Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại thành phố Đà Nẵng sau tác động của đại dịch Covid-19
Đại dịch COVID-19 đã có những ảnh hưởng và tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Các ngành du lịch quốc tế rất khó có khả năng trở lại trạng thái bình thường trong tương lai gần. Đà Nẵng là một trong những thành phố đang bị ảnh hưởng rất mạnh bởi đây là nơi có lượng khách quốc tế đến hàng năm rất lớn. Để đối phó và cải thiện tình hình này, các cấp chính quyền ở Đà Nẵng đã phải cùng nhau tìm giải pháp để thu hút lượng khách quốc tế quay trở lại. Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu này phân tích các tác động tổng thể của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch, các rào cản thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại Đà Nẵng. Nghiên cứu cũng sẽ đưa ra những định hướng phát triển như đa dạng hóa thị trường khách du lịch, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, hạn chế rủi ro trước các vấn đề khu vực và thế giới nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, lữ hành Đà Nẵng và thu hút sự quay trở lại của thị trường khách du lịch quốc tế sau đại dịch
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại thành phố Đà Nẵng sau tác động của đại dịch Covid-19
lý rác thải này phù hợp với các quy định về việc phân hủy chất thải lây nhiễm. 4.4. Ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” Ngày 10/10/2020, Tổng cục Du lịch chính thức ra mắt ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”, vận hành trên cả hai hệ điều hành IOS và Android các thiết bị thông mình. Ứng dụng này tích hợp đầy đủ các tính năng cung cấp cho du khách những thông tin hữu ích về an toàn khi đi du lịch. Bản đồ số trong ứng dụng này giúp du khách tìm hiểu và có được thông tin của các đơn vị du lịch bao gồm khách sạn, nhà hàng, căn hộ du lịch, khu vui chơi, vận tải, bệnh viện, nhà thuốc... đã đăng ký và đạt tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Với ứng dụng này, du khách cũng có thể tìm hiểu và cập nhật các thông tin về dịch bệnh do Bộ Y tế cung cấp như chi tiết số người mắc bệnh, độ tuổi bệnh nhân, số người khỏi bệnh tất cả thông tin đều được đăng tải và cập nhật nhanh chóng. Bên cạnh đó, thông qua ứng dụng, người truy cập cũng có thể tra cứu những thông tin mới nhất liên quan đến điểm đến, các chương trình khuyến mãi, các gói ưu đãi để có những lựa chọn phù hợp cho chuyến đi của mình. Khi đến cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, du khách sử dụng ứng dụng “Du lịch an toàn Việt Nam” để kiểm tra xem cơ sở đã đăng ký các tiêu chuẩn an toàn về vệ sinh và phòng chống dịch bệnh theo yêu cầu của chính phủ và cơ quan chức năng hay chưa. Ngoài ra, khách hàng còn có thể đưa ra đánh giá, phản hồi, bình luận của chính mình ngay trên ứng dụng và đăng tải hình ảnh để phản ánh về chất lượng dịch vụ của các đơn vị. Đà Nẵng nên khuyến khích khách du lịch cài đặt ứng dụng này khi họ đến các sân bay quốc tế, bến cảng... Ứng dụng này quả thật rất hữu ích và thông minh đối với du khách trong giai đoạn hậu COVID-19, vì thế Đà Nẵng nên quảng cáo ứng dụng này kèm theo video quảng cáo về Đà Nẵng để khách quốc tế có thể biết đến. Thông tin về ứng dụng nên được đăng tải trên các bài báo điện tử của kênh CNN vì CNN đang có lượng người theo dõi rất lớn. 4.5. Chuẩn bị cho sự trở lại Khi dịch bệnh được khống chế hoàn toàn, Đà Nẵng cần có các chính sách tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, cụ thể: - Mở rộng danh sách các nước được miễn visa du lịch khi nhập cảnh vào Đà Nẵng. Chẳng hạn, những nước như New Zealand, Australia đang có khả năng an toàn trong đại dịch và khách chi tiêu cao. Trước đây họ đến Indonesia, Singapore, Thái Lan nhiều, bây giờ Việt Nam sẽ thu hút nguồn khách này rất tốt. Hồ Minh Phúc, Trịnh Thị Kim Chung / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 3-15 13 - Tiếp tục hỗ trợ giảm chi phí cho ngành du lịch Đà Nẵng để tạo lợi thế cạnh tranh về giá như miễn, giảm các loại phí, lệ phí, thuế