Giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa trong chương trình đào tạo đại học ngành Du lịch (Qua khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh)
Tóm tắt
Hiện nay việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào chương trình đào tạo bậc đại học khối
ngành Du lịch ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong 3 mức độ là cần thiết, bình
thường và không cần thiết. Thực tế công việc ở ngành nghề du lịch cho thấy người làm trong ngành
cần có sự am hiểu và khả năng ứng dụng kiến thức về một loại văn hóa nào đó để làm việc thuận lợi và
hiệu quả hơn. Bài viết đánh giá cao việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa ở khối ngành
Du lịch bậc đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích thực trạng chương trình đào tạo
của các trường và đề xuất một số định hướng giảng dạy hiệu quả này
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa trong chương trình đào tạo đại học ngành Du lịch (Qua khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh)
n Các môn học tự chọn thay thế Khóa luận/ Đề án tốt nghiệp - Quản trị rủi ro trong du lịch - Quản trị chăm sóc khách hàng Nhóm Dịch vụ khách hàng và sự kiện: - Dịch vụ chăm sóc khách hàng - Du lịch MICE - Quản trị chất lượng dịch vụ - Tổ chức sự kiện Nhóm Dịch vụ lưu trú: - Lễ tân ngoại giao - Nghiệp vụ lễ tân - Quản trị buồng - Quản trị nhà hàng - Giao tiếp và lễ tân ngoại giao - Quản trị chiến lược trong du lịch - Quản trị quan hệ khách hàng trong du lịch - Quy hoạch du lịch - Quản lý nhà nước về du lịch - Quản lý chất lượng dịch vụ du lịch, - Quản trị rủi ro trong kinh do- anh du lịch - Quản lý điểm đến du lịch - Văn minh văn hóa các nước Đông Nam Á - Quản trị chiến lược - Thiết kế và điều hành chương trình du lịch - Quản trị chất lượng dịch vụ lữ hành - Quản lý điểm đến du lịch - Thiết kế và điều hành chương trình du lịch Bảng 3. Danh mục các môn học tự chọn thay thế khóa luận/đề án tốt nghiệp trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Tác giả lập) Bảng 4. Phân bổ số tín chỉ trong các khối kiến thức trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Tác giả lập) Trường ĐH Văn Lang CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH HUTECH CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH Văn Hiến CTĐT ngành Du lịch Trường ĐH Văn hóa Tp.HCM CTĐT ngành Du lịch Trường ĐH HUFLIT CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH Hùng Vương Tp.HCM CTĐT ngành Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn Tổng số tín chỉ trung bình Phân bổ tín chỉ (TC) Khối kiến thức toàn khóa 130 TC 131 TC 133 TC 130 TC 142 TC 126 TC 132 TC Khối kiến thức giáo dục đại cương 48 TC 43 TC 49 TC 40 TC 68 TC 45 TC 48,8 TC Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 82 TC 88 TC 84T C 90 TC 74TC 81 TC 83,1 TC Số 31 (Tháng 3 - 2020) 103 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ Ở đây, chúng tôi không đề cập đến chuyên ngành Văn hóa du lịch, vì chắc chắn số lượng và hàm lượng các môn học về văn hóa trong CTĐT chuyên ngành này sẽ được chú trọng hơn các chuyên ngành khác. Các môn học có nội dung về văn hóa cần thiết có trong CTĐT về du lịch trước hết phải kể đến là Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn hóa du lịch. Ngoài ra còn có Văn hóa giao tiếp, Văn hóa ứng xử, Văn hóa kinh doanh (hoặc Văn hóa doanh nghiệp), Giao tiếp liên văn hóa (hoặc Giao tiếp đa văn hóa), văn hóa của khu vực nào đó (chẳng hạn Văn hóa Đông Nam Á, Văn hóa Đông Bắc Á). Ở đây cần xác định môn Văn hóa giao tiếp sẽ khác với môn Kỹ năng giao tiếp mặc dù 1 trong 2 môn sẽ bao gồm trong đó phần nào nội dung của môn còn lại. Ở một số trường, môn Kỹ năng giao tiếp sẽ do các trung tâm phụ trách. Ngoài các môn học cần thiết trên, các môn học khác có nội dung về văn hóa sẽ do các khoa lựa chọn, việc phân bổ chúng ở học kỳ nào, số tín chỉ là bao nhiêu tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu đào tạo của từng chuyên ngành cụ thể về du lịch ở các trường. Chẳng