Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Tóm tắt: Du lịch cộng đồng xuất phát từ hình thức tham quan các làng bản, dựa

vào tài nguyên của cộng đồng do cộng đồng tham gia xây dựng và vì lợi ích của cộng

đồng. Bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước là hai bản

người Thái sinh sống chủ yếu, có bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, cùng cảnh quan

thiên nhiên và lợi thế về vị trí địa lý, giao thông rất phù hợp để phát triển loại hình du

lịch cộng đồng, tuy nhiên trong thời gian qua việc tổ chức các hoạt động du lịch còn

nhiều hạn chế. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp tổ chức hoạt

động du lịch cộng đồng ở bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công trong thời

gian tới.

Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2800
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở Bản Đốc, xã Cổ Lũng và Bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
 hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
37 
Bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh 
Hóa là hai bản người Thái sinh sống chủ yếu, với bản sắc văn hóa dân tộc phong phú 
cùng tiềm năng về thiên nhiên và lợi thế về vị trí địa lý, giao thông; có đủ điều kiện để 
phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc tổ chức khai 
thác các tiềm năng du lịch để thu hút khách còn hạn chế. Chính vì vậy, việc cải thiện 
công tác tổ chức hoạt động du lịch tại bản Đốc và bản Tôm là vô cùng cần thiết để phát 
triển loại hình du lịch cộng đồng tại đây. 
2. Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch ở bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, 
xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa 
Quá trình thu thập thông tin, tác giả đã phát 262 phiếu khảo sát tại địa bàn gồm: 
cán bộ địa phương (cấp huyện, xã), một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong lĩnh 
vực du lịch, cộng đồng dân cư và khách du lịch. Số phiếu thu về là 262 phiếu, gồm: 05 
phiếu cán bộ quản lý, 50 phiếu doanh nghiệp, 207 phiếu cộng đồng địa phương và 
khách du lịch. Tất cả số phiếu trên đều có giá trị tổng hợp và phân tích thực trạng tổ 
chức hoạt động du lịch ở bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá 
Thước, tỉnh Thanh Hóa. 
- Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch 
Với đặc thù của loại hình du lịch cộng đồng, khách du lịch thường chọn hình thức 
homestay để trải nghiệm đời sống sinh hoạt cùng với cộng đồng địa phương, nên ở bản 
Đốc và bản Tôm đã có sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch thể hiện 
qua việc nhiều hộ dân đã đón khách đến cùng sinh hoạt trên ngôi nhà sàn của mình. 
Những nhà sàn tham gia đón, phục vụ khách đều là những ngôi nhà sàn cổ, rộng rãi, 
thoáng mát, kiến trúc đẹp. Chủ hộ cải thiện xây thêm khu bếp nấu, khu vệ sinh để đảm 
bảo nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, hình thức homestay trong khu vực đều chưa có 
khả năng đón khách với số lượng lớn vì đa số nhà sàn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia 
đình nên diện tích hẹp. Nhà vệ sinh, bếp, nhà tắm khách đều dùng chung với chủ nhà, 
nhiều khi gây bất tiện cho khách du lịch. 
Trong quá trình khảo sát, các nhà sàn trong bản tham gia vào hoạt động phục vụ 
khách du lịch mỗi nhà có sức chứa tối đa từ 15 - 20 khách/hộ gia đình. Hiện chưa có mô 
hình phát triển cụ thể nhưng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, các gia đình trong 
khu vực đang bước đầu tham gia cung cấp cơ sở lưu trú cho khách. Tuy nhiên, dịch vụ 
phục vụ khách còn nhiều hạn chế, kiến thức làm du lịch thiếu và yếu. Đây là khó khăn 
người dân gặp phải khi bước đầu tham gia vào hoạt động du lịch mà chưa có sự định hướng, 
hoạch định rõ của các ban ngành quản lý. 
- Thực trạng thu nhập từ hoạt động du lịch cộng đồng 
Cộng đồng dân cư bản Tôm và bản Đốc đã tham gia vào hoạt động du lịch với 
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
38 
các hoạt động chủ yếu: lưu trú, ăn uống, văn nghệ và hướng dẫn viên. Các hình thức 
kinh doanh này bước đầu mang lại nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư sinh sống tại 
địa phương. 