trong ngành du lịch. Sau đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn hay nhỏ đều bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Để có thể góp phần vực dậy ngành du lịch của Đà Nẵng, thành phố cần quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp, đề ra các phương án giảm thuế, giảm một số khoản phí sẽ góp phần giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn và tiếp tục nỗ lực thu hút khách du lịch quay trở lại. - Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc xây dựng các gói sản phẩm khuyến mại nhằm thúc đẩy nhu cầu du lịch. Sau đại dịch, du khách sẽ có xu hương tiết kiệm chi phí cho chuyến đi, cũng như quan tâm nhiều đến các gói du lịch với mức giá ưu đãi. Qua đó, doanh nghiệp nên phát triển nhiều gói du lịch đa dạng cung cấp cho du khách, với tiêu chí chất lượng dịch vụ được nâng cao và mức giá ưu đãi. Nhà nước hỗ trợ chi phí quảng cáo và một số loại lệ phí liên quan (vé vào cổng, sân bay...) như miễn phí vé tham quan các điểm du lịch trong thành phố như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Ngũ Hành Sơn, thậm chí hỗ trợ trực tiếp chi phí quảng cáo cho các doanh nghiệp. - Hãng du lịch lớn nên hợp tác với các công ty bảo hiểm để mở rộng phạm vi bảo hiểm. Cụ thể bên cạnh việc cung cấp bảo hiểm du lịch gồm những quyền lợi như: Huỷ chuyến bay, chuyến bay bị trì hoãn, khách hàng mất giấy tờ tuỳ thân hay hành lý, chi phí vận chuyển y tế cấp cứu, chi phí điều trị bao gồm nội trú và ngoại trú tại bệnh viện thì doanh nghiệp cũng nên cung cấp thêm các loại bảo hiểm liên quan đến bệnh viêm phổi do vi rút Corona, và du khách sẽ được hưởng các chính sách bảo hiểm cả trong và sau khi hành trình kết thúc khoảng 15 ngày. - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm y tế, bệnh viện. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế hoặc chăm sóc sức khỏe giúp du khách thoải mái, giảm thiểu lo lắng khi gặp vấn đề về sức khỏe trong quá trình du lịch. Du khách sẽ cảm thấy an tâm hơn nếu một điểm đến có hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe phát triển. 5. Kết luận 5.1. Đề xuất hàm ý Một trong những mục đích của nghiên cứu này là làm rõ tác động của việc nhận thức rủi ro về sức khỏe và những thay đổi trong thái độ, hành vi của khách du lịch sau đại dịch COVID-19. Hiểu được những biến động trong hành vi của khách du lịch là cơ sở giúp các điểm đến thực hiện các chiến lược phù hợp để phục hồi và thu hút ý định quay trở lại của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Tác động của đại dịch là rất lớn và đòi hỏi một nghiên cứu liên ngành. Vì đại dịch COVID-19 vẫn là một cuộc khủng hoảng đang diễn ra, nên rất khó để có được một bức tranh tổng thể. Do đó, tác giả tin rằng dữ liệu và thông tin vẫn nên được cập nhật. Hy vọng rằng đây là một trong nhiều nghiên cứu sẽ đưa ra một số giải pháp để thu hút ý định quay trở lại Đà Nẵng của du khách quốc tế sau đại dịch COVID-19. Nghiên cứu một lần nữa khẳng định sự gia tăng của việc nhận thức nguy cơ về sức khỏe và nó khiến du khách có xu hướng tìm đến điểm đến an toàn sau đại dịch COVID-19. Đối mặt với nhiều lo lắng về cuộc khủng hoảng này, du khách có xu hướng thay đổi trong hành vi du lịch. Cũng cần hiểu rõ tác động của khủng hoảng đối với ngành du lịch và hình ảnh điểm đến. Nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của phân khúc khách du lịch quốc tế đối với ngành du lịch Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp để thu hút ý định trở lại Đà Nẵng của họ sau đại dịch COVID-19. Một trong những chiến lược giúp giảm thiểu nhận thức của du khách về rủi ro đối với sức khỏe là điểm đến phải đảm bảo an toàn để du khách không cảm thấy lo lắng trong quá trình di chuyển. Với sự phát triển của công nghệ thông tin trong nền công nghiệp 4.0, các Hồ Minh Phúc, Trịnh Thị Kim Chung / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 3-15 14 doanh nghiệp du lịch có thể ứng dụng các công nghệ vào quá trình kinh doanh và phục vụ du khách. Công nghệ hiện đại cần được lắp đặt ở mọi nơi từ sân bay, nhà nghỉ, bảo tàng, công viên giải trí, điểm tham quan... để giảm nhận thức rủi ro về sức khỏe của khách du lịch và ngăn chặn sự lây lan của vi rút. Các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số cũng góp phần quan trọng trong việc khẳng định hình ảnh của điểm đến và thu hút khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng. Ngoài ra, những điểm đến du lịch cũng cần có chiến lược quảng bá phù hợp và thực hiện các kế hoạch phòng chống dịch theo quy định của nhà nước. Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại COVID-19 ở nhiều cấp độ, chẳng hạn như phục hồi nền kinh tế trong đó có ngành du lịch. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong ngành du lịch tại Đà Nẵng nên cố gắng vượt qua cơn bão, có rất nhiều khoản vay do chính phủ tài trợ không tính lãi suất để giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn này. Việc đóng cửa doanh nghiệp hoặc sa thải nhân viên có thể gây ra những hậu quả tàn khốc cho toàn thành phố. 5.2. Hạn chế của nghiên cứu Vì sự khan hiếm thông tin và tính chất liên tục của dịch bệnh, cần phải đề cập đến những hạn chế của nghiên cứu. Đầu tiên, nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Mặc dù những phát hiện này là hữu ích, nhưng sẽ thuyết phục hơn nếu phương pháp nghiên cứu định lượng có thể được sử dụng để cung cấp một góc nhìn khác về nghiên cứu này. Hướng nghiên cứu trong tương lai có thể được truyền cảm hứng dựa trên những phát hiện của nghiên cứu này. Những khủng hoảng của đại dịch này vẫn đang diễn ra, do đó, nhiều vấn đề có thể chưa được cập nhật trong khi nghiên cứu này được thực hiện. Vì vậy, các nghiên cứu trong tương lai được khuyên nên tiếp tục quan sát tình hình để tìm ra các hướng nghiên cứu khác. Thứ hai, việc triển khai các công nghệ để giúp các điểm đến giảm nhận thức rủi ro sức khỏe là một quá trình của toàn công ty, doanh nghiệp; nhiều công nghệ có thể được áp dụng ở các cơ sở khách sạn, chẳng hạn như phòng khách sạn, hành lang, quầy lễ tân, nhà hàng, hồ bơi, v.v... Tuy nhiên, việc áp dụng quá nhiều công nghệ có thể khiến các điểm đến gặp phải tình trạng chi phí cao, giảm nhân sự và mối quan hệ giữa khách hàng cũng hạn chế. Nghiên cứu trong tương lai cần xem xét tác động của các công nghệ rộng lớn hơn đối với hoạt động tổng thể của khách sạn. Tài liệu tham khảo [1] Çetinsöz, B. C., & Ege, Z. (2013). Impacts of perceived risks on tourists' revisit intentions. Anatolia, 24(2), 173-187. [2] Artuğer, S. (2015). The effect of risk perceptions on tourists’ revisit intentions. European Journal of Business and Management, 7(2), 36-43. [3] Huang, S., & Hsu, C. H. (2009). Effects of travel motivation, past experience, perceived constraint, and attitude on revisit intention. Journal of travel research, 48(1), 29-44. [4] Rittichainuwat, B. N., & Chakraborty, G. (2009). Perceived travel risks regarding terrorism and disease: The case of Thailand. Tourism Management, 30(3), 410-418. [5] Gut, P., & Jarrell, S. (2007). Silver lining on a dark cloud: The impact of 9/11 on a regional tourist destination. Journal of Travel Research, 46(2), 147-153. [6] Séraphin, H., & Butler, C. (2013). Impacts of the slave trade on the service industry in Kenya and Haiti: The case of the Tourism and Hospitality sector. Journal of hospitality and tourism, 11(1), 71-89. [7] Slovic, P. (1987). Perception of risk. Science, 236(4799), 280-285. [8] Sitkin, S. B., & Pablo, A. L. (1992). Reconceptualizing the determinants of risk behavior. Academy of management review, 17(1), 9-38. [9] Irvine, W., & Anderson, A. R. (2006). The impacts of foot and mouth disease on a peripheral tourism area: The role and effect of crisis management. Journal of Travel & Tourism Marketing, 19(2-3), 47-60. [10] Shin, H., & Kang, J. (2020). Reducing perceived health risk to attract hotel customers in the COVID- 19 pandemic era: Focused on technology innovation for social distancing and cleanliness. International Journal of Hospitality