Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhiên liệu - Nghề: Cơ điện nông thôn
* Mục tiêu:
- Trình bày được nhiệm vụ , yêu cầu hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí;
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
dùng chế hòa khí;
- Bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hoà
khí đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Rèn luyện tác phong công nghiệp.
* Nội dung
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng
1.1. Nhiệm vụ
Lọc sạch không khí, nhiên liệu, định lượng đảm bảo cung cấp cho động cơ một
lượng hỗn hợp giữa xăng và không khí đúng về thành phần, đủ về số lượng phù hợp với
từng chế độ làm việc của động cơ.
Dự trữ một lượng nhiên liệu đảm bảo cho động cơ làm việc được trong thời gian nhất
định.
- Thải sạch sản vật cháy ra ngoài đảm bảo ô nhiễm môi trường cũng như gây ồn ở
mức thấp nhất.
1.2. Yêu cầu
- Thành phần hỗn hợp cháy phải phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. Đảm
bảo công suất động cơ.
- Tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình động cơ hoạt động.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường và tiếng ồn khi động cơ hoạt động.
- Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, dễ dàng
2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ
chế hoà khí
2.1. Sơ đồ chung
3. Bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng.
3.1. Bảo dưỡng, sửa chữa bơm xăng
3.1.1. Nhiệm vụ, phân loại
Nhiêm vụ: Hút xăng từ thùng chứa, đẩy xăng lên đến buồng phao của cacbuarator
(BCHK) một cách đều đặn và kịp thời khi động cơ làm việc. Đồng thời tự điều chỉnh
lượng xăng đi vào khi bộ chế đầy xăng. trên ô tô thường lắp bơm kiểu màng, điều kiện
làm việc trong môi trường áp lực vừa phải.
Yêu cầu: Lưu lượng của bơm xăng phải đủ để cung cấp cho BCHK với áp suất
nhất định.
- Giữ cho nhiên liệu luôn đầy trong đường ống khi động cơ ngừng làm việc
Phân loại: gồm 2 loại.
- Bơm xăng điện kiểu màng bơm.
- Bơm xăng điện kiểu roto bi đĩa gạt hoặc kiểu turbine.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhiên liệu - Nghề: Cơ điện nông thôn
o nhiên liệu có áp xuất cao đưa đến vòi phun. Kết hợp với việc vặn vít điều chỉnh sức căng lò xo vòi phun cho đến khi áp xuất nhiên liệu trên đồng hồ báo 250 kg/cm2 (Không cho nhiên liệu phun ra khỏi vòi phun) Quan sát trên đồng hồ khi áp xuất nhiên liệu giảm xuống 200 kg/cm2 thì bấm đồng hồ theo dõi thời gian áp xuất giảm đến trị số 180 kg/cm2. Thời gian này phải ≥ 9 giây - Kiểm tra điều chỉnh áp suất phun: – Mở van đến đồng hồ áp suất. Dùng tay dập cần bơm tay từ từ cho áp suất nhiên liệu nơi đồng hồ tăng dần lên đến khi nhiên liệu được phun ra. Ghi nhận áp suất phun trên đồng hồ, so với áp suất phun trên qui định của nhà chế tạo ( 49 Động cơ IAMZ-236,238 áp xuất phun là 150+5 Kg/cm2. Động cơ IAMZ 