- Dịch vụ lưu trú: Cộng đồng địa phương đón khách tại chính ngôi nhà sàn dành 
cho sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Chi phí lưu trú đêm, người dân thường thu từ 20.000 
- 40.000 đồng/khách, trường hợp như học sinh, sinh viên chủ nhà thường thu giá rẻ hơn. 
- Dịch vụ ăn uống: Chủ nhà cung cấp bữa ăn với mức giá trung bình dao động từ 
100.000 - 150.000 đồng/bữa ăn; nếu khách đặt các món đặc sản thì mức giá sẽ cao hơn. 
- Dịch vụ văn nghệ: Khách du lịch thường phải có yêu cầu và đặt trước dịch vụ 
để chủ nhà có thời gian sắp xếp đội văn nghệ và các tiết mục biểu diễn. Tham gia vào 
đội văn nghệ chính là người dân trong bản. Đội văn nghệ có từ 6 - 10 người, đa số là nữ. 
Mỗi buổi biễu diễn, chủ nhà thu của khách khoảng 500.000 đến 1.000.000 triệu đồng 
và chia đều cho các thành viên trong đội văn nghệ. Các buổi văn nghệ tại nhà sinh thái 
cộng đồng luôn náo nhiệt với sự tham gia của người dân trong bản, tạo bầu không khí 
đông vui mà không phải điểm du lịch nào cũng có. 
- Dịch vụ hướng dẫn viên địa phương: Nguồn lợi ích kinh tế mà người dân địa 
phương thu được từ phát triển du lịch còn phải kể đến công tác hướng dẫn viên, nguồn 
hướng dẫn viên địa phương đa số là các chủ hộ sinh thái cộng đồng. 
 Theo kết quả khảo sát thực tế từ địa phương, kinh doanh du lịch làm tăng thêm 
thu nhập cộng đồng, tuy nhiên hiệu quả kinh tế thu được từ du lịch chưa đủ sức làm 
thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương 
Bảng chỉ số thu nhập từ hoạt động du lịch 
Bản Đốc Bản Tôm 
Nội dung điều tra Số 
lượng 
Tỷ lệ 
trả lời 
(%) 
Số 
lượng 
Tỷ lệ trả lời 
(%) 
Dưới 1.000.000 đồng 20 15 9 12.2 
Từ 1.000.000 đến dưới 2.000.000 đồng 48 36.2 45 60.8 
Trả 
lời 
Từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng 45 33.8 20 27 
Trên 3.000.000 đồng 20 15 0 0 
Tổng 133 100 74 100 
 [Nguồn khảo sát thực địa] 
Từ bảng chỉ số doanh thu ta thấy: bản Đốc mức thu nhập trên 3.000.000 đồng/ 
tháng có 20 hộ chiếm 15%. Còn bản Tôm 0%. Nhóm thu nhập từ 1.000.000 đến dưới 
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
39 
2.000.000 đồng chiếm đa phần. Ở bản Đốc là 36,2%, còn ở bản Tôm là 60,8%. 
Đặc điểm nhóm thu nhập thấp là không tham gia vào hoạt động du lịch, một số 
trường hợp còn lại được thuê làm du lịch như tham gia đội văn nghệ hay xe ôm. Các 
nhóm còn lại là các hộ gia đình trong dự án nhưng số khách đến thăm ít hoặc các hộ gia 
đình tham gia gián tiếp vào hoạt động kinh doanh du lịch như: bán hàng nông phẩm 
- Thực trạng chất lượng lao động trong hoạt động du lịch 
Bước đầu tại bản Đốc và bản Tôm đã tổ chức đào tạo nâng cao nhận thức của 
người dân thông qua tuyên truyền giáo dục môi trường và các buổi tập huấn với việc 
100% người dân ủng hộ phát triển du lịch tại bản, và bày tỏ nguyện vọng được tham gia 
vào các hoạt động du lịch cộng đồng, 98,5% người dân mong muốn khách du lịch đến 
bản tham quan nhiều hơn. 
Bảng trình độ nhân lực lao động tại bản Đốc và bản Tôm 
Bản Đốc Bản Tôm 
Nội dung điều tra 
Số lượng 
Tỷ lệ trả 
lời (%) 
Số lượng 
Tỷ lệ trả 
lời (%) 
Tiểu học 22 16.5 22 29.7 
THCS 43 32.3 4 5.4 
Trả lời 
THPT 63 47.4 43 58.1 
Trung cấp và Cao đẳng 4 3.0 4 5.4 
Đại học và sau đại học 1 0.8 1 1.4 
 Tổng 133 100 74 100 
 [Nguồn khảo sát thực địa] 
Dựa vào bảng khảo sát trên ta thấy, đa phần người dân là lao động phổ thông, số 
lượng người dân có trình độ được đào tạo chuyên nghiệp hiện rất ít (trình độ đại học chỉ 
chiếm 1,4%, trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 5,4%). Điều này thể hiện chất lượng 
nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch tại bản Đốc và bản Tôm thấp. Khoảng 2/3 số 
lao động tại hai bản chưa từng tham gia vào hoạt động du lịch. Điều này chứng tỏ, số 
lao động của hai bản tuy dồi dào, nhưng mới ở dạng tiềm năng, dẫn đến số nhân lực làm 
việc trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động du lịch vừa thiếu, vừa thừa. Đặc biệt, nhân 
lực lao động tại hai bản có trình độ chưa cao, càng làm cho chất lượng nguồn nhân lực 
du lịch còn nhiều hạn chế. 
- Thực trạng công tác quản lý du lịch cộng đồng 
Hiện công tác quản lý các hoạt động du lịch được thực hiện theo sự phân cấp 
quản lý chung. Tại huyện Bá Thước hiện có Phòng Văn hóa - Thông tin chịu trách 
