Du lịch gắn với phát triển kinh tế & xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên

Tóm tắt

Tây Nguyên là một vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch, đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh

thái và văn hóa tộc người để phát triển kinh tế du lịch, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của vùng và địa

phương, nhất là đối với khu vực nông thôn miền núi, nơi sinh sống của các đồng bào dân tộc thiểu số.

Lựa chọn hướng phát triển du lịch và tìm phương thức giúp sử dụng hiệu quả du lịch như một phương

tiện bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới là

một hướng đi thích hợp, rất cần cho khu vực Tây Nguyên.

Du lịch gắn với phát triển kinh tế & xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên trang 1

Trang 1

Du lịch gắn với phát triển kinh tế & xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên trang 2

Trang 2

Du lịch gắn với phát triển kinh tế & xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên trang 3

Trang 3

Du lịch gắn với phát triển kinh tế & xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên trang 4

Trang 4

Du lịch gắn với phát triển kinh tế & xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên trang 5

Trang 5

Du lịch gắn với phát triển kinh tế & xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 8460
Bạn đang xem tài liệu "Du lịch gắn với phát triển kinh tế & xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Du lịch gắn với phát triển kinh tế & xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên

Du lịch gắn với phát triển kinh tế & xã hội và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên
nói của tâm linh, tâm hồn con 
người, gắn với mọi hoạt động sản xuất, sinh 
hoạt của đồng bào. Năm 2005, không gian văn 
hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO 
công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi 
vật thể của nhân loại.
Nói đến Tây Nguyên còn phải kể đến kho 
tàng sử thi “sống” trường tồn trong đời sống 
của các tộc người nơi đây, với hàng trăm tác 
phẩm được trình diễn trong sinh hoạt cộng 
đồng. Đây được coi là vùng sử thi duy nhất ở 
Việt Nam và cũng là vùng sử thi quý hiếm trên 
thế giới với hơn 622 tác phẩm được tìm thấy. 
Ngoài ra, những tri thức dân gian như kinh 
nghiệm thuần dưỡng voi, những bài thuốc 
gia truyền chữa bệnh, bí quyết về kỹ thuật đúc 
đồng để chế tạo ra đàn đá và nhạc khí cồng 
chiêng cũng là những giá trị văn hóa tinh 
thần quý giá trong kho tàng di sản văn hóa của 
vùng đất này, tạo nên những sản phẩm du lịch 
độc đáo, khác biệt. 
Đặc biệt, Tây Nguyên còn có một hệ thống 
những di tích thời kỳ cận hiện đại, di tích cách 
mạng, kháng chiến như Bản Đôn, làng Kông 
Hoa quê hương anh hùng Núp, là ngục Kon 
Tum, là chiến thắng An Khê, Play Me, Đắk Tô, 
Đắk Nông, Đăk Min,...
Hệ thống tài nguyên du lịch thiên nhiên, 
nhân văn vô cùng phong phú, độc đáo, hấp 
dẫn như trên đã tạo cho Tây Nguyên điều kiện 
và môi trường để du lịch nơi đây phát sinh và 
phát triển. Giá trị của những cảnh quan: rừng, 
sông hồ, suối, thác; của di sản văn hóa: di tích 
lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật, các 
hình thức sinh hoạt văn nghệ, các tập quán, lễ 
hội, ngành nghề truyền thống là những đối 
tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, 
cho du lịch khai thác, sử dụng. Chính những 
tài nguyên này không chỉ tạo ra môi trường 
và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát 
triển mà còn quyết định quy mô, thể loại, chất 
