Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích)

Dòng họ là một hiện tượng lịch sử - văn hóa mang tính phổ quát và

độc đáo khi nghiên cứu vùng đất, con người, tín ngưỡng, phong tục. Dòng họ không chỉ

là một thiết chế xã hội mà còn là một môi trường văn hóa mang tính đặc thù. Truyền

thống của dòng họ trở thành nhân tố cơ bản góp phần tạo nên truyền thống làng xã,

truyền thống địa phương và dân tộc. Do vậy, dòng họ và văn hóa dòng họ còn là nhân

tố nội sinh thúc đẩy sự phát triển văn hóa và xã hội Việt Nam. Bài viết tìm hiểu về vùng

đất Đồng Phang (xã Định Hòa, huyện Yên Định) với tư cách là nơi phát tích dòng họ

ngoại thích của vua Lê (từ thế kỷ XV) để khẳng định vị trí của dòng họ đối với lịch sử

vùng đất, địa phương và dân tộc.

Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích) trang 1

Trang 1

Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích) trang 2

Trang 2

Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích) trang 3

Trang 3

Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích) trang 4

Trang 4

Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích) trang 5

Trang 5

Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích) trang 6

Trang 6

Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích) trang 7

Trang 7

Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích) trang 8

Trang 8

Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích) trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 3900
Bạn đang xem tài liệu "Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích)

