Giáo trình Kỹ năng tìm việc

Thông thường, một người trưởng thành được hiểu là người đó sở hữu một công

việc cụ thể, để có thể độc lập tồn tại, mà không phụ thuộc vào người khác. Điều này,

đôi khi không phải vì có việc thì chúng ta mới có đủ khả năng để trang trải cho các chi

phí trong cuộc sống hàng ngày, mà có một công việc khiến con người trở nên có giá trị

và phát triển. Tìm việc – có những lúc căng thẳng, mệt mỏi đối với một số người, vì hầu

hết đều mong đợi có được một công việc tốt, phù hợp.

Tìm việc là một trong những kỹ năng thuộc về nhiệm vụ Quản lý nghề nghiệp

của mỗi người. Nội dung bài giảng này chủ yếu dành cho đối tượng sinh viên - có thể

bạn đang thiếu kinh nghiệm trong vấn đề này. Tuy nhiên, thậm chí đối với những người

đã tích lũy nhiều thời gian, kinh nghiệm làm việc, cũng cần biết đến kỹ năng này, ở mức

độ cao hơn, gọi là Quản lý nghề nghiệp. Khi đó, họ phải hình dung được công việc mình

mong đợi là gì. Nói cách khác, bạn phải có kế hoạch tìm việc.

Theo Rebecca Tee, tác giả cuốn sách Cẩm nang Quản lý nghề nghiệp, bạn phải

phác họa được nghề nghiệp của mình qua các lĩnh vực chính sau đây:

Bảng 1.1: Phác họa nghề nghiệp

Những lĩnh vực chính Những yếu tố cần xem xét

Tự phân tích, đánh giá bản thân

Nghiên cứu bản thân bằng cách đánh giá

những kinh nghiệm trong quá khứ

Sự trung thực trong tự đánh giá về nghề

nghiệp, bạn sẽ biết được điểm mạnh và

yếu của mình.

Việc phân tích sẽ giúp bạn quyết định

lĩnh vực phù hợp nhất với bản thân.

Đánh giá thị trường

Tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động

Nghiên cứu thị trường lao động kỹ

lưỡng sẽ giúp bạn nắm bắt được cơ hội

thích hợp trong lĩnh vực của mình.

Thành thật xem xét những đóng góp của

bạn cho môi trường công việc.

Giáo trình Kỹ năng tìm việc trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ năng tìm việc trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ năng tìm việc trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ năng tìm việc trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ năng tìm việc trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ năng tìm việc trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ năng tìm việc trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ năng tìm việc trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ năng tìm việc trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ năng tìm việc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 150 trang duykhanh 8400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng tìm việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng tìm việc

