Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam

Tóm tắt

Bài viết đề cập đến những nội dung cơ bản là: 1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin về kinh tế, kinh tế hàng hóa, kinh tế hàng hóa - với tư cách là nền móng lý

luận của Đảng ta về phát triển kinh tế; 2) Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng

xuyên suốt, sáng tạo, thành công nền móng lý luận đó trong quá trình lãnh đạo

cách mạng, đặc biệt là trong quá trình đổi mới đất nước, quá độ đi lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta.

Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 6200
Bạn đang xem tài liệu "Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam

Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam
đã nhận định rằng: Thị trƣờng và kinh tế thị trƣờng không phải là cái riêng có của chủ 
nghĩa tƣ bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Thị trƣờng và kinh tế thị 
trƣờng cũng đã từng tồn tại và phát triển qua những phƣơng thức sản xuất khác nhau. 
Nó có trƣớc chủ nghĩa tƣ bản, trong chủ nghĩa tƣ bản và cả sau chủ nghĩa tƣ bản. Song, 
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta là một kiểu kinh tế thị trƣờng 
mới, chƣa có trong tiền lệ lịch sử phát triển trên thế giới. Nó vừa tuân theo những quy 
luật của kinh tế thị trƣờng, song nó có những đặc trƣng riêng để phân biệt với các dạng 
kinh tế thị trƣờng đã có - tính định hƣớng xã hội chủ nghĩa. 
 Đại hội IX của Đảng ghi rõ: “ Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán, 
lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế 
thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó chính là nền 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [8; tr.86]. Nghĩa là, nền kinh tế chúng ta 
không phải là nền kinh tế bao cấp, quản lý theo kiểu tập trung nhƣng cũng không phải là 
cơ chế thị trƣờng tƣ bản của nghĩa và cũng chƣa hoàn toàn là kinh tế thị trƣờng xã hội chủ 
nghĩa. Bởi vì, chúng ta còn đang tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn 
có sự đan xen giữa cái cũ với cái mới, vừa có vừa chƣa có đầy đủ yếu tố xã hội chủ 
nghĩa. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa định hƣớng xã hội chủ 
nghĩa ở Việt Nam hiện nay, nó vừa có những tính chất chung của kinh tế thị trƣờng 
 529| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
nhƣ: Các chủ thể kinh tế độc lập, có quyền tự chủ quyết định quá trình sản xuất, kinh 
doanh của mình; giá cả do thị trƣờng quyết định; nền kinh tế vận động theo những quy 
luật vốn có của kinh tế thị trƣờng nhƣ quy luật giá trị, cung- cầu, cạnh tranh; nền 
kinh tế thị trƣờng có sự quản lý, điều tiết của Nhà nƣớc thông qua hệ thống pháp luật, 
kế hoạch, chính sách kinh tế. Mặt khác, kinh tế thị trƣờng định hƣớng định hƣớng xã 
hội chủ nghĩa ở nƣớc ta cũng có những đặc trƣng riêng thể hiện bản chất, tính định 
hƣớng xã hội chủ nghĩa: Kinh tế thị trƣờng dựa trên sự dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc 
và bản chất của chủ nghĩa xã hội; mục đích của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã 
hội chủ nghĩa là phát triển lực lƣợng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật 
chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Phát triển lực 
lƣợng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp cả về ba 
mặt: Sở hữu, quản lý, phân phối. 
 Đại hội XII đã xác định rõ: Thị trƣờng đóng vai trò chủ yếu trong huy động và 
phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các 
nguồn lực nhà nƣớc đƣợc phân bổ theo chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ 
chế thị trƣờng. Kinh tế tập thể không ngừng đƣợc củng cố và phát triển. Kinh tế nhà 
nƣớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế 
quốc dân”, “Các yếu tố thị trƣờng đƣợc tạo lập đồng bộ, các loại thị trƣờng từng bƣớc 
đƣợc xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trƣờng, vừa bảo đảm 
tính định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Và cũng từ Đại hội này, Đảng xác định nền kinh tế 
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nƣớc ta trong 
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời làm rõ một số khía cạnh liên quan đến 
nội hàm của mô hình kinh tế này. 
 b. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là nền 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
 Cùng với quá trình đổi mới đất nƣớc, khảo nghiệm thực tiễn và nghiên cứu lý luận, 
Đảng Cộng sản Việt Nam từng bƣớc phát triển quan điểm, lý luận của mình tình định 
hƣớng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trƣờng. Các quan điểm đó, đƣợc tập 
trung thể hiện: 
 - Về mục đích: Mục đích hàng đầu của phát triển kinh tế thị trƣờng là giải phóng 
sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nƣớc và nƣớc ngoài để thực hiện công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Kinh 
tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta lấy sản xuất gắn liền với cải thiện 
|530 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
đời sống nhân dân, tăng trƣởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, khuyến 
khích làm giàu hợp pháp, gắn liền với xóa đói giảm nghèo. 
 - Về chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế: Ở nƣớc ta hiện nay thực hiện đa dạng 
hóa các hình thức sở hữu nhƣ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân, nhƣng 