lượng và hiệu quả của hoạt động du lịch của 
vùng/địa phương.
Hiện toàn khu vực Tây Nguyên có 943 cơ sở 
lưu trú, trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 9 khách 
sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao, 20 khách sạn 2 
sao; có 30 doanh nghiệp lữ hành với hơn 100 
xe vận chuyển khách du lịch. Hệ thống mạng 
lưới giao thông với các quốc lộ 14, 20, 27, 28, 
51, 19 gắn kết toàn vùng cùng các sân bay Liên 
Khương - Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Plêiku và một 
số sân bay nhỏ khác đã tạo môi trường thuận 
lợi cho đầu tư và du lịch phát triển. Tây Nguyên 
cũng đã có 25 dự án đầu tư với số vốn 3.215 
tỷ đồng trên toàn vùng. Một số dự án tiêu 
biểu có thể kể đến như: Dự án khu du lịch sinh 
thái vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) 
với vốn đầu tư 200 tỷ đồng; khu du lịch sinh 
thái đồi thông Hà Tam (Gia Lai), vốn đầu tư 30 
triệu USD; khu du lịch sinh thái đồi Cư Luê (Đắk 
Lắk), vốn đầu tư 500 tỷ đồng; 151 dự án đầu 
tư tại Lâm Đồng với tổng vốn đầu tư là 43.865 
tỷ đồng; khu du lịch sinh thái - văn hóa Nam 
Nung (Đắk Nông) với vốn đầu tư 180 tỷ đồng.
Trong 15 năm (2000 - 2015), tốc độ tăng 
trưởng khách du lịch quốc tế của Tây Nguyên 
đạt trung bình 4,9%/năm; khách du lịch nội 
địa đạt 13%/năm. Nhiều chính sách khai thác 
sản phẩm được triển khai như quy hoạch các 
Số 24 - Tháng 6 - 201888
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
làng văn hóa dân tộc, tổ chức các lễ hội truyền 
thống, nhất là lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên, 
khai thác các cảnh quan thiên nhiên nơi đồng 
bào dân tộc sinh sống.
3. Giải pháp phát triển du lịch, nâng cao đời 
sống kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn 
mới khu vực Tây Nguyên
Hiện nay, chương trình mục tiêu quốc gia 
xây dựng nông thôn mới đang được tiến hành 
thực hiện đã tạo một môi trường thuận lợi cho 
việc phát triển du lịch tại các vùng dân tộc, 
nông thôn, và ngược lại du lịch sẽ là động lực 
thúc đẩy cho việc thực hiện phong trào xây 
dựng nông thôn mới với tốc độ vừa nhanh, 
vừa bền vững, do không những tham gia tích 
cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở 
rộng đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, thay 
đổi diện mạo cảnh quan, môi trường, mà còn 
bảo tồn được các giá trị văn hóa gốc của nông 
thôn, tộc người hoặc giá trị về thương hiệu 
hàng hóa đặc thù cho địa phương, khu vực.
Suy cho cùng việc xây dựng nông thôn mới 
là rất quan trọng song mục tiêu lớn nhất là 
phải làm cho người dân có cuộc sống khá giả 
và sung túc hơn, góp phần giảm khoảng cách 
giàu nghèo, sự chênh lệch giữa người dân 
Tỉnh Các điểm du lịch được khai thác 
 từ các tài nguyên du lịch nổi bật của Tây Nguyên 
Chùa Minh Thành; khu Tây Sơn Thượng (căn cứ vua Quang Trung), quê hương anh 
hùng Núp (làng Kông Hoa), địa danh Pleime, Cheo Reo, Ja Đrăng; nhà máy thủy điện 
Ialy; cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (giáp Campuchia); buôn làng người Bahnar, Jrai. 
Gia Lai 
Biển Hồ; thác Phú Cường, thác Queng Thao, thác Chín Tầng; vườn quốc gia Kon Ka 
Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ja Răng. 
Nhà thờ gỗ (nhà thờ Chánh Tòa), đại chủng viện Kon Tum; ngục Kon Tum, ngục Tố 
Hữu, ngục Đắk Lei, các địa danh Đắk Tô, Tân Cảnh, đồi Chelesi, sân bay Phượng Hoàng; 
các buôn làng của người Bana (Kon Ktu, Rơ Hai, Kon Chri), Gia Rai (Lung, Rắc), Xơ Đăng 
(Dakripeng, Đakrijob); cửa khẩu Bờ Y (giáp Lào). 
Kon Tum 
