Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô

Giới thiệu: Hệ thống truyền lực là một bộ phận của cụm gầm ôtô gồm có: bộ

ly hợp, hộp số, hộp phân phối và truyền động các đăng. Dùng để truyền lực (truyền

mômen) và công suất từ động cơ đến cầu chủ động ôtô.

Mục tiêu:

- Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại các bộ phận của hê thống truyền lưc;

Cấu tạo, nguyên lý làm việc các bộ phận của hê thống truyền lưc; Những hiện tượng,

nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của

hê thống truyền lưc.

- Nhận dạng được các bộ phận của hê thống truyền lưc.

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

1. LY HỢP

1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại.

1.1.1. Nhiệm vụ

- Đóng và mở mạch truyền lực từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số khi sang số

mà động cơ vẫn hoạt động.

- Duy trì mạch truyền lực trong suốt thời gian xe chạy bình thường.

- Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải.

1.1.2. Yêu cầu

- Truyền được mô men xoắn lớn nhất của động cơ mà không bị trượt.

- Khi đóng phải êm dịu không gây ra sự va đập trong hệ thống truyền lực.

- Khi mở phải dứt khoát để dễ sang số.

- Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực khi bị quá tải.

- Kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao.

- Điều khiển nhẹ nhàng và thuận lợi.

1.1.3. Phân loại

1.1.3.1. Theo dạng truyền lực

- Ly hợp ma sát (có ma sát khô và ma sát ướt)

- Ly hợp điện từ

- Ly hợp thuỷ lực (biến mômen thuỷ lực)

1.1.3.2. Theo cơ cấu điều khiển

- Điều khiển bằng cơ khí.

- Điều khiển bằng thuỷ lực

- Điều khiển bằng khí nén10

Trong các loại ly hợp trên, ly hợp ma sát khô được sử dụng nhiều trong ô tô vì

có nhiều ưu điểm: Truyền mô men xoắn lớn, cấu tạo đơn giản, thoát nhiệt tốt, có độ

bền cao và dễ bảo dưỡng

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô trang 1

Trang 1

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô trang 2

Trang 2

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô trang 3

Trang 3

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô trang 4

Trang 4

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô trang 5

Trang 5

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô trang 6

Trang 6

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô trang 7

Trang 7

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô trang 8

Trang 8

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô trang 9

Trang 9

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 182 trang xuanhieu 8200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô

