Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2)

Thiếu năng lực trong vô thức. Giai đoạn thiếu năng lực trong vô thức là giai

đoạn bạn không biết những điều mình không biết. Nếu bạn được hỏi rằng: “Bạn

thấy thuyết trình có dễ không?” Câu trả lời của bạn có thể sẽ rất lúng túng bởi vì bạn

chưa từng thuyết trình trước đây và bạn không biết nó có khó hay không. Có thể bạn

sẽ nói: “Ồ, nó chẳng khó lắm đâu vì tôi nói với bạn bè mà không chuẩn bị rất dễ

dàng và tôi cho rằng nói trước khán giả cũng khá giống như vậy.”

Thiếu năng lực có ý thức. Sau lần thuyết trình đầu tiên, có thể bạn sẽ nghĩ

rằng: “Ôi, nó khó hơn mình tưởng. Tâm trí mình trở nên trống không đúng vào lúc

mình cần nó nhất, mình không nghĩ ra nổi bất kỳ câu nói nào cho hợp lý, mình ấp

úng và cảm thấy thật khốn khổ trên sân khấu.”

Đây là giai đoạn thiếu năng lực có ý thức, giai đoạn này là lúc bạn nhận ra

những điều mình không biết. Chỉ khi bước vào giai đoạn thiếu năng lực có ý thức,87

bạn mới có thể tìm thấy nguồn lực để học một kỹ năng mới. Chẳng hạn, bạn có thể

quyết định đăng ký một khóa học, mua một cuốn sách hoặc xin lời khuyên từ một

người bạn giàu kinh nghiệm hơn.

Đủ năng lực có ý thức. Sau khi đọc xong tài liệu này, bạn sẽ đạt tới cấp độ đủ

năng lực có ý thức. Bạn ý thức được mọi kỹ thuật giúp bạn trở thành một diễn giả

thuyết trình giỏi. Khi bạn bước lên sân khấu và thực hiện những chiến lược mới, bạn

sẽ nhận thấy những kết quả đầu tiên nhưng đồng thời cũng vấp phải nhiều thất bại.

Có thể bạn sẽ phải vật lộn để nhớ lại các kỹ thuật và đôi lúc bạn thực hiện các kỹ

thuật đó một cách vụng về.

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2) trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2) trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2) trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2) trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2) trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2) trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2) trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2) trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2) trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 61 trang duykhanh 7940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2)

