhóm, trình bày 
chia xẻ kết quả trước tập thể, trao đổi kinh nghiệm, kết luận 
 - Tiến trình họp nhóm 
 + Thứ nhất là bước chuẩn bị họp nhóm: Bước này, người điều hành xem xét 
trước xem chủ đề cuộc họp, mục tiêu và nội dung cuộc họp có rõ ràng không, thành 
viên cần tham gia là ai. Việc lập kế hoạch điều hành họp cũng như thời gian địa điểm, 
cách sắp xếp, bố trí chỗ ngồi, giấy mời, thông báo ai chuẩn bị, chuẩn bị đến đâu. 
Các kế hoạch sử dụng công cụ trực quan như bảng biểu, tài liệu máy chiếu cũng phải 
được xây dựng cẩn thận. Chuẩn bị sức khỏe, tinh thần, làm quen phương tiện, phòng 
họp 
 + Thứ hai: Khởi động cuộc họp. Bước này cần làm những việc như tạo không khí 
thân thiện, phổ biến hoặc xác định mục tiêu cuộc họp, thống nhất khung chương trình 
làm việc, chỉnh sửa mục tiêu cuộc họp nếu cần, thống nhất cách làm việc. 
 + Thứ ba: đưa ra từng chủ đề, thảo luận từng chủ đề. Đây là bước quan trọng 
nhất của một cuộc họp. Các thành viên được thảo luận, tham gia ý kiến để cuối cùng ra 
quyết định của nhóm, các quyết định này phù hợp với mục tiêu cuộc họp. 
 + Thứ tư: Lập kế hoạch hành động. Ở bước này toàn nhóm lập ra một kế hoạch 
sau cuộc họp được các thành viên nhất trí chấp thuận. Kế hoạch này thường bao gồm: 
cuông việc gì cần làm, ai làm, làm như thế nào, kết quả mong muốn, thời gian hoàn 
thành trong bao lâu, cần điều kiện hỗ trợ gì Nếu cuộc họp mà không có kế hoạch 
 82 
hành động, hay nói cách khác, nếu sau cuộc họp mà các thành viên thấy không phải 
làm gì thì đây là cuộc họp không hiệu quả hay không nên họp. 
 + Cuối cùng: Bế mạc cuộc họp. Các cuộc họp nhóm nên dành thời gian đánh giá 
về tiến trình họp, kết quả cuộc họp, các vấn đề còn bỏ sót, các vấn đề gác lại để cuộc 
họp sau. 
 Để tiến hành tốt 5 bước này, người ta thường sử dụng những kỹ năng như: thảo 
luận nhóm nhỏ, công não, cây vấn đề, bản đồ tư duy, chậu cá, đóng vai, tranh luận... 
5.5. Thực hành: Tổ chức và tham gia thảo luận. 
Bài tập 1: Thực hành kỹ năng đọc và lắng nghe 
 Phiếu giao bài tập 
 Bài dạy: Kỹ năng đọc và lắng nghe 
 Ngày thực hiện: 
 Người giao bài tập: 
 Công việc: Yêu cầu mỗi sinh viên sưu tầm một bài báo khổ hẹp để tập đọc theo 
phương pháp đọc nhanh một chủ đề và trình bày trước nhóm. Các thành viên trong 
nhóm lắng nghe và nhận xét. 
 Thời gian thực hiện hoạt động nhóm: 10 phút 
 Yêu cầu 
 + Chia lớp thành nhiều nhóm khác nhau. 
 + Cho các nhóm thảo luận dựa trên kỹ thuật công não về những trở ngại khi làm 
việc nhóm. 