Giáo trình Kỹ năng tìm việc
ế đã chứng minh rằng networking là 
cách hiệu quả nhất để có được một công việc mới hoặc một vị trí mới. 
 Hãy dành thời gian để xây dựng và bồi đắp những mối quan hệ của mình trong 
suốt sự nghiệp. Điều này sẽ mang đế cho bạn nhiều cơ hội khi cần thay đổi công việc. 
4. LINH HOẠT TRƯỚC SỰ THAY ĐỔI 
 Khả năng dễ thích ứng sẽ giúp bạn không bị đánh gục trước thay đổi. Theo 
Miller: “Bạn sẽ phải tiếp nhận những kỹ năng mới mà bạn cần. Bạn cần phải cảm 
thấy thoải mái trước sự thay đổi và sẵn sàng chủ động phát triển những kỹ năng mới.” 
Sự linh hoạt sẽ giúp bạn có những cơ hội để phát triển, theo Bonnie Hagemann, CEO 
của Executive Development Associates, một công ty tư vấn phát triển nhân lực. Bà 
 137 
cho biết: “Những cơ hội phát triển tốt nhất có thể nằm ở một vị trí khác hoặc một dự 
án khác. Đôi khi, việc học một kỹ năng mới là một bước lùi để tiến lên lần nữa. Hãy 
nhìn nhận sự nghiệp như một hình mắt lưới chứ không phải hình bậc thang.” 
5. KHÓ NẢN LÒNG 
 Theo Charlotte Westerhaus-Renfrow, Phó Giáo sư về Quản lý và Luật kinh 
doanh tại Indiana University Kelley School of Business, trong đời sống cá nhân, khó 
nản lòng thường gắn với việc vượt qua những vấn đề và trở ngại. Tuy nhiên, trong 
công việc, sự khó nản lòng lại có thể giúp bạn chuyển những trở ngại thành giải pháp 
và cơ hội. Bà cho biết: “Những nhân viên có khả năng này là vô giá vì họ là những 
người thúc đẩy văn hóa đổi mới trong doanh nghiệp. Nếu không có những người này, 
các công ty sẽ khó lòng thay đổi, vì vậy sẽ khó lòng thành công.” 
 Một trong những cách tốt nhất để tăng cường khả năng khó nản lòng là tránh 
để những thứ tiêu cực lấn át những sự tích cực trong mọi trường hợp. Bà Westerhaus-
Renfrow cũng cho biết: “Hãy bao quanh bạn bằng những người có tính khó nản lòng 
và tìm đến họ để nhờ giúp đỡ, hướng dẫn. Những người có tính khó nản lòng thường 
sẽ không ngại truyền cảm hứng và giúp cho người khác xây dựng đức tính này.” 
 Tính khó nản lòng là đặc điểm tính cách quan trọng nhất cho tất cả mọi người, 
trong mọi ngành nghề, bà Lasater nói. Cũng theo bà, “Những điều bất lợi, trục trặc 
trong công việc và vấn đề cá nhân sẽ lấn át và dễ làm bạn phân tâm, nhưng những 
người không gục ngã trước khó khăn chính là những người làm được điều kỳ diệu. 
Không có đường tắt trong việc này, nếu bạn thực sự muốn điều gì, bạn phải cố gắng 
để vươn đến nó.” 
 138 
 Bài tham khảo số 6: 
 8 BƯỚC ĐỂ TÌM CƠ HỘI THỰC TẬP 
 Huyền Chip 
 Có khá nhiều bạn hỏi mình là muốn đi thực tập nhưng không biết bắt đầu từ 
đâu. Mình xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình. Hôm nay mình hơi vội nên viết 
bài hơi cụt ngủn mọi người thông cảm nha. Hôm nào rảnh rỗi mình sẽ viết bài chi tiết 
hơn. 
 1. Xây dựng thương hiệu cá nhân 
Việc đầu tiên là phải viết một resume tốt. Rất nhiều nhà tuyển dụng sau khi nhận 
được hồ sơ của bạn sẽ google tên bạn nên hãy cố gắng chỉn chu hồ sơ online của bạn 
trên LinkedIn, Facebook, website cá nhân. Đừng quên có một địa chỉ email lịch sự. 
