Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Mục tiêu:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên ô

tô.

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô.

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:

1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô .

Điều hoà không khí là điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như là một máy

hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ thay đổi từ cao đến thấp. Điều hoà không khí

ngoài tác dụng đem lại cảm giác thoải mái cho người lái xe và hành khách, nó cũng

giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của

kính xe.

Hình1.1: Xe ôtô có trang bị

hệ thống điều hòa không khí

1.1. Nhiệm vụ

- Lọc sạch tinh khiết

khối không khí trước khi

đưa vào ca bin ôtô Hình1.2: Sơ đồ khối giới thiệu quá trình lọc

sạch, hút ẩm và làm lạnh khối không khí đưa

vào cabin ôtô

Làm

lạnh

Làm

sạch7

- Làm mát khối không khí và duy trì độ mát ở nhiệt độ thích hợp

- Rút sạch chất ẩm ướt trong khối không khí này.

- Giúp cho khách hàng và người lái xe cảm thấy mát dịu và thoải mái khi chạy

xe trên đường trong khi thời tiết nóng bức.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ô tô được mô tả theo sơ đồ khối

hình 1.2

1.2. Yêu cầu

Điều hoà không khí là một bộ phận để:

- Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe.

- Điều khiển dòng không khí trong xe

- Lọc và làm sạch không khí

1.3. Lý thuyết về điều hòa không khí:

Hệ thống điện lạnh được thiết kế dựa trên

các đặc tính cơ bản của sự truyền dẫn nhiệt

sau đây: Dòng nhiệt, sự hấp thụ nhiệt và áp

suất với điểm sôi.

1.3.1. Dòng nhiệt

Hệ thống điện lạnh được thiết kế để xua

đẩy nhiệt từ vùng này sang vùng khác.

Nhiệt có tính truyền dẫn từ vật nóng sang

vật nguội. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai

vật càng lớn thì dòng nhiệt lưu thông càng

mạnh.

Nhiệt truyền dẫn từ vật này sang vật khác

theo ba cách:

- Dẫn nhiệt

- Sự đối lưu

- Sự bức xạ

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trang 1

Trang 1

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trang 2

Trang 2

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trang 3

Trang 3

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trang 4

Trang 4

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trang 5

Trang 5

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trang 6

Trang 6

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trang 7

Trang 7

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trang 8

Trang 8

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trang 9

Trang 9

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 62 trang xuanhieu 10460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

