Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19

Đại dịch COVID-19 đặt ra những thách thức và khó khăn đối với ngành Du lịch của các nước

trong khu vực và trên thế giới nói chung và ngành Du lịch Việt Nam nói riêng. Đại dịch buộc

ngành Du lịch Việt Nam phải chuyển hướng tập trung vào phát triển du lịch nội địa. Du lịch phải

cùng lúc thực hiện “nhiệm vụ kép”: vừa bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân, vừa

duy trì sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là giải pháp duy nhất giúp các doanh nghiệp từng bước

phục hồi, duy trì hoạt động. Ngành Du lịch đã hai lần phát động Chương trình kích cầu du lịch

nội địa vào tháng 5/2020 (với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”) và tháng 9/2020

(với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”). Chương trình kích cầu du lịch nhận được sự

hưởng ứng tích cực của các địa phương, doanh nghiệp và người dân. Bằng tất cả những nỗ lực,

đến hết tháng 11/2020, tổng số khách du lịch trong nước đạt 49 triệu lượt. Du lịch trong nước đã

góp phần duy trì được hoạt động ở mức cầm chừng của ngành trong thời kỳ chống dịch Bài

toán đặt ra đối với các cấp và ngành Du lịch Việt Nam trong năm 2021 là làm thế nào để vượt

qua được những khó khăn và phát triển trong tình hình mới.

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19 trang 8

Trang 8

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19 trang 9

Trang 9

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 7220
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19