Mình mà nhận được email từ hotboykiemto chắc cho nghỉ luôn. 
 2. Xác định loại công việc bạn quan tâm 
 Thực tập không chỉ cho bạn kinh nghiệm cọ sát mà còn giúp bạn định hình 
công việc đó có phải là công việc mình mong muốn hay không. Mình hay lựa chọn 
công việc thực tập dựa trên những kỹ năng mình muốn học thời gian đó. Ví dụ, hồi 
cấp ba mình muốn tìm hiểu về công việc viết lách nên tìm các báo, trang tin, công ty 
sách. Lớn lên một chút mình muốn tìm hiểu về ngành quảng cáo nên tìm những công 
ty làm marketing, quảng cáo, nghiên cứu thị trường. Năm đầu đại học mình muốn 
biết môi trường nghiên cứu học thuật thế nào nên tìm giáo sư xin làm nghiên cứu 
cùng. Sau đó thì mình muốn tìm hiểu về môi trường khởi nghiệp nên tìm các startup 
để làm cùng. 
 3. Lên danh sách những công ty bạn muốn làm việc cùng 
 Sau khi xác định được loại công việc mình quan tâm, mình lên danh sách 
những công ty có thể cho mình cơ hội làm loại công việc đó. Mình thường lên danh 
sách khoảng 100 - 200 công ty, ghi chú điểm gì mình thích ở công ty, điểm gì mình 
không thích. Tìm kiếm bước đầu tiên là qua Google. Mình cũng xem các cuộc thi 
khởi nghiệp, các giải thưởng doanh nghiệp, danh sách các báo chí lập như top 10 
công ty này nọ lọ chai. Mình vào trang web của các quỹ đầu tư để xem họ đầu tư vào 
những công ty nào. Mình tìm hiểu về những người mình khâm phục để xem họ 
 139 
đã/đang làm việc ở đâu. Dĩ nhiên, bạn nên nói chuyện với càng nhiều người càng tốt 
về dự định của bạn, biết đâu họ có gợi ý gì đó. 
 4. Tìm hiểu về các vị trí đang tuyển của công ty đó 
 Bước này mang tính chất tham khảo là chính. Các công ty thường có trang 
Careers liệt kê danh sách những vị trí họ đang tuyển, yêu cầu cho những vị trí đó, 
cũng như quy trình tuyển dụng của công ty. Nếu công ty đang tuyển đúng vị trí bạn 
mong muốn thì tốt quá. Mình sẽ tìm hiểu yêu cầu của họ để xem mình còn thiếu 
những gì để mà học hỏi. Nhưng kể cả nếu họ không tuyển thì mình không thấy chạnh 
lòng -- phần lớn các công ty nếu gặp được đúng người thì sẽ tìm được công việc phù 
hợp cho họ làm à. 
 5. Nói chuyện với những người đã và đang làm ở công ty đó 
 Sau khi lên danh sách những công ty đó rồi, mình tìm kiếm những người 
đã/đang làm việc ở đó để xin kinh nghiệm cũng như lời khuyên. Họ có thể là người 
bạn đã quen biết hoặc không biết à. Bạn có thể nhờ bạn bè giới thiệu, tìm qua Google 
hay qua LinkedIn. Thỉnh thoảng mình nhận được email kiểu: "Tao là [ai đó], quan 
tâm đến vị trí [nào đó] ở công ty xyz. Qua [ai đó/điều gì đó], tao biết mày đã từng 
làm ở xyz. Liệu mày có thể có chút thời gian chia sẻ với tao kinh nghiệm của mày về 
công ty được không." Nếu email lịch sự và mình có thời gian thì mình giúp à. Bạn có 
thể hỏi về môi trường làm việc, phong cách lãnh đạo của công ty, quy trình tuyển 
dụng, những vị trí cũng như mặt tốt/xấu của công ty. Cái này là hên xui nha nhưng 
biết đâu người đó có thể giới thiệu cho bạn nộp đơn. 
 6. Xả resume 
 Bước 4 và bước 5 hy vọng có thể giúp bạn rút ngắn những công ty bạn muốn 