Giáo trình Bảo dưỡng & Sửa chữa hệ thống điều hòa không khí trên ô tô
Mỗi 305m cao hơn mặt nước biển, số đọc phải cộng thêm 25mm Hg. 
 Như đã trình bày trước đây, quá trình hút chân không sẽ làm cho áp suất trong hệ 
thống lạnh giảm xuống thấp, nhờ vậy điểm sôi của chất ẩm (nước) nếu còn sót lại
trong hệ thống cũng hạ thấp, chất ẩm sôi và bốc hơi tức thì và sau đó được rút sạch ra 
khỏi hệ thống lạnh. Thời gian cần thiết cho một lần rút chân không khoảng 15 đến 30 
phút. 
 55 
 Thao tác việc rút chân không như 
sau: 
 1. Sau khi đã xả sạch môi chất lạnh 
trong hệ thống, ta khoá kín hai van đồng 
hồ thấp áp và cao áp trên bộ đồng hồ gắn 
trên hệ thống điện lạnh ôtô. 
 2. Trước khi tiến hành rút chân 
không, nên quan sát các áp kế để biết chắc 
chắn môi chất lạnh đã được xả hết ra 
ngoài. 
 3. Ráp nối ống giữa ống màu vàng 
của bộ đồng hồ vào cửa hút của bơm chân 
không như trình bày trên (hình 3.12). 
 4. Khởi động bơm chân không. 
 5. Mở van đồng hồ phía áp suất thấp, 
quan sát kim chỉ. Kim phải chỉ trong vùng 
chân không ở phía dưới số 0. 
 6. Sau 5 phút tiến hành rút chân 
không, kim của đồng hồ phía áp suất thấp phải chỉ mức 500 mmHg, đồng thời kim của 
đồng hồ phía cao áp phải chỉ dưới mức 0. 
 7. Nếu kim của đồng hồ phía cao áp không ở mức dưới số không chứng tỏ hệ 
thống bị tắc nghẽn. 
 8. Nếu phát hiện hệ thống bị tắc nghẽn, phải tháo tách bơm chân không tìm 
kiếm, sửa chữa chỗ tắc nghẽn, sau đó tiếp tục rút chân không. 
 9. Cho bơm chân không làm việc trong khoảng 15 phút, nếu hệ thống hoàn toàn 
kín tốt, số đo chân không sẽ trong khoảng (610-660) mmHg. 
 10. Trong trường hợp kim của đồng hồ thấp áp vẫn chỉ ở mức trên 0 chứ không 
nằm trong vùng chân không dưới 0, chứng tỏ mất chân không, có nghĩa là có chỗ hở 
trong hệ thống. Cần phải tiến hành xử lý chỗ hở này theo quy trình sau đây: 
 a. Khoá kín cả hai van đồng hồ. Ngừng máy hút chân không. 
 b. Nạp vào hệ thống một lượng môi chất lạnh khoảng 0,4kg. 
 c. Dùng thiết bị kiểm tra xì ga để phát hiện chỗ xì. Xử lý, sửa chữa. 
 d. Sau khi khắc phục xong vị trí xì hở, lại phải xả hết môi chất lạnh và tiến hành 
rút chân không trở lại. 
 11. Mở cả hai van đồng hồ (hình 3.13), số đo chân không phải đạt được 
(710740) mmHg. 
 56 
 12. Sau khi đồng hồ phía thấp áp chỉ xấp xỉ (710740) mmHg tiếp tục rút chân 
không trong vòng 15 phút nữa. 
 13. Bây giờ khoá kín cả hai van đồng hồ thấp áp và cao áp trước khi tắt máy hút 
chân không. 
 2.4. Kỹ thuật nạp môi chất lạnh 
 Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ôtô là việc làm quan trọng, phải được 
thực hiện đúng phương pháp, đúng yêu cần kỹ thuật nhằm làm tránh hỏng máy nén. 
Nạp môi chất lạnh là nạp vào hệ thống điện lạnh ôtô đúng loại và đúng lượng môi chất 
cần thiết. Thông thường, trong khoang động cơ của ôtô cũng như trong cẩm nang sửa 
chữa của chủng loại ôtô đó có ghi rõ loại môi chất lạnh và lượng môi chất cần nạp 
vào. Lượng môi chất nạp có thể cân đo theo đơn vị poud hay kilograms. Ví dụ một ôtô 
trở khách có thể cần nạp vào 1,5 kg môi chất R-12. Ôtô du lịch cần lượng môi chất ít 
hơn. 
 Tuỳ theo dung tích bình chứa môi chất và đặc điểm của thiết bị chuyên dùng, ta 
có 3 trường hợp nạp môi chất: Nạp từ bình chứa nhỏ dung tích khoảng 0,5 kg. Nạp từ 
bình lớn có sức chứa 13,6 kg và nạp từ một thiết bị nạp môi chất đa năng. Thiết bị nạp 
đa năng giới thiệu trên (hình 3.14) bao gồm bình chứa môi chất lạnh, một xy lanh đo 
giúp theo dõi lượng môi chất đã nạp, một bơm rút chân không và bộ áp kế. Đôi khi 
thiết bị nạp có trang bị phần tử nung nóng. Khi bật công tắc phần tử này, môi chất 
lạnh được nung nóng tạo điều kiện bốc hơi giúp nạp nhanh hơn. 
 2.5. Nạp môi chất lạnh vào hệ thống trong lúc máy nén đang bơm 
