Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết)

I/ Một vài hiểu biết về Tôn Giáo:

Tôn giáo và tín ngƣỡng thuộc về phạm trù đời sống tinh thần của con

ngƣời. Tuy nhiên hoạt động tôn giáo và tín ngƣỡng đƣợc gắn liền với những

yếu tố có tính chất để thờ phụng nghi lễ. Vì vậy mọi điểm du lịch có tính tôn

giáo thƣờng bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Vật thờ cúng

tôn giáo, tín ngƣỡng vừa là biểu hiện tâm linh vừa là giá trị thẩm mỹ. Quy

mô và đặc tính kiến trúc của điểm tôn giáo tín ngƣỡng gắn liền với đời sống

văn hóa, dân cƣ và đời sống kinh tế xã hội. Do đó hoạt động tôn giáo, tín

ngƣỡng là một hiện tƣợng xã hội. Khi mà đời sống văn hóa và vật chất của

cộng đồng dân cƣ đƣợc cải thiện thì hoạt động tôn giáo và tín ngƣỡng cũng

bị chi phối.

Tôn giáo là một vấn đề đặc thù. Nó có sự khác biệt đƣợc thể hiện tùy

từng tộc ngƣời, từng quốc gia, từng khu vực.

Khái niệm “Tôn giáo” bắt nguồn từ phƣơng Tây.

Ở các nƣớc phƣơng Đông có từ “ Đạo”, “Đạo” là tất cả những lời dạy

của các vị Thánh hiền. Khái niệm tôn giáo du nhập vào Nhật Bản, Trung

Quốc ở thế kỉ XVIII, sau đó vào Việt Nam.

Hiện nay Tôn giáo cần đƣợc hiểu là một sản phẩm của xã hội, nó phản

ánh mối quan hệ giữa cái trần tục và cái siêu nhiên tác động đến một cộng

đồng hay một nhóm xã hội có tổ chức.

II. Các nhân tố cấu thành Tôn giáo:

- Niềm tin: đức tin, tín ngƣỡng.

- Nội dung: giáo lý, tín điều.

- Hành vi: Nghi thức, tổ chức, hiến tế.

- Đối tƣợng của tôn giáo là thế giới vô hình.

- Phƣơng pháp của tôn giáo là trực giác.

Trong đó niềm tin là bộ phận quan trọng.

Trong tôn giáo có biểu hiện “càng lạ kì càng hấp dẫn”. Thí dụ: Đạo

Dừa

Sự đa dạng của xã hội làm cho việc biểu hiện tôn giáo cũng khác nhau

giữa các tầng lớp.

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết) trang 1

Trang 1

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết) trang 2

Trang 2

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết) trang 3

Trang 3

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết) trang 4

Trang 4

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết) trang 5

Trang 5

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết) trang 6

Trang 6

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết) trang 7

Trang 7

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết) trang 8

Trang 8

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết) trang 9

Trang 9

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 78 trang xuanhieu 2880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết)

Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần lý thuyết)
bằng một ngƣời có 11 đầu và ngàn 
cánh tay hoặc trong dạng có bốn tay, ngồi toà sen. 
Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu 
 71 /78 
4. QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT (AVALOKITESHVARA) 
Là vị Bồ tát quan trọng nhất trong Phật giáo Đại Thừa. Tên của ngài 
có nghĩa là “Bồ tát có cái nhìn từ bi”. Hay “Bồ tát từ trên cao nhìn xuống thế 
gian”. Quán Thế Âm Bồ Tát đƣợc xem là từ Phật A Di Đà mà ra, dù chỗ ở 
của ngài trên miền tịnh độ, nhƣng ngài vẫn ở lại với thế gian để cứu độ 
chúng sinh, ngài thƣờng đƣợc thể hiện với nhiều đầu, nhiều tay. 
Theo một câu truyện thần thoại, khi từ trên cao quán chiếu cảnh khổ 
của thế gian, đầu ngài đau xót vỡ ra từng mảnh. Phật A Di Đà đã nhặt các 
mảnh xếp lại thành 9 cái đầu. Sau đó vì muốn cứu giúp cho tất cả chúng sinh 
nên Quán Thế Âm Bồ Tát đã mọc ra 1.000 cánh tay, trong mỗi lòng bàn tay 
có một con mắt. “Từ các con mắt của 
ngài nảy sinh mặt trời, mặt trăng. Từ 
nơi trán của ngài nảy sinh thần 
Mahesvasra. Từ vai ngài nảy sinh 
Brahma cùng các thần khác. Từ tim 
ngài nảy sinh Narayana. Từ bắp đùi nảy 
sinh Sarasvati. Từ miệng ngài thổ ra 
gió. Từ bàn chân ngài sinh ra đất và từ 
bụng ngài sinh ra thần Varuna”. 
Quán Thế Âm Bồ Tát giúp đỡ tất 
cả những ai cầu xin ngài. Ngài đi vào 
địa ngục đem thức uống mát mẻ đến 
cho những ai đang bị hành hạ trong 
luồng hơi thiêu đốt và giảng Phật pháp 
cho các chúng sinh hóa thân làm con 
trùng, con bọ. Ngài cũng bảo vệ dân 
chúng khỏi bị thiên tai và ban phƣớc 
cho trẻ con. 
Ngoài ra, Bồ Tát còn hoán cải 
cho các nữ yêu ở Srilanka và đảm 
đƣơng nhiệm vụ truyền bá Phật giáo 
cho ngƣời Tây Tạng. 
Tại Trung Hoa, Quán Thế Âm 
Bồ Tát trở thành Phật Bà Quan Âm. Ở 
Nhật Bản ngài có khi là một nam thần, 
có khi là một nữ thần. 
Hình tƣợng Quán Thế Âm Bồ 
Tát rất gần gũi với ngƣời dân Việt Nam, 
Quan Thế Âm bồ tát. 
ảnh Đoàn Văn Tỵ 
Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu 
 72 /78 
trong mỗi ngôi chùa từ Bắc vào Nam đều thờ tƣợng Quán Thế Âm Bồ Tát. 
Theo Kinh Bi Hoa thì đức Bồ Tát Quán Thế Âm là Thái Tử Bất Tuẫn 
(có sách viết là Bất Huyễn) con cả của Chuyển Luân Thánh Vƣơng tên là Vô 
Tránh Niệm. Thái tử Bất Tuẫn theo cha xuất gia tu hành, tầm sƣ học đạo, rồi 
đứng trƣớc đức Bảo Tạng Nhƣ Lai phát ra lời trọng nguyện đại bi thề cứu 
vớt tất cả chúng sinh khổ nạn ở khắp mƣời phƣơng, khiến cho đƣợc giải 
thoát yên vui. Vì lẽ đó Đức Bảo Tạng bèn thụ ký cho Thái tử và đặt tên cho 
ngài là Quán Thế Âm, trụ xứ của ngài ở Bạch Hoa Sơn, một hòn đảo ở phía 
Nam Ấn Độ. 
Nhƣ vậy đức Bồ Tát Quán Thế Âm vốn là một ngƣời nam ở Ấn Độ và 
Nhật Bản còn ở Việt Nam lại là nữ. Sự biến đổi về giới này có liên quan đến 
sự tích và quan niệm về tâm linh của ngƣời Việt vốn có nền nông nghiệp. 
Với đức hạnh vô ngã vị tha của đức Bồ Tát Quán Thế Âm và 32 phép mầu 
nhiệm huyền vi, ngài có thể ở khắp mọi nơi, mọi lúc tùy theo lòng mong cầu 
của chúng sinh mà ngài hiện thân điển hóa cứu độ chúng sinh từ u minh đến 