240П, động cơ KAMAZ áp xuất phun là 210 kg/cm2). Nếu áp xuất phun chưa đúng thì phải điều chỉnh lại bằng cách: + Áp suất phun thấp hơn qui định vặn vít điều chỉnh đi vào hoặc thêm đệm để tăng sức căng lò xo + Áp suất phun cao hơn qui định vặn vít điều chỉnh đi ra hoặc bớt đệm để giảm sức căng lò xo - Kiểm tra chất lượng phun: – Khóa van đến đồng hồ. Dập nhanh cần bơm tay cho nhiên liệu phun ra vài lần. Sau khi phun quan sát chùm tia nhiên liệu phun ra phải ở dạng sương mù và có tiếng kêu đanh đặc trưng. Ngoài ra còn quan sát đầu vòi phun phải khô, sạch. 3.4. Bảo dưỡng,ử s a chữa bộ điều tốc - Bộ điều tốc có nhiệm vụ duy trì vận tốc ổn định cho trục khuỷu động cơ trong khi cần ga cố định và mức tải thay đổi tăng, giảm đột xuất hay liên tục. Ổn định được mọi tốc độ theo yêu cầu làm việc ở các chế độ khác nhau. Giới hạn được vận tốc tối đa của trục khuỷu tránh hư hỏng cho động cơ. 3.4.1. Sơ đồ cấu tạo Bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ đảm bảo cho động cơ làm việc ổn định ở bất kỳ một chế độ tốc độ nào (từ nmin đến nmax) 50 Sơ đồ cấu tạo gồm có quả văng, lò xo điều tốc, tay đòn (cần), nối với thanh răng của bơm cao áp. Muốn tăng hoặc giảm tốc độ hoạt động của động cơ chỉ cần thay đổi lực căng của lò xo điều tốc, ép lò xo điều tốc càng căng tốc độ động cơ càng cao. Người ta thường dùng truyền động bánh răng đảm bảo tốc độ trục bộ điều tốc cao hơn trục cam bơm cao áp nhờ đó có thể dùng quả văng nhỏ với kích thước và trọng lượng bé mà vẫn có lực lớn để kéo thanh răng. 3.4.2. Nguyên lý hoạt động Đạp bàn đạp ga sẽ làm tăng lực căng của lò xo bộ điều tốc, động cơ làm việc ổn định ở tốc độ lớn hơn. Lúc ấy nếu tốc độ động cơ tăng lên do giảm tải bên ngoài sẽ làm tăng lực ly tâm của hai quả văng lớn hơn so với lực ép lò xo khiến khớp trượt bị đẩy sang phải qua tay đòn kéo thanh răng về phía giảm nhiên liệu. Nếu tốc độ của động cơ giảm, lực ly tâm của hai quả văng giảm xuống nhỏ hơn lực ép của lò xo bộ điều tốc, lò xo đẩy khớp trượt về phía bên trái thông qua tay đòn kéo thanh răng về phía tăng nhiên liệu thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh tốc độ của động cơ. Để giảm tốc độ xe, nhả bàn đạp ga, lực căng của lò xo bộ điều tốc giảm khớp trượt bị đẩy sang phải kéo thanh răng về phía giảm nhiên liệu tốc độ động cơ giảm. Bộ điều tốc tiếp tục hoạt động để điều chỉnh tốc độ của động cơ tại vị trí cố định bàn đạp ga. Bộ điều tốc cơ khí được sử dụng nhiều vì đơn giản, bảo dưỡng dễ dàng, Bộ điều tốc thường được lắp trên bơm cao áp. 3.4.3. Những hư hỏng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra, sửa chữa Hiện tượng khi động cơ làm việc độ không đồng đều của bộ điều tốc tăng, độ không nhạy tăng Nguyên nhân - Do mòn các khâu khớp dẫn động. - Do sự tăng ma sát tại các khớp vì thiếu dầu cũng như thừa quá nhiều dầu bôi trơn. - Đôi