 + Cử thư ký ghi chộp những gỡ quan sỏt thấy, nghe thấy 
 + Mỗi nhóm trình bày về kết quả thảo luận 
 Trình bày trước lớp: 
 - Mỗi nhóm cử thành viên trình bày kết quả thảo luận 
 - Thời gian trình bày 2 phút 
Bài tập 2: Thực hành kỹ năng thảo luận 
 1. Nội dung thảo luận: Trường Đại học A ký hợp đồng thuê công ty FPT thiết 
kế một logo mang sắc thái và đặc trưng của trường. Với vai trò của nhóm thiết kế đồ 
họa của FPT các bạn hãy bàn bạc trao đổi và đưa ra những ý tưởng xây dựng và thiết 
kế logo cho Trường Đại học A. 
 2. Nhiệm vụ: 
 Thành lập mỗi nhóm từ 5 người, sau đó cử ra: 
 - Nhóm trưởng: 
 - Thư ký: 
 - Thành viên: 
 3. Cách thực hiện: 
 83 
 - Thu thập thông tin về trường cũng như mong muốn và yêu cầu đặt hàng của 
trường 
 - Cả nhóm phân tích đánh giá 
 - Lập kế hoạch cho từng phần việc (Phác thảo, lập bản thảo, vẽ trên máy, phối 
màu, sửa chữa, in ấn) 
 - Phân công lao động trong nhóm 
 - Thỏa hiệp về các ý tưởng của từng thành viên 
 - Thống nhất ý tưởng 
 - Đưa ra sản phẩm thiết kế logo của cả nhóm 
Bài tập 3: Thực hành kỹ năng thảo luận 
 1. Nội dung thảo luận: Việt Nam đang từng bước phát triển thành nước công 
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy đang được hình 
thành quanh các bờ kênh, con sông ngoại ô thành phố. Người dân tập trung ở khu đô 
thị, khu công nghiệp để sinh sống. Môi trường của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô 
nhiễm trầm trọng. Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây nhiều tranh cãi 
trong dư luận cả nước hiện nay. Vấn đề này đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - 
xã hội bền vững, sự tồn tại và phát triển của thế hệ tương lai. Giải quyết vấn đề ô 
nhiễm môi trường không còn là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của tất cả 
mọi người, của toàn xã hội. 
 Để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, hãy tổ chức thảo luận theo nhóm về vấn 
đề ô nhiễm môi trường và giải pháp cho vấn nạn này. 
 2. Nhiệm vụ: 
 Thành lập mỗi nhóm từ 5 người, sau đó cử ra: 
 - Nhóm trưởng: 
 - Thư ký: 
 - Thành viên: 
 Đề xuất những ý tưởng mới lạ của các thành viên trong nhóm về các giải pháp 
cho môi trường xanh, nguồn nước sạch và phương cách giữ gìn bầu không khí trong 
lành của trái đất. 
 Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường xung quanh, từ đó đi đến 
những hành động thực tiễn để tự mình có những hành xử văn minh hơn trong cuộc 
sống hàng ngày. 
 3. Cách thực hiện: 
 - Thu thập thông tin 
 - Đề xuất ý kiến, trao đổi 
 - Cả nhóm phân tích đánh giá 
 - Lên kế hoạch hành động 
 84 
 - Phân công nhiệm vụ trong nhóm 
 - Thực hiện hành động 
 Câu hỏi 
1. Hãy nêu tên các giai đoạn của tiến trình thảo luận và phân tích giai đoạn chuẩn bị. 
2. Hãy phân tích chu trình của việc lắng nghe và rút ra bài học cho bản thân. 
3. Hãy phân tích những lợi ích của việc lắng nghe. Làm thế nào để lắng nghe có hiệu 
quả? 
 Bài tập 
Bài tập 1: Rèn kỹ năng thảo luận 
1) Quan sát Hình 5.1. Bản đồ địa lý Việt Nam, chú ý vào các địa danh liên quan tới 
cuộc đời của Bác, hãy tóm tắt những điều biết về Bác Hồ khi ở mỗi vị trí địa lý đó. 
2) Hãy lắng nghe (trích đoạn) Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ. Hãy miêu tả những 
điều mà bạn biết trong bản tuyên ngôn độc lập ấy. 