Giáo trình Cấu tạo gầm ô tô
áp suất bị nứt, mòn, cháy rỗ bề mặt tiếp xúc, 
vòng kín và gãy lò xo đều được thay thế mới đúng loại. 
 c. Bình chứa khí nén và các ống dẫn khí nén 
 + Hư hỏng và kiểm tra 
 168 
 - Hư hỏng của bình chứa khí nén và các ống dẫn khí nén: nứt, rỉ thủng và cong, 
cháy hỏng ren làm hở khí nén ra ngoài. 
 - Kiểm tra: Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, thủng bên ngoài các 
chi tiết. 
 + Sửa chữa 
 Bình chứa khí nén và các ống dẫn khí nén bị nứt, rỉ thủng và cong, chờn hỏng 
ren cần được tiến hành hàn đắp sửa nguội và gò nắn hết cong. 
 4.4.2. Kiểm tra, sửa chữa dẫn động phanh bằng khí nén 
 4.4.2.1. Kiểm tra bên ngoài và các bộ phận dẫn động phanh 
 - Dùng kính phóng đại để quan sát vết nứt, chảy rỉ bên ngoài tổng van điều 
khiển, các đường ống dẫn khí nén, các bầu phanh bánh. 
 - Kiểm tra tác dụng của bàn đạp phanh và áp suất khí nén, nếu bàn đạp không 
có tác dụng và áp suất không đủ quy định cần tiến hành sửa chữa kịp thời 
 4.4.2.2. Kiểm tra khi vận hành 
 Khi vận hành ô tô thử đạp phanh, kiểm tra áp suất của khí nén và nghe tiếng kêu 
ồn khác thường ở cụm dẫn động phanh, nếu có tiếng ồn khác thường và phanh không 
còn tác dụng, áp suất không đủ quy định theo yêu cầu cần phải kiểm tra và sửa chữa 
kịp thời. 
 4.4.2.3. Sửa chữa dẫn động phanh bằng khí nén 
 a. Bàn đạp phanh và ty đẩy 
 + Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng của bàn đạp phanh và ty đẩy: cong, nứt và mòn lỗ, chốt của ty đẩy. 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ, chốt so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài bàn đạp phanh và ty đẩy. 
 + Sửa chữa 
 - Bàn đạp phanh bị mòn lỗ, chốt xoay có thể hàn đắp gia công lại lỗ, bị cong, 
vênh tiến hành nắn lại hết cong, lò xo gãy phải thay thế. 
 - Ty đẩy mòn mòn lỗ, chốt xoay có thể hàn đắp gia công lại lỗ, bị cong, tiến 
hành nắn hết cong. 
 b. Van điều khiển 
 + Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng của các van điều khiển: nứt, mòn, cháy rỗ bề mặt tiếp xúc, vòng kín 
và gãy lò xo. 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp, pan me, đồng hồ so để đo độ mòn của các van và 
dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, rỗ và so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
 + Sửa chữa 
 Các van điều khiển bị nứt, mòn, cháy rỗ bề mặt tiếp xúc, vòng kín và gãy lò xo 
 169 
đều được thay thế đúng loại. 
 c. Bầu phanh bánh xe 
 + Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏn của bầu phanh bánh xe: nứt, thủng màng bơm và vỏ, gãy lò xo, cong 
 cần đẩy. 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp, pan me để đo độ mòn, cong của cam tác động và 
các chi tiết của cơ cấu điều chỉnh và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, 
thủng và so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
 + Sửa chữa 
 Bầu phanh bánh xe bị nứt tiến hành hàn đắp, màng thủng và lò xo gãy yếu cần 
thay thế, cần đẩy cong phải nắn lại. 
 4.4.3. Kiểm tra, sửa chữa cơ cấu phanh 
 4.4.3.1. Kiểm tra bên ngoài cơ cấu phanh 
 - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài cơ cấu phanh 
bánh xe. 
 - Kiểm tra tác dụng của bàn đạp phanh và cần kéo phanh tay, nếu không có tác 
dụng phanh cần tiến hành sửa chữa kịp thời cơ cấu phanh. 
 4.4.3.2. Kiểm tra khi vận hành 
 Khi vận hành ôtô thử đạp phanh và kéo phanh và nghe tiếng kêu ồn khác 
thường của hệ thống và cơ cấu phanh, nếu có tiếng ồn khác thường và phanh không 
còn tác dụng theo yêu cầu cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 
 4.4.3.3 Sửa chữa cơ cấu phanh 
 a. Guốc phanh 
 + Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng chính của guốc phanh: vênh, nứt và mòn lắp chốt lệch tâm. 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng 
kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài guốc phanh. 
 + Sửa chữa 
 - Guốc phanh bị mòn lỗ lắp chốt lệch tâm và nứt có thể hàn đắp gia công lại. 