 Kinh nghiệm thực tế cho thấy phương pháp nạp này thích ứng cho trường hợp 
nạp bổ sung có nghĩa là nạp thêm môi chất lạnh cho một ôtô bị thiếu môi chất lạnh do 
hao hụt lâu ngày. 
 Hình 4.15: Lắp ráp bộ đồng hồ 
 Nó cũng được áp dụng để nạp môi chất cho một hệ thống trống rỗng sau khi đã 
rút chân không. 
 57 
 Nguyên tắc cơ bản của phương pháp nạp này là môi chất lạnh được nạp vào hệ 
thống xuyên qua từ phía áp suất thấp và ở trạng thái hơi. Khi ta đặt bình chứa môi chất 
lạnh thẳng đứng, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống ở dạng hơi. 
 Để tiến hành nạp môi chất vào một hệ thống điên lạnh ôtô vừa hoàn tất rút chân 
không, ta tuần tự thao tác như sau : 
 1. Hệ thống điện lạnh ôtô vừa được rút chân không xong như đã mô tả ở trên. 
Bộ áp kế vẫn còn gắn trên hệ thống với hai van khoá kín (hình 3.15). 
 2. Lắp ráp ống nối giữa màu vàng vào bình chứa môi chất lạnh. 
 3. Lắp ráp ống nối giữa màu vàng vào bình chứa môi chất lạnh. 
 4. Thao tác như sau để xả sạch không khí trong ống nối màu vàng: 
 a. Mở van bình chứa môi chất sẽ thấy ống màu vàng căng lên vì áp suất của ga 
môi chất. 
 b. Nới lỏng rắcco ống màu vàng tại bộ áp kế trong vài giây đồng hồ cho ga môi 
chất lạnh tống khứ hết không khí ra ngoài. 
 c. Sau khi xả hết không khí trong ống vàng, siết kín rắcco này lại. 
 4. Đặt thẳng đứng bình chứa môi chất và ngâm bình này trong một chậu nước 
nóng (tối đa 400c). Làm như thế nhằm mục đích cho áp suất của hơi môi chất lạnh 
trong bình chứa cao hơn áp trong hệ thống giúp nạp nhanh ( hình3.16). 
 5. Khởi động động cơ, cho mổ máy trên mức ga lăngti. 
 6. Hệ mở từ từ van phía thấp áp cho hơi môi chất lạnh tự nạp vào hệ thống đang 
ở trạng thái chân không (hình 3.17). 
 7. Sau khi áp kế chỉ áp suất đã tăng lên được khoảng 2kg/cm2, ta mở công tắc 
lạnh A/C, đặt núm chỉnh ở mức lạnh tối đa và vận tốc quạt thổi gió tối đa, máy nén sẽ 
tiếp tục rút hơi môi chất lạnh vào hệ thống. 
 8. Khi đã nạp đủ lượng môi chất cần thiết, khoá kín van phía thấp áp. 
 9. Khoá van bình chứa môi chất, tháo tách ống màu vàng ra khỏi bình môi chất. 
 10. Tiến hành kiểm tra xem việc nạp ga đã hoàn chỉnh chưa. 
 Nạp bổ xung môi chất lạnh: 
 Do sử dụng lâu ngày hệ thống lạnh ôtô bị hao hụt một phần môi chất, năng suất 
lạnh không đạt được tối đa, ta phải nạp bổ sung thêm môi chất , thao tác như sau: 
 1. Khoá kín hai van bộ áp kế. Lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống điện lạnh ôtô đúng 
kỹ thuật. 
 2. Xả không khí trong ống xanh bằng cách mở nhẹ van đồng hồ thấp áp trong vài 
giây cho ga áp suất bên trong hệ thống đẩy hết không khí ra ở đầu ống vàng, khoá kín 
van đồng hồ thấp áp. 
 3. Thao tác như thế để xả khí trong ống đỏ bằng cách mở nhẹ van đồng hồ cao 
áp cho không khí bị đẩy hết ra ngoài. Khoá kín van đồng hồ cao áp. 
 58 
 4. Ráp ống giữa bộ màu vàng của bộ đồng hồ vào bình chứa môi chất đặt thẳng 
đứng và ngâm trong một chậu nước nóng 400c. 
 5. Tiến hành xả không khí trong ống màu vàng như sau: 
 - Mở van bình chứa môi chất sẽ thấy ống màu vàng căng lên vì áp suất ga. 
 - Mở nhẹ rắc co đầu nối ống màu vàng tại bộ áp kế cho không khí và chút ga xì 
ra, siết kín rắcco này lại. 
 6. Khởi động động cơ ôtô, cho nổ máy trên mức ga lăngti. 
 7. Mở rộng hai cánh cửa trước ôtô, đặt núm chỉnh ở mức lạnh tối đa, quạt gió ở 
vận tốc tối đa. 
 8. Mở van đồng hồ phía thấp áp cho ga môi chất lạnh nạp vào hệ thống. 
 9. Khi môi chất lạnh đã được nạp đủ, khoá kín van bình chứa môi chất, khoá kín 
van đồng hồ thấp áp, tắt công tắc A/C, tắt máy, tháo bộ áp kế ra khỏi hệ thống, vặn kín 
các nắp đậy cửa thử. 
 Các biện pháp bảo đảm nạp đủ lượng ga cần thiết 
 Nhằm đảm bảo đảm đã nạp đủ lượng môi chất lạnh cần thiết vào hệ thống điện 
lạnh ôtô, tuỳ theo phương pháp nạp, ta có thể áp dụng một trong các biện pháp sau 