Dòng họ Ngô ở Đồng Phang xã Định Hòa, huyện Yên Định (Lịch sử và di tích)
g quẫn cực 
khổ. Đến đời Ngô Kinh, phải tự lập nuôi thân, mãi sau được người làng giới thiệu đến 
đất Khả Lam, huyện Lương Giang làm gia nô cho hào trưởng Lê Khoáng (cha đẻ của Lê 
Thái Tổ), lấy được người cháu bên ngoại của gia chủ là Đinh Thị Kim, sinh ra được 4 
người con trai là Ngô Từ, Ngô Đức, Ngô Kim, Ngô Đam và một người con gái là Ngô 
Thị Ngọc San.
 Từ Ngô Kinh đến Ngô Từ đều làm gia nô cho gia tộc Lê Lợi, tuy vậy do đức 
tính thật thà, tháo vát và lanh lợi, cha con Ngô Kinh, Ngô Từ chiếm được cảm tình lớn 
của gia tộc họ Lê. Riêng Ngô Từ từ nhỏ đến lớn cư trú chủ yếu ở sách Khả Lam, vì 
cùng phục dịch và ăn ở, học hành cùng với Lê Lợi từ thuở nhỏ cho đến khi trưởng thành 
cho nên dù là quan hệ chủ, tớ nhưng tình thân thiết như anh em, bạn bè. Mối quan hệ 
khăng khít kéo dài từ bố đến con của gia tộc họ Lê và cha con Kinh, Từ lớn đến nỗi, khi 
thành niên, Ngô Từ được ông Lê Khoáng tác hợp cho em gái của Đinh Liệt là bà Đinh 
Thị Ngọc Kế, sau này Ngô Từ còn lấy thêm 1 người vợ nữa. Cả thảy hai bà vợ này sinh 
ra cho ông 11 trai và 8 gái, một trong những người con nổi tiếng nhất mà ông đã sinh ra 
là Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao.
 Như vậy, có thể nói, dòng họ Ngô ở Đồng Phang mãi đến đời cha con Ngô Kinh, 
Ngô Từ thì mới khởi hưng cùng với vị thế họ Lê ở Khả Lam đang đà phương trưởng. 
Sau này, cùng với cơ đồ thiên hạ nằm dưới tay vị Hoàng đế Bình Ngô (Lê Lợi, Lê Thái 
Tổ) thì vị thế gia tộc dòng họ Ngô ở Đồng Phang càng trở nên chắc chắn. Thực tế là, 
trong những thân tín của vua Lê, ngoài các danh tướng, công thần trận mạc, không thể 
thiếu những người giúp việc, hầu cạnh bên mình. Gia phả của họ Ngô ở Đồng Phang 
còn ghi chép việc bàn bạc của Lê Lợi với Ngô Từ về ý định khởi nghĩa đánh đuổi giặc 
Minh khoảng năm Đinh Dậu (1417). Lê Lợi có hỏi: “nhà Minh sang xâm chiếm nước ta, 
giết hại dân ta, nay ta đã rất bức bách, vậy ta muốn dấy binh điếu phạt, ý ngươi ra sao?” 
Ngô Từ thưa: “Chúa công nói như vậy là của người có đức rộng, cha con thần đội ơn 
chúa công, ơn sinh thành không thể rời dù chỉ một ngày. Nếu khởi binh thì cha của thần
 21
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
(là Ngô Kinh) xin ở lại nơi nhà cửa căn bản này (trại ấp Lam Sơn), còn thần xin được ra 
trận cùng chúa công để mong đền đáp đức lớn mà chúa công đã ban cho”. Lê Lợi cả 
mừng khuyên giải Ngô Từ: “Binh lương hai việc trong lúc gây dựng nước nhà là vô 
cùng bức thiết, nhà ngươi nên ở lại cùng với cha để giữ gìn căn cứ, thu nhận hào kiệt để 
ta cùng với các tướng chuyên bàn mưu tính kế ra quân là việc hàng đầu. Bên trong lo 
việc điều binh, bên ngoài bắt kẻ gian nhòm ngó, việc đó giao cho cha con khanh đảm 
nhiệm. Người xưa coi công trạng gìn giữ căn cứ ngang với công đánh giặc. Ngươi cần 
hiểu sâu xa lời ta”3.
 Đây chính là lý do giải thích vì sao sau khi họ Lê nắm thiên hạ, con cháu của 
Ngô Từ lại có được vị thế lớn và rất đáng kể để thực hiện việc tiến thân. Hoàng hậu Ngô 
Thị Ngọc Dao có lẽ là người xuất thân họ Ngô (Đồng Phang) sau ông nội và cha mình 