 Phiếu giao bài tập 1 
Bài dạy: Kỹ năng thảo luận 
Ngày thực hiện: 
Người giao bài tập: 
Công việc: 
 Nhiệm vụ 1: Quan sátHình 5.1. Bản đồ địa lý Việt Nam, chú ý vào các địa danh 
liên quan tới cuộc đời của Bác, hãy tóm tắt những điều biết về Bác Hồ khi ở mỗi vị trí 
địa lý đó. 
 Nhiệm vụ 2: Hãy lắng nghe (trích đoạn) Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ. 
Hãy miêu tả những điều mà bạn biết trong bản tuyên ngôn độc lập ấy. 
Thời gian thực hiện hoạt động nhóm:20 phút 
Yêu cầu: 
 - Lớp chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 thực hiện nhiệm vụ 1 
 Nhóm 2 thực hiện nhiệm vụ 2 
 - Mỗi nhóm trình bày kết quả thực hiện của nhóm 
Trình bày trước lớp: 
 - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
 - Thời gian trình bày 3 phút 
 Tiêu chí đánh giá bài tập 1 
 Nội dung Đạt Chưa đạt 
 Kết quả thảo luận được thể hiện ở số lượng các địa danh liên 
 quan đến cuộc đời Bác Hồ 
 Hoặc miêu tả đầy đủ các ý trong bản tuyên ngô độc lập 
 85 
Khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, 
Cách trình bày hấp dẫn, lôi cuốn 
Biết sử dụng khéo léo ngôn ngữ cơ thể 
Tự tin 
Đảm bảo thời gian cho phép 3 phút 
 Tiêu chuẩn hoàn thành: Tất cả các tiêu chuẩn phải được đánh dấu vào cột “” 
 86 
Hình 5.1. Bản đồ địa lý Việt Nam 
 87 
Bài tập 2: Rèn kỹ năng thảo luận 
 Phiếu giao bài tập 2 
Bài dạy: Kỹ năng thảo luận 
Ngày thực hiện: 
Người giao bài tập: 
Công việc:Hãy quan sát các sự kiện liên quan tới cuộc đời của Bác trong phần trình 
chiếu. Hãy miêu tả sự kiện mà đã làm anh/chị cảm động. 
Thời gian thực hiện hoạt động nhóm: 20 phút 
Yêu cầu: 
 - Lớp chia thành các nhóm 
 - Mỗi nhóm chọn một sự kiện để thảo luận 
 - Trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Trình bày trước lớp: 
 - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
 - Thời gian trình bày 3 phút 
 Tiêu chí đánh giá bài tập 2 
 Nội dung Đạt Chưa đạt 
 Miêu tả sự kiện liên quan tới cuộc đời của Bác trong phần 
 trình chiếu 
 Khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, chính xác 
 Cách trình bày hấp dẫn, lôi cuốn 
 Biết sử dụng khéo léo ngôn ngữ cơ thể 
 Tự tin 
 Đảm bảo thời gian cho phép 3 phút 
 Tiêu chuẩn hoàn thành: Tất cả các tiêu chuẩn phải được đánh dấu vào cột “” 
Bài tập 3:Rèn kỹ năng thảo luận 
 Phiếu giao bài tập 3 
Bài dạy: Kỹ năng thảo luận 
Ngày thực hiện: 
Người giao bài tập: 
Công việc:Yêu cầu mỗi sinh viên sưu tầm một đoạn văn bản khoảng 2 trang để tập 
đọc theo phương pháp đọc nhanh trước nhóm. Các thành viên trong nhóm lắng nghe 
và nhận xét. 
