Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ

* Mục tiêu :

- Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung, lực tác dụng lên thân máy, nắp máy và

cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

- Tháo lắp bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền đúng quy trình, quy

phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật

- Nhận dạng đúng các chi tiết của bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh

truyền

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

* Nội dung:

1. Nhiệm vụ, phân loại.

Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền ,dùng để biến chuyển động tịnh tiến của pít tông

thành chuyển động quay của trục khuỷu khi động cơ làm việc .

1.1. Bộ phận cố định.

1.1.1. Thân máy :

a. Nhiệm vụ : Thân máy là nơi để lắp đặt các cụm chi tiết của các cơ cấu và hệ thống

của động cơ. Bên trong thân máy chứa xylanh, píttông, thanh truyền, trục khuỷu và

các cụm chi tiết khác.

b. Phân loại.

Căn cứ vào cách bố trí xylanh thân máy được chia ra làm 2 loại :

- Thân đúc liền

- Thân đúc rời.

Loại đúc liền: Được chế tạo hợp chung cho các xylanh, dùng cho động cơ cỡ nhỏ

và trung bình.

Loại đúc rời : các xylanh đúc riêng, theo từng khối rời được ghép lại với nhau

dùng cho các động cơ cỡ lớn.

1.1.2. Nắp máy:

a. Nhiệm vụ: Làm kín xy lanh cùng với xylanh, đỉnh pít tông tạo thành buồng đốt.

Trên nắp máy cũng có các đường hút và đường xả, người ta dùng các xu páp để

đóng mở các đường này thông với xylanh, ngoài ra trên nắp máy còn có lắp vòi phun

(động cơ diesel và động cơ phun xăng điện tử ) hoặc các buji (các loại động cơ

xăng).

b. Phân loại:

- Dựa vào cách bố trí xu páp người ta chia nắp máy thành hai loại :5

+ Nắp máy dùng cho động cơ xupáp đặt: Loại này thường sử dụng cho

động cơ xăng.

+ Nắp máy dùng cho động cơ xupáp treo: Loại này thường sử dụng cho

động cơ xăng và động cơ diesel

- Dựa vào kết cấu của từng loại động cơ người ta chia nắp máy thành hai loại :