trở thành một người xuất sắc không chỉ trong phạm vi dòng họ mình. Bà thực sự đã trở 
thành một trong những vị “hoàng hậu của lịch sử” - ở ngôi dài nhất trong lịch sử phong 
kiến Việt Nam (37 năm), mặc dù trải qua nhiều diễn biến chính trị phức tạp chốn hậu 
cung giai đoạn đầu nhà Lê sơ, mà vẫn giữ được sự thăng bằng cần thiết trước hàng loạt 
biến cố để sinh hạ một trong những vị vua anh minh nhất nền quân chủ Đại Việt (vua 
Lê Thánh Tông, Hồng Đức). Đức độ của Bà đã được lịch sử nhìn nhận và đánh giá thấu 
đáo, là tấm gương sáng về đời sống cá nhân và sự chăm sóc gia đình, gia tộc (đối với 
vua Lê Thái Tông), chăm lo giúp đỡ, giáo dục dạy dỗ (đối với vua Lê Thánh Tông và 
cháu là Lê Hiến Tông). Được lịch sử đánh giá là một người phụ nữ giỏi, một “Mẫu nghi 
thiên hạ” giàu lòng nhân ái khoan dung, đức độ, có đầy đủ tư chất “Công, Dung, Ngôn, 
Hạnh”, xứng đáng đứng đầu các vương hậu của Đại Việt như lời văn bia “Khôn nguyên 
chí đức” (dựng trong khu điện miếu Lam Kinh, niên hiệu Cảnh Thống nguyên niên, 
1498) ca ngợi: “Hoàng Thái hậu sinh ra đã có tư chất cao quý thuần hóa, thiên tư cẩn 
thận, luôn luôn cần kiệm, không thích xa hoa, may vá thêu thùa chẳng rời tay, cỗ bàn 
cơm rượu rất biết cách, lúc nhàn rỗi cũng nghiêm trang như tiếp tân khách, đối xử với 
mọi người luôn giữ vẻ ôn hòa” (...) “Lễ nhạc văn chương được rạng rỡ, sĩ phong dân 
tục bỗng chốc thuần hậu đều nhờ ở sức của Thái hậu”; khiến cho “Trong cung không kẻ 
sang người hèn nào không gọi là Phật sống. Vàng lụa được ban cấp đều đem ban phát 
cho mọi người, thường thương xót chu cấp cho người nghèo, hòm rương luôn trống 
rỗng chẳng có gì tích trữ làm của riêng ”. Vì vậy, “ngày Thái hậu băng hà, trăm họ như 
có tang cha mẹ ”. Với công lao tài đức như vậy, văn bia tổng kết: “Thái hậu là người có
3 Huyện ủy, UBND huyện Yên Định (2010), Địa chí huyện Yên Định, Nxb KHXH, tr.879
22
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
công lớn với xã tắc, mưu tính rộng lớn sâu xa, xử trí mọi việc luôn thích đáng, khiến 
cho tông miếu được vững bền, dòng dõi được truyền nối, xứng đáng là người đứng đầu 
trong các Vương hậu của nước Đại Việt”.
 Nhìn chung về tiểu sử thân thế của Bà, gia phả họ Ngô ở Đồng Phang ghi chép 
khá kỹ. Ngoài ra, vùng Động Bàng còn lưu truyền không ít truyền thuyết về nguồn gốc 
xuất thân của Bà và gia đình họ Ngô nói chung như “cha bờ đó, mẹ xó chùa”, “cốc thần 
giáng sinh”, “mộng hoàng long”, “mộng Kim Đồng”... tựu chung chỉ nhằm mục đích tô 
vẽ, đề cao một người có thân phận bình dân, trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ, quyền 
năng khuynh loát nhưng đậm chất khoan dung, nhân từ.
 Mặc dù nhiều tư liệu lịch sử, trong đó có gia phả họ Ngô Việt Nam hiện nay cố 
gắng “quý tộc hóa” dòng họ Ngô ở Động Bàng (Đồng Phang) khi chứng minh tộc phả 
xuyên suốt từ khởi tổ Ngô Nhật Đại đến Ngô Quyền (đời thứ 6), Ngô Tuấn/Lý Thường 
Kiệt (đời thứ 11), rồi Ngô Rô, Ngô Tây, Ngô Kinh, Ngô Từ (đời 17 đến 20) đến Hoàng 
thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao (đời 21). Chúng tôi cho rằng, vấn đề tộc phả, đặc biệt là 