Giải pháp thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch Covid-19
giảm giá, 
đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Tại tỉnh Khánh Hòa, việc kích cầu du lịch hiện nay, chủ yếu thu hút khách du lịch nội địa đến 
với Nha Trang - Khánh Hòa. Tuy nhiên, thị trường khách nội địa đang có sự cạnh tranh rất cao, 
đòi hỏi chất lượng dịch vụ, giá thành, các điểm tham quan phải có chất lượng tốt và phù hợp.
Để làm được điều này, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp du lịch 
trên địa bàn tỉnh cần chung tay triển khai, tổ chức nhiều chương trình, hoạt động, sự kiện, sản 
phẩm, dịch vụ kích cầu, thu hút khách du lịch đến với Nha Trang - Khánh Hòa trong năm 2021; 
cam kết đảm bảo chất lượng, giá cả dịch vụ sản phẩm, an toàn cho du khách.
Dự kiến trong năm 2021, ngành Du lịch Khánh Hòa sẽ triển khai một số hoạt động kích 
cầu như: tổ chức “Ngày hội kích cầu du lịch Khánh Hòa” tại Thành phố Hà Nội; triển khai các 
chương trình giới thiệu, quảng bá du lịch Khánh Hòa, cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ du 
lịch, các chương trình, gói kích cầu du lịch của tỉnh tại một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành 
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Ninh Bình
Năm 2020 đã chứng kiến xu hướng du lịch tại chỗ (stay cation) phát triển mạnh mẽ trong nước. 
Bước sang năm 2021, nhiều khách sạn tìm cách vực dậy hoạt động này bằng những gói giảm giá 
sâu, nhắm tới đối tượng khách nội địa trải nghiệm kỳ nghỉ tại chỗ. Xu hướng stay cation giúp du 
khách nội địa có cơ hội tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần tại các khách sạn uy tín với giá giảm gần 
50% so với trước dịch COVID-19 với chất lượng không đổi, đặc biệt trong nhóm khách sạn lớn tại 
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các khu du lịch nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long 
Để thực hiện tốt và thúc đẩy hoạt động du lịch nội địa, các địa phương cần đồng loạt thực 
hiện các biện pháp cụ thể sau:
Một là, thực hiện Chương trình kích cầu du lịch tổng thể, đồng bộ từ vận chuyển, lưu trú, 
giảm giá phí tham quan dịch vụ tại các khu, điểm du lịch của địa phương để thu hút nguồn khách 
từ thị trường khách nội địa có tiềm năng, các đối tượng khách đi theo nhóm, gia đình, khách trẻ. 
Việc thực hiện các chương trình kích cầu không chỉ bằng hình thức giảm giá, cạnh tranh về giá, 
mà phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ (tặng quà; 
đổi mới tạo ra các gói sản phẩm dịch vụ cho người Việt), tạo sự tin tưởng và niềm tin về một điểm 
đến an toàn, thân thiện và dịch vụ chất lượng, gia tăng các trải nghiệm mới và sự hài lòng của 
khách du lịch; tránh hiện tượng đua nhau giảm giá, giảm dịch vụ, cạnh tranh không lành mạnh.
Hai là, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Xu hướng đi du lịch của khách hàng hiện nay đã thay 
đổi nhiều so với trước khi xảy ra dịch. Chính vì thế, việc đa dạng hóa các sản phẩm, tạo ra các sản 
phẩm mới rất quan trọng đối với các đơn vị lữ hành. Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc 
Flamingo Redtours, Trưởng ban Truyền thông VISTA cho rằng, cần đa dạng hóa các sản phẩm 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
377
du lịch, bổ sung thêm những giá trị mới nhằm kích thích nhu cầu ngoài yếu tố giảm giá. Theo 
nhận định của Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Chương trình kích cầu lần 2 vào tháng 9/2020, khi 
tình hình dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, yếu tố kích cầu bằng cách giảm giá không còn 
là yếu tố tiên quyết vì giá đã giảm sâu, không còn dư địa để giảm. Chúng ta cần xác định du lịch 
trong nước là chiếc phao cứu sinh của ngành Du lịch nói chung và lữ hành nói riêng trong năm 
2021. Khi “miếng bánh” chỉ gói gọn trong thị trường nội địa, du khách sẽ khắt khe hơn, đòi hỏi 
cao hơn về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ. Giảm giá không còn là yếu tố hấp dẫn hàng 
đầu mà quan trọng hơn là sản phẩm cần có tính cá biệt hóa cao, đem lại nhiều giá trị, trải nghiệm 
thú vị, từ đó kích thích nhu cầu du lịch của khách hàng. Bên cạnh đó, cần làm mới các điểm đến 
cũ, bổ sung thêm những dịch vụ gia tăng để thu hút khách chi tiêu quay trở lại nhiều lần.
Ba là, cơ cấu lại thị trường khách, khai thác tìm kiếm các thị trường khách mới ở trong nước. 
Mỗi thị trường, đối tượng khách có thị hiếu, nhu cầu khác nhau, các doanh nghiệp phải có các 
gói sản phẩm dịch vụ khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách, kể cả khách có thu nhập 
thấp. Trên cơ sở đó, lựa chọn tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá có trọng tâm, trọng điểm 
để thu hút khách (như thị trường vùng Tây Bắc, Đông Bắc và các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, 
Quảng Ninh) và các tỉnh miền Trung và miền Nam; ứng dụng và khai thác triệt để công nghệ 
thông tin và các nền tảng số trong xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch; đẩy mạnh quảng 
bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo điện tử, các hãng hàng không (Vietnam 
Airlines), VTV1, VTV9, HTV.
Bốn là, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch của từng địa phương: đổi mới hình thức 