+ Nắp máy liền

+ Nắp máy rời

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 78 trang xuanhieu 5780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và bộ phận cố định động cơ
 độ cong của trục khủyu. 
 + Kiểm tra độ cong của trục khuỷu 
 68 
 Hình 7-2: Kiểm tra độ cong của trục khuỷu 
 + Kiểm tra độ xoắn: đặt trục khuỷu lên giá, cho cổ trục thanh truyền nằm theo 
vị trí nằm ngang, sau đó dùng thước cặp đo chiều cao các cổ trục thanh truyền có 
cùng một đường tâm đến mặt bàn máy, độ chênh lệch của các chiều cáo đó là mức 
độ xoắn của cổ trục đó. 
 Phương pháp kiểm tra: 
 + Đặt hai khối chữ V lên một mặt phẳng. 
 + Đặt trục khuỷu lên hai khối chữ V. 
 + Đặt so kế lên mặt phẳng và quay trục khuỷu sao cho khuỷu trục thứ nhất ở vị 
trí cao nhất (dùng so kế để xác định). 
 + Dán bảng chia độ vào bề mặt bánh đà sao cho điểm 0o trùng với một điểm cố 
định nào đó mà chúng ta vừa ý. 
 + Xoay trục khuỷu sao cho khuỷu trục làm việc kế tiếp ở ĐCT. Ví dụ:Trục
khuỷu động cơ bốn xilanh, bốn kỳ, thứ tự công tác1-3-4-2. Thì chúng ta xoay cho 
khuỷu thứ 3 ở ĐCT. 
 + Ghi chú góc độ trên dịch chuyển, trên bảng chia độ. 
 + Lần lượt xoay trục khuỷu và ghi chú các góc độ xoay của các khuỷu còn lại. 
 + So sánh các góc độ trên với góc lệch công tác của các khuỷu, chúng ta được độ 
xoắn của trục khuỷu. Nếu trục bị xoắn thì thay mới. 
 c. Kiểm tra bán kính quay của trục khuỷu: 
 Xem hình 10-10, trong hình vẽ ta có một nửa khoảng cách giữa vị trí cao nhất 
và thấp nhất của cổ trục thanh truyền là bán kính quay của trục khuỷu, sai lệch cho 
phép của nó là 0,15mm. 
 d. Kiểm tra vết nứt của trục khuỷu: 
 Trục khuỷu dễ bị nứt ở góc lượn của vai trục và ở mép lỗ dầu. Khi kiểm tra 
vết nứt đầu tiên phải lau thật sạch sau đó dùng kính phóng đại từ 20-25 lần hoặc máy 
thăm do cảm ứng từ để kểm tra. Cũng có thể kiểm tra bằng phương pháp thấm dầu. 
Trường hợp trên cổ trục thanh truyền có vết nứt theo chiều dọc tương đối nhẹ, nếu 
sau khi mài rà mà vết nứt không còn nữa thì có thể tiếp tục sử dụng. Khi có vết nứt 
theo chiều ngang thì cần phải sửa chữa khi cần thiết phải thay mới. 
 69 
 e. Kiểm tra khe hở dầu: 
 Hình 7-3: Kiểm tra khe hở dầu của trục khuỷu 
 Là khe hở giữa các cổ trục và các ổ đỡ của trục khuỷu. Phương pháp kiểm tra 
giống như phương pháp kiểm tra khe hở dầu của thanh truyền, trị số khe hở dầu được 
xác định bằng biểu thức. 
 = 0,007 d (mm ). 
 ở đây d là đường kính cổ trục tính bằng mm. 
 Dùng phương pháp kẹp chì để kiểm tra 
 Chú ý: Khi kiểm tra phải xiết ốc đúng mô men quy định 
 Không được quay trục khuỷu trong quá trình kiểm tra 
 f. Kiểm tra khe hở dọc: 
 Khe hở dọc là khe hở mà trục khuỷu có thể dịch chuyển được theo đường tâm 
của nó. Khe hở này rất bé, tối đa 0,30mm, vừa đủ cho trục khuỷu chuyển động. Nếu 
khe hở dọc lớn, trong quá trình làm việc trục khuỷu dễ bị xê dịch sang hết một bên, 
làm cho thanh truyền bị đùa theo, lúc này trục piston không nằm ngay giữa đầu nhỏ 
thanh truyền, nên bị lệch làm tăng ma sát, đồng thời điều kiện bôi trơn sẽ khó hơn. 
Hiện tượng xảy ra khi trị số khe hở dọc lớn, là khi chúng ta đạp li hợp ( embrayrd) để 
sang số khi xe dừng tại chỗ, thì động cơ hay bị tắt máy. 
 Khe hở dọc của trục khuỷu được hạn chế bởi một bợ trục giữa, đặc điểm của 
bợ trục này là trên hai miéng bạc lót có vai chận, nếu chế tạo rời với bạc lót, trường 
hợp chết tạo liền thì phải thay hai nửa miếng bạc lót. 
 Phương pháp kiểm tra: 
 70 
 Hình 7-4: Kiểm tra khe hở dọc của trục khuỷu 
 + Đặt trục khuỷu vào thân máy 
 + Siết chặt các bợ trục chính. 
 + Dùng cây xeo trục khuỷu về phía đầu của nó. 
 + Xác định trị số khe hở dọc, bằng một trong phương pháp sau. 
 - Đặt so kế tì vào bánh đà, xeotrục khuỷ dịch chuyển ngược trở lại, độ dịch 