thân tộc trong mối quan hệ với lịch sử đất nước nói chung là một vấn đề lớn, có tính 
phức tạp, thậm chí dẫn đến các tranh cãi kéo dài, khó có kết luận cuối cùng đảm bảo 
thỏa đáng, thuyết phục. Chẳng hạn, riêng vấn đề quê hương Ngô Quyền, hiện nay tồn 
tại 3 luồng ý kiến trái chiều về nơi ông sinh ra là: Đường Lâm (vùng Sơn Tây, Hà Nội 
ngày nay, theo Đại Việt sử ký toàn thư, hoặc theo GS. Trần Quốc Vượng) hay huyện 
Đường Lâm, châu Phúc Lộc ở phía nam Hà Tĩnh ngày nay (quan điểm của GS. Đào 
Duy Anh, GS. Văn Tân), rồi lại có người nói Ái Châu/Thanh Hóa (An Nam chí lược, Lê 
Tắc). Vì vậy, có lẽ đây là những tồn nghi cần được nghiên cứu và sáng tỏ thêm.
 Cũng phải nói thêm rằng, tuy ảnh hưởng chính trị của dòng họ Ngô ở Đồng 
Phang chưa lớn bằng hai “ngoại thích” nổi tiếng khác là họ Nguyễn ở Gia Miêu (Hà 
Trung) và họ Trịnh ở Sóc Sơn (Vĩnh Lộc) nhưng có thể nói, từ mối quan hệ thân hữu 
đến quan hệ hôn nhân rồi mở rộng ra quan hệ chính trị là nét quy chiếu có tính đặc sắc 
trong các dòng họ ở xứ Thanh.
 3. Di tích họ Ngô ở Đồng Phang
 Phúc Quang từ đường
 Nhà thờ họ Ngô đầu tiên tại Đồng Phang được Ngô Rô xây dựng từ thế kỷ XIV, 
khi đó chỉ là một nhà thờ nhỏ. Sau này, sau khi giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, khởi 
nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, thái bình thịnh trị, Ngô Kinh cho xây dựng Từ đường 
để thờ từ thủy tổ họ Ngô là Ngô Nhật Đại tại Thung Thượng, Đồng Phang tức tại làng 
Nhì - Định Hòa hiện nay.
 23
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Từ đường được xây gồm hai phần là tiền điện và hậu tẩm, có 3 gian, mỗi gian có 
một cửa vào, tạo thành tam quan. Mái được láng xi măng, vòm uốn cong như kiểu mái 
chùa. Trên nóc có đắp hình “Lưỡng long chầu nhật”. Các tường mái, cột ở đây mang 
phong cách hiện đại, được xây bằng xi măng, cốt thép. Bên trong hậu tẩm được bày trí 
công phu. Đây là nơi đặt bài vị của tám người được thờ. Bức hoành phi phía trên cao có 
ghi bốn chữ: “Hưng Quốc, Thành Quốc”. Trên tầng cao nhất là bài vị của khởi tổ Ngô 
Nhật Đại, xuống dưới là bài vị của Ngô Rô, bên trái là Ngô Quyền, bên phải là Ngô Từ, 
rồi đến Ngô Lan, Ngô Kinh, Ngô Tuấn (Lý Thường Kiệt) và Ngô Khế. Do công lao của 
Ngô Từ lớn hơn cha Ngô Kinh nên được đặt trên cao hơn. Tất cả các bài vị đều được 
đội mũ, khoác áo nhiễu điều đỏ đặt trên ngai thờ. Riêng Ngô Quyền là vua, nên khoác 
áo màu vàng.
 Các bài vị và ba ngai thờ của Ngô Nhật Đại, Ngô Rô và Ngô Tuấn đến nay vẫn 
còn nguyên vẹn, nghệ thuật trang trí đậm phong cách Lê sơ.
 Tiền điện gồm 3 gian, gian giữa đặt hương án, trên hương án đặt một lư hương 
bằng đồng và các đồ để cúng. Phía dưới lư hương là hai con hạc cao chừng 1,2m đứng 
trên lưng rùa thể hiện cho sự thanh cao và siêu việt của thánh nhân và sự trường tồn, tiếp 
đến là bàn thờ lớn. Hai bên hương án có long đao, mác, chùy, câu liêm, đinh ba tay thước, 
côn, dáo và bát xà thể hiện cho sức mạnh của con nhà võ, tiêu diệt cái xấu xa, ma quỷ.
 Hai bên hương án treo câu đối chữ Hán:
 “Ức niên hương hỏa lưu giang chùy thủy đế lưu 
 Nhất tên Linh Từ quang lĩnh Lam Sơn tinh trĩ’