Giáo trình Kỹ năng mềm (Phần 2)
ràng, ngắn gọn và dễ nhớ. 
 Sử dụng quá nhiều công cụ hỗ trợ phần nhìn. Đôi khi có nhiều diễn giả làm 
như thể mình là các ông chủ rạp xiếc khi “dội bom” khán giả bằng những màn trình 
diễn liên tục dùng hết công cụ hỗ trợ phần nhìn này đến công cụ hỗ trợ phần nhìn 
khác – từ các slide Powerpoint, đến các đoạn phim, đoạn nhạc, rồi cả các biểu đồ, 
hình họa, Lạm dụng quá nhiều công cụ hỗ trợ phần nhìn, bạn sẽ làm cho buổi 
thuyết trình của mình rối rắm và làm giảm hiệu quả của các công cụ đó. 
 “Sờ soạng” lung tung. Một số thói quen xấu như là vừa nói vừa mân mê chiếc 
nút áo (làm cho khán giả chăm chú ngó nút áo bạn và tự hỏi không biết bao giờ nó 
sẽ đứt) hoăc các cử chỉ như đưa tay lên sờ tai, sờ cằm, che mũi cho thấy rằng bạn 
đang cố giấu đi sự thật là bạn không thực sự tin vào những gì mình đang nói. 
 Cần tránh thói quen mân mê vật dụng, trang sức đeo trên người, vì nó sẽ làm 
khán giả bị phân tán. Hãy lưu ý tháo đồ đạc trang sức ra khỏi người bạn trước khi 
thuyết trình, nhất là những món đồ dễ khiến khán giả phân tâm. 
 Ðung đưa người. Khi đang nói, bạn đừng tỏ ra năng động bằng cách đung đưa 
người qua lại hoặc theo hướng trước – sau. 
 Xen ngang lời khán giả. Đôi khi bạn thiếu kiên nhẫn hoặc bị “cám dỗ” cắt 
ngang câu trả lời hoặc những chia sẻ của khán giả khi họ phát biểu ý kiến dài dòng, 
lôi thôi và làm mất thời gian. Ai cũng cảm thấy khó chịu khi đang nói mà bị xen 
ngang. Do đó, bạn đừng bao giờ làm chuyện này với khán giả khi bạn đang muốn 
thuyết phục họ. 
 Vẫn còn rất nhiều cách để bạn có thể cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình, 
áp dụng những cách trên đây sẽ giúp bạn có được một phần trình bày ấn tượng và 
truyền đạt được tốt hơn đến người nghe. Hãy cố gắng dành thời gian luyện tập để có 
thể đạt được mức độ như bạn mong muốn. 
 136 
 Bài 4 : KỸ NĂNG PHỎNG VẤN VÀ VIẾT CV 
1. Mục đích 
 Hiểu được những yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng đối với các ứng cử viên. 
 Biết cách phát huy những ưu thế của bản thân trong cuộc phỏng vấn. 
 Rèn luyện khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng. 
 Rèn luyện kỹ năng viết CV hiệu quả; 
2. Các bước khởi đầu của tìm việc 
2.1 Tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng 
 Thông thường, một cuộc phỏng vấn mà nhà tuyển dụng tiến hành để tuyển 
chọn nhân viên kéo dài khoảng 20 - 30 phút. Đây là thời gian để nhà tuyển dụng tiếp 
xúc trực tiếp, quan sát hình dáng, tướng mạo, phong cách của ứng viên. Nhà tuyển 
dụng cũng sẽ đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu năng lực chuyên môn, khả năng giao 
tiếp cũng như tính cách của ứng viên để tìm ra người nhân viên phù hợp có thể đáp 
ứng các yêu cầu của họ. Vì vậy, để tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng, mỗi 
ứng viên cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có thể được tuyển chọn vào vị trí mà 
mình mong muốn. Để tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng, các ứng viên cần phải chú 
ý đến khâu chuẩn bị như sau: 
2.2 Tìm hiểu thông tin về công ty 
Đọc kỹ thông tin tuyển dụng, 