 - Chốt và cam lệch tâm mòn có thể hàn đắp sau đó gia công lại kích thước ban 
 đầu. 
 - Lò xo gãy, yếu phải thay đúng loại. 
 b. Má phanh 
 + Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng của má phanh: nứt, mòn bề mặt tiếp tang trống phanh. 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn, của má phanh (độ mòn không nhỏ hơn 
chiều cao đinh tán 2 mm), dùng bột màu bôi lên tang trống và rà bề mặt tiếp xúc má 
 170 
phanh với tang trống phanh, dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 
 Hình 4-10. Kiểm tra cơ cấu phanh 
 a) Kiểm tra má phanh mòn; b) Kiểm tra diện tích tiếp xúc của má phanh 
 + Sửa chữa 
 - Má phanh mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh. 
 - Má phanh bị nứt và mòn nhiều phải thay mới. 
 - Các đinh tán đứt, lỏng phải thay thế. 
 c. Chốt lệch tâm, cam lệch tâm và lò xo 
 + Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng của chốt lệch tâm và cam lệch tâm: mòn chốt và cam lệch tâm, chờn 
hỏng các ren, gãy, yếu lò xo. 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp để đo độ mòn của các chốt, cam và lò xo so với tiêu 
chuẩn kỹ thuật. 
 + Sửa chữa 
 - Chốt lệch tâm và cam lệch tâm mòn có thể hàn đắp và gia công lại đúng kích 
thước, hình dạng ban đầu. 
 - Lò xo guốc phanh mòn phải thay thế đúng loại. 
 d. Mâm phanh và tang trống 
 + Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng của mâm phanh và tang trống: mòn, nứt tang trống và nứt và vênh 
mâm phanh. 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp và đồng hồ so để đo độ mòn, vênh của mâm phanh 
và tang trống so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
 171 
 Hình 4-11 Kiểm tra tang trống phanh 
 + Sửa chữa 
 - Tang trống mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh, mòn nhiều và nứt phải 
thay thế. 
 - Mâm phanh nứt có thể hàn đắp sau đó sửa nguội, bị vênh tiến hành nắn hết 
vênh. 
 e. Cụm cam tác động 
 + Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng của cụm cam tác động: mòn trục răng và cam tác động, mòn vành 
răng của chạc xoay và trục điều chỉnh. 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp để đo độ mòn của cam tác động và dùng dưỡng 
chuyên dùng đo độ mòn của trục răng, vành răng của chạc xoay và so sánh với tiêu 
chuẩn kỹ thuật. 
 + Sửa chữa 
 - Cam tác động và trục mòn có thể hàn đắp và gia công đúng kích thước, hình 
dạng ban đầu. 
 - Chạc xoay và trục điều chỉnh mòn có thể hàn đắp gia công lại hoặc thay thế cả 
cụm chi tiết. 
 5. HỆ THỐNG PHANH TAY 
 5.1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc 
 5.1.1. Sơ đồ cấu tạo (hình 5-1) 
 Đĩa tĩnh (3) của phanh được bắt chặt vào cacte hộp số. Trên đĩa tĩnh lắp hai 
guốc phanh (8) đối xứng nhau sao cho má phanh gần sát mặt tang trống phanh (6), lắp 
trên trục thứ cấp của hộp số. Đầu dưới của má phanh tỳ lên đầu hình côn của chốt điều 
chỉnh (7), đầu trên tỳ vào mặt một cụm đẩy guốc phanh gồm một chốt (4) và hai viên 
bi cầu. Chốt đẩy guốc phanh thông qua hệ thống tay đòn được nối với tay điều khiển 
(2). 
 172 
 Hình 5-1. Phanh tay lắp trên trục thức cấp hộp số 
 1.Nút ấn; 2. Tay điều khiển; 3. Đĩa tĩnh; 4. Chốt; 5. Lò xo; 6. Tang trống; 7. Vít 
 điều khiển; 8. Guốc phanh 
 CÇn phanh Hép sè chÝnh 
 tay 
 Cam t¸ c ®éng 
 Vµnh r¨ ng Tang trèng 
 h· m 
 § ßn dÉn ®éng 
 Guèc phanh vµ m¸ phanh Chèt lÖch t©m 
 H×nhHình 9 5-2.-2 S¬. Cơ ®å cấu cÊu phanh t¹ o c¬ tay cÊu (lắp phanh sau tay hộp số) 
 5.1.2. Nguyên lý hoạt động (l¾p sau hép sè) 
 Muốn hãm xe chỉ cần kéo tay điều khiển (2) về phía sau qua hệ thống tay đòn 
kéo chốt (4) ra phía sau đẩy đầu trên của guốc phanh hãm cứng trục truyền động. Vị trí 
hãm của tay điều khiển được khóa chặt nhờ cơ cấu con cóc chèn vào vành răng của bộ 
khóa. Muốn nhả phanh tay chỉ cần ấn ngón tay vào nút (1) để nhả cơ cấu con cóc rồi 
đẩy tay điều khiển (2) về phía trước. Lò xo (5) sẽ kéo guốc phanh trở lại vị trí ban đầu. 
 173 