đây : 
 Cân đo: Áp dụng phương pháp này mỗi khi chúng ta biết được lượng môi chất 
lạnh cần nạp nhờ sách chỉ dẫn sửa chữa. Trước khi tiến hành nạp môi chất, ta đặt bình 
chứa môi chất lên một chiếc cân như giới thiệu trên (hình 3.18). 
 Hiệu số trọng lượng của bình chứa ga trước và sau khi nạp cho biết chính xác 
trọng lượng ga đã nạp vào trong hệ thống. 
 Theo dõi áp kế: Trong lúc nạp ga, máy nén đang bơm ta theo dõi các áp kế, đến 
lúc áp suất bên phía thấp áp và cao áp chỉ đúng thông số quy định là được. 
 Theo dõi cửa sổ quan sát môi chất (mắt ga): Trong lúc đang nạp ga, ta thường 
xuyên quan sát tình hình dòng môi chất lạnh đang chảy qua mắt ga. Khi chưa đủ ga, 
bọt bong bóng xuất hiện liên tục, đến khi ga đủ, bọt sẽ ít lại. 
 Vỗ vào đáy bình ga: Nếu bình chứa môi chất lạnh là loại nhỏ 0,5 kg, trước khi 
chấm dứt nạp ga, ta nên vỗ vào đáy bình để xem đã hết ga trong bình chứa. 
 2.6. Nạp môi chất trong lúc động cơ ngừng, máy nén không bơm 
 Phương pháp này thích ứng cho việc nạp môi chất lạnh vào một hệ thống lạnh 
trống rỗng đã được rút chân không. Môi chất ở thể lỏng và được nạp vào từ phía cao 
áp trong lúc máy nén không bơm. Trong quá trình nạp, khi ta lật ngược thẳng đứng 
bình chứa môi chất, môi chất sẽ được nạp vào hệ thống ở dạng thể lỏng. Phương pháp 
này giúp nạp nhanh nhưng khá nguy hiểm vì có thể làm hỏng máy nén nếu thao tác sai 
kỹ thuật. 
 Trong quá trình nạp môi chất lạnh vào một hệ thống điện lạnh ôtô theo phương 
pháp này, chúng ta phải tuân thủ các quy định an toàn sau đây: 
 59 
 - Không bao giờ được phép nổ máy động cơ ôtô và cho máy nén hoạt động trong 
lúc đang tiến hành nạp ga theo phương pháp này. 
 - Không được mở van đồng hồ thấp áp trong lúc hệ thống đang được nạp với 
môi chất lạnh thể lỏng. 
 - Sau khi hoàn tất nạp ga, phải dùng tay quay trục khuỷu máy nén vài vòng 
nhằm đảm bảo ga môi chất lỏng không chui vào các xy lanh máy nén. Phải kiểm tra 
khâu này trước khi khởi động động cơ và cho máy nén hoạt động. 
 Chúng ta thao tác như sau để nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ôtô trong 
lúc động cơ ngừng hoạt động, máy nén không bơm: 
 1. Bộ đồng hồ đã được lắp ráp vào hệ thống từ trước cho việc rút chân không, 
hai van đồng hồ vẫn còn khoá kín. 
 2. Lắp ráp đầu ống màu vàng vào bình chứa môi chất lạnh. 
 3. Xả không khí trong ống nối màu vàng bằng cách mở van bình chứa môi chất, 
nới lỏng rắcco đầu ống màu vàng tại bộ đồng hồ cho ga đẩy hết không khí ra ngoài. 
siết kín rắc co này lại. 
 4. Mở lớn hết mức van đồng hồ phía cao áp. 
 5. Lật ngược và đặt thẳng đứng bình chứa môi chất cho phép môi chất lạnh thể 
lỏng nạp vào hệ thống (hình 3.19). 
Hình 4.16: Kỹ thuật nạp môi chất theo phương pháp động cơ không nổ máy nén 
không bơm. lật ngược bình chứa môi chất lạnh, khóa van phía thấp áp 3,mở van phía 
cao áp 4. 5 Bình chứa môi chất lạnh R-12 
 6. Sau khi đã nạp đủ lượng môi chất vào trong hệ thống, khoá kín van đồng hồ 
phía cao áp. 
 7. Tháo tách rời giữa ống màu vàng ra khỏi bình chứa môi chất. 
 8. Quay tay trục máy nén vài ba vòng để đảm bảo môi chất lạnh thể lỏng không 
đi vào phía thấp áp của máy nén và ứ đọng trong xy lanh. 
 60 
 9. Nếu không thể quay tay trục máy nén được, chứng tỏ có môi chất lạnh lỏng 
len vào ứ đọng trong các xy lanh máy nén, lúc này nếu cho máy nén hoạt động sẽ phá 
hỏng máy nén. Phải chờ đợi một lúc cho môi chất lạnh bốc hơi. 
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 
- Vật liệu: 
 + Giẻ sạch 
 + Giấy nhám, roăng đệm 
 + Môi chất lạnh 
 + Các linh kiện hay sai hỏng cần thay thế 
- Dụng cụ và trang thiết bị: 
 + Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô 
 + Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất 