Tìm hiểu lịch sử, quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty 
Đọc kỹ yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra cho vị trí tuyển dụng 
 137 
 2.3 Xác định năng lực của bản thân 
 Xác định mức độ phù hợp của bản thân (trình độ/chuyên môn) với vị trí tuyển 
dụng 
 Xác định mức độ tâm huyết với công việc 
 Xác định khả năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; khả năng làm việc độc 
lập; tính năng động sáng tạo; khả năng lãnh đạo 
2.4 Nhận diện những thành tích và kinh nghiệm của bản thân 
 Quá trình và kết quả học tập/các bằng cấp, chứng chỉ đã có 
 Những thành tích nổi bật trong học tập 
 Những thành tích trong công tác xã hội, công tác sinh viên 
3. Cách thực hiện hồ sơ phỏng vấn 
 Bản lý lịch là một căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định có tiến hành 
cuộc phỏng vấn bạn hay không. Nhìn vào một bản lý lịch, người ta có thể đánh giá 
được năng lực, trình độ thậm chí tính cách của ứng viên. Bởi vì người cẩn thận, 
nghiêm túc hay cẩu thả, dễ dãi cũng có thể nhận biết được qua cách mà họ trình bày 
bản lý lịch của mình. Do vậy, để tạo được ấn tượng tốt đẹp ngay từ những phút ban 
đầu với nhà tuyển dụng, bạn cần phải đầu tư công sức để viết bản lý lịch một cách 
chỉn chu. Có nhiều bí quyết viết lí lịch mà bạn có thể tham khảo để đạt được mục 
đích của mình. 
 * Các vấn đề cần lưu ý khi viết CV: 
 (Curriculum vitae hay CV) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản thân, quá 
trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc 
làm. 
 Đừng bao giờ viết một bản lý lịch một cách vội vã. Bạn cần phải tĩnh tâm, suy 
nghĩ cẩn thận và nghiêm túc trước khi đặt bút viết CV của mình. 
 138 
 Nên giữ thái độ trung thực khi viết CV. Bạn hãy chỉ khai vào CV những bằng 
cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm mà mình thực sự có. Vì hãy nhớ rằng trong thời đại 
thông tin hiện nay, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng kiểm tra mọi thông tin về bạn. 
 Bạn nên xác định trước mục tiêu nghề nghiệp của mình (mong muốn, mục đích 
mà mình muốn đạt tới trong sự nghiệp) và nếu có thể, hãy viết chúng ra một cách 
thật cụ thể. Nhà tuyển dụng cũng rất thích các ứng viên có tư duy mạch lạc và mục 
tiêu nghề nghiệp rõ ràng. 
 Khi nói về những kinh nghiệm làm việc trước đây, bạn chỉ nên trình bày 
thật vắn tắt. Tuyệt đối tránh chỉ trích những cơ quan cũ trong bản lý lịch của bạn. 
 Trong trường hợp bạn là người đã trải qua nhiều công việc vụn vặt, khi viết 
CV, bạn có thể lược bớt những kinh nghiệm không liên quan đến công việc mà bạn 
đang tìm kiếm. 
 Trong trường hợp bạn mới ra trường, chưa thực sự trải qua bất kì công việc 
chính thức nào, bạn đừng băn khoăn, e ngại. Hãy tự tin vì các nhà tuyển dụng cũng 
rất cần những nhân viên trung thực, nhiệt tình, ham học hỏi. 
 Bạn nên chú ý đến hình thức của bản lý lịch bởi vì nó là cơ sở để tạo dựng 
ấn tượng bạn đầu đối với nhà tuyển dụng. Một bản lý lịch mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi 
kỹ thuật là điều khó có thể chấp nhận vì nó cho thấy chủ nhân của bản CV này 