và hoạt động xúc tiến quảng bá thu hút khách; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và nền 
tảng số để quảng bá, tiếp cận thị trường khách quốc tế. Ví dụ như ngành Du lịch tỉnh Ninh Bình, 
phát triển thương hiệu du lịch Ninh Bình gắn với hình ảnh, giá trị di sản thế giới Tràng An, chú 
trọng xây dựng thương hiệu, hình ảnh bên trong điểm đến (chất lượng dịch vụ, sự thân thiện, hiếu 
khách của người dân) kết hợp với xúc tiến quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại 
chúng và các thị trường khách du lịch trọng điểm ở trong nước và quốc tế.
Năm là, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, 
do đó cần đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh 
công tác xúc tiến, quảng bá, phát triển thị trường; kết nối tour, tuyến, để tạo ra các sản phẩm 
du lịch liên hoàn giữa các điểm đến: thực hiện liên kết trong tỉnh để tạo những sản phẩm, môi 
trường, hệ sinh thái du lịch luôn đổi mới, sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh; liên kết với các địa 
phương để xúc tiến quảng bá, hình thành các tour tuyến liên vùng, liên tỉnh. 
Để thu hút khách du lịch trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng giữa các điểm đến, khắc 
phục ảnh hưởng của dịch COVID-19 là việc không hề đơn giản, đòi hỏi sự đồng tâm, đồng lòng của 
các cấp, các ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch. Trong hoàn cảnh càng khó khăn, càng cần 
phải đoàn kết, xúc tiến quảng bá thu hút khách du lịch. Việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm và hình 
ảnh điểm đến không thể làm đơn lẻ. Hay nói một cách khác, để thu được những “mẻ cá lớn” không 
chỉ cần lưới to, thuyền lớn mà cần có nhiều sự đồng thanh, hiệp lực của cả một đội tàu.
3.2. Bắt kịp xu hướng chuyển đổi số
Song song với việc chuyển hướng lấy thị trường nội địa làm mũi nhọn, ngành Du lịch Việt 
Nam đã nhanh chóng nắm bắt việc chuyển đổi số. Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Thường trực 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
378
Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhận định, đại dịch COVID-19 là một “cú huých” mạnh mẽ để tất cả 
các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, phải nhanh chóng triển khai chuyển số 
để tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, giảm chi phí và tăng hiệu 
quả kinh doanh.
Nắm được xu hướng này, năm 2020 đã chứng kiến nỗ lực vượt bậc của cả ngành Du lịch 
Việt Nam nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức hoạt động và phát triển 
sản phẩm mới. Hầu hết các công ty du lịch lớn như: Saigontourist, Vietravel, Hanoitourist, 
Vietrantour, Goldentour... đều áp dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản 
lý, xây dựng sản phẩm mới, quảng bá tour, giao dịch với khách hàng thông qua các ứng dụng.
Không chỉ có các công ty lữ hành áp dụng công nghệ, các điểm đến du lịch trên khắp đất nước 
cũng ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch thông minh, quảng bá du lịch. Có thể kể 
đến Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Làng gốm 
sứ Bát Tràng, Dinh Độc Lập, Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Điêu khắc Champa 
Đà Nẵng, Hang Múa, vườn chim Thung Nham (Ninh Bình),... đã ứng dụng thành công hệ thống 
thuyết minh tự động, ra mắt trang web tra cứu thông tin điểm đến, triển khai tour thực tế ảo.
Cùng với các doanh nghiệp, TCDL đã đưa vào sử dụng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” 
để góp phần triển khai hiệu quả Chương trình kích cầu du lịch giai đoạn 2. Cùng với đó, TCDL 
và các Sở Du lịch địa phương cũng triển khai các hoạt động trực tuyến, phát triển hệ thống Cơ 
sở dữ liệu du lịch quốc gia, kết nối liên thông với các bộ, ngành liên quan và từ trung ương đến 
địa phương.
Trong năm 2021, công nghệ sẽ là yếu tố hàng đầu giúp du khách có lại tự tin khi đi du lịch. 
Outbox Consulting dẫn kết quả cuộc khảo sát của Censuswide cho thấy, hơn 4/5 khách du lịch 
cho biết, công nghệ sẽ giúp họ tự tin đi du lịch trong 12 tháng tới. Du khách cho rằng, một ứng 
dụng di động cung cấp thông tin và cảnh báo trong chuyến đi (chẳng hạn như nếu có một đợt 
bùng phát cục bộ hoặc có những hướng dẫn mới từ Chính phủ) sẽ rất cần thiết trong năm nay.
Bên cạnh đó, thanh toán không chạm (thí dụ như Apple hoặc Google Pay, PayPal và Venmo) 
sẽ làm tăng sự tự tin của du khách để thực hiện các chuyến đi trong 12 tháng tới. Vào năm 2021, 
an toàn sẽ là điều tối quan trọng và các giải pháp công nghệ đơn giản có thể là động lực thúc đẩy 
mọi người khám phá thế giới một cách tự tin hơn. Du khách Việt Nam cũng không nằm ngoài xu 
hướng công nghệ chung này của thế giới.
Nhận định về lộ trình mở cửa phục hồi du lịch Việt Nam, báo cáo của Outbox Consulting cho 
rằng, điều này phụ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch của các nước. Ngoài vắc-xin, tốc độ phục 
hồi du lịch cũng sẽ phụ thuộc phần nhiều vào các động lực thúc đẩy mở cửa điểm đến.
3.3. Tiếp tục gây ấn tượng trên thế giới
Năm 2020, bất chấp những tê liệt trong hoạt động vì “bão COVID-19”, du lịch Việt Nam vẫn 
ghi dấu bằng loạt giải thưởng quốc tế uy tín và có mặt thường xuyên trên các tạp chí lữ hành uy 
tín của thế giới.
Tháng 11, vượt qua nhiều ứng viên “nặng ký” tại cuộc bình chọn của Giải thưởng Du lịch 