Vít điều chỉnh (7) dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống. 
 CÇn kÐo Thanh ®Èy 
 phanh 
 Xi lanh b¸ nh xe 
 Thanh ®Èy 
 § ai èc ®iÒu chØnh 
 D©y kÐo 
 phanh 
 D©y kÐo Guèc phanh 
 CÇn dÉn ®éng 
 phanh 
 HìnhH×nh 59--3.3 .S¬ Sơ ®å đồcÊu t¹cấu o c¬ tạo cÊu phanhcơ cấu tay (l¾pphanh ë b¸ nh tay xe sau)(lắp ở bánh xe sau) 
 Nguyên lý hoạt động: 
 - Khi người lái cần kéo phanh tay, ấn nút đầu cần điều khiển (hoặc bóp tay kéo) 
và kéo cần điều khiển về phía sau cảm thấy nặng và thôi ấn nút (hoặc thả tay kéo), 
thông qua các đòn dẫn động và cam tác động (hoặc dây kéo và thanh đẩy), đẩy hai 
guốc phanh và má phanh áp sát vào tang trống tạo nên lực ma sát, làm cho tang trống 
và truyền động các đăng (hoặc tang trống và moayơ bánh xe) ngừng quay. 
 - Khi thôi phanh tay người lái ấn nút đầu cần điều khiển (hoặc bóp tay kéo) và 
kéo cần điều khiển về vị trí ban đầu (phía trước) cơ cấu phanh tray trở về vị trí thôi 
phanh, lò xo hồi vị, kéo hai guốc phanh và má phanh rời khỏi tang trống. 
 5.2. Các chi tiết chính 
 5.2.1. Mâm phanh và cam tác động 
 - Mâm phanh được lắp chặt với vỏ hộp số, trên mâm phanh có cam tác động và 
guốc phanh. 
 - Cam tác động lắp trên mâm phanh và tiếp xúc với hai đầu guốc phanh dùng để 
dẫn động đẩy hai guốc phanh và má phanh thực hiện quá trình phanh. 
 5.2.2. Guốc phanh và má phanh 
 - Guốc phanh và má phanh được lắp trên mâm phanh nhờ hai chốt lệch tâm, lò 
xo hồi vị luôn kéo hai guốc phanh rời khỏi tang trống 
 - Guốc phanh được làm bằng thép có mặt cắt chữ T và có bề mặt cung tròn 
theo cung tròn của tang trống, có khoan nhiều lỗ để lắp má phanh, trên một đầu có lỗ 
lắp với chốt lệch tâm, còn đầu kia tiếp xúc với côn đội và cam tác động. 
 - Má phanh làm bằng vật liệu ma sát cao (amiăng), có cung tròn theo guốc 
phanh và có nhiều lỗ để lắp với guốc phanh bằng các đinh tán. 
 - Đinh tán làm bằng nhôm hoặc đồng. 
 - Lò xo hồi vị để luôn giữ cho hai guốc phanh và má phanh tách khỏi tang trống 
 174 
và ép gần lại nhau. 
 5.2.3. Chốt lệch tâm 
 - Chốt lệch tâm dùng lắp guốc phanh, có phần lệch tâm dùng để điều chỉnh khe 
hở giữa má phanh và tang trống phanh. 
 - Cam lệch tâm lắp trên mâm phanh, dùng để điều chỉnh khe hở phía trên giữa 
má phanh và tang trống. 
 5.2.4. Tang trống 
 Tang trống làm bằng gang được lắp và quay theo trục thứ cấp của hộp số, có 
mặt bích để lắp với truyền động các đăng. 
 5.3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng 
 5.3.1. Khi kéo phanh tay có tiếng kêu ồn khác thường ở cơ cấu phanh 
 + Hiện tượng: Khi kéo phanh tay có tiếng ồn khác thường ở cụm cơ cấu phanh. 
 + Nguyên nhân: Các đòn dẫn động (hoặc thanh đẩy) rơ lỏng, má phanh mòn 
nhiều đến đinh tán, bề mặt má phanh chai cứng hoặc bị dính nước, đinh tán lỏng, chốt 
lắp guốc phanh mòn và thiếu dầu bôi trơn. 
 5.3.2. Phanh tay kém hiệu lực, kéo phanh tay nhưng phanh không ăn 
 + Hiện tượng: Khi kéo mạnh phanh tay nhưng xe không dừng theo yêu cầu của 
người lái, phanh không có hiệu lực. 
 + Nguyên nhân: Má phanh và tang trống mòn nhiều, dính dầu mỡ hoặc điều 
chỉnh sai khe hở (quá lớn). 
 5.2.3. Phanh bó cứng 
 + Hiện tượng: Khi thôi phanh tay, nhưng xe vẫn bị bó phanh tay (sờ tang trống 
bị nóng lên). 
 + Nguyên nhân 
 - Lò xo hồi vị guốc phanh gãy hỏng, làm cho má phanh luôn tiếp xúc với tang 
trống hoặc điều chỉnh sai khe hở má phanh (khe hở quá nhỏ). 
 - Các đòn dẫn động và cam tác động (hoặc thanh đẩy) bị bó kẹt. 
 5.4. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa 
 5.4.1. Kiểm tra bên ngoài cơ cấu phanh tay 
 - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài cơ cấu phanh 
tay. 
 - Kiểm tra tác dụng của cần điều khiển phanh tay, nếu không có tác dụng phanh 
cần tiến hành sửa chữa kịp thời cơ cấu phanh. 
 5.4.2. Kiểm tra khi vận hành 
 Khi vận hành ôtô thử kéo phanh tay và nghe tiếng kêu ồn khác thường của cơ 
cấu phanh tay, nếu có tiếng ồn khác thường và phanh không còn tác dụng theo yêu cầu 