không phải là người cẩn thận nghiêm túc hoặc không thực sự chú tâm đến việc tìm 
kiếm việc làm. Vì vậy, khi viết CV bạn nên sử dụng phông chữ đơn giản, cỡ chữ 
chuẩn, lề thẳng và cân đối, tránh lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật, v.v. để tạo ngay thiện cảm 
ban đầu với nhà tuyển dụng. 
 Khi gửi CV đến cơ quan tuyển dụng qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, 
bạn phải tìm hiểu kỹ để có chính xác tên và địa chỉ của người nhận hồ sơ, cũng như 
vị trí, chức danh... của họ. Nên liên lạc lại qua điện thoại để khẳng định chắc chắn 
hồ sơ của bạn đã đến đúng địa chỉ cần gửi. Bạn cần đảm bảo rằng mọi chi tiết được 
lưu ý trong bản lý lịch có thể được xác nhận 
 139 
 4. Cách viết CV 
Khi viết CV cần có các thông tin như: 
 Thông tin cá nhân: 
- Điền đầy đủ thông tin 
- Email: sử dụng địa chỉ email trung tính 
- Ảnh đính kèm (bắt buộc) 
 Quá trình đào tạo và thành tích cá nhân: 
- Chỉ cần cung cấp thông tin về quá trình học đại học, trên đại học và những 
lĩnh vực liên quan (nếu có). 
- Thành tích cá nhân: nêu những thành tích nổi bật đáng chú ý nhất và ghi rõ đã 
đạt được thành tích này ở đâu, vào thời gian nào? 
 Kinh nghiệm làm việc: 
- Nêu kinh nghiệm làm việc theo trình tự thời gian ngược: Ví dụ: + 2009 – nay: 
+ 2007 – 2009: 
- Ghi rõ vị trí công tác và đơn vị công tác. 
- Mô tả những công việc cụ thể tại vị trí đã làm. 
- Kinh nghiệm làm việc bao gồm cả quá trình làm bán thời gian (nếu có). 
 - Có thể kết hợp phần hoạt động xã hội, đoàn thể vào phần này. Chú ý: ghi rõ 
thời gian sinh hoạt, ngắn gọn, súc tích. Nên lựa chọn những hoạt động có tính 
tiêu biểu, tránh đi sâu vào hoạt động ngoại khoá đặc biệt là đối với sinh viên khi 
kinh nghiệm làm việc thực tế không nhiều. 
- Chỉ nên nêu những kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển, yêu cầu công 
việc. 
 Kỹ năng: 
- Nêu những kỹ năng mình có và có liên quan đến yêu cầu tuyển dụng. 
- Nếu có những chuẩn mực đánh giá (chứng chỉ, chứng nhận) sẽ được đánh 
 140 
 giá cao hơn. 
 Sở thích và xu hướng cá nhân: 
 - Nêu một vài sở thích của bản thân có lợi với vị trí ứng tuyển. 
 - Xu hướng bản thân: nêu định hướng trong nghề nghiệp. 
 Thông tin tham khảo: 
 - Là thông tin về người có thể xác nhận những thông tin trong CV. 
 - Nên nêu rõ nguồn thông liên quan đến kinh nghiệm làm việc và hoạt động 
 ngoại khóa (không nhất thiết phải nêu). 
 5. Chuẩn bị phỏng vấn 
 Các cuộc phỏng vấn tuyển dụng ra đời với mục tiêu chính là để nhà tuyển dụng 
và ứng viên gặp gỡ, trao đổi nhằm tạo sự hiểu biết đúng và đầy đủ về nhau. Đối với 
ứng viên, việc trả lời phỏng vấn tốt nghĩa là người đó đã nói rõ những khả năng tốt 
nhất của mình khi làm việc, tạo cơ hội cho mình bằng cách thuyết phục được nhà 
tuyển dụng. Tuy nhiên, bên cạnh các ứng viên có kinh nghiệm, thông minh khi trả 
lời phỏng vấn thì còn có khá nhiều ứng viên vẫn rơi vào thế “bí” hay trả lời không 
tốt những câu hỏi tưởng chừng đơn giản của nhà tuyển dụng và nhiều người trong số 
họ đã tự gạch tên mình ra khỏi quyết định tuyển dụng tưởng như cầm chắc trong 
tay. Bạn là người chuẩn bị bước vào một cuộc phỏng vấn để tìm kiếm một công việc 