giác ngộ. Phép thần thông biến hóa của đức Bồ Tát Quán Thế Âm có lúc là 
ngƣời nam, có lúc là ngƣời nữ, hay tiên ông, hay ngƣời dân bình thƣờng, 
thậm chí là con cá  Các ngƣ dân từ cửa Càn Nghệ An, đến miền Trung, và 
tận cùng là biển Cà Mau, rất mực tôn thờ Cá Ông (cá Voi), là hiện thân của 
đức Bồ Tát Quán Thế Âm Nam Hải giúp cƣ dân vạn chài đi biển đƣợc bình 
an vô sự. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ, ngƣời mẹ luôn luôn đƣợc đề cao không 
chỉ trong cuộc sống thƣờng ngày mà ngay cả trong Tôn giáo với cái tên thật 
dân giã: Phật Bà Quan Âm. Ở Việt Nam hầu nhƣ tất cả các ngôi chùa, gia 
đình phật tử nào cũng có tƣợng bồ Tát Quan Thế Âm để thờ. 
Tƣợng Phật Bà Quan Thế Âm đƣợc an vị trên Tam Bảo ở hàng tƣợng 
A Di Đà Tam tôn (ở giữa là A Di Đà, bên trái là Quan Thế Âm, bên phải là 
Đại Thế Trí), hoặc an vị riêng một hàng với tên gọi: Quan Âm Chuẩn Đề, 
Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Cũng có khi tƣợng Quan Thế Âm Bồ Tát 
đặt hai bên tả hữu tam bảo, hoặc ngoài viên tự (tùy theo từng chùa). Do vậy, 
trong ngôi chùa Việt ở miền Bắc, theo phái Đại Thừa, ngoài thờ chƣ phật, bồ 
tát, hộ pháp, kim cƣơng, tƣợng thánh, tƣợng hậu, tƣợng mẫu, tƣợng các vị 
anh hùng văn hóa, anh hùng dân tộc. Ở Miền Nam, chủ yếu theo phái Tiểu 
Thừa nên chỉ thờ hàng tƣợng Hoa Nghiêm tam thánh (Thích Ca Mầu Ni, hai 
vị bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền) là chính. Còn các hàng tƣợng thánh, thần, kim 
cƣơng  thì ít, chỉ phổ cập là tƣợng Quan Thế Âm Bồ Tát trong tƣ thế cứu 
độ chúng sinh đứng trên đài sen, một tay cầm cành dƣơng liễu, tay kia đỡ 
bình hồ lô đƣợc đặt trong vƣờn chùa. Bình chức nƣớc Cam lồ là thể hiện ai 
có nỗi khổ đều cấu mong ngài tƣới giọt nƣớc từ bi hỷ xả - tam muội cho mát 
mẻ để vơi đi nỗi khổ trong tâm tƣ. Ý nghĩa Bình Cam Lồ thanh tịnh là nói 
Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu 
 73 /78 
tâm trí ngài vắng lặng, trong sáng suốt muôn nơi. Còn cành dƣơng liễu thì 
trong 12 câu nguyện có câu: “nam mô tánh tịnh bình thùy dƣơng liễu Quán 
Thế Âm Nhƣ Lai cam lộ sái tâm nguyện Quan Thế Âm Bồ Tát” – Ý nói 
cành dƣơng liễu vảy nƣớc cam lồ cứu vớt chúng sinh khỏi khổ. Bình là 
tƣợng trƣng cho thanh tịnh, nƣớc cam lồ tƣợng trƣng cho lòng từ bi. 
Trong nghệ thuật tạo hình tƣợng tròn thì tƣợng Phật Bà Quán Thế Âm 
Bồ Tát và Quan Âm Thị Kính là mẫu hình tiêu biểu rõ tâm Phật và tính chân 
dung cao, mang nét nhân hậu, bao dung, độ lƣợng và sự đoan trang hiền thục 
ở ngƣời phụ nữ Việt Nam. 
Thơ văn Việt Nam lấy đề tài Phật giáo rất nhiều, điển hình là truyện 
thơ Bà Chúa Ba, Quan Âm Thị Kính  cốt truyện, lời thơ hoàn toàn mang 
mầu sắc Phật giáo nhắm xây dựng giáo hóa con ngƣời có đức tính cao 
thƣợng, theo gƣơng biết tránh dữ, làm lành, nhƣ trong gia đình hiếu thảo với 
cha mẹ, ngoài xã hội nhân từ với mọi ngƣời. 
5. DIỆU DỤNG KHI BỒ TÁT 
QUÁN-THẾ-ÂM XUẤT HIỆN 
Trí óc con ngƣời vốn mang nhiều nghi hoặc, dù đã tin tƣởng Phật 
Pháp là cao siêu mầu nhiệm, chịu thọ nhận, tụng niệm tu hành. Nhƣng tiếc 
thay, nghiệp chƣớng nghi hoặc đã làm ngăn trở bƣớc đƣờng tiến tu không ít. 