Sông Đakbla, Poko; đỉnh Ngọc Lĩnh, Ngọc Phan; rừng nguyên sinh Chư Mom Ray, Đak 
Uy, Sa Thầy, rừng thông Măng Đen; hồ Yaly. 
Nhà đày Buôn Ma Thuột; chùa Sắc Tứ Khải Đoan, đình Lạc Giao; Bảo tàng dân tộc Đắk 
Lắk; Buôn làng của người Ê Đê, M’Nông, Lào, Gia Rai (buôn Đôn, làng nghề ở buôn Alê 
A, Păn Lăm, Kô Sia, Niên); căn cứ cách mạng hang đá Dak Tuar, hang đá Ba tầng (xã 
Krông Nô, huyện Lăk). 
Đắk Lắk 
Hồ Lăk, hồ Ea Nhaie, hồ Eo Kao, suối Đan Kia; thác Dray Nur, Gia Long, Dray H’lonh, 
thác Krông Kma, thác Thủy Tiên, thác Dray Nao; đồi thông Cư D’lue, vườn quốc gia Yok 
Đôn, Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. 
Cụm di tích N’Trang Lơng, di tích lịch sử kháng chiến B4 - liên tỉnh IV tại Nâm Nung, 
ngục Đắk Mil, di tích lịch sử đồi 722 Đắk Sắk; buôn làng của người M’Nông, Mạ (bon 
N’Jriêng, Bu Kon, Buôr, Bu Prâng). 
Đắk Nông 
Thác Đắk Glun, thác Đắk P’lao, cụm thác Đray Sáp - Gia Long; cao nguyên M’Nông; Hồ 
Ea Snô; khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (Đắk Glong); các hang dung nham núi lửa xã 
Buôn Choáh, huyện Krông Nô 
Nhà thờ Con Gà, Do Maine; ga Đà Lạt; chùa Thiên Vương cổ sát, Dinh Bảo Đại, thiền 
viện Trúc Lâm; Buôn làng dân tộc Mạ (Bảo Lộc), Cơ Ho (Dai Linh), Chu Ru (Đơn Dương), 
các làng nông trại (trồng hoa, chè, cây ăn quả, rau,) 
Lâm Đồng 
Hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Suối Vàng; Hồ Tuyền Lâm, hồ Đa Nhim; Thác Cam Ly, 
Prenn, Datanla, Ponggour, Gougar; đồi Cù; núi Bà (Lang Bian), núi Voi; thung lũng 
Tình Yêu. 
89Số 24 - Tháng 6 - 2018
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, 
vùng có hoàn cảnh khó khăn. Thực tế đã phản 
ánh, muốn thực hiện được mục tiêu chiến lược 
phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu xây dựng 
nông thôn mới, nhất là ở vùng đồng bào dân 
tộc thiểu số, trước hết cần phải nâng cao đời 
sống kinh tế cho người dân.
Tây Nguyên là địa bàn hết sức đặc biệt, nơi 
sinh sống của các dân tộc thiểu số, tập trung 
nhiều những người nghèo nhất Việt Nam hiện 
nay. Mặc dù 53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chỉ 
chiếm 15% tổng dân số cả nước nhưng chiếm 
tới 47% trong tổng số người nghèo ở Việt Nam. 
Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư và điều 
tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn 
quốc năm 2012, tỷ lệ người nghèo khu vực Tây 
Nguyên là 29,7%, trong đó tỷ lệ người nghèo 
ở các tộc người thiểu số chiếm 76,6% chỉ thấp 
hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (78,4%), 
đứng cao thứ hai trong cả nước. Vì vậy, việc lựa 
chọn du lịch, tìm các giải pháp phát triển du 
lịch nói chung và du lịch ở các vùng dân tộc 
thiểu số nói riêng ở khu vực Tây Nguyên là rất 
phù hợp, cần thiết bởi nó có vai trò thiết yếu 
trong tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều việc làm 
mới tại chỗ, thay đổi diện mạo, cảnh quan môi 
trường làng bản, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ 
thống phúc lợi cho người dân. Có như vậy mới 
đảm bảo được việc thực hiện các mục tiêu, tiêu 
chí trong xây dựng nông thôn mới.
Muốn vậy, phát triển du lịch phải được xác 
định là một giải pháp trọng yếu trong chiến 
lược xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Được 
chính quyền địa phương triển khai nhằm mục 
tiêu vì lợi ích của người nghèo chứ không phải 
vì lợi ích thuần túy tăng ngân sách cho địa 
phương.
Việt Nam có thể học hỏi rất nhiều kinh 
nghiệm từ các nước đã trải qua 30, 40 năm 
và đã thành công trong việc đặt nền móng và 