Thời gian thực hiện hoạt động nhóm: 15 phút 
Yêu cầu: 
 88 
 - Lớp chia thành các nhóm 
 - Các nhóm thảo luận 
 - Trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Trình bày trước lớp: 
 - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
 - Thời gian trình bày 3 phút 
 Tiêu chí đánh giá bài tập 3 
 Nội dung Đạt Chưa đạt 
 Đoạn văn bản để tập đọc khoảng 2 trang 
 Ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, chính xác 
 Cách trình bày hợp lý, hấp dẫn, lôi cuốn phù hợp với nội 
 dung văn bản 
 Biết sử dụng khéo léo ngôn ngữ cơ thể 
 Tự tin 
 Đảm bảo thời gian cho phép 3 phút 
 Tiêu chuẩn hoàn thành: Tất cả các tiêu chuẩn phải được đánh dấu vào cột “” 
Bài tập 3:Rèn kỹ năng thảo luận 
 Phiếu giao bài tập 4 
Bài dạy: Kỹ năng thảo luận 
Ngày thực hiện: 
Người giao bài tập: 
Công việc: Đến kỳ nghỉ hè cả lớp chuẩn bị đi chơi xa, các bạn lập kế hoạch đi chơi xa 
để thư giãn sau kỳ thi dài.Ban cán sự lớp lên kế hoạch tổ chức cho cả lớp có một kỳ 
nghỉ thật ý nghĩa. Thống nhất: thời gian, địa điểm, phương tiện, kinh phí, phân công 
nhiệm vụ. 
Thời gian thực hiện hoạt động nhóm: 20 phút 
Yêu cầu: 
 - Lớp chia thành các nhóm: mỗi nhóm từ 5 người, sau đó cử ra: Nhóm trưởng, 
thư ký, thành viên 
 - Các nhóm thảo luận 
 - Trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Trình bày trước lớp: 
 - Thu thập thông tin về một số địa điểm phù hợp với đời sống, sinh viên 
 - Thăm dò nhu cầu, nguyện vọng của các thành viên trong lớp để có sự nhất trí 
 cao 
 89 
 - Ban cán sự lớp phân tích đánh giá 
 - Thỏa hiệp và thống nhất ý tưởng 
 - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
 - Thời gian trình bày 3 phút 
 Tiêu chí đánh giá bài tập 4 
 Nội dung Đạt Chưa đạt 
Lập bản kế hoạch chi tiết, cụ thể, đầy đủ các thành phần 
Khả năng trình bày ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, chính xác 
Cách trình bày hấp dẫn, lôi cuốn 
Biết sử dụng khéo léo ngôn ngữ cơ thể 
Tự tin 
Đảm bảo thời gian cho phép 3 phút 
 Tiêu chuẩn hoàn thành: Tất cả các tiêu chuẩn phải được đánh dấu vào cột “” 
 90 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Phạm Tất Dong (1999), Những vấn đề tâm lý học giao tiếp, Trường 
ĐHKHXH - NV, Hà Nội. 
 [2]. Thái Trí Dũng (2005), Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, 
NXB Thống kê, Hà Nội 
 [3]. Chu Văn Đức (2005), Kỹ năng giao tiếp, nhà xuất bản Hà Nội. 
 [4]. Nguyễn Trường Giang (chủ biên) (2014), Nhập môn khoa học giao tiếp, 
Trường Đại học SPKT Nam Định. 
 [5]. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1988), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
 [6]. Nguyễn Ngọc Hiến (2006), Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong hành chính, 
Học viện Hành chính quốc gia. 
 [7]. Nguyễn Văn Lê (2006), Giao tiếp sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
 [8]. Nguyễn Bá Minh (2008), Nhập môn khoa học giao tiếp, NXB Đại học Sư 
phạm, Hà Nội. 
 [9]. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên) (2006), Giáo trình Tâm lý học đại cương, 
NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
 [10]. Nguyễn Văn Thụy (2006), Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, Trường Đại 
học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 
 [11]. Vũ Hồng Vân (2006), Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống. NXB 
Thống kê, Hà Nội. 
 91 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_ky_nang_giao_tiep_ban_dep.pdf