nộp đơn vào cũng như hiểu hơn về những công ty này. Với danh sách đó, mình sẽ tìm 
thông tin liên lạc của người chịu trách nhiệm tuyển dụng của công ty đó và gửi thư 
chào hàng bản thân + tại sao bạn muốn làm cho công ty + resume. Công ty nào nhỏ 
không có bộ phận HR thì đôi khi mình liên hệ trực tiếp sếp công ty đó. Bạn đừng có 
kiểu copy/paste hàng loạt nha. Mỗi lần nộp đơn, bạn nên thay đổi thư + resume cho 
phù hợp với công ty đó. 
 140 
 7. Follow-up 
 Nếu công ty đó liên hệ lại với bạn thì tốt quá. Nhưng có rất nhiều lý do để bạn 
không nhận được câu trả lời: công ty có thể nhận được rất nhiều đơn, hoặc là đang 
không cần tuyển, hoặc là không quan tâm đến hồ sơ của bạn, hoặc là thư của bạn bị 
thành thư rác. Nếu sau 2 tuần bạn không được hồi âm, hãy follow up. Nếu follow up 
vẫn không được hồi âm, hãy nộp đơn lại từ đầu nhưng gửi vào email của người khác 
trong công ty. 
 8. Phỏng vấn 
 Sau khi bạn nhận được hồi âm từ công ty, rất có thể họ sẽ yêu cầu bạn phỏng 
vấn. Bạn nên hỏi người phỏng vấn dress code của họ là gì để có thể mặc quần áo cho 
hợp lý. Bạn nên hỏi người đi trước và đọc trên mạng kinh nghiệm chuẩn bị phỏng 
vấn như thế nào. Cái này viết ra thì dài dòng, nhưng kinh nghiệm của bản thân mình 
là hãy thật thà -- nếu bạn đang run mà nói dối về khả năng của mình thì người ta dễ 
nhận ra lắm. 
 Tạm thế đã mọi người nhá. Tâm thế của mình khi đi tìm cơ hội thực tập là 
mình biết mình còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, nên để bù đắp cho những cái đó thì mình 
phải dành nhiều công sức. Mình biết nhiều bạn nộp đơn cho vài công ty không nhận 
được hồi âm đã nản lòng bỏ cuộc. Ngay cả bọn bạn mình học trường xịn ra mà nhiều 
đứa nộp cả trăm công ty mới nhận được hồi đáp của 2, 3 công ty. Nhưng tụi nó cứ 
tiếp tục rèn luyện kỹ năng, xây dựng resume, và nộp đơn cho đến khi được nhận thì 
thôi. Và sau khi được một công ty nhận rồi thì cả trăm lời từ chối kia đâu có quan 
trọng nữa đâu. 
 Chúc mọi người may mắn! 
 141 
 Bài tham khảo số 7: 
 Bí quyết thực tập tại các công ty nước ngoài 
 Huyền Chip 
 Mình có dịp gặp bạn Trịnh Hoàng Triều, một bạn vừa tốt nghiệp đại học hiện 
đang là resident tại Google Brain, bộ não nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Google. 
Google Brain Residency là chương trình mơ ước của rất nhiều người muốn làm 
nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và có đầu vào vô cùng khắt khe. Năm ngoái, hơn 3000 
người nộp đơn mà chỉ có 30 người được nhận. Mình biết nhiều bạn bè mình học 
những trường đại học tên tuổi như Stanford, Harvard, MIT nộp đơn mà vẫn bị từ chối. 
 Khi gặp Triều, mình vừa ngạc nhiên và rất vui. Triều học đại học ở Việt Nam, 
chưa từng đi du học. Bạn là nhân chứng sống cho thấy các bạn sinh viên Việt Nam 
hoàn toàn có thể cạnh tranh với sinh viên quốc tế để làm việc tại các công ty lớn, ở 
thung lũng Silicon hay ở bất cứ đâu. Mình có hỏi Triều bí quyết của bạn ấy, và được 
bạn chia sẻ như sau. 
 1. Chủ động học hỏi về những cái bạn đam mê 