khi do va quệt giữa quả văng với vỏ bộ điều tốc gây nên - Lò xo điều tốc bị mất đàn hồi hoặc do điều chỉnh sai làm số vòng quay điều chỉnh quá sớm (khi lực lò xo bị yếu) hoặc quá muộn khi lực lò xo được điều chỉnh quá căng. 51 - Với loại điều tốc chân không khi màng chân không bị rách, thủng hoặc đường ống dẫn khí từ ống nạp tới buồng chân không không kín, sẽ làm tốc độ điều chỉnh tăng cao lên. - Một số sự cố như kẹt pít tông xy lanh bơm cao áp, kẹt thanh răng cũng làm tăng ma sát của hệ thống, khiến bộ điều tốc không thể làm việc chính xác, vì vậy cần phải kiểm tra sự hoạt động linh hoạt của bơm cao áp là rất cần thiết. 3.4.4. Thực hành bảo dưỡng, sửa chữa bộ điều tốc * Tháo bộ điều tốc từ động cơ - Làm sạch bên ngoài bộ điều tốc. - Tháo các đường ống dẫn dầu đến bơm cao áp - Chọn đúng cỡ cờ lê dẹt để tháo các đường ống dẫn - Tháo cần dẫn động liên quan với cần ga. - Chọn đúng dụng cụ tháo. Tháo các bu lông bắt chặt bơm cao áp với thân máy, tháo bơm cao áp và bộ điều tốc ra khỏi động cơ. Chú ý giữ chắc chắn bơm cao áp và bộ điều tốc không để rơi bơm gây tai nạn. * Tháo rời bộ điều tốc - Rửa sạch bên ngoài bơm cao áp và bộ điều tốc. - Tháo rời các chi tiết của bộ điều tốc (theo đúng quy trình). Dùng bàn tháo lắp, khay đựng chi tiết và dầu diesel sạch để rửa các chi tiết. sắp xếp các chi tiết đúng quy định. - Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa các chi tiết của bộ điều tốc. * Quy trình lắp - Lắp các chi tiết của của bộ điều tốc theo thứ tự ngược lại. - Kiểm tra cần ga dịch chuyển nhẹ nhàng - Lắp bơm cao áp và bộ điều tốc lên động cơ (ngược với quy trình tháo) 3.5. Bảo dưỡng,ử s a chữa bộ phận phun nhiên liệu sớm 3.5.1. Sơ đồ cấu tạo Bộ phun sớm gồm có mâm tiếp động gắn cứng vào đầu côn của trục cam bơm cao áp nhờ chốt cavét và đai ốc. Trên mâm tiếp động có gắn hai trụ đứng A hai quả văng xoay nhẹ trên các trụ này. Mâm nối chủ động có hai vấu khớp với vấu của mâm truyền động từ động cơ đến. Mặt trong mâm có hai trụ tròn B tỳ vào mặt cong của hai quả văng . Hai lò xo gối đầu chống vào lỗ của trụ A trên mâm và trụ B trên mâm và đẩy các quả văng cúp vào. Nắp vặn ren vào mâm và đậy kín các chi tiết. 52 3.5.2. Nguyên lý hoạt động Khi động cơ ngừng hoạt động lò xo đẩy trụ B trượt lên mặt cong quả văng ép hai quả văng cúp vào. Khi động cơ hoạt động, trục cam bơm cao áp quay kéo mâm quay, mâm kéo mâm quay, lực ly tâm của các quả văng lớn hơn sức căng lò xo làm các quả văng bung ra. Mặt cong của các quả văng trượt lên lưng cong của trụ B ép lò xo lại làm cho mâm phải dịch tới quay theo chiều quay của trục cam bơm cao áp một góc độ nhất định kéo trục cam bơm cao áp xoay theo để phun dầu sớm hơn. 3.6. Bảo dưỡng,ử s a chữa thùng nhiên liệu và các bầu lọc 3.6.1. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động Để lắng lọc nước và lọc những cặn bẩn có kích thước lớn (0,07-0,08 mm) có trong nhiên liệu trước khi vào bơm thấp áp. Bầu lọc thô nhiên liệu gồm có 3 bộ phận chủ yếu là thân bầu lọc, nắp bầu lọc, phần tử lọc. Trên nắp bầu lọc có các đường nhiên liệu vào và dường nhiên liệu ra. Nắp và thân bầu lọc được liên kết vứi nhau bằng bu lông. Lõi lọc là một khung bằng kim loại có nhiều lỗ, bên ngoài quấn sợi bông hoặc lồng các tấm lọc bằng kim loại 53 Khi động cơ làm việc, nhiên liệu được hút từ thùng chứa qua ống dẫn vào khoảng trống giữa thân và lõi lọc. Những tạp chất cơ học có kích thước lớn được giữ lại ở bề mặt ngoài lõi lọc sau đó lắng xuống đáy vỏ bầu lọc. Nhiên liệu sạch qua lớp sợi bông của lõi lọc lên nắp bầu lọc qua đường ra, ống dẫn lên bơm chuyển vận. Hình. 2.3. Bầu lọc thô của hệ thống cung cấp nhiên Diesel (a) Bầu lọc phần tử lọc bằng sợi bông (b) Bầu lọc phần tử lọc là các tấm lọc bằng kim loại; (c) và (d)- Bầu lọc lắng. A. Đường nhiên liệu vào; B. Đường nhiên liệu ra 1,2. Phần tử lọc; 3. Vỏ lọc; 4. Van xả cặn; 5. Trục phần tử lọc; 6. Nắp bầu lọc; 7. Phễu lắng 3.4. Bầu lọc tinh nhiên liệu: Để lọc sạch những cặn bẩn có kích thước nhỏ trước khi vào bơm cao áp và vòi phun. 54 Hình 2.4. Bầu lọc tinh của hệ thống cung cấp nhiên Diesel (a). Lọc bằng chỉ bố; (b). Lọc bằng giấy xốp; (c). Lọc hai cấp 2- Ruột lọc; 3,8- Phần tử lọc; Đệm; 5,10- Vỏ lọc; 6- Lò xo; 7- Van xả gió; 9- Vỏ phần tử lọc; 11- Van xả cặn 38 A- Ống dẫn nhiên liệu vào; B- Ống nhiên liệu ra.. Bầu lọc tinh nhiên liệu gồm có 3 bộ phận chủ yếu là thân bầu lọc, nắp bầu lọc, phần tử lọc. Trên nắp bầu lọc có các đường nhiên liệu vào và dường nhiên liệu ra. Nắp và thân bầu lọc được liên kết với nhau bằng bu lông. Lõi lọc là một khung bằng kim loại có nhiều lỗ, bên ngoài quấn sợi len dạ hoặc lồng bằng giấy lọc. Khi động cơ làm việc, nhiên liệu được bơm chuyển vận đẩy qua ống dẫn vào khoảng trống giữa thân và lõi lọc. Những tạp chất cơ học nhỏ được giữ lại ở bề mặt ngoài lõi lọc sau đó lắng xuống đáy vỏ bầu lọc. Nhiên liệu sạch qua lớp sợi hoặc giấy lọc của lõi lọc lên nắp bầu lọc qua đường ra, ống dẫn lên bơm cao áp. 3.6.3. Những hư hỏng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra, sửa chữa Các hư hỏng thường găp Các bầu lọc thường bị tắc, bẩn trong quá trình làm việc dẫn đến thiếu nhiên liệu hoặc không cung cấp nhiên liệu đến BCA được Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa: Bầu lọc nhiên liệu phải được xả cặn ở đáy hàng ngày và xúc rửa sau 5.000 km xe chạy. Nếu các lõi lọc tắc bẩn phải thay mới. Khi xúc rửa bầu lọc hoặc thay lõi lọc cần lưu ý các doăng đệm, nếu hỏng phải thay mới. 3.6.4. Thực hành bảo dưỡng, sửa chữa thùng nhiên liệu, bầu lọc Tiến hành thay lõi lọc mới theo quy trình sau: - Tháo đai ốc lục giác (Trục bầu lọc) 55 - Tháo vỏ bầu lọc xuống phía dưới (hình 10-3) - Tháo loại bỏ lõi lọc cũ và các đệm làm kín - Dùng dầu diesel rửa sạch bên trong bầu lọc - Tháo vỏ bầu lọc bỏ lõi lọc ra và rửa sạch vỏ bầu lọc, nắp nút xả lại. - Lắp lõi lọc mới rồi lắp vỏ bầu lọc vào và xiết chặt các bu lông. - Kiểm tra các chi tiết của bầu lọc đúng yêu cầu: Đệm cao su còn tốt, ốc xả cặn không bị chờn hỏng ren. - Thay lõi lọc mới, lắp lại bầu lọc lại đúng yêu cầu, Hình 2.5. Bầu lọc tháo rời - Sau khi thay lõi lọc và lắp hoàn chỉnh bầu lọc, lắp các ống dẫn nhiên liệu, nới lỏng vít xả không khí, mở van thùng nhiên liệu, bơm tay nhiên liệu lên bầu lọc và tiến hành xả sạch không khí trong hệ thống (Xả e) * Đối với loại bầu lọc giấy dùng một lần để thay lõi lọc ta làm như sau - Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo bầu lọc cũ ra khỏi động cơ. - Bôi lên giăng đệm của bầu lọc mới một ít dầu động cơ. - Lắp bầu lọc mới vào động cơ vặn chặt bầu lọc bằng tay khi nào thấy nặng tay thì dùng dụng cụ chuyên dùng vặn thêm 3/4-1 vòng nữa là được. 56 Hình 2.6. Tháo bầu lọc tinh 1. Bulông trung tâm; 2. Khoang lọc nhiên liệu; 3. Lò xo; 4. Bệ lò xo; 5. Lõi lọc; 6. Đế bầu lọc (Giá bắt bầu lọc) Thay thế bộ lọc nhiên liệu (loại liền). * Tháo bộ lọc: - Tháo giá lọc và bộ lọc. Đường ống nhiên liệu từ bơm cung cấp. Ống nhiên liệu đến bơm cao áp. Bầu lọc nhiên liệu 57 Hình 2.6. Tháo đường nhiên liệu bầu lọc Kiểm tra bầu lọc - Trực giác quan sát đường ống dẫn nhiên liệu thấp áp và các chỗ nối nếu thấy nhiên liệu chảy ra thì đường ống dẫn đó bị nứt và các mối ghép ren bị hở. Vệ sinh sạch các đường ống, thay thế các ống nứt, siết chặt các vị trí hở. - Quan sát xem các đường ống có bị móp , bẹp hay không - Quan sát ta thấy bầu lọc có bị nứt vỡ không Sửa chữa. - Đối với ống nhựa nếu bị nứt, thủng, vật liệu biến chất ta thay mớ - Đối với ống bằng cao su tổng hợp bị nứt, thủng, vật liệu biến chất ta thay mớ - Đối với ống bằng đồng + Nếu các đầu nối bị mòn ta thay đầu nối khác,đường ống bị gãy, nứt, thủng ta hàn lại bằng hàn hơi. + Có thể dùng cách làm loe đầu các đoạn ống lắp thêm hai đầu cắt của ống cần phải thẳng và nhẵn nếu không sẽ bị dò rỉ nhiên liệu, sau đó cũng làm loe hai đầu ống đó bằng dụng cụ nong.Rồi dùng đoạn nối (hình 2.10) để bắt chặt chỗ lắp. 58 Bài 3. Hệ thống sấy khí nạp * Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại của hệ thống sấy khí nạp; - Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống; - Phân tích được những hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục; - Bảo dưỡng được hệ thống sấy khí nạp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tác phong công nghiệp. * Nội dung: 1. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống sấy khí nạp 1.1. Nhiệm vụ Động cơ diesel hoạt động bằng cách nén hỗn hợp nhiên liệu dưới áp suất lớn đến mức tự bốc cháy sinh công. Bởi không sử dụng tia lửa điện, động cơ diesel cần một tí số nén lớn để đẩy nhiệt độ lên cao. Tỉ số này có khi đạt tới 20:1 trong khi ở động cơ xăng trung bình chỉ cần 9,5:1. Khi trời lạnh, đặc biệt miền bắc vào mùa đông, động cơ diesel sẽ khó nổ hơn bình thường do các lí do sau: 1.2. Phân loại Bugi sấy dùng cho động cơ không sử dụng turbo Bugi sấy dùng cho động cơ sử dụng turbo. Thường trên bugi loại này có kí hiệu chữ "P" trên dãy thông số. Phân loại theo điện áp Bugi sấy dùng điện áp 12v thường dùng cho xe hơi Bugi sấy dùng điện áp 24v thường dùng cho xe tải. Ngoài ra còn có một loại khác 2. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống sấy khí nạp 2.1. Sơ đồ chung 59 2.2. Nguyên lý hoạt động Trước khi khởi động, bật khoá điện về nấc sấy, quá trình sấy có hai nấc: Khi nhiệt độ quá lạnh: dòng điện từ ác quy qua khoá điện vào bộ định thời gian sấy và tới cuộn dây của rơle bugi sấy số 1, tiếp điểm của rơle đóng lại. Lúc đó các bugi sấy được cấp 100% điện áp của ác quy để đảm bảo quá trình sấy nhanh. Khi nhiệt độ không lạnh lắm thì bugi sấy được điều khiển qua rơle sấy số 2,dòng điện vào bugi sấy thông qua 1 điện trở phụ, điện áp đặt vào các bugi sấy bị giảm đi, mức độ đốt nóng của các bugi sấy giảm so với khi sấy ở nhiệt độ quá lạnh. Bộ định thời gian sấy nhận thông tin từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ để điều khiển tự động tắt các bugi sấy khi thời gian sấy cần thiết đã đủ. Do vậy khi đèn báo sấy tắt mà chưa kịp bật khoá về nấc khởi động thì các bugi sấy cũng không bị nung đỏ. Chu trình khởi động như sau: Sấy 6-15 giây. Khởi động máy 5-10 giây. Nghỉ 1 phút trở lên (nếu máy không khởi động được ). Lại sấy 5-6 giây. Khởi động máy 5-10 giây... cứ thế lập lại với khoảng nghỉ là 1 phút 3.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng Hư hỏng thường gặp Cháy cầu chì do chạm chập mạch bugi sấy 60 Cháy bugi sấy do thao tác sấy khởi động không đúng yêu cầu kỹ thuật, kéo dàithời gian sấy quá quy định hoặc bộ định thời gian sấy bị hỏng, cảm biến nhiệt độ hỏng. Rơle bugi sấy không làm việc do: + Mạch điều khiển tiếp xúc không tốt ở công tắc khởi động, các đầu nối với cuộn dây của rơle, của bộ định thời gian sấy hoặc dây dẫn bị đứt ngầm bên trong. + Cháy cuộn dây của rơle bgugi sấy + Bộ định thời gian sấy bị hư hỏng + Tiếp điểm của rơ le bị hơ hỏng 3.2. Phương pháp kiểm tra và biện pháp khắc phục Kiểm tra thông mạch bugi sấy: Tháo đầu dây điện vào bugi sấy, dùng VOM đo thông mạch bugi, một đầu que đo chạm vào đầu nối điện vào, đầu kia chạm vào nắp máy,nếu điện trở đo được bằng vô cùng thì bugi cháy, đứt cần thay thế. Nếu điện trở lớn hơn định mức có thể do bugi bị lỏng, tiếp mát không tốt hoặc dây điện trở của bugi tiếp xúc với các cực không tốt trường hợp này phải thay mới bugi sấy. 61
File đính kèm:
- giao_trinh_bao_duong_sua_chua_he_thong_nhien_lieu_nghe_co_di.pdf