Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất)

1. Khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin

Khái niệm chủ nghĩa Mác- Lênin

Trong lịch sử phát triển của nhân loại, nhất là từ khi xuất hiện các giai cấp và đấu tranh giai cấp, con người luôn luôn có nguyện vọng sống trong một xã hội hoà bình, mọi người đều bình đẳng, dân chủ, công bằng, ấm no, tự do và hạnh phúc. Để phản ánh nguyện vọng đó, nhiều học thuyết tư tưởng lý luận tiến bộ và nhân đạo đã hình thành và phát triển, dẫn dắt cuộc đấu tranh của nhân dân lao động.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm lý luận và học thuyết do C.Mác, Ph. Ăngghen sáng lập từ giữa thế kỷ XIX và được V.I.Lênin bổ sung và phát triển hoàn thiện trong điều kiện mới của lịch sử thế giới đầu thế kỷ XX.

Chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ thống lý luận thống nhất được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản là Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học; là hệ thống lý luận khoa học thống nhất về mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượng thực hiện sự nghiệp giai phóng giai cấp công nhân,nhân dân lao động nhằm giải phóng con người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất được hình thành từ ba bộ phận: triết học Mác - Lênin, kinh tế chính trị Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Ba bộ phận trên có đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống khoa học thống nhất về mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượng thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, giải phóng xã hội và tiến tới giải phóng con người.

Triết học Mác - Lênin (bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học Mác - Lênin đem lại cho con người thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới.

Kinh tế chính trị Mác – Lênin là khoa học nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; những quy luật kinh tế chủ yếu hình thành, phát triển và đưa chủ nghĩa tư bản tới chỗ diệt vong; những quy luật phát triển của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

 

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất) trang 1

Trang 1

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất) trang 2

Trang 2

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất) trang 3

Trang 3

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất) trang 4

Trang 4

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất) trang 5

Trang 5

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất) trang 6

Trang 6

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất) trang 7

Trang 7

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất) trang 8

Trang 8

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất) trang 9

Trang 9

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 155 trang xuanhieu 5760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất)