 Triều thích trí tuệ nhân tạo nên bạn đã học các khoá học trên mạng về trí tuệ nhân 
tạo. Bạn đọc các cuốn sách từ cơ bản đến nâng cao như Deep Learning của Ian 
Goodfellow, Machine learning: a Probabilistic Perspective của Kevin Murphy. Bạn 
cũng chịu khó theo dõi những người trong ngành để biết họ đang nói về cái gì, và đọc 
nhiều công trình nghiên cứu. 
 Có nhiều khoá học về trí tuệ nhân tạo rất tốt và miễn phí (hoặc giá rẻ) trên mạng 
như ở dưới đây. Tên trong ngoặc là tên trang web nơi bạn có thể học về khoá đó. 
(Coursera) Neural Networks for Machine Learning, dạy bởi Geoffrey Hinton -- người 
phát minh backpropagation và được coi là cha đẻ của deep learning (học sâu). 
(Coursera) Machine Learning, dạy bởi Andrew Ng, người sáng lập Google Brain, cựu 
chief scientist của Baidu, và giáo sư tại Stanford. (Udacity) Intro to Machine 
Learning, dạy bởi Sebastian Thrun, người sáng lập Google X (phòng nghiên cứu và 
phát triển những dự án robot), lãnh đạo bộ phận nghiên cứu xe không người lái của 
Google, sáng lập Udacity, và cũng là giáo sư tại Stanford. 
 2. Bắt tay vào làm 
 142 
 Với kiến thức học được, Triều bắt tay vào làm nghiên cứu và thực hành. Bạn 
trước hết thử lặp lại những kết quả nghiên cứu trong những bài báo bạn đọc. Bạn 
cũng phát triển một thư viện cho việc nhận diện vật thể thời gian thực (real time 
object detection and classification). Bạn đăng những chương trình bạn viết lên 
GitHub và một trong những chương trình đó (darkflow) được nhiều người sử dụng. 
Triều nói, GitHub của bạn giúp bạn ghi điểm với các công ty lớn bởi nó thể hiện 
rằng bạn dám đam mê, dám làm. 
 3. Xin lời khuyên từ những người đi trước 
 Trước khi nộp đơn vào Google, Triều gửi email làm quen và xin tư vấn từ một 
người Việt Nam lúc đó đang làm việc tại Google. Ấn tượng bởi sự đam mê cũng như 
hồ sơ của Triều, người anh đó đã viết thư giới thiệu cho Triều. 
 4. Đi từng bước nhỏ 
 Rất khó để nộp đơn vào một chương trình khắt khe của một công ty lớn lại được 
nhận luôn. Trước khi nộp đơn vào Google, Triều đã thử sức của mình ở các công ty 
nhỏ hơn, cả ở Việt Nam cũng như nước ngoài. Bạn xin được học bổng nghiên cứu 
của Japan Student Services Organization để sang Nhật thực tập. Bạn cũng đã từng 
làm nghiên cứu ở một trường đại học ở Canada. 
 5. Viết bằng tiếng Anh 
 Dĩ nhiên, để làm việc ở các công ty nước ngoài, bạn phải có khả năng giao tiếp 
bằng một ngôn ngữ quốc tế. Trên blog của Triều, mình đã thấy những bài phân tích 
bạn viết bằng tiếng Anh từ những năm 2013. Những bài viết này thứ nhất là giúp 
Triều nắm sâu hơn về chủ đề bạn viết (nhiều lúc mình cứ tưởng mình hiểu về một cái 
rồi, nhưng phải đến khi viết về nó mình mới nhận ra rằng mình còn chưa hiểu nhiều 
cái). Thứ hai, nó giúp nhà tuyển dụng tương lai biết về những điều Triều quan tâm. 
Nếu những điều bạn viết cũng lại đúng là những điều công ty đó quan tâm thì chắc 
chắn là bạn đã ghi điểm với công ty đó. 
 Điều thứ 6 Triều không nói nhưng mình xin mạo muội thêm vào. 
 6. Tham gia các chương trình giới trẻ để phát triển bản thân 