 Phía trái là bàn thờ bà Mãnh, bên phải là bàn thờ ông Mãnh (những người họ 
Ngô chưa có gia đình hoặc chết trẻ).
 Phúc Quang từ đường còn lưu giữ được nhiều sắc phong quý từ niên hiệu Hồng 
Đức đến Cảnh Thịnh, đáng giá có 1 sắc phong niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472) và một 
sắc phong niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 24 (1763).
 Thừa Hoa điện (còn gọi là Phủ Nhì)
 Năm Mậu Tý 1468, Lê Thánh Tông cho xây Thuần Mậu đường để phụng dưỡng 
Mẫu hậu Ngô Thị Ngọc Dao mỗi khi về thăm quê ngoại, năm 1471 thì hoàn tất, đến 
tháng 2 năm Quý Tỵ 1473 cho xây dựng lại và đổi tên thành Thừa Hoa điện.
 Tháng 2 nhuận năm Bính Thìn 1496, sau khi viếng lăng và trở về quê, bà nghỉ 
tại Thừa Hoa điện, không may trúng phong đã ngã bệnh và mất. Sau khi bà mất được 
đưa vào thờ tại đây, sau này còn được gọi là Đền thờ Thánh Mẫu.
24
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Có nhiều nơi thờ bà nhưng chỉ là thờ vọng, còn Thừa Hoa điện ở Đồng Phang là 
quê hương của bà và cũng là nơi bà trút hơi thở cuối cùng, vì vậy đây là nơi thờ chính.
 Nơi đây gồm 3 cung: cung đệ nhất, cung đệ nhị và cung đệ tam với kiến trúc rất 
độc đáo, chỉ có dui mè được làm bằng gỗ lim và ngói hài lợp trên trang trí, phần còn lại 
được làm bằng đá quý chế tác: cột, kèo, hoành ngang, tường bao... Đến năm 1993, Sở 
Văn hóa - Thông tin tỉnh Thanh Hóa ra quyết định số 55/VHQT công nhận Thừa Hoa 
điện là di tích lịch sử văn hóa. Năm 1995, Bộ Văn hóa - Thông tin có quyết định số 
2861/QĐ/BT, công nhận Thừa Hoa điện là di tích lịch sử cấp quốc gia.
 Hiện nay, trước ban thờ Quang Thục Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao có ban thờ 
Hội đồng bá quan văn võ. Ở đây kết hợp phối thờ, gian giữa thờ Quang Thục Thái Hậu, 
gian tả thờ cha (Ngô Từ), gian hữu thờ con (vua Lê Thánh Tông).
 Trên cao treo bức hoành phi lớn sơn son thếp vàng với 2 chữ “Mẫu Nghi”.
 Hai cột chính treo câu đối
 “Uy chấn cửu châu thiên hạ mẫu 
 Danh bằng tứ hải địa trung tiên”
 Tạm dịch:
 “Nổi tiếng chín châu là mẹ Thiên hạ 
 Vang lừng bốn bể là tiên đất trời”.
 Trong điện có nhiều đồ thờ: ngai, bài vị, lư hương, bát hương đồng, có lộng tán 
và hai con hạc lớn canh hàng bát cửu thể hiện cho uy quyền.
 Sau khi Quang Thục Thái Hậu mất (1496 ), Lê Thánh Tông ra chỉ: giao cho 6 
thôn 4 giáp Đồng Phang với 30 mẫu lộc điền phụng thờ, hương khói, lấy ngày 26/3 là 
ngày Kỵ Mẫu, để con cháu và các con dân nhớ ngày kỵ về dâng hương tưởng niệm tại 
Đồng Phang theo nghi thức cung đình.
 Theo lệ hàng năm, lễ hội Kỵ Đền được các quan chức triều đình tiến hành nghi 
lễ từ ngày 23 đến 26/3. Trong những ngày này, con cháu họ Ngô, khách thập phương 
khắp nơi, khắp miền lũ lượt kéo về Đồng Phang dâng hương dự hội. Đặc biệt là ngày 
25/3 là ngày lễ trọng, có tế lễ, cúng văn hầu bóng, cùng các lễ nghi do quan chủ tế triều 
đình đứng ra hành lễ. Và ngày 26/3 cũng là ngày đóng cửa đền vào giờ Ngọ.
 Kỵ Đền 26/3 là một lễ hội truyền thống lớn nhằm tôn vinh đức hạnh của những 
bậc thánh, đặc biệt về công đức, phẩm hạnh của thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Lễ hội này 
