Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa

Nghiên cứu đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê qua tư liệu

sử học trong đối sánh với hệ thống tượng thờ cho chúng ta cái nhìn đa chiều trong tổng

thể bức tranh sống động của đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần ở vào một

thời kỳ mà các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên một nền tảng Nho giáo

chiếm ưu thế khá mạnh mẽ. Đặc biệt, qua lăng kính của các nghệ nhân dân gian, trang

phục của vua chúa, quan lại thời Lê phản ánh dưới hình thức tượng thờ đã được khúc

xạ khá nhiều, nó phản ánh nguyện vọng, triết lý nhân sinh và lý tưởng nghệ thuật trong

mối quan hệ có tính quy chiếu với chuẩn mực tư tưởng đương thời theo cả hai xu hướng

thống nhất và ly tâm

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 1560
Bạn đang xem tài liệu "Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa

Đối chiếu tư liệu sử học về đặc điểm trang phục vua chúa, quan lại thời Lê trong so sánh với hệ thống tượng thờ tại Thái miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh - Thanh Hóa
m, thú cụ thể trên trang phục “Các tước công trong hoàng thân dùng 
hình con kỳ lân; quan nhất, nhị phẩm về hàng văn dùng con tiên hạc, về hàng võ dùng 
hình sư tử; tam phẩm văn dùng hình con cẩm kê, võ con bạch trạch Quan tứ phẩm, võ 
hình con hổ, văn hình con công; ngũ phẩm, võ hình con báo, văn hình con vân nhạn 
Lục phẩm trở xuống, hàng võ đội nón sơn đỏ, hàng văn đội mũ tiểu phác đầu, không 
trang sức”. Áo mặc khi thường triều, các quan hàng nhất, nhị phẩm trở lên dùng hàng 
gấm, vóc có dệt hoa lá sặc sỡ, tam phẩm đến ngũ phẩm dùng các hàng gấm vóc, lục 
phẩm trở xuống dùng hàng tơ lĩnh [1]. 
 Có thể nói, quy định trang phục quân vương, quan lại dưới triều vua Lê Hiến Tông 
đã được quy định rõ ràng trên cơ sở kế thừa những phép tắc đã có từ các đời vua trước 
nhưng cụ thể và tỉ mỉ hơn về hình dáng áo, mũ; chất liệu vải tương thích với phẩm hàm 
của từng chức quan; màu sắc, họa đồ trên trang phục cũng được cụ thể hóa; các trang 
sức, mẫu thức đính kèm là những chất liệu bằng kim loại quý, đá quý; có trang phục cho 
mùa đông, mùa hè; và chú trọng các mẫu thức trang phục vào các dịp lễ, tết, ngày trọng 
đại trong năm 
 Sang thời Lê Trung Hưng, vua Lê lên ngôi làm lễ tế trời đất, đội mũ xung thiên, 
mặc áo bào màu huyền. Các quan văn, võ áo thường mặc bằng vải thanh cát, nhưng quy 
định phải theo kích thước dài, ngắn, rộng, hẹp để phân biệt thứ bậc. Mũ khi đại triều là 
mũ phác đầu. Sau này, mũ bình đính được dùng thông dụng từ quan cao cấp cho tới kẻ 
lại sĩ nhưng tùy từng cấp bậc mà làm mũ cao thấp. Đến năm 1720 lại có sự đổi định, áo 
của hoàng thân, vương thân, mùa xuân, mùa hạ dùng sa tàu, đội mũ lông đuôi ngựa; 
mùa thu, mùa đông dùng đoạn tàu, màu trầm hương, mũ bằng đoạn màu huyền. Áo của 
các quan văn võ từ nhất phẩm đến tam phẩm, mùa xuân, mùa hạ dùng sa tầu, mùa thu, 
mùa đông dùng đoạn tàu, đều màu huyền. Mũ quan văn, quan võ cũng đã được phân 
biệt, mũ bên văn là mũ lá kép, bên võ là mũ lá đơn[1]. 
 Có thể nói, từ thời Lê sơ đến thời Lê Trung Hưng là cả một bước tiến về kiểu 
cách, màu sắc, chất liệu cũng như họa tiết trên trang phục vua chúa, quan lại. Đặc biệt, 
khác với phẩm phục thời Lê sơ, thời Lê Trung Hưng đã có sự khác biệt lớn khi quy định 
 39 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
một cách tỷ mỷ, chi tiết về lễ phục các quan khi đại triều, trang phục quân lính ở các 
trấn khác nhau cũng được định dạng theo kiểu cách riêng, tạo dấu hiệu riêng. 
 3. Trang phục vua chúa, quan lại thời Lê qua hệ thống tượng thờ tại Thái 