 143 
 mà còn để xem con người của họ có phù hợp với văn hoá công ty hay không. 
Thường các công ty sẽ muốn nhân viên mình chủ động, có khả năng giao tiếp tốt, hoà 
đồng, có kỷ luật, tinh thần làm việc theo nhóm cao. Những kỹ năng này không phải 
cứ ngồi nhà đọc sách mà có được. Nó sẽ yêu cầu bạn tham gia làm việc, giao lưu 
cũng những người đến từ những nền văn hoá khác nhau, với những nền tảng khác 
nhau. Các hoạt động giới trẻ trong nước cũng như đa quốc gia là cơ hội tuyệt vời để 
bạn phát triển những kỹ năng đó. 
 Mình nói chuyện với một số bạn trẻ Việt Nam về đi thực tập hay làm việc ở 
nước ngoài thì họ thường băn khoăn về khoảng cách địa lý. Xa xôi vậy nộp đơn sao? 
Việc nộp đơn giờ đều được thực hiện qua mạng. Phỏng vấn có thể thực hiện qua 
Google Hangouts, Skype, điện thoại. Phần lớn các công ty đều hỗ trợ chi phí dịch 
chuyển (bao gồm cả chi phí đi lại lẫn chi phí mua/chuyển đồ - gọi chung là relocation 
reimbursement). Bạn bè mình ở Đức, Anh, Ấn Độ nộp đơn sang Mỹ rất nhiều, cũng 
như bạn bè mình ở Mỹ thì lại thích sang châu Âu, Nam Mỹ làm việc. Tại sao các bạn 
trẻ Việt Nam không thể nộp đơn sang Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Singapore, v.v.v.? 
Mình thấy các bạn Việt Nam rất ham học, học kiến thức mới cũng nhanh nữa. Nếu 
chịu khó tìm kiếm cơ hội, chủ động nộp đơn thì mình nghĩ chẳng có lý do gì để sinh 
viên Việt Nam không cạnh tranh được với bạn bè năm châu cả. 
 Một băn khoăn khác nữa là "visa ở đâu ra"? Các công ty lớn rất trọng nhân tài. 
Một khi họ đã có thích bạn thì họ sẽ cố gắng tạo mọi điều kiện để bạn làm việc với 
họ. Các công ty lớn đều có thể tài trợ được visa (nhưng xin được hay không thì do 
bạn phỏng vấn ở đại sứ quán nhé). 
 Vậy nên bạn nào còn ấp ủ ước mơ ra nước ngoài thực tập thì làm tới luôn nha! 
 144 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Alpha Books (Biên soạn), Bản CV hoàn hảo, NXB Lao động – Xã hội, 2010 
[2] Alpha Books (Biên soạn), Chọn nghề theo tính cách, NXB Thanh Niên (2013) 
 [3] Alpha Books (Biên soạn), Vượt qua thử thách trong phỏng vấn tuyển dụng, 
NXB Lao động – Xã hội, 2015 
[4] Huỳnh Phú Thịnh, Kỹ năng tìm việc làm (Tài liệu phục vụ chuyên đề rèn luyện 
kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi trường ĐH An Giang – dự án P.H.E, 01/2007 
[5] Lynn Williams, Cuốn sách số 1 về tìm việc, NXB Lao động – Xã hội; 
ThaiHabooks 2015 
[6] Shoya Zichy & Ann Bidou, Nghề nào cho bạn nghề nào cho tôi, NXB Lao động 
– Xã hội, 2013 
[7] Robert Heller, Nghệ thuật tuyển dụng Nhân sự, NXB Văn hóa – Thông tin 
(2004) 
[8] Rebecca Tee, Phát triển nghề nghiệp, NXB Tổng hợp Tp/HCM (2005) 
[9] Ros Jay, (2015), Thật đơn giản – Phỏng vấn tuyển dụng, NXB Lao động 
[10] Co-operative Education Program and Career, What’s the difference between a 
CV and a resumé, University of Victoria, 2011 
 Website: 
[1] https://www.accacareers.com/career_centre/uk/big-4-aptitude-tests-2/ 
[2]  
[3]  
 145 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_tim_viec.pdf