chuyển trên kim so kế, chung ta xác định trị số khe hở đầu. 
 - Dùng cỡ lá đo khe hở giữa vai của bạc lót và trục khuỷu 
 2.2. Kiểm tra bạc lót. 
 Nhận định tình trạng bạc lót: 
 Hình 7-5 : Các loại bạc lót 
 + Nếu bạc lót tiếp xúc đều, láng và bề dày của hợp kim đỡ sát còn nhiều thì bạc 
lót còn tốt. 
 + Bạc lót bị bể những mảnh lớn là do động cơ quá tải hoặc bị kích nổ. 
 + Bạc lót trầy xước là do lắp ráp không sạch sẽ hoặc lọc quá cũ và nhớt quá dơ. 
 + Bạc bị rỗ lấm tấm là do nhớt có lẫn lộn axit. 
 + Bạc lót mòn không đều do cổ trục ô van. 
 71 
 + Nếu trên cùng một miếng bạc lót, một đầu mòn, một đầu không mòn thì do cổ 
trục bị côn. 
 + Nếu trên cùng một cặp bạc lót, mà hai nửa miếng bạc lót mòn khác nhau thì 
thanh truyền bị đâm. 
 Hình 7-6. Bạc lót 
 72 
 Bài 7: Bảo dưỡng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền Thời gian: 08 giờ 
 * Mục tiêu: 
 - Trình bày được mục đích, nội dung của công tác bảo dưỡng bộ phận cố định và cơ 
cấu trục khuỷu thanh truyền 
 - Bảo dưỡng bộ phận cố định và cơ cấu trục khuỷu thanh truyền đúng quy trình, quy 
phạm, đúng yêu cầu kỹ thuật 
 - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô 
 - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 
 * Nội dung: 
 1. MỤC ĐÍCH. 
 Tình trạng kỹ thuật các chi tiết của động cơ và ô tô luôn luôn thay đổi suốt trong 
thời gian sử dụng, từ đó gây ảnh hưởng tới chất lượng họat động của chúng. 
 Sự kết muội than trong buồng đốt động cơ và sự kết keo trong các rãnh xéc măng 
trên pít tông gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng, quá trình cháy cũng như chất lượng 
chu trình. Việc mài mòn các bề mặt ma sát và sự nơi lỏng các chi tiết bắt chặt , làm 
tăng khe hở lắp ghép giữa các chi tiết gây sai lệch các thông số diều chỉnh. Hư hỏng 
các chi tiết bao kín làm chảy dầu, rò nước và nhiên liệu. Bụi bẩn bám trên các bề mặt 
ma sát làm mòn nhanh các chi tiết ma sát. 
 Những thay đổi đó làm cho máy nóng gây tiếng gõ khác thường sinh nhiều bệnh, 
tật khác. Kết quả làm giảm công suất, tốn nhiên liệu và giảm mức độ tin cây an toàn 
trong hoạt động của động cơ ô tô. 
 Bảo dưỡng kỹ thuật là nhằm phục hồi lại và duy trì điều kiện hoạt độngbình
thường của các chi tiết, các cơ cấu và hệ thống của động cơ và ô tô, đảm bảo cho 
chúng luôn luôn có công suất lớn, hiệu suất cao, tránh những hư hỏng vặt suốt quá 
trình sử dụng và kéo dài tuổi thọ máy. 
 Bảo dưỡng kỹ thuật bao gồm các thao tác nhằm chẩn đoán tình trạng kỹ thuật 
kiểm tra điều chỉnh các cơ cấu và hệ thống của động cơ ô tô, các thao tác dọn, rửa 
sạch, bôi trơn, xiết chặt,tạo nên hệ thống bảo dưỡng dự phòng có kế hoạch. Tính 
chất dự phòng thể hiện trong những thao tác nhằm phòng ngừa hư hỏng thất thường, 
làm tăng độ tin cậy và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Tính kế hoạch thể hiện qua kế 
hoạch được dự định trước, sau khi động cơ ô tô đã chạy được một số km hoặc một số 
giờ quy định. 
 2. NỘI DUNG BẢO DƯỠNG. 
 2.1. Bảo dưỡng thường xuyên (bảo dưỡng hàng ngày): 
 Thường làm vào đầu hoặc cuối một ca chạy máy hoặc chuyến vận tải đường dài 
nhằm đảm bảo an toàn và làm tăng độ tin cậy khi động cơ của ô tô hoạt dộng, duy trì 
vẻ ngoài sạch sẽ kiểm tra nhiên liệu, dầu mỡ,nước cho động cơ và ô tô. 
 Nội dung bảo dưỡng thường xuyên gồm: 
 - Lau rửa sạch sẽ bụi bám, bẩn trên mặt máy, thân xe. 
 - Kiểm tra đường nhiên liệu, dầu mỡ, nước nếu có rò rỉ phải xử lý khắc phục. 
 73 
 - Kiểm tra mức dầu, nước, nhiên liệu và bổ sung tới mức quy định. 
 - Bảo đảm các loại đồng hồ, các đèn chiếu sáng hoạt động tốt khi máy hoạt động. 
Kiểm tra còi, phanh, tay lái, các bu lông bắt chặt, cơ cấu phanh, bánh trước, bánh 
sau, áp suất bánh xe, làm sạch bánh xe, loại bỏ các vật cứng cài ở kẽ hoa lốp. 
