Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam
Bài viết nghiên cứu các quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
về đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng để thấy
điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam và công ước Viên, từ đó đề xuất
một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giao kết hợp đồng theo quy định của Công ước viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam
bởi lẽ nếu đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp này thì sẽ không thể có hợp đồng được giao kết do đề nghị giao kết hợp đồng cùng với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mới cấu thành một hợp đồng hoàn chỉnh. Quy định nêu trên không được quy định trong Công ước Viên 1980. Tại Điều 395 BLDS năm 2015 còn quy 4 Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại. 5 Xem: Điều 388 BLDS năm 2015. 6 Xem: Điều 16 Công ước Viên 1980. NGUYỄN THỊ LÊ HUYỀN - VŨ THỊ HƯƠNG 117Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát định: “Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị”. Quy định này của BLDS năm 2015 không được ghi nhận trong Công ước Viên 1980. Thêm vào đó, điều này có vẻ vô lý, không cần thiết và mâu thuẫn với Điều 391 BLDS năm 2015, bởi Điều 391 quy định: Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt khi bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng. Tiếp thu kinh nghiệm từ pháp luật quốc tế, đặc biệt là Bộ nguyên tắc chung về Luật Hợp đồng Châu Âu (PCEL), Điều 387 BLDS năm 2015 quy định về thông tin trong giao kết hợp đồng như sau: “1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. 2. Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác. 3. Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Quy định này là hoàn toàn thuyết phục, phù hợp với pháp luật quốc tế. Theo đó, những thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của bên kia thì bắt buộc phải thông báo. Những thông tin đối với quá trình sản xuất hàng hóa, về khả năng sử dụng hàng hóa, trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hậu quả của việc giao kết hợp đồng rất quan trọng7. 2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam 2.1. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 19 Công ước Viên 1980: “1. Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là 7 Nguyễn Minh Tuấn (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Tư pháp, Hà Nội (2016), tr.225. từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá. 2. Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng”. Theo đó, Công ước Viên có 02 trường hợp được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Một là, chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng; hai là, chấp nhận một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Do đó, nếu chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có sửa đổi, bổ sung điều khoản cơ bản trong nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng thì mới được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng mới. Công ước Viên 1980 coi “các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng”8. Theo khoản 1 Điều 393 BLDS năm 2015, “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Như vậy, sự trả lời của bên được đề nghị đối với đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị là phải “chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Do đó, khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi, bổ sung đề nghị thì khi đó sẽ cấu thành một đề nghị mới9. Tuy nhiên, quy định này của pháp luật Việt Nam so với Công ước Viên 1980 thì quy định của Công ước Viên mang tính chất mềm dẻo hơn. 8 Xem: Khoản 3 Điều 19 Công ước Viên 1980. 9 Xem: Điều 392 BLDS năm 2015 GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980... 118 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021 Về mặt nguyên tắc, một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có giá trị pháp lý khi chấp nhận là “vô điều kiện” và bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được chấp nhận trong thời gian hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng hoặc trong thời gian hợp lý nếu trong đề nghị giao kết hợp đồng không quy định thời hạn trả lời10. Khoản 2 Điều 394 BLDS năm 2015 quy định: Trong trường hợp đã hết thời hạn trả lời mà bên đề nghị mới nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực (trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị giao kết hợp đồng)11. Quy định này có xu hướng nghiêng về việc bảo vệ lợi ích của bên đề nghị bởi rất nhiều trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng gửi thông báo chấp nhận trong thời gian hiệu lực của đề nghị nhưng thông báo lại không đến tay người nhận. Bên được đề nghị tin tưởng rằng thông báo của mình đã đến tay người nhận và hợp đồng đã được ký kết nên đã làm các thủ tục cần thiết và đến nhận hàng. Tuy nhiên, khi đến nhận hàng bên đề nghị giao kết đã bán hết hàng cho đối tác khác, trong trường hợp này rõ ràng thiệt hại sẽ thuộc về bên được đề nghị giao kết hợp đồng do hành vi trung thực và thiện chí của mình12. Cũng giống như Công ước Viên 1980, pháp luật Việt Nam không coi sự im lặng của người được đề nghị là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Khoản 2 Điều 393 BLDS năm 2015 quy định: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”. Như vậy, nếu các bên có thoả thuận im lặng hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên thì im lặng vẫn được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu bên cạnh sự im lặng mà bên im lặng lại thực hiện hành vi như giao hàng, trả tiền, thì vẫn có chấp nhận đề nghị 10 Xem: Điều 21 Công ước Viên 1980; Điều 394 BLDS năm 2015. 11 Xem: Khoản 2 Điều 21 Công ước Viên 1980. 