Ngƣời ta cứ nghi: "Bồ-tát sao không hiện ra trƣớc mắt cho thấy, cho nghe; 
bao nhiêu hiện thân trong kinh Phật, nào Bồ-tát, Phạm-vƣơng, Đế-thích, 
Thiên, Long, Đồng-nam, Đồng-nữ v.v... Nhƣng khi có nạn, mình có niệm 
chí thành lắm chớ, mà nào có thấy Bồ-tát!?", Sự kiện này, có nhiều ngƣời vì 
lòng tin sâu đậm và do nhận xét tinh tế quyết chắc có sự tế độ của Bồ-tát chỉ 
vì mình mắt phàm, tai tục nên không thấy Ngài, nếu không có thì không thể 
nào mình thoát nạn một cách ly kỳ vậy đƣợc. Một số khác, lại ngờ rằng 
không biết có phải Bồ-tát đến độ cho mình hay không ? hay là mình có số 
hên ? Hay là do phƣớc ông bà để lại? 
Vậy, nên hiểu rằng, Bồ-tát thị hiện giao cảm trong chúng ta, trong tất 
cả mọi ngƣời, mọi loài. 
Một đám giặc cƣớp sắp ồ ạt tấn công qua chiếc thuyền nhỏ bé, hay 
trên thuyền sắp có biến cố thê thảm xảy ra...Tại sao bọn cƣớp lại đổi ác ý để 
trở thành thiện niệm ? Để rồi bọn chúng trở nên hiền từ và rút lui êm đẹp ? 
Hơn nữa còn tiếp tế giúp đỡ ,đó là nhờ trên chiếc thuyền có nhiều ngƣời chí 
thành niệm danh hiệu đức Quán-thế-Âm. 
Sự đổi thay tâm ý của kẻ ác, lại không là sự thị hiện nhiệm mầu để 
cứu độ hay sao ? Không lẽ Ngài hiện ra hung thần để đánh chìm ác tặc, rồi 
mới cho là linh? 
Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu 
 74 /78 
Bà già ở nhà có một mình lấy quần áo ra khâu may, mới vài đƣờng chỉ 
chẳng may chỉ sút , đôi mắt lem nhem sợi chỉ không làm sao xâu qua lỗ 
đƣợc, bà thở dài buồn thảm : "Mẹ hiền Quán-âm ơi con phải làm sao !?". Bà 
tủi thân gần muốn rơi lệ lòng hƣớng về Phật lâm râm cầu nguyện. Đứa bé 
chơi từ ngoài xa, nó bỗng thấy thích vào nhà bà già cô quả ấy, và đứa bé đã 
xâu chỉ cho bà. Nhƣ vậy Bồ-tát thị hiện trong tâm đứa bé ấy chƣa ? 
Ngƣời lái xe đi trên quãng đƣờng thôn dã, không may xe bị hƣ! Với 
độc lực và hơn nữa là bạn chƣa một lần biết sửa xe, bạn chỉ còn biết cầu 
nguyện...Từ bên ngoài quốc lộ có đôi bạn lại nổi lên ý niệm ham thích đƣợc 
đi trên con đƣờng hẻo lánh đó, họ gặp bạn và sẵn sàng ra tay nghĩa hiệp giải 
nguy cho bạn. Quán-âm thị hiện là chỗ đó. Đó là trƣởng giả thân, cũng là 
đồng nam, đồng nữ vậy. 
Bà Ấm ngƣời làng Sơn Tịnh, mỗi năm một lần bà lên núi Trà Bồng, 
hang Thạch Động để lễ Phật, cái hang động ngày xƣa mà thầy Chơn Dung tu 
hành đã phát kỳ tích ở đấy. Hú hồn, hôm ấy bà lại gặp phải con cọp, chao ôi 
con cọp vằn vện to lớn quá, cọp từ xa gầm thét và phóng tới, bà chỉ kịp la 
lên QUÁN ÂM BỒ TÁT rồi bà bất tỉnh ! Thực ra bà "THÉT" chứ không 
phải niệm, nhƣng đó là cái thét cấp bách đầy khẩn thiết và sự chí thành đƣợc 
dồn hết vào cái THÉT đó. Khi tỉnh dậy, ý niệm đầu tiên của bà là tƣởng 
mình đã chết, một lát sau khi tri giác về đủ, bà mới cảm nghe hôi hám và đau 
rát trên mặt. Thì ra con cọp đã liếm mặt bà rồi bỏ đi. 
Tại sao cọp bỏ đi, khi miếng mồi ngon trƣớc miệng nó ? Chính đó là 
diệu dụng cảm hóa, tế độ của Bồ-tát Quán-thế-Âm trực tiếp ngay trong tâm 
ý của con cọp. 
Bà Ấm là ngƣời quen (tu) tập chiếu mặt kiếng về ánh thái dƣơng 
(thƣờng niệm Quán-thế-Âm) trong giờ phút cấp bách bà chiếu đúng ánh 