phát triển du lịch, thay đổi diện mạo của vùng 
nông thôn/nông nghiệp với điểm xuất phát 
ban đầu giống Việt Nam hiện nay như Hàn 
quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Âu.
Xác định rõ nội dung chủ yếu để khai thác 
tài nguyên du lịch trên địa bàn Tây Nguyên là 
phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan thiên 
nhiên rừng, du lịch văn hóa tộc người với 
phương thức đa dạng hóa thủ thể tham gia, 
góp phần tăng thu nhập và việc làm từ du 
lịch. Tài nguyên du lịch sẽ được khai thác để 
tổ chức các loại hình du lịch mới, với các sản 
phẩm và dịch vụ đa dạng, độc đáo, mang tính 
đặc trưng của cảnh quan, của từng tộc người, 
địa phương và khu vực. Hình thành các khu du 
lịch, khu vui chơi giải trí không chỉ tập trung 
ở các khu vực thành thị, thị trấn mà ở cả các 
vùng nông thôn, tộc người. Các dự án du lịch 
phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư và 
đem lại lợi ích cho cộng đồng.
Để du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội 
và xây dựng nông thôn mới ở Tây Nguyên, cần 
thực hiện một số nội dung:
Một là, xây dựng chính sách thu hút đầu tư 
du lịch; chính sách khôi phục, phát triển các 
ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm 
của người Mạ, đan lát của người Cơ Ho, nghề 
gốm của người Churu, chính sách bảo tồn 
và phát triển đàn voi, phát triển các chương 
trình du lịch sinh thái gắn với bản làng dân tộc; 
chính sách tuyên truyền giáo dục nâng cao 
nhận thức về bảo tồn văn hóa truyền thống, 
lễ hội của đồng bào dân tộc, nâng cao lòng tự 
hào của người dân Tây Nguyên,
Hai là, tăng cường phối hợp hoạt động liên 
ngành nhằm khai thác hiệu quả nền văn hóa 
đa dạng các dân tộc thiểu số, góp phần bảo 
tồn gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào dân 
tộc Tây Nguyên, đồng thời thỏa mãn nhu cầu 
giao lưu, tìm hiểu văn hóa giữa du khách và 
cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi 
tư duy, cải thiện đời sống, tạo cơ hội việc làm 
cho cư dân bản địa. 
Ba là, triển khai xây dựng các mô hình du 
lịch ở nông thôn miền núi Tây Nguyên sao 
cho phù hợp với đặc điểm tộc người, các địa 
phương khác nhau như mô hình du lịch trang 
trại/nông trại; du lịch làng bản, du lịch làng 
nghề; du lịch sinh thái nhân văn, du lịch mạo 
hiểm với những nét khác biệt. Nông thôn miền 
núi Tây Nguyên thường là vùng sâu, vùng xa, 
nơi mà dân trí chưa cao, điều kiện kinh tế - xã 
hội còn khó khăn và bất kỳ hoạt động nào 
cũng dễ dàng tác động đến người dân, vì vậy, 
việc tham gia vào một hoạt động thiết thực, 
giúp họ cải thiện được đời sống cũng là cách 
tích cực góp phần giảm nghèo, giảm tệ nạn, 
tạo sinh kế và cuộc sống ổn định. 
Số 24 - Tháng 6 - 201890
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Bốn là, cần chú ý trong công tác quản 
lý để bảo tồn và phát triển sự độc đáo riêng 
có của từng thôn bản, buôn làng về di tích, 
danh thắng, về nếp sống và các ngành nghề 
thủ công truyền thống. Định hướng, khuyến 
khích làng nghề sản xuất các vật phẩm lưu 
niệm, mỹ nghệ, tránh sao chép. Việc nâng cấp, 
sửa sang nhà cửa, vườn, đường sá, cầu cống, 
phục dựng, khôi phục và phát huy sinh hoạt lễ 
hội, các hoạt động văn hóa nghệ thuật là cần 
thiết để tạo thuận tiện và tăng tiện nghi đón 
khách, nhưng song song với đó phải giữ gìn 
được các di sản kiến trúc, phong cảnh thanh 
bình đúng nghĩa buôn, bon và nét đẹp văn 
hóa, thuần phong mỹ tục. Có như vậy, mới 
đảm bảo tạo sức hấp dẫn du lịch, cuốn hút du 
khách và mang tính bền vững. Đồng thời, khai 