 2.2. Nội dung bảo dưỡng định kỳ: 
 Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được 
thực hiện sau một chu kỳ hoạt động của ôtô được xác định bằng quãng đường xe 
chạy hoặc thời gian động cơ hoạt động. Công việc kiểm tra sử dụng các thiết bị 
chuyên dùng. 
 Phải kết hợp với việc sửa chữa nhỏ và thay thế một số chi tiết phụ như xéc măng, 
xoáy lại xupáp, điều chỉnh khe hở nhiệt, thay bạc lót, thay má phanh, đĩa ma sát ly 
hợp... 
 Tuy nhiên, công việc chính vẫn là kiểm tra, phát hiện ngăn chặn hư hỏng. 
 2.2.1. Chu kỳ bảo dưỡng: 
 1. Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai 
thác của ôtô, tùy theo định ngạch nào đến trước. 
 2. Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện như sau: 
 a. Đối với những ôtô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì 
chu kỳ bảo dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo. 
 b. Đối với những ôtô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo 
dưỡng định kỳ phải tính theo quãng đường ôtô chạy hoặc theo thời gian khai thác 
của ôtô được quy định trong bảng. 
 3. Đối với ôtô hoạt động ở điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, công trường, 
hải đảo...) cần sử dụng hệ số 0,8 cho chu kỳ quy định tại khoản 2 Điều này. 
 4. Đối với ôtô chuyên dùng và ôtô tải chuyên dùng (ôtô cần cẩu, ôtô chở xăng 
dầu, ôtô đông lạnh, ôtô chữa cháy, ôtô thang, ôtô cứu hộ...), căn cứ vào đặc tính sử 
dụng và hướng dẫn của nhà chế tạo để xác định chu kỳ và nội dung công việc bảo 
 74 
dưỡng định kỳ cho những hệ thống, thiết bị chuyên dùng ngoài những bộ phận của 
thông thường của ô tô nói chung. 
 5. Đối với ôtô mới hoặc ôtô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡng trong thời 
kỳ chạy rà nhằm nâng cao chất lượng các bề mặt ma sát của cặp chi tiết tiếp xúc, 
giảm khả năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, để nâng cao tuổi thọ tổng thành, 
hệ thống của ôtô. 
 a. Đối với ôtô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo
dưỡng của nhà sản xuất. 
 b. Đối với ôtô sau sửa chữa lớn, thời kỳ chạy rà được quy định là 1500km đầu 
tiên, trong đó phải tiến hành bảo dưỡng ở giai đoạn 500km và 1500km. 
 6. Khi ôtô đến chu kỳ quy định bảo dưỡng định kỳ, phải tiến hành bảo dưỡng. 
Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định. 
 Đối với động cơ, nội dung các bảo dưỡng định kỳ như sau: 
 2.2.2. Bảo dưỡng1: 
 Được thực hiện sau 60 giờ hoạt động của động cơ, nội dung gồm các thao tác bảo 
dưỡng hàng ngày và thêm: 
 + Lau rửa sạch mặt ngoài máy. 
 Kiểm tra nếu cần thì chỉnh độ căng dây đai quạt gió và máy phát (ấn một lực 
vào dây đai khoảng 10kg độ võng của nó cho phép đối với máy phát từ 11 – 12mm, 
máy nén khí + điều hòa, trợ lực là 4 – 5mm). 
 + Bảo dưỡng bầu lọc không khí: rửa lưới lọc,lõi lọc. 
 + Rửa bình lọc tinh dầu bôi trơn. 
 +Tháo xả cặn bẩn trong các bình lọc thô và lọc tinh nhiên liệu. 
 Bảo dưỡng thiết bị điện, kiểm tra các lỗ thông hơi ở nắp bình ắc quy, mức 
dun g dịch trong bình ắc quy, lau sạch mặt ngoài của bình, cạo sạch mặt tiếp xúc 
giữa cực và đầu dây nối, bổ sung nước cất vào bình. 
 Cuối ca máy đầu tiên bảo dưỡng 1 cần kiểm tra thời gian quay tiếp của bình 
lọc ly tâm sau khi tắt máy(nếu xe có bình lọc ly tâm). 
 2.2.3. Bảo dưỡng 2: 
 Được thực hiện sau 240 giờ hoạt động của động cơ, gồm những thao tác của bảo 
dưỡng 1 và thêm: 
 Nạp lại bình ắc quy hoặc thay bình đã nạp sẵn, kiểm tra nếu cần thì cạo sạch 
mặt tiếp xúc của nút khởi động điện. 
 Kiểm tra các bu lông xiết chặt động cơ với giá đỡ máy. 
 Rửa hệ thống bôi trơn, thay dầu trong cát te. 
 2.2.3. Bảo dưỡng 3: 
 Được thực hiện sau 960 giờ hoạt động của động cơ. Bảo dưỡng 3 nhằm chuẩn 