nền tảng là chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất. Các thành phần kinh tế tồn tại khách 
quan và là những bộ phận cần thiết của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa 
xã hội. Chúng ta khai thác đƣợc các nguồn lực kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát 
huy đƣợc mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế và sự phát triển chung của nền 
kinh tế. Kinh tế nhà nƣớc phải giữ vững vai trò chủ đạo, Nhà nƣớc phải thực hiện tốt 
vai trò quản lý vĩ mô kinh tế - xã hội để đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hƣớng 
xã hội chủ nghĩa. 
 - Về chế độ quản lý: Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc 
ta do Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa quản lý. Nhà nƣớc ta có bản chất là của dân, 
do dân, vì dân; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân 
dân lao động. Nhà nƣớc quản lý nền kinh tế nhằm phát huy ƣu điểm của nền kinh tế thị 
trƣờng, đồng thời hạn chế những mặt khuyết tật của nó. Nhà nƣớc quản lý nền kinh tế 
thị trƣờng bằng kế hoạch, pháp luật, chính sách và các công cụ khác. Sự quản lý của 
Nhà nƣớc nhằm kết hợp tính định hƣớng và cân đối của kế hoạch với tính năng động, 
nhạy cảm của thị trƣờng. 
 - Về chế độ phân phối: Nền kinh tế nƣớc ta tồn tại các hình thức phân phối thu 
nhập sau đây: Phân phối theo lao động, phân phối theo vốn hay tài sản đóng góp, phân 
phối theo giá trị sức lao động và phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội. Trong 
đó, phân phối theo lao động là hình thức phân phối đặc trƣng của chủ nghĩa xã hội, nó 
là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu. Vì thế, phân phối theo lao 
động đƣợc xác định là hình thức phân phối chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa 
xã hội. Mỗi bƣớc tăng trƣởng kinh tế phải gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với 
tiến bộ và công bằng xã hội. Việc phân phối thông qua quỹ phúc lợi xã hội và tập thể 
có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu trên. 
 - Về chính sách xã hội: Việc phát triển kinh tế thị trƣờng là phƣơng tiện để đạt 
đƣợc mục tiêu cơ bản là xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh, 
dân chủ, công bằng, văn minh; con ngƣời đƣợc giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc 
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Xã hội ta là xã hội vì 
con ngƣời, đặt con ngƣời vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. 
“Con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển” Đảng ta luôn nhấn 
 531| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
mạnh phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo tiến bộ, 
công bằng xã hội trong từng bƣớc phát triển, gắn với phát triển bền vững. 
2.3. Một số phương hướng và giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng 
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn sau 
 Sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn nƣớc ta là quá trình chuyển 
biến hết sức sâu sắc, mang tính cách mạng. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin 
trong phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay, 
cần tập trung vào các vấn đề sau: 
 Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao nhận thức sâu rộng về nền kinh tế thị trƣờng định 
hƣớng xã hội chủ nghĩa, bởi thực tiễn cho thấy nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã 
hội chủ nghĩa có sự khác biệt với nền kinh tế thị trƣờng tƣ bản chủ nghĩa, thể hiện 
chính là ở chỗ ai làm chủ sức mạnh kinh tế và sức mạnh chính trị trong một nƣớc. Quá 
trình đổi mới nhận thức này diễn ra từng bƣớc và đƣợc kiểm nghiệm bởi thực tiễn phát 
triển của nền kinh tế và tiếp tục đƣợc bổ sung, hoàn thiện phù hợp với thực tiễn phát triển 
của nền kinh tế nƣớc nhà; tạo cơ chế cho sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và kiện 
toàn quan hệ sản xuất ứng với mỗi giai đoạn, trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất. 
 Thứ hai, không ngừng tạo ra các quy chế đảm bảo tính tổ chức và văn minh của 
các giao dịch trên thị trƣờng, bởi kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt 
Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trƣờng 
vừa dựa trên cơ sở và đƣợc dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ 
nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Nói cách 
khác, kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa 
nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc nhằm 
mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Kinh tế thị trƣờng định 
hƣớng xã hội chủ nghĩa là một dạng mô thức kinh tế mới, chƣa từng có trong lịch sử 
phát triển của kinh tế thị trƣờng. Chủ trƣơng phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã 
hội chủ nghĩa là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu của văn minh nhân loại, phát huy vai 
trò tích cực của kinh tế thị trƣờng trong việc thúc đẩy phát triển sức sản xuất, xã hội 
hóa lao động, cải tiến kỹ thuật - công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo ra nhiều 
của cải, góp phần làm giàu cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. 
 Thứ ba, phát triển nền kinh tế thị trƣờng năng động đòi hỏi hệ thống chính trị 