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
40 
nhiệm chính. Đối với các làng, bản đã quy hoạch thành điểm đến, việc quản lý du lịch 
tại chỗ được giao trực tiếp cho UBND xã và ban quản lý làng, thôn, bản. Với bản Đốc 
và bản Tôm hiện nằm trong quy hoạch chung của không gian du lịch Pù Luông, hiện hai 
bản hoạt động du lịch đang hoàn toàn tự phát, chưa có ban quản lý chuyên trách tại địa 
phương. Do vậy, việc quản lý sâu sát khách đi, đến chưa được thực hiện nghiêm túc, 
đang được người dân thực hiện tự nguyện. Trong tương lai, khi phát triển điểm đến tại 
hai bản cần hình thành một ban quản lý đúng theo chức năng quy định. 
3. Một số giải pháp tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng ở bản Đốc, xã Ban 
Công và bản Tôm, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước 
3.1. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động 
du lịch 
Để phát triển hoạt động du lịch tại bản Đốc và bản Tôm cần nâng cao nhận thức 
của người dân một cách đầy đủ về hiểu biết pháp luật có liên quan đến du lịch, đến tài 
nguyên và môi trường cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của họ. Cần có 
những chương trình giáo dục và tuyên truyền để cộng đồng dân cư nhận thấy lợi ích của 
hoạt động du lịch trong việc nâng cao chất lượng đời sống dân cư địa phương. Đẩy 
mạnh công tác giáo dục môi trường cho cộng đồng thông qua vai trò của các tổ chức 
đoàn thể và các hội như Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Nông dân... Thông qua các 
chương trình tập huấn , tham quan học tập, khảo sát mô hình tham gia cộng đồng tại các 
địa phương khác để cho cộng đồng dân cư học hỏi kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, 
phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, tài nguyên. Đặc biệt, khuyến khích cộng đồng 
địa phương tham gia vào công tác quản lý hoạt động du lịch từ đó cộng đồng nhận thức 
được trách nhiệm, cũng như đóng góp về vật chất và tinh thần của họ đối với phát triển 
du lịch địa phương. 
3.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch 
Để phát triển du lịch cộng đồng ở bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban 
Công, huyện Bá Thước cần phải phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa để xây 
dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, phù hợp với địa phương, có quy hoạch và chọn lọc, 
hấp dẫn với từng đối tượng du khách. Cần xây dựng chiến lược phát triển du lịch cộng 
đồng hiệu quả, có những chính sách, cơ chế mang tính đặc thù cùng với các giải pháp 
đồng bộ, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu bản sắc văn hóa và tính đặc 
thù của các dân tộc tại địa phương, phục vụ hiệu quả cho phát triển du lịch cộng đồng. 
 Chính quyền huyện Bá Thước cần sớm tiến hành quy hoạch du lịch đối với bản 
Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công để tránh tình trạng phát triển du lịch tự 
phát. Đặc biệt, nên có sự điều chỉnh tiêu chí nông thôn mới đối với bản Đốc và bản Tôm 
để giữ được cảnh quan và sắc thái riêng. 
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
41 
 Về dịch vụ lưu trú, loại hình nhà sàn - kiểu nhà ở phải phù hợp với đón khách 
cộng đồng. Hiện nay, dịch vụ lưu trú ở bản Đốc và bản Tôm mới chỉ thích hợp với kiểu 
phục vụ đoàn khách ngủ đông người. Tuy nhiên, tùy theo đoàn khách, các gia đình tham 
gia hoạt động du lịch cộng đồng cần phân khu hoặc làm phòng riêng phù hợp với nhu 
cầu của khách. Điểm cần thiết nhất đối với dịch vụ lưu trú là khu vệ sinh cần được chú 
trọng. Nơi tắm rửa, vệ sinh phải được xây dựng hiện đại, sạch sẽ, các trang thiết bị cần 
được thiết kế từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. 
 Bên cạnh đó, ngoài việc nghiên cứu sâu về văn hóa ẩm thực bản địa để đưa vào 
phục vụ du lịch cần chú trọng đến nhu cầu ẩm thực của từng đoàn khách, vừa tránh tình 
trạng lặp đi lặp lại thực đơn vừa làm phong phú văn hóa ẩm thực địa phương. 
 Về dịch vụ giải trí, du khách đều có nhu cầu trải nghiệm đời sống sinh hoạt của 
cộng đồng. Do vậy, cần chắt lọc từ di sản nghệ thuật dân gian để xây dựng chương trình 
nghệ thuật hấp dẫn, tránh việc sao chép, cải biên, cải tiến xa lạ với người dân. Các 