cần phaỉ tiến hành kiểm tra và sửa chữa kịp thời. 
 175 
 5.4.3. Sửa chữa cơ cấu phanh 
 5.4.3.1. Guốc phanh 
 a. Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng chính của guốc phanh là: vênh, nứt và mòn lắp chốt lệch tâm 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn của lỗ so với tiêu chuẩn kỹ thuật. Dùng 
kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài guốc phanh. 
 b. Sửa chữa 
 - Guốc phanh bị mòn lỗ lắp chốt lệch tâm và nứt có thể hàn đắp gia công lại. 
 - Chốt và cam lệch tâm mòn có thể hàn đắp sau đó gia công lại kich thước ban 
đầu. 
 - Lò xo gãy, yếu phải thay đúng loại 
 5.4.3.2. Má phanh 
 a. Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng má phanh : nứt, mòn bề mặt tiếp trống phanh. 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp đo độ mòn, của má phanh (độ mòn không nhỏ hơn 
chiều cao đinh tán 2 mm), dùng bột màu bôi lên tang trống và rà bề mặt tiếp xúc má 
phanh với tang trống phanh, dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt. 
 b. Sửa chữa 
 - Má phanh mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh, má phanh bị nứt và mòn 
nhiều phải thay mới 
 - Các đinh tán đứt, lỏng phải thay thế. 
 5.4.3.3. Chốt lệch tâm và lò xo 
 a. Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng của chốt lệch tâm và cam lệch tâm: mòn chốt và cam lệch tâm, chờn 
hỏng các ren, gãy yếu lò xo 
 - Kiểm tra: Dùng thước cặp để đo độ mòn của các chốt, cam so và lò xo so với 
tiêu chuẩn kỹ thuật. 
 b. Sửa chữa 
 - Chốt lệch tâm mòn, có thể hàn đắp và gia công đúng kích thước, hình dạng 
ban đầu. 
 - Lò xo guốc phanh mòn, gãy phải thay thế đúng loại 
 5.4.3.4. Mâm phanh và tang trống 
 a. Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng của mâm phanh và tang trống : mòn, nứt tang trống và nứt và vênh 
mâm phanh. 
 176 
 - Kiểm tra : Dùng thước cặp và đồng hồ so để đo độ mòn, vênh của mâm phanh 
và tang trống so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
 b. Sửa chữa 
 - Tang trống mòn, vênh tiến hành tiện láng hết vênh, mòn nhiều và nứt phải 
thay thế 
 - Mâm phanh nứt có thể hàn đắp sau đó sửa nguội, bị vênh tiến hành nắn hết 
vênh. 
 5.4.3.5. Cam tác động và các đòn dẫn động 
 a. Hư hỏng và kiểm tra 
 - Hư hỏng các đòn dẫn động và cam tác động : cong các đòn dẫn động, mòn 
cam tác động và các chốt xoay. 
 - Kiểm tra : Dùng thước cặp để đo độ cong, mòn của các đòn dẫn động và dùng 
dưỡng chuyên dùng đo độ mòn của cam tác động, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật. 
 b. Sửa chữa 
 - Cam tác động mòn, có thể hàn đắp và gia công đúng kích thước, hình dạng 
ban đầu. 
 - Các đòn dẫn động mòn có thể hàn đắp gia công lại, bị cong có thể nắn hết 
cong. 
 CÂU HỎI ÔN TẬP 
 1. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh? 
 2. Hệ thống phanh dầu cấu tạo gồm những chi tiết chính nào? Trình bày hoạt 
động của hệ thống phanh dầu. 
 3. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và 
sửa chữa các chi tiết hệ thống phanh dầu 
 4. Nêu đặc điểm các chi tiết chính trong hệ thống phanh ABS. 
 5. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và 
sửa chữa các chi tiết hệ thống phanh ABS. 
 6. Giới thiệu sơ đồ cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của toàn hệ thống và từng 
cụm chi tiết chính của phanh khí. 
 7. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và 
sửa chữa các chi tiết hệ thống phanh khí. 
 8. Hệ thống phanh tay cấu tạo gồm những chi tiết chính nào? Trình bày hoạt 
động của hệ thống phanh tay. 
 9. Nêu hiện tượng, nguyên nhân hử hỏng và trình bày phương pháp kiểm tra và 
sửa chữa các chi tiết hệ thống phanh tay. 
 177 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Khắc Trai - Cấu tạo Ô tô - Nhà xuất bản giáo dục, 2008 
2. Hoàng Đình Long - Kỹ thuật sửa chữa ô tô – Bộ Giáo dụ và đào tạo, 2006 
 178 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cau_tao_gam_o_to.pdf