sáng QUÁN-THẾ-ÂM. 
Ba lễ vía Quán Thế Âm hàng năm 
Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thƣờng làm lễ vía Bồ-tát Quán-Thế-
Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 đều theo âm lịch. 
Nhƣng đa phần chỉ biết suông là lễ vía Quán-thế-Âm thế thôi ! Thực ra trong 
Thiền môn nhật tụng cổ xƣa đã ghi rõ : 
- Ngày 19/2 là vía QUÁN THẾ ÂM ĐẢN SANH. 
- Ngày 19/6 là vía QUÁN THẾ ÂM THÀNH ĐẠO. 
- Ngày 19/9 là vía QUÁN THẾ ÂM XUẤT GIA. 
Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu 
 75 /78 
6. QUAN ÂM THỊ KÍNH 
Một sự tích đƣợc phổ biến tại Việt Nam là Quan Âm Thị Kính, kể 
rằng ngài đã đầu thai và tu hành 9 kiếp. Trong kiếp thứ 10, ngài đƣợc đầu 
thai làm một con gái trong một gia đình họ Mãng ở nƣớc Cao Ly (ở bán đảo 
Triều Tiên ngày nay), và đƣợc đặt tên là Thị Kính. 
Thị Kính đƣợc gả cho Thiện Sĩ của gia đình họ Sùng. Khi ở nhà 
chồng, Thị Kính giữ phận làm dâu, tôn kính phụng dƣỡng bố mẹ chồng. Một 
hôm, khi Thiện Sĩ đang ngủ sau khi đọc sách, Thị Kính thấy ở cằm của 
chồng mình có mọc sợi râu. Thị Kính đang may vá nên cầm một con dao 
nhíp trong tay và sẵn tiện cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ giật mình thức giấc, thấy 
vợ đang cầm dao gần cổ, tƣởng rằng Thị Kính đang định giết mình nên la 
lên. 
Sau khi Thị Kính 
kể lể đầu đuôi, cha mẹ 
chồng vẫn ngờ rằng Thị 
Kính có âm mƣu giết 
chồng, bắt Thiện Sĩ phải 
bỏ vợ. Thị Kính phải trở 
về nhà cha mẹ mình, 
quyết định xuất gia đi tu. 
Bà cải trang thành một 
ngƣời nam giới, trốn nhà 
đến chùa xin đi tu, lấy 
pháp danh là Kính Tâm. 
Tuy là gái giả trai, 
Kính Tâm có tƣớng mạo 
đẹp đẽ, cho nên có nhiều 
tín nữ ngƣỡng mộ. Thị 
Mầu, con của một trƣởng 
giả giàu có, trêu ghẹo 
Kính Tâm, nhƣng không 
đƣợc đáp lại. Thị Mầu lại 
có thai với ngƣời đầy tớ. 
Khi bị tra hỏi, Thị Mầu 
khai rằng Kính Tâm là 
cha của thai nhi. Kính 
Tâm tuy kêu oan nhƣng 
Quan Âm Thị Kính, chùa Niết Bàn Tịnh xá. 
ảnh Đoàn Văn Tỵ 
Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu 
 76 /78 
không dám tiết lộ ra bí mật của mình. Sau đó, Kính Tâm phải tu ở ngoài 
cổng chùa để chùa không bị tiếng tăm. 
Thị Mầu sinh ra đƣợc một đứa con trai, đem đứa nhỏ đến chùa gửi 
cho Kính Tâm. Kính Tâm vì tính thƣơng ngƣời, nhận đứa trẻ vào nuôi 
dƣỡng. Khi đứa trẻ lên 3 tuổi thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Biết mình sắp 
chết, Kính Tâm dặn dò đứa trẻ đƣa thƣ cho sƣ cụ của chùa và cho ông bà họ 
Mãng. 
Sau khi đọc rõ sự tình, sƣ cụ kêu ngƣời khám xét thi thể Kính Tâm, 
mới biết rằng Kính Tâm là gái giả trai. Thị Mầu xấu hổ, đành phải tự tử. 
Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim. 
Quan Âm Bồ Tát (Thị Kính sau khi chết) cũng cứu độ đứa con nuôi, 
con ruột của Thị Mầu, đem về Nam Hải, để làm ngƣời hầu. 
Do đó, ngƣời ta họa hình Quan Thế Âm Bồ Tát đội mũ ni xanh, mặc 
áo tràng trắng, ngự trên tòa sen, bên tay mặt có con chim mỏ ngậm xâu 
chuỗi bồ đề, bên dƣới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay đứng hầu. 
7. QUAN ÂM DIỆU THIỆN 
Truyền thuyết Quan Âm Diệu Thiện đƣợc truyền miệng trong dân 