phải đƣợc đổi mới toàn diện cả về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, đổi mới con ngƣời, 
đổi mới phong cách lãnh đạo, đa dạng hóa các tổ chức hiệp hội, đoàn thể, mở rộng 
|532 
 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 
dân chủ, nhằm quy tụ sức mạnh của quần chúng dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 
Do vậy, cần kiên quyết cải cách hành chính để có các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong 
sạch, thủ tục quản lý đơn giản, dễ tiếp cận, công khai, đề cao trách nhiệm phục vụ và 
giải trình của công chức. Trọng trách của Đảng là phải lãnh đạo thành công công cuộc 
cải cách này và phải thu hút, đào tạo đƣợc các công chức trong sạch, tài năng, thích hợp 
với chức trách đƣợc giao. 
 Thứ tư, phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế 
vĩ mô, tạo môi trƣờng và động lực cho nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và tăng 
cƣờng tiềm lực khoa học, công nghệ, thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách, giải pháp 
phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản, 
toàn diện giáo dục và đào tạo theo hƣớng mở, hội nhập; tăng cƣờng tiềm lực khoa học, 
công nghệ và xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, phát huy sáng tạo của mọi 
cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. 
 Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo 
môi trƣờng hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nƣớc, tăng cƣờng vị thế 
của đất nƣớc trên thị trƣờng thế giới bằng chính sách đối ngoại mềm dẻo, bảo vệ hiệu 
quả lợi ích quốc gia, dân tộc. 
 Thực tiễn cho thấy, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, 
ở Việt Nam là một nhiệm vụ khó khăn, nặng nề, lâu dài xét ở góc độ điểm xuất phát từ 
một nƣớc kém phát triển. Vì thế, cần xây dựng các kế hoạch đổi mới đất nƣớc cụ thể 
trong từng giai đoạn và kiên định thực hiện để nâng dần trình độ phát triển của kinh tế 
thị trƣờng nƣớc ta. 
III. KẾT LUẬN 
 Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đƣợc định hƣớng 
theo đuổi mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; huy 
động sức mạnh của mọi thành phần kinh tế cũng nhƣ của toàn xã hội cho tăng trƣởng 
kinh tế, từng bƣớc nâng cao đời sống cho đại bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, việc thực 
hiện mục tiêu phát triển kinh tế không phải bằng mọi giá, nóng vội mà phải đƣợc cân 
nhắc tính toán cho phù hợp với điều kiện đất nƣớc theo hƣớng phát triển nhanh, hiệu 
quả mà bền vững; gắn mục tiêu tăng tƣởng kinh tế với bảo đảm độc lập dân tộc, chủ 
quyền quốc gia, bảo vệ môi trƣờng... 
 Phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu 
phù hợp quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc. 
Tuy nhiên, đây là sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài. Bởi lẽ, nó còn rất mới 
mẻ, chƣa có tiền lệ, phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để từng bƣớc bổ sung hoàn 
 533| 
 Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin 
thiện. Nhìn lại những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới trong suốt gần ba 
thập kỷ qua, chúng ta càng thấm thía điều đó và nhận thức sâu sắc một chân lý rằng: 
Đổi mới là một sự nghiệp vĩ đại có ý nghĩa cách mạng lớn lao cả trong tƣ duy, quan 
điểm đến việc tổ chức thực hiện. Đó thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và 
của cả hệ thống chính trị. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. P.A.Samuelson (1997), Kinh tế học, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 2. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà 
 Nội, tr.33. 
 3. C. Mác- Ănghen, Toàn tập, tập 21, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 4. C. Mác - Ph. Ăngghen (1976), Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Nxb Chính trị quốc 
 gia, Hà Nội. 
 5. V.I. Lênin (1975), Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản, 
 Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 
 6. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.368. 
 7. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.248. 
 8. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.334. 
 9. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã 
 hội ở Việt Nam - Phân viện Báo chí tuyên truyền - Khoa Kinh tế - Nxb Chính 
 trị quốc gia, Hà Nội, 2011. 
 10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ X, XI, XII, 
 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 11. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII (2017), Nghị quyết số 
 11-NQ/TW ngày 9/6/2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng 
 xã hội chủ nghĩa. 
 12. PGS.TS. Hà Huy Thành (2006), Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội 
 chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 13. Lê Quốc Lý (2015), “Vận dụng, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác trong 
 thời đại ngày nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2015. 
 14. Nguyễn Thanh Tuấn (2009), C. Mác, V.I. Lênin với CNXH trong thời đại 
 ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 15. Vũ Văn Hà (2019), “Phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ 
 nghĩa: Sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản điện tử. 
|534 

File đính kèm:

  • pdfsu_van_dung_va_phat_trien_sang_tao_chu_nghia_mac_lenin_cua_d.pdf