hạn, các môn học sẽ được bố trí theo nội dung từ tổng quan đến chuyên sâu, từ cơ sở đến chuyên ngành, như môn Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ được dạy trước môn Văn hóa các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Định hướng thứ hai, về đội ngũ quản lý và giảng viên Du lịch vốn là lĩnh vực năng động, linh hoạt, dễ biến đổi theo sự biến động của xã hội và đặc biệt là mang tính liên ngành. Tính liên ngành thể hiện ở phạm vi bao quát của các công việc trong du lịch và sự liên kết giữa chúng, đồng thời còn thể hiện ở phạm vi kiến thức đa dạng cần có của người làm du lịch. Kiến thức đó là sự tổng hợp từ nhiều ngành liên quan như địa lý du lịch, văn hóa học, quản lý văn hóa, kinh tế, quản trị kinh doanh, tâm lý học, lịch sử, nghệ thuật học, dân tộc học, y học điều dưỡng Trong đó, có 2 ngành liên quan trực tiếp đến tất cả các phân ngành trong khối ngành Du lịch là quản trị và văn hóa. Hiện tại, đội ngũ quản lý và giảng viên trong các bộ môn, khoa về du lịch ở nhiều trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh có bằng cấp chuyên môn là những ngành liên quan (phổ biến là địa lý, văn hóa học, quản trị kinh doanh, kinh tế), hiếm có người đúng ngành Du lịch hoặc lữ hành, nhà hàng, khách sạn, nếu có thì thường là từ nước ngoài về. Thế hệ sinh viên du lịch đã tốt nghiệp hiện nay ở Tp. Hồ Chí Minh đều được học từ các giảng viên có chuyên môn từ các ngành học khác nhau. Đây là thực tế cần chấp nhận trong thời gian dài sắp tới khi việc đào tạo giảng viên có bằng cấp sau đại học ngành Du lịch ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Vì vậy, những người làm quản lý các bộ môn và khoa về du lịch ở các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh cần có tư duy mở, tổng hợp và linh hoạt để chấp nhận việc giảng dạy du lịch theo hướng liên ngành, trong đó tất nhiên có nội dung về văn hóa, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tư duy mở thể hiện ở việc: (1) Chấp nhận một bộ phận đội ngũ giảng viên đến từ những ngành học liên quan; (2) Chấp nhận việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào CTĐT bậc đại học như một phần thiết yếu của năng lực chuyên môn của sinh viên ngành Du lịch. Đội ngũ giảng viên dạy các môn học có nội dung về văn hóa tối thiểu phải có trình độ thạc sỹ vì yêu cầu về mức độ lý luận nhất định trong các bài giảng, đồng thời phải tốt nghiệp từ các ngành Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Di sản văn hóa hoặc các ngành liên quan như Dân tộc học, Nhân học, Việt Nam học, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Đông Phương học, Châu Á học, Triết học, thậm chí là Văn học (ở các nước phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản, văn học được chú trọng trong sự nghiệp đào tạo giáo dục con người). Định hướng thứ ba, về việc tạo điều kiện cho sinh viên thực hành các nội dung về văn hóa đã được học Việc học tập của sinh viên cần được kết hợp với những hoạt động thực nghiệm nhằm củng cố và phát huy khả năng vận dụng kiến thức đã học, tạo cơ hội cho những sự sáng tạo của họ liên quan đến ngành nghề đang học. Hiện tại, việc thực tập của sinh viên ngành Du lịch tại các trường là thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp (bao gồm tập sự nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp, thực tập nhận thức), riêng ngành lữ hành sẽ có những chuyến thực tập tuyến điểm đến các địa phương. Du lịch là ngành học thiên về hướng ứng dụng, nên khi đưa các nội dung về văn hóa vào giảng dạy Số 31 (Tháng 3 - 2020)104 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA thì chúng phải vận dụng được để phục vụ cho nghề nghiệp được đào tạo. Điều này hoàn toàn có thể thỏa mãn được, vì bản thân văn hóa vẫn ứng dụng được trong tất cả các khía cạnh của đời sống. Hiện tại các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT ngành Du lịch ở các trường thường được dạy về lý thuyết, phổ biến phương pháp thuyết giảng truyền thống. Tuy vẫn trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, vẫn