đã vượt ra khỏi phạm vi của dòng họ để trở thành lễ hội có quy mô vùng và quốc gia.
 25
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Chùa Thiên Phúc
 Theo gia phả, một trong những vị tổ tiên của họ Ngô là Ngô Rô đã ở trông chùa 
này. Năm 1336 Ngô Rô mất được thiên táng tại Nổ Đó, bà Trần Thị Hưu (vợ ông) mất 
được thiên táng cạnh gốc thị, hiện nay cạnh gốc thị có đền thờ bà. Cây thị với tuổi thọ 
khoảng 800 năm tuổi đã được công nhận là cây di sản Việt Nam, cạnh đó cây me với 
tuổi thọ khoảng 750 năm tuổi. Cây thị còn khá xanh tươi, xum xuê với chiều cao 
khoảng 38m, vòng gốc 11m, đường kính giữa thân 7m. Còn cây me cao khoảng 36m, 
vài năm về trước do bị bão nên cây me đã bị bật gốc, cây khô héo, nhưng điều kỳ lạ 
thay sau đó lại mọc ra một nhánh khác, tiếp tục sự sống.
 Hai cây cổ thụ ở hai bên, nhìn ra phía trước là dòng Chùy Thủy tạo nên phong
cảnh linh thiêng mà không phải ngôi chùa nào cũng có được.
 *
 * *
 Vấn đề dòng họ, huyết thống, thân tộc đặt trong bối cảnh làng xã, vùng đất xứ 
Thanh có nhiều biểu hiện mang tính đặc thù. Vừa mang sắc thái văn hóa dòng họ, vừa 
góp phần tạo nên truyền thống làng xã, rộng hơn là truyền thống địa phương, truyền 
thống dân tộc. Do vậy, dòng họ và văn hóa dòng họ còn là nhân tố nội sinh thúc đẩy sự 
phát triển văn hóa và xã hội Việt Nam. Dòng họ Ngô ở Đồng Phang (Định Hòa, Yên 
Định) vừa có nét tương đồng trong biểu hiện văn hóa dòng họ như bao tộc họ khác (các 
đặc điểm chung về lịch sử, nguồn gốc, tộc phả, di tích) nhưng khác biệt ở chỗ, di sản 
văn hóa còn lại đã hòa vào hệ thức tín ngưỡng của cộng đồng về danh nhân, nhân vật và 
sự kiện lịch sử, được định hình trong tâm trí, tình cảm của dân gian để trở nên bền 
vững, trường tồn.
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 [1] . Phan Huy Chú (1993), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Văn hóa Thông 
tin, Hà Nội.
 [2] . Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, 
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
 [3] . Huyện ủy, UBND huyện Yên Định (2010), Địa chí huyện Yên Định, Nxb 
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
26
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
NGO FAMILY NAME IN DONG PHANG, DINH HOA COMMUNE, 
 YEN DINH DISTRICT (HISTORY AND RELIC)
 Ngo Thi Giang
 Abstract: Family name is a cultural historical phenomenon that is general and 
unique in the researches of the land, people, religion and custom. Family name is not 
only a social rule but also a specific cultural environment. Tradition of family name has 
become a basic factor that contributes to build the local and national tradition. Thus, 
family name and culture of family name is also an endogenous factor that boosts up the 
socio-cultural development in Vietnam. The paper studies the land of Dong Phong 
(Dinh Hoa commune, Yen Dinh district), where the family name of Le King (from the 
fifteenth century) came from, to confirm the roles of family name to the history of the 
land, the region and the country.
 27

File đính kèm:

  • pdfdong_ho_ngo_o_dong_phang_xa_dinh_hoa_huyen_yen_dinh_lich_su.pdf