chương trình nghệ thuật nên bố trí thời lượng vừa phải với kết cấu hợp lý, có tính hấp 
dẫn theo hướng có sự giao lưu, hòa đồng giữa du khách với cộng đồng bản địa. Bên 
cạnh, nhu cầu thưởng thức ẩm thực, văn nghệ, du khách rất khao khát được trải nghiệm 
cuộc sống dân dã. Vì thế, bản Đốc và bản Tôm cần nghiên cứu xây dựng các chương 
trình trải nghiệm như tham gia sản xuất nông nghiệp, tham gia dệt thổ cẩm, chế biến 
món ăn... 
3.3. Giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho tổ chức hoạt động du 
lịch cộng đồng 
Việc tổ chức du lịch cộng đồng sẽ là chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại bản Đốc và bản 
Tôm để người dân tham gia nhiều hơn vào hoạt động du lịch góp phần nâng cao thu nhập, 
xóa đói, giảm nghèo hiệu quả. Cần có chính sách ngân hàng cho các hộ gia đình vay với lãi 
suất thấp hoặc lập các quỹ hỗ trợ từ du lịch cho cộng đồng để người dân bản địa có kinh phí 
xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các công trình vệ sinh phục vụ du lịch cộng đồng. Mặt khác, 
nhà nước cần có một số cơ chế ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hoặc đưa 
khách đến với bản Đốc và bản Tôm như giảm thuế, cho vay ưu đãi... 
3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch 
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động du lịch cần tăng cường 
công tác đào tạo nguồn nhân lực tại bản Đốc và bản Tôm thông qua các lớp tập huấn 
nghiệp vụ cho cộng đồng người dân; các đối tượng thường xuyên tiếp xúc và phục vụ 
du khách về tiếp đón, thuyết minh, hướng dẫn tại chỗ; phục vụ du khách ăn nghỉ tại nhà; 
vận chuyển thô sơ; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật bản địa; giới thiệu và trình diễn làm 
hàng thủ công - mỹ nghệ; giới thiệu và hướng dẫn du khách các nghề nông - lâm địa 
phương... Đây là việc làm cần thiết để cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ hoạt 
TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
42 
động du lịch cộng đồng, bởi khi được trực tiếp tham gia vào việc quản lý, phát triển du 
lịch cộng đồng dân cư sẽ đưa ra các phương án, đề xuất, các sáng kiến tốt nhất để phát 
huy được vai trò của cộng đồng trong tổ chức hoạt động du lịch tại đây. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Bùi Thanh Hương - Nguyễn Đức Hoa Cương (2007), Nghiên cứu các mô 
hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam. 
[2]. Doãn Văn Phú (2015), Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch dựa vào cộng 
đồng tại các huyện miền núi Thanh Hóa. Đề tài NCKH cấp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao 
và Du lịch Thanh Hóa. 
[3]. Nguyễn Thị Hà - Trần Tiến (2016), Chuyên đề 3: Thực trạng và tiềm năng tổ 
chức hoạt động du lịch ở bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước. 
Thuộc đề tài khoa học cấp tỉnh: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tổ chức hoạt động du 
lịch bản Đốc, xã Cổ Lũng và bản Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 
SOLUTIONS TO ORGANIZE COMMUNITY-BASED TOURISM 
ACTIVITIES AT DOC VILLAGE, CO LUNG COMMUNE AND 
TOM VILLAGE, BAN CONG COMMUNE, BA THUOC DISTRICT, 
THANH HOA PROVINCE 
Vu Van Binh, M.A 
Tran Tien, Ph.D student 
Abstract: Community-based tourism stems from models of study tour around 
villages and bases on of community resources which are built by the community for 
community benefits. Doc village in CoLung commune and Tom village in Ban Cong 
commune, Ba Thuoc district, where Thai ethnic minority people are living, are covered 
with abundant national cultural identity, natural beauty and advantages of geography, 
transportation to develop community-based tourism. However, there exists some 
limitations to the organization of tourism activities. The article analyzes the current 
situation of the organization of community-based tourism activities at Doc village in Co 
Lung Commune and Tom village in Ban Cong commune in the next time and proposes 
some solutions to this problem 
Keywords: Community-based tourism, tourism activities, national culture, Thai 
ethnic minority people, Ba Thuoc district. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_to_chuc_hoat_dong_du_lich_cong_dong_o_ban_doc_xa_c.pdf