 + Mô hình cắt bổ hệ thống điều hòa, các cụm chi tiết phục vụ tháo lắp 
 + Động cơ otô với hệ thống điều hòa không khí 
 + Khay đựng chi tiết 
 + Máy chiếu, máy vi tính 
 + Phòng học, xưởng thực hành đầy đủ thiết bị kiểm tra và sửa chữa 
- Học liệu: 
 + Đề cương bài giảng 
 + Tài liệu hướng dẩn môđun kiểm tra, bảo dưỡng bơm hệ thống điều hòa không 
 khí trên ô tô 
 + Tài liệu tham khảo: 
 + Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ - NXB Giáo dục năm 2002. 
 + Ảnh, CD ROM về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
 + Phiếu kiểm tra. 
- Nguồn lực khác: 
 61 
 + Gara sửa chữa ô tô có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị hiện đại để học viên thực tập 
 nâng cao tay nghề kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 
 1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: 
 Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực 
 hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và 
 thái độ. 
 2. Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: 
- Kiến thức: 
 Qua sự đánh giá của giáo viên và tập thể giáo viên bằng các bài kiểm tra viết và 
trắc nghiệm điền khuyết: 
 + Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương 
 pháp kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô 
- Kỹ năng: 
 Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh, qua quá trình thực 
hiện, áp dụng các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đầy đủ đúng kỹ 
thuật và qua sự nhận xét, tự đánh giá của học viên và của giáo viên đạt các yêu cầu: 
 + Nhận dạng được các bộ phận, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điều hòa không 
 khí trên ô tô 
 + Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được các sai hỏng chi tiết, bộ phận 
 đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa 
 + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo 
 chính xác và an toàn 
 + Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý. 
- Thái độ: 
 Qua sự đánh giá trực tiếp trong quá trình học tập của học viên, đạt các yêu cầu: 
 + Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong bảo 
 dưỡng, sửa chữa 
 + Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời 
 gian 
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH: 
1. Phạm vi áp dụng chương trình: 
 Chương trình mô đun đào tạo “Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa 
không khí trên ô tô” được sử dụng để giảng dạy cho cho trình độ Cao đẳng nghề Công 
nghệ ô tô. 
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: 
 - Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và 
 tiếp theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành 
 - Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên 
 có đánh giá kết quả của sản phẩm đó 
 - Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều 
 kiện thực tế tại trường để chuẩn bị nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo 
 chất lượng dạy và học. 
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: 
 - Nội dung trọng tâm: Kỹ năng tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các sai 
 hỏng bộ phận, chi tiết của hệ thống điều hòa không khí trên ô tô đúng quy trình, 
 quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. 
4. Tài liệu cần tham khảo: 
 62 
- Giáo trình mô đun Sửa chữa và bảo dưỡng bơm hệ thống điều hòa không khí trên 
ô tô do Tổng cục dạy nghề ban hành 
- Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ - NXB GD – 2002 
- Toyota motor corporation, Toyota service training, Automatic A/C System 
simulator, 2005 
- Ariazone, Automotive Air Conditioning Training Manual, 2010 
- Th.s Nguyễn Văn Long Giang, Chuyên đề hệ thống điều hòa không khí, 2008 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_duong_sua_chua_he_thong_dieu_hoa_khong_khi_tr.pdf