12 Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, Giáo trình Luật Hợp đồng Thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2011), tr. 66. giao kết hợp đồng13. Tại khoản 3 Điều 18 Công ước Viên 1980 cũng có quy định: “Nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên”. Ngoài ra, Điều 396 BLDS năm 2015 còn có nội dung: Trường hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị14. Quy định này của BLDS năm 2015 hoàn toàn không tìm thấy trong pháp luật nhiều quốc gia cũng như không tìm thấy trong Công ước Viên 1980. 2.2. Hiệu lực của hợp đồng Theo Điều 23 và Điều 24 Công ước Viên 1980, hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực (Một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là “tới nơi” người được chào hàng khi được thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại trụ sở bưu chính hoặc nếu họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trú của họ). Tinh thần này của Công ước Viên 1980 cho thấy thời điểm hợp đồng được giao kết theo quy định của Công ước được xác định là thời điểm bên chào hàng (đề nghị giao kết hợp đồng) nhận 13 Đỗ Văn Đại, Bình luận khoa học, Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam (2016), tr. 352. 14 Điều 395 BLDS năm 2015 quy định tương tự đối với trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng “Trường hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị”. NGUYỄN THỊ LÊ HUYỀN - VŨ THỊ HƯƠNG 119Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát được chấp nhận chào hàng (chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng) vô điều kiện. Pháp luật Việt Nam quy định thời điểm giao kết hợp đồng tại Điều 400 và hiệu lực của hợp đồng tại Điều 401 của BLDS năm 201515. Có thể thấy, quy định của pháp luật Việt Nam về hiệu lực của hợp đồng đã có sự tương thích với quy định của Công ước Viên 1980. Cả Công ước Viên 1980 và pháp luật Việt Nam đều theo “thuyết tiếp thu”, tức là quy định hợp đồng được giao kết ở thời điểm bên chào hàng nhận được chấp nhận chào hàng vô điều kiện. 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam Với việc học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài cũng như thông qua thực tiễn, pháp luật dân sự Việt Nam đã có những ghi nhận mới, tiến bộ phù hợp với thông lệ và tương thích với pháp luật quốc tế về hợp đồng, trong đó có các quy định về đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các quy định này vẫn còn một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung để pháp luật Việt Nam tương thích hoàn toàn với pháp luật quốc tế, tạo một hành lang pháp lý vững chắc và phù hợp với tiến trình hợp tác, giao lưu thương mại trong quá trình hội nhập quốc tế. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau: Thứ nhất, một đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện rõ ý định của bên đề nghị giao kết. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam lại không quy định cách thức để xác định ý định của bên đề nghị giao kết hợp đồng. Theo đó, nên chăng khi quy định nội dung của đề nghị giao 15 Xem: Điều 400. Thời điểm giao kết hợp đồng, BLDS năm 2015: “1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó. 3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. 4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.” kết hợp đồng cần phải có những nội dung chủ yếu như: Tên hàng, số lượng, cách thức xác định giá giống như trong Công ước Viên 1980. Thứ hai, khoản 1 Điều 391 BLDS năm 2015 quy định đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt khi “bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”. Như đã phân tích, nội dung này là không phù hợp bởi nó cùng với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mới cấu thành một hợp đồng hoàn chỉnh. Do đó, cần bỏ quy định nêu trên ra khỏi Điều 391 về chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng. Thứ ba, Điều 393 BLDS năm 2015 quy định một trường hợp duy nhất được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng “vô điều kiện”. Theo đó, chấp nhận không được đưa ra nếu có bất cứ sửa đổi, bổ sung nào của đơn đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong tiến trình giao lưu thương mại và hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, một sửa đổi, bổ sung không đáng kể trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng lại cấu thành một đề nghị giao kết hợp đồng mới sẽ làm cho quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng bị kéo dài, thiếu sự linh hoạt trong hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Do đó, pháp luật Việt Nam nên quy định giống như Công ước Viên 1980. Khi đó, chỉ đối với những chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có đưa ra những sửa đổi, bổ sung nội dung cơ bản của đề nghị giao kết hợp đồng mới coi là một đề nghị giao kết hợp đồng mới, còn đối với những sửa đổi, bổ sung không cơ bản cần được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng phản đối ngay lập tức. Qua phân tích quy định của Công ước Viên 1980 trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam cho thấy: BLDS năm 2015 đã có những bước tiến bộ vượt bậc so với quy định của BLDS năm 2005 về hợp đồng. Trong đó, BLDS năm 2015 đã ghi nhận nhiều vấn đề mới, phù hợp với pháp luật quốc tế như đưa thêm quy định về đề nghị giao kết hợp đồng gửi tới công chúng, thông tin trong giao kết hợp đồng, Tuy nhiên, với một số bất cập và chưa tương thích trong BLDS năm 2015 về giao kết hợp đồng với quy định của Công ước Viên 1980, cần thiết phải xem xét sửa đổi, bổ sung pháp luật Việt Nam để phù hợp hơn với pháp luật quốc tế, tạo ra một hành lang pháp lý vững mạnh và đạt hiệu quả cao, đủ sâu, đủ rộng để hội nhập vào sân chơi quốc tế./.
File đính kèm:
- giao_ket_hop_dong_theo_quy_dinh_cua_cong_uoc_vien_1980_trong.pdf