đang mong đợi, bạn sẽ làm gì để tránh sự thất bại này? Một cuộc phỏng vấn thành 
công thường qua 3 bước: trước khi đi phỏng vấn, trong cuộc phỏng vấn và sau cuộc 
phỏng vấn. 
 5.1. Trước khi đi phỏng vấn 
a. Chuẩn bị hồ sơ 
 - Chuẩn bị hồ sơ (định dạng file Word hoặc PDF). 
 - Viết sâu hơn về năng lực bản thân trong lĩnh vực ứng tuyển. 
 141 
 - Gửi qua thư điện tử - Email (kiểm tra thư đã tới người nhận chưa - check 
receipt nếu có chức năng này). 
 - Mang đến trực tiếp (hay bưu điện). 
 - Bộ hồ sơ văn bằng văn bản scan (định dạng JPG/PDF, kích cỡ thích hợp, 
học kỹ năng xử lý ảnh, văn bản file PDF). 
 Ví dụ: Hồ sơ của một ứng viên thường bao gồm: Đơn xin việc Bản sơ yếu 
lý lịch hoặc Bảng thông tin cá nhân (CV). Bằng cấp, chứng chỉ đạt được, giấy khám 
sức khỏe 
 Tìm hiểu về công ty, tổ chức 
 - Thông tin doanh nghiệp (lĩnh vực kinh doanh, vốn đầu tư...). 
 - Website (cơ cấu tổ chức, hoạt động, hệ thống quản lý, văn hóa doanh 
nghiệp...) 
 - Blog (nhân viên, lãnh đạo, đối tác...). 
 - Tìm kiếm bằng công cụ tìm kiếm trên mạng (Google) các bài viết về doanh 
nghiệp, tổng giám đốc. 
 - Đến nộp hồ sơ trực tiếp và quan sát trụ sở doanh nghiệp (cách bố trí, sắp 
xếp, thái độ ứng xử, giao tiếp). 
 b. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn 
 - Chuẩn bị thêm thông tin liên quan về bản thân. Áp dụng mô hình SWOT 
(Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức). 
 - Chuẩn bị các câu hỏi đặc thù liên quan đến công việc ở nơi đang ứng tuyển. 
 - Nhờ người quen có kinh nghiệm đóng vai người phỏng vấn để tập dượt (thử 
nghiệm). 
 - Tập trình bày các kế hoạch công việc nếu bản thân được tuyển dụng. 
 142 
 5.2 Trong buổi phỏng vấn 
 a. Trình bày về bản thân 
 - Tập trung nói những ý chính cần nhấn mạnh, tránh đưa nhiều thông tin từ 
CV. 
 - Nhấn mạnh phẩm chất cá nhân, năng lực học tập, các quan hệ xã hội, tiềm 
năng của bản thân trong công việc, học tập. 
 - Tập trung vào các kỹ năng, kinh nghiệm liên quan đã có. 
 - Nhấn mạnh các bài học mà bản thân đã tự rút ra 
 - Nói tóm tắt về các thành tựu cá nhân. 
 b. Trình bày về sự phù hợp của mình với công việc ứng tuyển 
 - Nếu chưa rõ về công việc, nên hỏi cho rõ (các trách nhiệm chính, tuyến báo 
cáo, các cá nhân và bộ phận liên quan - sơ đồ ma trận). 
 - Tìm hiểu xem đây là vị trí mới hay vị trí thay thế. 
 - Nếu là vị trí thay thế, nên tìm hiểu những mong đợi khác biệt của nhà tuyển 
dụng đối với người mới. 
 c. Trình bày các điểm mạnh, các điểm cần hoàn thiện, cần làm quen tại 
môi trường mới 
 - Nhấn mạnh các kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức đã có, liên quan và sẽ phục 
vụ đắc lực cho công việc. 
 - Cần thể hiện sự quan tâm đến công việc. 
 - Mỗi vị trí luôn có những sự thách thức với người mới đảm nhận. 
 - Chuẩn bị trước 2-3 câu hỏi, khi hội đồng phỏng vấn hỏi thì nêu ra (tránh chi 
tiết đã trao đổi). 
 - Không nên nêu các điểm yếu quá bất lợi cho công việc. Cần tự đánh giá sau. 
 * Lưu ý: Không có các điểm yếu, chỉ có các điểm cần thay đổi hay hoàn thiện 
(tùy theo yêu cầu môi trường công việc). 
 d. Khâu giao tiếp với hội đồng phỏng vấn 