đoán tổng hợp tình trạng kỹ thuật của động cơ để quyết định cho động cơ hoạt động 
tiếp hay cần phải sửa chữa một vài bộ phận. Bảo dưỡng 3 gồm phần lớn nội dung 
bảo dưỡng 2 và thêm: 
 75 
 - Cọ rửa thân bầu lọc,bình chứa nhiên liệu, lưới thông gió cát te. 
 - Thông rửa đường ống nhiên liệu và ống nạp.Thay lõi lọc tinh nhiên liệu 
 - Thay dầu bôi trơn trong cát te. Nếu cần cọ rửa hệ thống làm mát động cơ. 
 - Khi kết thúc bảo dưỡng 3 cần kiểm tra các chi tiết xiết chặt bên ngoài, xác 
 định công suất và mức tiêu thụ nhiên liệu của động cơ, thực hiện điều chỉnh để đạt 
 các giá trị quy định của động cơ. 
 Các cấp bảo dưỡng ô tô xe máy được thực hiện sau khi xe đã chạy được số 
 km quy định, dựa vào chủng loại xe và điều kiện sử dụng xe. Các hãng sản xuất 
 đều quy định các hạng mục và lịch trình bảo dưỡng xe của mình trong bản hướng 
 dẫn sử dụng kèm theo xe. Kiểm tra các bu lông xiết chặt động cơ với giá đỡ máy. 
 3. BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ. 
 * Đối với động cơ nói chung: 
 1. Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan. 
 2. Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. 
Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm 
nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn. 
 3. Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh. 
 4. Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly 
hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác. 
 5. Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và 
bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte. 
 6. Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel. 
 7. Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, 
vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước. 
 8. Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, 
sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van hằng nhiệt, cửa chắn song két 
nước. 
 9. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supáp; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, 
 bơm nước, bơm hơi. 
 10. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động... 
 11. Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, 
 nhóm pittông và xi lanh. 
 12. Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khủyu nếu cần. 
 13. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; Kiểm tra các đường ống dẫn; thùng 
chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống; 
kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung 
cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên liệu... 
 76 
 Động cơ xăng: 
 a. Kiểm tra bơm xăng, bộ chế hòa khí. Tháo, súc rửa và điều chỉnh nếu cần. 
 b. Điều chỉnh chế độ chạy không tải của động cơ. 
 c. Đối với động cơ xăng sử dụng hệ thống cấp nhiên liệu kiểu phun cần kiểm tra 
sự làm việc của toàn hệ thống. 
 Động cơ Diesel: 
 a. Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường 
ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga. 
 b. Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để 
hiệu chỉnh. 
 c. Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều 
tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp. 
 d. Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy 
không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường. 
 77 
 XÁC NHẬN KHOA 
 Bài giảng môn học/mô đun “” đã bám sát các nội dung trong chương 
trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực 
tự chủ trong chương trình môn học, mô đun. 
Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho môn học, mô đun...... thay thế cho giáo trình. 
 Người biên soạn Lãnh đạo Khoa 
 ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) 
 78 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_co_cau_truc_khuyu_th.pdf