Management, 91, 102664. Hồ Minh Phúc, Trịnh Thị Kim Chung / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 3-15 15 [11] Chebli, A. (2020). The impact of Covis-19 on tourist consumption behavior: a perspective article. Baker, D. A., & Crompton, J. L. (2000). Quality, satisfaction and behavioral intentions. Annals of tourism research, 27(3), 785-804. [12] Yeh, S. S. (2020). Tourism recovery strategy against COVID-19 pandemic. Tourism Recreation Research, 1-7. [13] Tseng, S. Y., & Wang, C. N. (2016). Perceived risk influence on dual-route information adoption processes on travel websites. Journal of Business Research, 69(6), 2289-2296. [14] Madani, A., Boutebal, S. E., Benhamida, H., & Bryant, C. R. (2020). The Impact of COVID-19 Outbreak on the Tourism Needs of the Algerian Population. Sustainability, 12(21), 8856. [15] Gursoy, D., & Chi, C. G. (2020). Effects of COVID- 19 pandemic on hospitality industry: review of the current situations and a research agenda. [16] Bae, S. Y., & Chang, P. J. (2020). The effect of coronavirus disease-19 (COVID-19) risk perception on behavioral intention towards ‘untact’tourism in South Korea during the first wave of the pandemic (March 2020). Current Issues in Tourism, 1-19. [17] Caldito, L. A., Dimanche, F., & Ilkevich, S. (2015). Tourist behavior and trends. Tourism in Russia: a management handbook. Emerald Group Publishing Limited, Bingley, West Yorkshire, UK, 101-130. [18] Chebli, A., Othmani, M. C., & Said, F. B. (2020). Market segmentation in urban tourism: Exploring the influence of personal factors on tourists' perception. Journal of Tourism and Services, 11(20), 74-108. [19] Van Bavel, J. J., Baicker, K., Boggio, P. S., Capraro, V., Cichocka, A., Cikara, M., ... & Drury, J. (2020). Using social and behavioral science to support COVID-19 pandemic response. Nature Human Behavior, 1-12. [20] World Health Organization. (2020). Management of ill travelers at points of entry–international airports, seaports and ground crossings–in the context of COVID-19 outbreak: interim guidance, 16 February 2020 (No. WHO/2019-nCoV/ POEmgmt/2020.1). World Health Organization. [21] Shin H., Perdue R.R., Kang J. Front desk technology innovation in hotels: a managerial perspective. Tour. Manag. 2019; 74:310–318. [22] Ivanov, S. H., Webster, C., & Berezina, K. (2017). Adoption of robots and service automation by tourism and hospitality companies. Revista Turismo & Desenvolvimento, 27(28), 1501-1517. [23] Van, N. T. T., Vrana, V., Duy, N. T., Minh, D. X. H., Dzung, P. T., Mondal, S. R., & Das, S. (2020). The Role of Human–Machine Interactive Devices for Post-COVID-19 Innovative Sustainable Tourism in Ho Chi Minh City, Vietnam. Sustainability, 12(22), 9523. [24] Chew, E. Y. T., & Jahari, S. A. (2014). Destination image as a mediator between perceived risks and revisit intention: A case of post-disaster Japan. Tourism Management, 40, 382-393. [25] Hasan, M. K., Ismail, A. R., & Islam, M. F. (2017). Tourist risk perceptions and revisit intention: A critical review of literature. Cogent Business & Management, 4(1), 1412874. [26] Budd, J., Miller, B. S., Manning, E. M., Lampos, V., Zhuang, M., Edelstein, M., ... & Short, M. J. (2020). Digital technologies in the public-health response to COVID-19. Nature medicine, 26(8), 1183-1192. [27] Buhalis, D., Leung, D., & Law, R. (2011). eTourism: critical information and communication technologies for tourism destinations. Destination marketing and management: Theories and applications, 2011, 205-224. [28] Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2020), Phát triển thị trường du lịch sau Covid 19: Biến thách thức thành cơ hội, du-lich-sau-COVID19-Bien-thach-thuc-thanh-co- hoi/411052.vgp, ngày 18/10/2020. [29] Hải Nam / VOV.VN (2020), Ra mắt ứng dụng Việt Nam an toàn, https://vov.vn/du-lich/ra-mat- ung-dung-du-lich-viet-nam-an-toan-785138.vov, ngày 11/10/2020.
File đính kèm:
- giai_phap_thu_hut_khach_du_lich_quoc_te_quay_tro_lai_thanh_p.pdf