có thời gian cho sinh viên thảo luận và có hình thức thi thuyết trình, nhưng có thể do định kiến về vai trò không quan trọng của các môn học có nội dung về văn hóa (có hay không có cũng không sao) trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch, cùng với việc một số trường đại học hiện nay chạy theo mục tiêu đạt được các chuẩn giáo dục một cách công nghiệp, nên vô hình trung biến giảng viên thành các thợ giảng, tức là giảng dạy 1 môn học nào đó cho các lớp (thậm chí ở các khóa) theo 1 đề cương môn học, 1 giáo trình (thậm chí 1 bài giảng), hình thức thi cử thống nhất với ngân hàng đề thi sẵn có. Tình trạng này dễ làm triệt tiêu sự sáng tạo, đổi mới và xúc cảm của giảng viên trong quá trình dạy học, dẫn đến việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa bị mang tính hình thức, máy móc, nặng về lý thuyết, khiến sinh viên không hứng thú, không biết học để làm gì, dần dần hình thành cách nghĩ áp đặt về sự không cần thiết của các môn học đó trong CTĐT ngành Du lịch. Vì vậy, để thay đổi quan niệm không đúng về vai trò của các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT ngành Du lịch, cần tìm cách phát huy được khả năng ứng dụng của chúng ngay lúc sinh viên còn trên ghế nhà trường. Ngoài việc tạo những điều kiện tích cực cho việc giảng dạy của giảng viên, có thể thông qua 4 hình thức tổ chức thực hành các nội dung được học về văn hóa cho sinh viên như sau: (1) Mở rộng các hoạt động thảo luận bằng phương pháp đặt câu hỏi hoặc phương pháp đóng vai tại lớp, tăng cường việc thi báo cáo, thuyết trình cho các môn học có nội dung về văn hóa, khuyến khích sinh viên đăng ký các đề tài nghiên cứu ứng dụng được các nội dung về văn hoá trong hoạt động du lịch; (2) Tổ chức các sự kiện văn hóa thường kỳ dưới hình thức lễ hội, hội trại hoặc triển lãm văn hóa; (3) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa trong du lịch như thi thuyết trình, phim phóng sự, dựng video theo cá nhân hoặc đội nhóm; (4) Chấp nhận thực tập tốt nghiệp liên quan đến lĩnh vực văn hóa hoặc ở các sở, ban ngành quản lý văn hóa. Cả 3 định hướng trên đều nhằm mục đích tăng cường kiến thức và phát triển khả năng về văn hóa một cách bài bản và chất lượng cho sinh viên thông qua việc học tập các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch ở các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh. Định hướng thứ nhất và định hướng thứ hai cần tiến hành song hành nhưng không nhất thiết phải cùng một lúc, nghĩa là có thể xây dựng CTĐT trước rồi tìm kiếm đội ngũ giảng viên phù hợp, hoặc là, trên cơ sở nguồn giảng viên sẵn có, tiến hành xây dựng, cấu trúc lại CTĐT. Đối với định hướng thứ ba, tùy vào khả năng và điều kiện thực tế ở các khoa, cùng chính sách phát triển của các trường, mà bộ phận phụ trách ngành Du lịch có thể lựa chọn thực hiện trong số (hoặc cùng một lúc) 4 hình thức tổ chức thực hành các nội dung về văn hoá cho sinh viên được đề xuất trên đây. Cả 3 định hướng nên được tiến hành từng bước, theo từng giai đoạn để người quản lý có thời gian kịp thời chỉnh sửa những bất cập trong việc phân bổ các môn học có nội dung về văn hóa trong chiến lược và chất lượng đào tạo sinh viên ngành Du lịch. Đội ngũ quản lý và giảng viên cần có ý thức cập nhật, hoàn thiện CTĐT cùng các môn học theo sự phát triển của các chương trình bậc đại học trong và ngoài nước ở ngành Du lịch và các ngành học liên quan. Tất cả đều hướng tới phát triển các môn học có nội dung về văn hóa phù hợp với CTĐT bậc đại học ngành Du lịch ở các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh một cách chất lượng, ấn tượng và tiến bộ, mang lại hiệu quả tích cực cho việc học tập và rèn luyện của sinh viên trước khi làm việc chính thức trong ngành Du lịch. Kết luận Trong thời gian tới, du lịch vẫn là một trong những lĩnh vực đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và là ngành học thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh Số 31 (Tháng 3 - 2020) 105 