Giáo trình Giáo dục chính trị (Mới nhất)
 về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng
3. Anh (Chị) sẽ làm gì để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc
BÀI 9:
TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH
NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT
1. Quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt
1.1. Người công dân tốt 
Người công dân tốt, theo nghĩa chung nhất, là người thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ mình trong mọi hoàn cảnh và điều đó được đánh giá từ cộng đồng, xã hội.
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam (điều 19, khoản 1, hiến pháp 2013). Người công dân tốt là người thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp và pháp luật quy định.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận, kiến nghị với cơ quan nhà nước các vấn đề chung của cơ sở, địa phương và cả nước; công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật; nghĩa vụ thiêng liêng của công dân là trung thành và bảo vệ tổ quốc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc, quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, thừa kế, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất; thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
-Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập; quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế, sáng tạo văn học, nghệ thuật; được hưởng lợi ích từ các hoạt động đó và chế độ chăm sóc sức khoẻ y tế; thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
-Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi, dạy con thành người công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ. Trẻ em được gia đình, xã hội và Nhà nước bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Thanh niên được tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
-Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật.
-Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý; có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.
-Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. 
-Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Sinh viên được đào tạo nghề phải thể hiện mình là người có kiến thức, có kỹ năng, có hành động đúng với quy tắc xử sự văn minh để thể hiện mình là một người công dân tốt.
1.2. Người lao động tốt 
Người lao động tốt là người công dân tốt đang ở độ tuổi lao động. Về độ tuổi lao động, thời gian lao động thì người lao động và chủ thể sử dụng lao động phải tuân thủ theo Bộ luật Lao động hiện hành.
Lao động là hoạt động sản xuất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Thế nên, cần thực hiện các giải pháp nhằm phát triển lực lượng lao động.
-Người lao động phải được đào tạo nghề, thuần thục các thao tác và sử dụng thành thạo các phương tiện, máy móc theo đúng kỹ thuật, nhằm tiết kiệm công sức, thời gian, kinh phí, tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng có khả năng cạnh tranh trên thị trường; kết quả tốt nghiệp trình độ đào tạo cao đẳng nghề thể hiện qua văn bằng, chứng chỉ được cấp theo luật giáo dục nghề nghiệp. Đây cũng là một trong những cơ sở xác định vị trí việc làm, mức lương của người lao động.
-Người lao động cần xác định vị trí, việc làm phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo nhằm góp phần xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội nhằm thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Người lao động cần được bồi dưỡng, huấn luyện công nghệ, kỹ thuật mới để nâng trình độ tay nghề, khả năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập là nhân tố quyết định tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng phục vụ nhu cầu xã hội. Đây cũng là cơ sở đo lường năng suất lao động, giá trị sức lao động nhằm định mức thu nhập cho người lao động.
-Người lao động cần được đào tạo về ngoại ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng ứng xử để người lao động thích ứng với sự thay đổi, đáp ứng được tiêu chuẩn vị trí việc làm của khu vực để có thể thực hiện dịch chuyển lao động trên thị trường lao động các nước khu vực. Nhà trường cần phối hợp với doanh nghiệp để đưa chương trình đào tạo sát với thực tế nhu cầu xã hội; chủ động trong công tác kết nối với doanh nghiệp, để giúp sinh viên có nơi thực tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tìm việc làm đúng với chuẩn đầu ra.
Song song với những giải pháp phát triển năng lực cho người lao động thì người lao động cần rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình
-Người lao động tốt là người chấp hành kỷ luật lao động. Cụ thể, là những quy định về việc tuân thủ thời gian, quy trình công nghệ và phối hợp trong tổ chức, bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, thể hiện trong nội quy lao động. Việc chấp hành tốt kỷ luật lao động là yêu cầu cơ bản, bản chất của người lao động trong thời đại mới. Nếu người lao động vô kỷ luật sẽ gây ảnh hưởng đến người lao động khác, đến tập thể trong tổ chức và xã hội; ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc gây ra những thiệt hại về vật chất, tài sản...
-Người lao động tốt là người yêu nghề, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, say mê nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình làm việc.
-Người lao động tốt là người tự chủ trong công việc, đoàn kết với tập thể và kiên trì với công việc.
Đấy cũng chính là cấu trúc nhân cách của một con người, một người lao động tốt với đầy đủ cả “đức” và “tài”.
2. Nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt
Hoạt động “dạy” và “học” với mục tiêu chung là trang bị kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để người học trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.
2.1. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam
Dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, sự gắn bó nhà, làng, nước đã hun đúc tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của mỗi người dân. Truyền thống dân tộc, là bài học lịch sử quý báu truyền trao cho thế hệ sau nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức tốt của mỗi người dân, tiếp nối truyền thống yêu nước hào hùng, xây dựng lòng tự hào dân tộc. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Trung với nước, hiếu với dân” là chuẩn mực đạo đức cách mạng quan trọng nhất quy định hành vi, ứng xử của cá nhân đối với cộng đồng. Ngày nay, thế hệ trẻ cần hiểu trung với nước là trung thành với sự nghiệp cách mạng mà Đảng, nhân dân và Bác Hồ đã chọn. Nhận thức rõ con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một tất yếu khách quan. Vì vậy, cần có ý chí quyết tâm học tập và rèn luyện, góp sức vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Người học nhận thức rõ đất nước là của nhân dân, do dân, vì dân. Trách nhiệm của người dân trong công cuộc đổi mới là tương lai của dân tộc, hạnh phúc của mỗi gia đình. 
Muốn vậy, phải chung sức chăm lo công tác giáo dục, xây dựng môi trường lành mạnh, khơi dậy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp để hạn chế những hành vi sai trái, suy thoái về đạo đức, lối sống. Hình thành và phát triển các giá trị đạo đức chuẩn mực cho sinh viên trong thời đại mới là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Cụ thể:
-Tu dưỡng ý chí, tiếp nối truyền thống yêu nước, điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, xác định quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân.
-Có lòng nhân ái, yêu thương, nhân nghĩa, đoàn kết, trân trọng các giá trị đạo đức nền tảng.
-Có trách nhiệm xây dựng lối sống lành mạnh và nơi làm việc văn minh để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
-Biết phê phán những hủ tục, lạc hậu cũng như phê bình chủ nghĩa cá nhân, trục lợi bản thân.
-Có động cơ học tập đúng, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và lòng đam mê để có thể làm việc tốt nhất, có đạo đức nghề nghiệp và thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ.
2.2. Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân
Hồ Chí Minh đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.  Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu thì tư tưởng của Bác về đào tạo đoàn viên thanh niên, đặc biệt đoàn viên thanh niên là sinh viên thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên” có ý nghĩa thiết thực vô cùng to lớn.  Khái niệm “hồng” mà Bác nói ở đây chính là đạo đức, nhân cách, lối sống, “chuyên” là khả năng thực hiện chuyên môn, là kiến thức, là nghiệp vụ. “Hồng” và “chuyên” gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm phát triển con người toàn diện cả “đức” và “tài”. Thế nên, sinh viên là người công dân tốt, người lao động tốt cần phải:
-Chấp hành quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường.
-Có động cơ học tập đúng đắn, đạt mục tiêu kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức chấp hành kỷ luật, chấp hành nội quy, quy chế của tổ chức, hình thành tác phong công nghiệp.
-Tích cực chủ động tìm hiểu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, rèn luyện sức khỏe đảm bảo để trở thành lực lượng lao động tiến bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũng cố an ninh - quốc phòng toàn dân.
-Có lối sống lành mạnh, tự tin vào bản thân, vượt qua những khó khăn thử thách, những cám dỗ của các thế lực xấu. 
-Có tinh thần phê bình và tự phê. Phân biệt cái sai, tôn trọng lẽ phải.
-Trung thực, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, không bao che khuyết điểm của cá nhân và của người khác. 
-Nhận thức rõ đạo đức nghề nghiệp để thực hiện hành vi đúng, tôn trọng các giá trị đạo đức nhân văn.
Sinh viên được đào tạo nghề phải thạo nghề, tư duy sáng tạo kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, có kỹ năng giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và xã hội. Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức cơ bản như: Hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ; yêu thương, nhường nhịn anh em; nghiêm khắc với bản thân, hòa đồng với bạn bè; kiên trì học tập, say mê nghiên cứu; bảo vệ môi trường; chấp hành luật pháp
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày quan niệm về người công dân tốt, người lao động tốt
2. Trình bày nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013.
2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
4. Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
5. Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
6. Hướng dẫn số 127-HD/BTGTW ngày 30/6/2014 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “về tiếp tục đổi mới, học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”.
7. Thông tư số 11/2012/TT-BGDĐT, ngày 7/3/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị dùng trong đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.
8. Quyết định số 03/2008/QĐ-BLĐTBXH, ngày 18/2/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Chính trị dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề.
9. Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 18/9/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
13. Ban Tuyên giáo Trung ương (2018), Sổ tay các văn bản hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
14. Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những điểm mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
15. Hội đồng Lý luận Trung ương (2017), Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
17. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
18. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận- Hành chính: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận – Hành chính: Nghiệp vụ công tác đảng ở cơ sở, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.
20. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Trung cấp Lý luận - Hành chính: Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội;

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_giao_duc_chinh_tri_moi_nhat.docx