thác những phương tiện thô sơ như xe bò, voi, 
thuyền gỗ, với những nét đặc sắc của từng 
vùng, là phương tiện vận chuyển thường ngày 
của người dân, nâng cấp phù hợp với tiện ích 
và thẩm mỹ phục vụ du khách đến tham quan, 
du lịch.
Năm là, chú trọng công tác sử dụng và đào 
tạo, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ. Đào tạo 
các kỹ năng tối thiểu cho cư dân địa phương, 
cho đồng bào dân tộc thiểu số khi tham gia 
thị trường lao động du lịch. Đảm bảo sinh kế 
lâu dài cho họ và giúp họ phát triển trở thành 
những người làm chủ. 
Sáu là, đầu tư phát triển mạnh cơ sở hạ tầng 
để tăng khả năng tiếp cận với các điểm du lịch, 
đặc biệt là đường đến các khu bảo tồn, bản 
làng, thôn xã vùng sâu, vùng xa với hệ thống 
giao thông đường thủy, đường bộ. Đối với các 
điểm phát triển du lịch cần xem xét lại tiêu 
chí bê tông hay cứng hóa đường giao thông 
theo quy định quốc gia trong xây dựng nông 
thôn mới, bởi điều này chưa thực sự phù hợp 
với tiêu chí hấp dẫn của các điểm du lịch, làm 
thay đổi quá mức diện mạo cảnh quan nguyên 
sơ của buôn làng; chú ý đầu tư cho cơ sở vật 
chất, thiết bị kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ 
du lịch, sao cho đáp ứng được các nhu cầu của 
du khách, đảm bảo sự tiện ích, an toàn trong 
du lịch và hỗ trợ đời sống của bà con dân cư. 
Bảy là, đẩy mạnh liên kết du lịch với các 
tỉnh, hợp tác xúc tiến, quảng bá du lịch ở quy 
mô cấp vùng. Nối kết với các địa phương Huế, 
Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Nhà Trang để 
tăng dòng khách, tạo hệ thống sản phẩm hỗ 
trợ và giảm chi phí cho các hoạt động quảng 
bá, xúc tiến du lịch. 
Tạm kết
Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế 
- xã hội, xây dựng nông thôn mới là một trong 
những giải pháp hiệu quả và thích hợp cho 
khu vực Tây Nguyên. Đây là một vùng đất có 
tầm quan trọng đặc biệt về chính trị, kinh tế, 
an ninh, quốc phòng. Sơn nguyên không chỉ 
là mái nhà của Việt Nam mà cả Đông Nam Á 
lục địa. Đảm bảo an sinh, ổn định trật tự và giải 
quyết các vấn đề xã hội, xây dựng đời sống văn 
hóa cơ sở và thực hiện thành công xây dựng 
nông thôn mới vùng Tây Nguyên là một vấn 
đề hết sức quan trọng, cần sự quan tâm, vào 
cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành. Hoàn 
cảnh địa lý, môi trường, sinh thái và con người 
ở đây với cấu trúc xã hội độc đáo, với một tập 
hợp các yếu tố văn hóa phong phú, đa dạng, 
nhiều màu sắc hấp dẫn, một khu vực lịch sử 
hiếm có không chỉ ở Đông Nam Á và thế giới 
thông qua du lịch sẽ phát triển mạnh mẽ và trở 
thành điểm sáng trong tương lai.
B.T.T
(PGS.TS, Trưởng khoa Gia đình và Công tác
xã hội, Trường ĐHVH HN)
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Thanh Thủy (2009), Phát triển du lịch 
vùng dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với cộng 
đồng, (phần 1, 2), Tạp chí Du lịch, số 7, 8, tr. 49 -51. 
2. Bùi Thanh Thủy (2010), Sự thích ứng của văn 
hóa truyền thống nhìn từ góc độ du lịch, Kỷ yếu Hội 
thảo khoa học quốc tế Văn hóa trong thế giới hội 
nhập, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
3. Nhiều tác giả (2004), Vùng văn hóa Cồng 
chiêng Tây Nguyên, Viện Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
 Ngày nhận bài: 26 - 2 - 2018
Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 6 - 2018
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 6 - 2018

File đính kèm:

  • pdfdu_lich_gan_voi_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_va_xay_dung_nong_t.pdf