 143 
 - Tự tin, dáng đi đứng, tư thế ngồi, cách bắt tay, cách nói, ánh mắt nhìn... 
 - Khi nói, quan sát phản ứng của các thành viên trong hội đồng phỏng vấn; 
tìm sự thông hiểu; hiệu chỉnh nếu cần. 
 Cách thức nhận, trao danh thiếp, nhớ tên các thành viên hội đồng phỏng vấn. 
Mang theo bút và cuốn sổ nhỏ có thể bỏ túi. 
 - Lịch sự, quan sát ứng xử của Hội đồng. 
 - Ăn mặc kiểu công sở. 
 - Đến trước giờ. 
 - Tắt điện thoại di động hay để yên lặng để bản thân và hội đồng phỏng vấn 
không bị làm phiền. 
 Trao đổi về chế độ chính sách, đãi ngộ, lương 
 - Tìm hiểu trước về mức lương trên thị trường. 
 - Tỏ ra linh hoạt trong phạm vi lương mong đợi. (Nhiều công ty có thang 
lương sẵn rồi, Nhà tuyển dụng sẽ chủ động đề xuất lương phù hợp). 
 - Không nhất thiết phải quyết định ngay lập tức về mức lương. 
 - Không nên nhận lời ngay, kể cả khi Nhà tuyển dụng mời mức lương bằng 
hay cao hơn mong đợi. (Tuy nhiên, cần cân nhắc tình thế của Nhà tuyển dụng! Ứng 
viên cần có thời gian suy nghĩ tổng thể). 
 5.3 Sau buổi phỏng vấn 
 a. Rút kinh nghiệm 
 - Tự đánh giá cách trả lời, ứng xử, bài làm của bản thân. 
 - Đánh giá mức độ phù hợp của bản thân (với vị trí, công ty hay ngành công 
nghiệp): góc độ chuyên môn, tổ chức, văn hóa DN, điều kiện làm việc... 
 - Nếu không được bổ nhiệm, cố gắng tìm hiểu các lý do để thành công hơn 
trong các lần tìm việc sau, chọn việc phù hợp hơn cũng như các yếu tố chủ quan về 
kỹ năng. 
 144 
 b. Duy trì quan hệ 
 - Viết thư cảm ơn sau khi các vòng phỏng vấn kết thúc. 
 - Theo dõi tình hình hoạt động của công ty qua phương tiện thông tin đại 
chúng. Nếu có dịp ứng tuyển lần sau, hay trở thành đối tác, khách hàng. 
 - Liên lạc, phát triển quan hệ khi có dịp thích hợp. 
 145 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.Huỳnh Văn Sơn (chủ biên, 2017) , Giáo trình kỹ năng giao tiếp, NXB 
 TP.HCM. 
2. Lại Thế Luyện, (2014), Kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng làm việc nhóm, NXB 
 Thời đại. 
3. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên, 2011), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB ĐH 
 Sư phạm Tp. HCM. 
4. Huỳnh Văn Sơn, 2009, Nhập môn kỹ năng sống, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
5. Huỳnh Văn Sơn, 2012, Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sư 
phạm, NXB Giáo dục Việt nam. 
6. Huỳnh Văn Sơn, 2013, Tâm lý học sáng tạo,NXB Giáo dục Việt nam. 
7. Carol Kinsey Goman, 2009, Sức Mạnh Của Ngôn Ngữ Không Lời, NXB 
Tổng hợp TP. HCM. 
8. Dale Carnegie, 2005, Nghệ thuật nói trước công chúng, nhà xuất bản Văn 
hóa - Thông tin. 
9. Nguyễn Hiến Lê, 1952, Nghệ thuật nói trước công chúng, NXB Tổng hợp 
TP. HCM. 
10. XACT group, Nguyễn Thu Hương dịch, 2015, 55 cách sử dụng tốt ngôn 
ngữ cơ thể, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 
11. XACT group, Nguyễn Thu Hương dịch, 2015, 55 cách để tự tin, NXB Đại 
học Sư phạm Hà Nội. 
12. XACT group, Nguyễn Thu Hương dịch, 2015, 55 cách để chọn trang phục 
phù hợp, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 
 146 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_nang_mem_phan_2.pdf