Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh
Mục tiêu:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý hoạt động hệ thống phanh
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
Nội dung:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh
1.1. Nhiệm vụ
- Hệ thống phanh ôtô dùng để điều khiển giảm tốc độ, dừng xe theo yêu cầu của
người lái để đảm bảo an toàn giao thông khi vận hành trên đường
1.2. Yêu cầu
- Đảm bảo phanh dừng xe trong thời gian nhanh và an toàn.
- Đảm bảo tránh hiện tượng trượt lết của bánh xe khi phanh (ABS)
- Hiệu quả phanh cao và êm dịu
- Điều khiển nhẹ nhàng, thuận tiện (ở tư thế ngồi, một chân).
- Cấu tạo đơn giản, điều chỉnh dễ dàng, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao.
1.3. Phân loại
1.3.1. Theo cấu tạo dẫn động phanh (đặc điểm truyền lực)
- Phanh khí nén (phanh hơi)
- Phanh thuỷ lực (phanh dầu)
- Phanh cơ khí
1.3.2. Theo cấu tạo cơ cấu phanh
- Phanh tang trống
- Phanh đĩa
- Phanh đai
1.3.3. Theo kết cấu của cơ cấu điều khiển gồm có
- Hệ thống phanh không có trợ lưc
- Hệ thống phanh có trợ lưc
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh
2.1. Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (phanh tay)
2.1.1. Cấu tạo: (hình 1-1)
Đĩa tĩnh (3) của phanh được bắt chặt vào cacte hộp số. Trên đĩa tĩnh lắp hai guốc
phanh (8) đối xứng nhau sao cho má phanh gần sát mặt tang trống phanh (6), lắp trên
trục thứ cấp của hộp số. Đầu dưới của má phanh tỳ lên đầu hình côn của chốt điều10
chỉnh (7), đầu trên tỳ vào mặt một cụm đẩy guốc phanh gồm một chốt (4) và hai viên
bi cầu. Chốt đẩy guốc phanh thông qua hệ thống tay đòn được nối với tay điều khiển
(2).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh
ùc R·nh th«ng A-B A Van ®iÒu CÇn khiÓn ®Èy pitt«n g Ty ®Èy Lß xo van Buång B BÇu phanh b¸nh Bµn Lß xo håi Mµng t¸c xe ®¹p vÞ ®éng phanh Hình 7-1. Sơ đồ cấu tạo bộ trợ lực chân không 2.1.2. Nguyên tắc hoạt động - Khi chưa sử dụng phanh, dưới tác dụng của các lò xo hồi vị, van điều khiển mở thông rãnh không khí, Do đó độ chân không ở hai buồng A và B bằng nhau và bằng độ chân không trên đường ống nạp của động cơ. Độ chênh áp trên hai mặt của màng tác động không còn, lò xo hồi vị đẩy màng tác động, ty đẩy và pittông thuỷ lực về phía phải (buồng B), dầu phanh trong xi lanh không có áp lực phanh. - Khi người lái đạp phanh thông qua ty đẩy, van điều khiển đóng kín rãnh thông A-B, ngăn cách buồng A nối với độ chân không của ống nạp (có áp suất thấp hơn không khí) với buông B, sau đó mở thông buồng B với không khí có áp suất cao hơn buồng A. Sự chênh áp này tạo nên lực cường hoá nén lò xo, đẩy màng tác động, cần đẩy và tăng áp lực pittông trong xi lanh chính thực hiện quá trình phanh. - Khi thôi phanh lò xo hồi vị đẩy màng tác động, cần đẩy pittông và ty đẩy bàn H×nh 5-2 S¬ ®å cÊu t¹o bé trî lùc b»ng ch©n kh«ng 1-Van métđạp chiÌu; về vị 2trí- Vában bÇu đầu. ch©n Van kh«ng; điều 3- khiểnMµng t¸c mở ®éng thông rãnh A-B làm mất sự chênh áp. Bộ trợ 4- Van kh«ng khÝ; 5- Van ch©n kh«ng; 6- Mµng cao su 7- Pit lựct«ng trở t¸c về ®éng; trạng 8- thái Pitt«ng không thuû phanh. lùc; 9 - Thanh ®Èy 2.2. Bộ trợ lực bằng chân không - thuỷ lực 2.2.1. Sơ đồ cấu tạo: (hình 7-2 ) thường dùng nhiều trên ôtô du lịch. Bộ trợ lực được lắp sau xi lanh chính của hệ thống phanh thuỷ lực. - Xi lanh lực được chia hai phần (A+B và C+D) nhờ vách ngăn, có hai pittông lực nối với nhau qua cần đẩy và có lò xo hồi vị. Cần đẩy là rổng có lố thông hai ngăn C và D, đầu cần đẩy có đế để đóng kín lỗ thông dầu của pittông thuỷ lực khi phanh. 74 - Hai ngăn chân không A và B được nối với bơm chân không thông qua van chân không. - Van điều khiển (Pittông van) lắp với màng cao su có các lỗ thông được đóng mở nhờ pittông van. - Xi lanh thuỷ lực lắp sau xi lanh lực, có píttông thuỷ lực và lò xo hồi vị. Pittông thuỷ lực có cupen và lỗ thông dầu. - Bơm chân không được lắp sau đuôi máy phát điện hoặc lắp dẫn động riêng. Xi lanh Van ch©n Van kh«ng Mµng cao su chÝnh kh«ng khÝ èng ch©n Côm van kh«ng kh«ng khÝ Kh«ng khÝ A B Pitt«ng van C D Pitt«ng thuû lùc Pitt«ng Xi lanh Xi lanh thuû lùc lùc lùc Pitt«ng Lß CÇn lùc xo ®Èy pitt«n Hình 7-2. Sơ đồ cấu tạo bộ trự lực chân khôngg - thủy lực 2.2.2. Nguyên tắc hoạt động - Khi chưa sử dụng phanh, dưới tác dụng của lò xo van không khí đóng kín đường dẫn không khí và mở lỗ thông trên màng cao su. Do đó độ chân không ở hai ngăn A, B thông với hai ngăn C,D và lò xo hồi vị đẩy hai pittông lực về phía trái mở lổ thông của pittông thuỷ lực, dầu phanh trong xi lanh chính, xi lanh thuỷ lực và xi lanh bánh xe cân bằng với nhau không có áp lực phanh. - Khi người lái đạp phanh thông qua ty đẩy nén dầu trong xi lanh chính, đẩy van pittông và màng cao su đi lên đóng kín lỗ thông của màng, ngăn cách các ngăn chân không A, B với hai ngăn C, D, sau đó mở van không khí và nạp không khí vào hai ngăn C, D để tạoH×nh ra sự5-2 chênhS¬ ®å cÊuáp trongt¹o bé xi trî lanh lùc lực. b»ng ch©n kh«ng 1-Van mét chiÌu; 2- Vá bÇu ch©n kh«ng; 3- Mµng t¸c ®éng 4- Van kh«ng khÝ; 5- Van ch©n kh«ng; 6- Mµng cao su 7- Pit Sựt«ng chênh t¸c ®éng; áp này 8- Pitt«ngtạo nên thuû lực lùc;cường 9- Thanhhoá nén ®Èy lò xo hồi vị đẩy hai pittông lực và cần đẩy sang phải, đóng kín lỗ thông dầu của pittông thuỷ lực, nén dầu và lò xo trong xi lanh thuỷ lực làm tăng áp suất dầu đưa đến các bầu phanh bánh xe thực hiện quá trình phanh ôtô. - Khi thôi phanh lực tác dụng lên xi lanh chính không còn làm giảm áp suất dầu, các lò xo hồi vị đẩy các pittông và các van về vị trí ban đầu như khí chưa sử dụng phanh. 75 2.3. Bộ trợ lực bằng khí nén - thuỷ lực 2.3.1. Sơ đồ cấu tạo (hình 7-3) Bộ trợ lực khí nén thường dùng trên xe tải. - Máy nén khí cung cấp khí nén vào vào các bình chứa khí nén. - Van khí nén và lò xo hồi vị để đóng mở khí nén từ bình chứa đến xi lanh lực. - Pittông và xi lanh lực và cần đẩy dùng để trợ lực đẩy pitttông thuỷ lực, đầu cần đẩy có đế để đóng kín lỗ thông trên pittông thuỷ lực khi phanh. - Van pittông để điều khiển đóng mở lỗ thông trên màng cao su và mở van khí nén. - Pittông và xi lanh thuỷ lực có tác dụng nén dầu phanh đến các bầu phanh bánh xe. Mµng cao su Xi lanh chÝnh Van pitt«ng Lß xo èng khÝ Van khÝ èng dÇu nÐn nÐn phanh Pitt«ng lùc Xi lanh CÇn ®Èy Pitt«ng Xi lanh lùc thuû lùc thuû lùc Hình 7-3. Sơ đồ cấu tạo Bộ trợ lực bằng khí nén - thủy lực 2.3.2. Nguyên tắc hoạt động Khi người lái đạp phanh thông qua ty đẩy và