Thế giới (WTA), du lịch Việt Nam đã giành được nhiều bình chọn ở nhiều hạng mục của giải 
thưởng được ví như giải Oscar của ngành Du lịch thế giới, Việt Nam được trao tặng giải thưởng 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
379
Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam vinh dự được nhận giải 
thưởng danh giá này.
Ở khu vực châu Á, Việt Nam tiếp tục được bình chọn là Điểm đến Văn hóa, Điểm đến Di 
sản và Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á, cùng với danh hiệu Điểm đến Golf tốt nhất châu Á. 
Nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch của Việt Nam cũng được trao tặng các giải thưởng quốc 
tế danh giá như SunGroup, VinGroup, VietnamAirlines, Vietravel,
Trong tháng 12, Lonely Planet - tạp chí du lịch nổi tiếng của Australia đã lựa chọn Việt Nam 
là điểm đến có ẩm thực tốt nhất cho chuyến du lịch cá nhân năm 2021 với nhận định: “Nếu chỉ 
có một quốc gia ẩm thực Đông - Nam Á được coi là “tốt nhất trong những nước tốt nhất” thì đó 
là Việt Nam”. Trong khi đó, Tạp chí Travel+Leisure của Mỹ đã xếp Việt Nam đứng thứ 16 trong 
danh sách 20 điểm đến dành cho du lịch cá nhân trong năm 2021. Với điểm bình chọn 92,12 
điểm, bạn đọc của tạp chí du lịch uy tín của Mỹ Condé Nast Traveler (CNTraveler) đã bình chọn 
Việt Nam đứng ở vị trí thứ 9 trong 20 quốc gia là điểm đến yêu thích năm 2020. CNTraveler cũng 
lựa chọn Việt Nam đứng ở vị trí thứ 13 trong xếp hạng 21 điểm đến tốt nhất cho năm 2021 dựa 
trên đánh giá kiểm soát tốt đại dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, nhiều điểm đến của Việt Nam như: Vịnh Hạ Long, Vịnh Lan Hạ, Hang Sơn 
Đoòng, Ninh Bình, Sa Pa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Phú Quốc,... luôn là 
những cái tên quen thuộc trong các bảng xếp hạng gợi ý điểm đến của các tạp chí và trang đánh 
giá du lịch của thế giới.
Trong năm vừa qua, nhằm duy trì sự kết nối giữa du lịch Việt Nam và khách quốc tế trong 
bối cảnh giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19, TCDL tiếp tục thực hiện quảng bá hình ảnh đất 
nước, con người, du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình nổi tiếng CNN qua đoạn clip dài 30 giây 
mang tên “Why not Viet Nam?”. Đây là chiến dịch lớn nhất của du lịch Việt Nam cho khách nước 
ngoài trong năm để chuẩn bị cho thời điểm mở cửa du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Thành phố Đà Nẵng cũng ký kết quảng bá du lịch Đà Nẵng với kênh truyền hình quốc tế BBC 
vào tháng 6/2020. Theo đó, mỗi ngày, BBC khu vực châu Á - Thái Bình Dương (phủ sóng ở hơn 
200 quốc gia) phát clip giới thiệu về Đà Nẵng có độ dài 30 giây. Thời lượng phát sóng là 98 lần 
vào các giờ cao điểm.
Theo kế hoạch, TCDL sẽ tiếp tục quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNBC, 
hướng tới khách thu có thu nhập cao với loại hình du lịch golf do Đại sứ du lịch Việt Nam Greg 
Norman thúc đẩy.
Trước diễn biến phức tạp và khó lường của đại dịch COVID-19, ngành Du lịch Việt Nam tiếp 
tục khai thác mạnh thị trường nội địa, chú trọng phát huy liên kết giữa các địa phương, doanh 
nghiệp theo phương châm “Liên kết, hành động và phát triển”. Ngoài ra, năm 2021, ngành Du 
lịch đề ra 5 nhiệm vụ chính, trong đó tiếp tục tập trung tăng cường truyền thông và triển khai ứng 
dụng các tiêu chí du lịch an toàn; tiếp tục đề xuất và phối hợp triển khai có hiệu quả các chính 
sách hỗ trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp du lịch; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng 
công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; tăng cường xúc tiến thị trường du lịch trong nước, 
duy trì quảng bá ra thị trường du lịch nước ngoài; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước 
về du lịch
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
380
4. KẾT LUẬN
Ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua một năm 2020 thiệt hại kép do “cú đấm bồi” - dịch 
COVID-19 và thiên tai lịch sử. Nhưng trong một năm khó khăn chưa từng có cũng là lúc ngành 
Du lịch Việt Nam tìm được khả năng kháng cự, sức bật nội lực từ những sáng tạo để tìm thời cơ 
trong thách thức. Dù khó khăn do đại dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài, nhưng những bài học 
kinh nghiệm vượt “bão COVID-19” năm vừa qua sẽ là nền tảng để du lịch Việt Nam chủ động 
ứng phó với các thách thức mới, duy trì đà phát triển bền vững và tiếp tục khẳng định vị thế của 
du lịch Việt Nam ở khu vực và thế giới trong năm 2021. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quang Đông (2020), Duy trì kích cầu du lịch sang năm 2021, truy cập ngày 16/12/2020 từ 
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-du-lich/duy-tri-kich-cau-du-lich-sang-nam-2021-628293/
2. Nguyễn Trùng Khánh (2020), Ngành Du lịch hành động để tháo gỡ khó khăn do COVID-19, 
truy cập lần cuối 29/7/2020 từ 
hanh-dong-de-thao-go-kho-khan-do-covid-19-129087 
3. Trang Linh (2021), Du lịch gần nhà và an toàn: xu hướng chủ đạo của du lịch Việt Nam 
2021, truy cập lần cuối 16h23’ ngày 24/02/2021 từ <https://nhandan.com.vn/tin-tuc-du-lich/
du-lich-gan-nha-va-an-toan-xu-huong-chu-dao-cua-du-lich-viet-nam-2021-636420/>

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_thuc_day_nganh_du_lich_viet_nam_phat_trien_trong_d.pdf