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ viên ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung. Sự chuẩn bị cho CTĐT bậc đại học của ngành được hấp dẫn, đầy đủ kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sẽ góp phần rất lớn cho sự phát triển của sinh viên, của các khoa và các trường. Từ lâu, văn hóa với du lịch vốn không có sự tách biệt. Đứng ở góc độ quản trị, trong chừng mực nào đó, văn hóa càng trở nên cần thiết cho việc quản lý và vận hành của ngành Du lịch. Một nhà quản lý hay tổ chức du lịch thành công, ngoài những kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ, cần có sự am hiểu và thực hành được các nội dung văn hóa nhất định của địa phương, vùng miền, khách hàng, đối tác. Văn hóa sẽ giúp rút ngắn những khoảng cách không cần thiết giữa người với người và tạo ra sự hứng thú trong công việc du lịch. Trên thực tế, căn cứ vào năng lực và mục tiêu đào tạo của các trường mà CTĐT bậc đại học ngành Du lịch sẽ có sự khác nhau, bao gồm việc có hay không môn học có nội dung về văn hóa, và nếu có thì hàm lượng kiến thức sẽ thế nào. Hiện nay, một số trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh còn đánh giá thấp hoặc không giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT ngành Du lịch vì lý do ngành được phát triển theo hướng quản trị. Đây là một cách lựa chọn của các trường, điều cốt yếu vẫn là sinh viên khi ra nghề có thể đáp ứng được các phương diện của công việc, nhanh chóng theo kịp sự phát triển của cộng đồng du lịch, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa sâu rộng khiến cho các khoảng cách văn hóa ngày càng thu hẹp. Bài viết này không nhằm mục đích đánh giá thấp CTĐT bậc đại học ngành Du lịch không có hoặc ít có môn học có nội dung về văn hóa. Tác giả bài viết chỉ mong muốn qua đây gợi mở thêm những định hướng để phát triển ngành Du lịch bậc đại học ở Tp. Hồ Chí Minh bằng việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào CTĐT. Muốn vậy, cần có sự phối hợp đồng đều giữa đội ngũ nhân lực, nội dung và chất lượng các môn học, cùng quá trình thực tế hóa các kiến thức về văn hóa được học cho sinh viên trong quá trình học tập tại các trường. L.T.A Tài liệu tham khảo 1. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức (2017), Lý luận dạy học đại học, Nxb. Đại học Sư phạm, Tp. Hồ Chí Minh. 2. Phạm Thành Nghị (2001), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-hoi/ Luat-du-lich-2017-322936.aspx 4. Nguyễn Thạc (chủ biên), Phạm Thành Nghị (2017), Tâm lí học sư phạm đại học, Nxb. Đại học Sư Phạm, Tp. Hồ Chí Minh. 5. Trường Đại học HUFLIT (2015), “Chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (áp dụng từ khóa 2015)”, https://huflit.edu. vn/chuong-trinh-dao-tao-DLKS/chuong-trinh- dao-tao-nganh-quan-tri-dich-vu-du-lich-va-lu- hanh-163.html 6. Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh (2017), “Chương trình đào tạo ngành Quản trị du lịch - nhà hàng - khách sạn”, http:// hvuh.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-nganh- quan-tri-du-lich-nha-hang-khach-san/ 7. Trường Đại học HUTECH (2019), “Nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành”, http:// webdaotao.hutech.edu.vn/daotao/i91184-noi- dung-chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc-chinh-quy- khoa-2019.aspx 8. Trường Đại học Văn Hiến (2019), “Nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Du lịch”, https://dl.vhu.edu.vn/vi/chuong-trinh- hoc-9/chuong-trinh-dao-tao-khoa-2018 9. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (2019), “Chương trình đào tạo ngành Du lịch”, trinh-dao-tao-cac-chuyen-nganh-dao-tao-cua- truong-dai-hoc-van-hoa-tp-ho-chi-minh.html 10. Trường Đại học Văn Lang (2019), “Chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành”, dao-tao-menu/834-nganh-quan-tri-dich-vu-du- lich-lu-hanh Ngày nhận bài: 6 - 3 - 2020 Ngày phản biện, đánh giá: 10 - 3 - 2020 Ngày chấp nhận đăng: 25 - 3 - 2020
File đính kèm:
- giang_day_cac_mon_hoc_co_noi_dung_ve_van_hoa_trong_chuong_tr.pdf