pittông trong xi lanh chính, đẩy dầu phanh làm tăng áp suất dầu trong hệ thống phanh đẩy van pittông và màng cao su qua phải, nén lò xo đóng kín lỗ thông với không khí của màng cao su, sau đó mở van khí nén cho khí nén từ bình chứa đến xi lanh lực tạo ra áp lực lớn nén lò xo đẩy pittông lực sang phải, đóng kín lỗ thông dầu trên pittông thuỷ lực và đẩy pittông thuỷ lực chuyển động nén dầu phanh đến các bầu phanh bánh xe thực hiện quá trình phanh ôtô. - Quá trình làm tăng nhanh áp lực dầu phanh và phân phối đến các bầu phanh bánh xe nhờ áp suất khí nén thông qua pittông và xi lanh lực thực hiện, người lái chỉ 76 tác dụng lực nhẹ lên xi lanh chính để mở van khí nén nên lực đạp bàn đạp phanh rất nhẹ nhàng. Khi thôi phanh áp suất dầu phanh giảm, các lò xo hồi vị làm cho van khí nén đóng đường khí nén và mở thông lỗ trên màng cao su với khí trời, cho khí nén trong xi lanh lực thoát ra ngoài khí trời, pittông lực và cần đẩy rời khỏi pittông thuỷ lực, hệ thống phanh trở về trạng thái không phanh. 2.4. Bơm chân không 2.4.1. Cấu tạo (hình 7-4 ) - Bơm chân không kiểu rôto cánh gạt dùng để tạo độ chân không (P= 0,4 - 0,5 kg/cm2) thường được lắp sau máy phát điện hoặc phía đầu trục cam động cơ. Gồm có các chi tiết sau : - Bình chứa dầu lắp phía trên vỏ bơm - Vỏ bơm liền với xi lanh bơm, có lỗ hút thông đến bộ trợ lực chân không và có lỗ lắp van một chiều. - Rôto bơm có 4 - 6 rãnh để lắp các cánh gạt và được dẫn động nhờ trục rôto máy phát hoặc trục cam động cơ. R«to Van mét B¬m ch©n chiÒu kh«ng N¸p b¬m 2.4.1. Nguyên tắc hoạt động M¸y ph¸t ®iÖn C¸nh Vá b¬m vµ xi g¹t lanh (stato) Hình 7-4. Sơ đồ cấu tạo bơm chân không 2.4.2. Nguyên tắc hoạt động Khi động cơ hoạt động, thông qua trục rôto máy phát hoặc trục cam động cơ làm cho rôto bơm chân không quay, các cánh gạt văng ra theo lực ly tâm và quét lên thành xi lanh tạo độ chân không và hút không khí từ bộ trợ lực chân không ra bơm, đi qua van một chiều và thoát ra ngoài. - Bơm luôn đảm bảo độ chân không từ 0,4 – 0,5 kg/cm2 3. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của bộ trợ lực phanh 3.1. Hư hỏng bộ trợ lực phanh 3.1.1. Trợ lực phanh hoạt động có tiếng ồn 77 a) Hiện tượng: Khi phanh ôtô có tiếng ồn khác thường ở bộ trợ lực, tốc độ càng lớn tiếng ồn càng tăng. b) Nguyên nhân - Bộ trợ lực mòn nhiều pitông và xi lanh lực hoặc thiếu dầu bôi trơn. - Bơm chân không nứt, gãy cánh gạt (gây ồn khi tốc độ lớn) 3.1.2. Lực tác dụng lên bàn đạp phanh nặng a) Hiện tượng Khi đạp bàn đạp phanh cảm thấy nặng hơn bình thường và tác dụng phanh giảm b) Nguyên nhân - Bộ trợ lực phanh mòn hỏng các chi tiết (pittông, các van mòn nhiều). - Các đường ống dẫn, màng cao su và xi lanh lực nứt hở - Máy nén khí hoặc bơm chân không hỏng... 3.2. Kiểm tra chung bộ trợ lực phanh 3.2.1. Kiểm tra bên ngoài bộ trợ lực phanh - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài các chi tiết của trợ lực phanh và các vị trí lắp ráp. 2. Kiểm tra khi vận hành - Khi vận hành ôtô kiểm tra lực tác dụng lên bàn đạp phanh và nghe tiếng ồn khác thường ở bộ trợ lực phanh, nếu có tiếng ồn và lực đạp phanh nặng cần phaỉ kiểm tra bộ trợ lực phanh và sửa chữa kịp thời. 4. Bảo dưỡng trợ lực phanh 4.1. Quy trình tháo bộ trợ lực phanh trên ôtô 4.1.1.Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp - Kích nâng, giá kê chèn lốp xe. 4.1.2. Làm sạch bên ngoài cụm trợ lực phanh - Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ôtô. - Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài bộ trợ lực 4.1.3. Tháo bộ trợ lực - Xả dầu phanh và khí nén - Tháo các đường ống dầu và ống dẫn khí nén - Tháo đai ốc hãm bộ trợ lực - Tháo bộ trợ lực ra khỏi xe 78 4.1.4. Tháo bơm chân không - Tháo các đường ống dẫn khí - Tháo các đai ốc hãm bơm - Tháo tháo bơm ra khỏi ôtô 4.1.5. Làm sạch và kiểm tra các bộ phận - Làm sạch các bộ phận - Kiểm tra các bộ phận 4.2. Quy trình lắp - Ngược lại quy trình tháo sau khi thay thế các chi tiết hư hỏng Các chú ý - Kê kích và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe. - Tra mỡ bôi trơn các chi tiết : cần điều khiển, xi lanh, pittông lực.... Vá Lß Th©n CÇn ®iÒu §Öm cao sau xo van khiÓn su Ty Van ®Èy kh«ng khÝ Mµng cao Vá su tr•íc Hình 7-5. Cấu tạo bộ trợ lực chân không 4.3. Tháo rời bộ trợ lực phanh 4.3.1. Quy trình tháo (hình 7-6) - Vạch dấu giữa hai nửa vỏ bộ trợ lực - Ép nữa vỏ sau và tháo nửa vỏ trước - Tháo thân van và màng cao su - Tháo cần điều khiển và van không khí - Tháo đệm cao su 4.3.2. Quy trình lắp - Ngược lại quy trình tháo sau khi thay thế các chi tiết hư hỏng 4.3.3. Các chú ý - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng ( các đệm, màng cao su và các van..) - Lắp đúng vị trí dấu hai nửa của vỏ bộ trợ lực. 79 Gia Ðp bé trî Thanh gç Th©n CÇn ®iÒu lùc van khiÓn Mµng cao su V¹ch dÊu a) b) c) Vá §Öm cao tr•íc su Chèt h·m Trôc l¾p ®Öm cao su d) e) f) H×nh 7-6. Th¸o rêi bé trî lùc ch©n kh«ng a) V¹ch dÊu hai n÷a vá; b) Ðp nöa vá sau vµ th¸o nöa tr•íc; c) Th¸o th©n van4.4 vµ. Tháo mµng lắpcao bơm su chân không (hình 7-7) d) Th¸o chèt h·m cÇn ®iÒu khiÓn; e) Th¸o ®Öm 4.4.1. Quy trình tháo cao su; f) L¾p ®Öm cao su Van mét chiÒu - Làm sạch bơm - Tháo van một chiều Th©n van - Tháo các bulông hãm bơm N¾p b¬m R«to - Tháo các cánh gạt và rôto - Làm sạch và kiểm tra chi tiết 4.4.2. Quy trình lắp - Ngược lại quy trình tháo sau khi thay thế các chi tiết hư hỏng C¸nh §Öm cao su g¹t 4.4.3. Các chú ý - Thay thế các chi tiết theo định H×nh 7-7. CÊu t¹o b¬m ch©n kỳ bảo dưỡng (các đệm cao su và van) kh«ng - Lắp đúng vị trí các chi tiết. 4.5. Bảo dưỡng bộ trợ lực phanh 4.5.1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc -Bộ dụng cụ tay tháo lắp bộ trợ lực phanh và các bộ vam, cảo chuyên dùng -Mỡ bôi trơn và dung dịch rửa 80 4.5.2. Tháo và làm sạch các chi tiết bộ trợ lực phanh - Tháo rời xi lanh lực và bơm chân không - Tháo rời xi lanh thuỷ lực và các van - Dùng dung dịch rửa, bơm hơi, giẻ sạch để làm sạch, khô bên ngoài các chi tiết 4.5.3. Kiểm tra bên chi tiết - Dùng kính phóng đại và mắt thường quan sát bên ngoài các chi tiết - Kiểm tra bên ngoài các chi tiết : pittông, xi lanh và các van... 4.5.4. Bôi trơn và lắp các bộ phận -Tra mỡ bôi trơn - Lắp các bộ phận. 4.5.5. Lắp bộ trợ lực lên ôtô và kiểm tra - Lắp bộ trợ lực lên ôtô - Kiểm tra hoạt động của bộ trợ lực 4.5.6. Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh công nghiệp - Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng 4.5.7. Các chú ý - Kiểm tra và quan sát kỹ các chi tiết bị nứt và chờn hỏng ren. - Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ (các van, lò xo và các đệm cao su) và bị hư hỏng. 5. Sửa chữa bộ trợ lực phanh 5.1. Bơm chân không 5.1.1. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng chính của bơm chân không : nứt và mòn xi lanh, rãnh và trục rôto, các cánh gạt và van. - Kiểm tra: Dùng thước cặp, đồng hồ so và căn lá đo độ mòn của xi lanh (không lớn hơn 0,07 mm, rãnh rôto và cánh gạt (không lớn hơn 0,028 mm), dùng pan me đo độ mòn của trục (không lớn hơn 0,03 mm) và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt bên ngoài thân bơm.. 5.1.2. Sửa chữa - Xi lanh bị mòn có thể hàn đắp và doa đánh bóng theo cốt sửa chữa, bị nứt phải thay mới. - Rôto mòn rãnh quá tiêu chuẩn có thể hàn đắp và phay lại kich thước, các cánh bơm mòn gảy và van một chiều hỏng phải thay đúng loại. 5.2. Bộ trợ lực phanh 81 5.2.1. Hư hỏng và kiểm tra - Xi lanh và pittông lực : mòn nứt, cong cần đẩy, gãy lò xo, mòn hỏng cupen. - Xi lanh và pittông thuỷ lực : mòn nứt, gãy lò xo và mòn cupen. - Các van : mòn hỏng và lò xo gãy yêú - Kiểm tra: Dùng pan me và đồng hồ so đo độ mòn của xi lanh và pittông và độ cong của cần đẩy và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt và độ mòn các van. 5.2.2. Sửa chữa - Xi lanh lực nứt, mòn nhẹ có thể hàn đắp và doa lại kich thước. - Pitông và thanh răng cong quá tiêu chuẩn có thể nắn lại, mòn răng, pitông và các cupen cần thay thế. 6. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa trợ lực phanh 6.1. Chuẩn bị 6.1.1. Dụng cụ - Thiết bị kiểm tra áp lực phanh. - Dụng cụ tháo lắp bộ trợ lực phanh - Khay đựng dụng cụ, chi tiết - Giá nâng cầu xe, kích nâng và gỗ chèn kê lốp xe. - Đồng hồ so, đồng hồ áp suất - Pan me, thước cặp, căn lá 6.1.2. Vật tư - Giẻ sạch - Giấy nhám - Nhiên liệu rửa, dầu mỡ bôi trơn - Má phanh, đinh tán, các van khí nén, lò xo và các joăng đệm.... - Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật sửa chữa bộ trợ lực phanh. - Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió. 6.2. Tổ chức hoạt động thực hành. - Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát - Chia nhóm học sinh 6.3. Cách thức kiểm tra đánh giá 6.3.1. Kiến thức - Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của trợ lực phanh - Quy trình bảo dưỡng. Sửa chữa trợ lực phanh 82 - Thời điểm kiểm tra: Tiến hành kiểm tra vào đầu giờ của bài dạy tiếp theo. - Cơ sở đánh giá: Giáo viên có thể đánh giá kết quả của học viên dưới hình thức kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm. 6.3.2. Kỹ năng - Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và căn chỉnh trợ lực phanh - Thời điểm kiểm tra: Tiến hành kiểm tra trong quá trình thực tập tại xưởng trường - Cơ sở đánh giá: Giáo viên qua sát quá trình học viên thực hiện bài tập, sau đó đối chiếu với các tiêu chí đã được đặt ra trong bảng tiêu chuẩn để đánh giá kết quả của học viên. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ trợ lực bằng chân không ? 2. Vẽ đúng sơ đồ cấu tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của bộ trợ lực khí nén – thuỷ lực? 83
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_phanh.pdf