gian Việt Nam qua lối truyện thơ. Bài thơ viết theo thể lục bát nói về một vị 
công chúa đã xuất gia ở Việt Nam để độ hóa cho vua cha có nhiều tội ác. Sự 
tích này cũng có một dị bản lƣu hành ở Trung Hoa. 
Vị công chúa này, nguyên ở nƣớc Hùng Lâm thuộc Ấn Độ, là ngƣời 
con gái thứ ba của một vị vua. Trƣớc khi sinh công chúa Diệu Thiện thì nhà 
vua rất mong có hoàng tử nên đã cầu xin rất nhiều nhƣng đứa con chào đời 
lại là một công chúa. Điều này đã làm cho nhà vua sinh lòng oán hận. 
Khác hẳn hai ngƣời chị, nàng công chúa này lớn lên chỉ say mê kinh 
kệ và có lòng quy y Phật. Vì cự tuyệt việc lấy chồng nên cô bị giam hãm 
phía sau hoàng cung. Không thuyết phục đƣợc con mình hoàn tục, vua giả 
vờ cho phép con tu ở chùa Bạch Tƣớc rồi ngầm ra lệnh cho các sƣ sãi phải 
tìm cách thuyết phục cho công chúa hoàn tục. Nếu không sẽ giết hết các sƣ 
sãi trong chùa. Nhƣng mọi cách đều không lung lạc đƣợc ý quyết của công 
chúa. 
Giận con, vua ra lệnh đốt chùa để giết cô công chúa nhƣng trời bỗng 
có mƣa dập tắt lửa. Chƣa hết giận, vua bèn hạ lệnh xử chém, thì trời bỗng 
giông tố, tạo ra sét đánh văng búa của đao phủ. Vua tức giận ra lệnh xử giảo 
công chúa nhƣng ngay lúc đó xuất hiện một con cọp trắng xông ra cõng 
công chúa mang đến chùa Hƣơng. Diệu Thiện tu hành ở đó và cảm hóa đƣợc 
muông thú. 
Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu 
 77 /78 
Trong khi đó, vua trong triều đột nhiên bị chứng bệnh hủi không chữa 
đƣợc, dần dần hai bàn tay bị rơi rụng và mắt trở nên mù. Công chúa tu đã 
đến kì đắc đạo trở về thăm phụ thân và đã hy sinh hai mắt cùng hai tay để 
cho cha. Sau đó công chúa nhập Niết Bàn và cứu độ cha mẹ và hai chị cùng 
thành Phật. 
Trong truyện đã đề cao hai đặc tính của bồ tát, đó là nhân và hiếu. Với 
trí huệ và giới hạnh thì hiếu có thể độ giúp cứu thoát đƣợc cha mẹ mình, 
cùng nhƣ nhân có thể độ giúp nhiều ngƣời thoát vòng mê lầm trở về với trí 
huệ 
Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu 
 78 /78 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
(Sử dụng viết nội dung bài giảng) 
TT 
Tên tài liệu tham 
khảo 
Tác giả Nhà xuất bản 
01 
Cẩm nang hƣớng dẫn du 
lịch 
Nguyễn Bích San - chủ 
biên 
Văn hóa thông tin - Hà 
Nội - 2000 
02 Nghiệp vụ HDDL Tổng cục Du lịch Hà nội - 1997 
03 Nghệ thuật HDDL Nguyễn Cƣờng Hiền NXB văn hóa - 1994 
04 
V/đề về Tôn Giáo và 
Chính sách Tôn giáo của 
Đảng CSVN 
Ban tƣ tƣởng - văn hóa 
TW 
Chính trị quốc gia - 2002 
05 
Lƣợc sử Phật giáo Việt 
Nam 
Thích Minh Tuệ 
Giáo Hội phật giáo Việt 
Nam - 1993 
06 
Thế thứ các triều vua 
Việt Nam 
Nguyễn Khắc Thuần Giáo dục - 1996 
07 
Chín đời chúa mƣời ba 
đời vua Nguyễn 
Nguyễn Đắc Xuân Thuận Hóa - Huế 1996 
08 
Danh tƣớng Việt Nam tập 
1 & 2 
Nguyễn Khắc Thuần Giáo dục - 1997 
09 
Hỏi và đáp về Văn hóa 
Việt Nam 
Nhiều tác giả Văn hóa dân tộc - 2000 
10 Hƣớng dẫn du lịch Trƣờng DL Vũng Tàu Lƣu hành nội bộ 
11 
Các loại sách, tạp chí, 
báo, internet khác. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_huong_dan_tai_diem_du_lich_phan_ly_thuyet.pdf