miếu nhà Hậu Lê và di tích Lam Kinh 
 Hiện nay, Thái miếu nhà Hậu Lê và quần thể di tích Lam Kinh ở Thanh Hóa là hai 
trong số những công trình còn lưu giữ nhiều yếu tố có liên quan đến trang phục quan lại, 
vua chúa thời Lê. Những hình mẫu chủ yếu tập trung trên hệ thống tượng thờ là những 
bằng chứng sử học nghệ thuật quý giá để nhận thức về trang phục vua chúa, quan lại 
thời Lê tương đối trực quan. 
 Các tượng ở Lam Kinh có thể coi là lớp sớm phản ánh trang phục của quan lại, 
người hầu. Trong đó, tượng người ở lăng Lê Thái Tổ tạo khối hết sức giản lược. Y phục 
theo xu hướng hiện thực với bộ mũ cánh chuồn sớm nhất hiện biết ở Việt Nam, chân đi 
giày vải mỏng. Tượng chầu bên phải đội mũ bì biện, áo ít nếp không diễn tả, gần như 
mảng trơn chỉ gợi vài nét đơn giản, được phác họa bằng 5 nét vạch sâu xuống khối đá. 
 Tượng quan hầu ở lăng Lê Thánh Tông chạm khắc đã có sự tỉ mỉ và chi tiết hơn 
nhằm diễn tả chất liệu của trang phục, cho thấy đã có những thay đổi và chuyển biến 
căn bản trong biểu đạt thẩm mỹ so với đời trước (thời gian xây lăng Lê Thái Tổ và lăng 
Lê Thánh Tông cách nhau là trên 50 năm). Tượng bên trái đội mũ cánh chuồn, có tua 
vải mỏng chảy ra sau lưng. Xiêm y đã rõ nếp, gờ vải mềm mại, hai ống tay áo rộng 
thùng thình giấu trong một vạt khăn dài che kín trước bụng. Một vài nét khắc vạch tạo 
ra các nét tả nếp vải chảy ra hai phía ở các góc nách tay áo, khuỷu tay, thắt lưng. Chân 
đi giày vải, lộ ra trong bộ quan phục rộng thụng. 
 Qua nghiên cứu chúng tôi thấy giữa tư liệu sử học về trang phục triều Lê với các 
tượng thờ tương đối trùng khớp như: áo cổ tròn, tay áo rộng, triều phục gấu áo dài cách 
đất 2 tấc đã được vua Lê Thánh Tông quy định rất cụ thể khi đang ở ngôi. Qua đối 
chiếu với tượng quan hầu ở lăng Lê Thánh Tông cho thấy cũng đã miêu tả tương đối 
chân thực tinh thần, chỉ dụ vua ban mặc dù các tượng thờ ở lăng Lê Thánh Tông mang 
phong cách chạm khắc dân gian hơn là hiện thực. Bởi, theo quan niệm của người Việt 
cổ, những linh hồn chết xuống âm ty vào những dịp giỗ, tết thường lên chơi ở trần gian, 
đó là những con người bé nhỏ bám vào cành ớt mà cây không gãy, Vì thế, các vật thờ 
nói chung chầu bên lăng mộ được coi là sở hữu của người âm, do vậy chúng cần bé nhỏ 
để linh hồn khỏi hoảng sợ mỗi khi trở về nhà mồ của mình. Và theo quan niệm của Nho 
giáo, các đế vương là “Thiên tử”, trên vạn người, các tượng tại lăng phải nhỏ bé hơn so 
với kích thước người thật nhằm tôn lên không gian hoành tráng của lăng và tạo thêm giá 
40 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
trị, uy quyền của vua. Hay kiểu mũ chầu của các quan văn, võ là mũ ô sa, hai cánh 
chuồn thì ta cũng bắt gặp ở tượng quan hầu Lam Kinh 
 So với phẩm phục trên tượng quan hầu ở Lam Kinh thì nghệ thuật tạo tác y phục 
được phản ánh trên những bức tượng vua Lê Thần Tông và các bà phi tại Thái miếu nhà 
Hậu Lê có phần phức tạp hơn. 
 Tượng vua Lê Thần Tông tạo lối tọa thiền trên bệ hoa sen 3 lớp, mặc long bào, đội 
mũ xung thiên. Áo long bào trang trí nhiều họa tiết vân mây, hoa lửa, hai hình rồng được 
vẽ từ trên hai bờ vai chầu xuống ngự, bối tử hình vuông trong có mặt rồng trước ngực. 
 Có cả thảy tượng 6 bà phi của ông và mỗi pho ứng với một bà đều có sự khác biệt 
tương đối rõ nét trong cách phục sức, ăn mặc. 
 Bên hữu là tượng nữ trong dáng tọa thiền trên bệ hoa sen. Y phục là bộ áo dài 
choàng thụng ngoài, bộ xiêm y trong vải mỏng, loại áo dài khuy cài chéo ngực. Tượng 
bên tả mặc y phục Việt, đeo tràng hạt nhà Phật. Đầu đội vương miện có trang trí họa tiết 
là các hình hoa sen và hình đức Phật đang tọa thiền. Hàng tượng dưới có 3 bức, ở chính 
giữa và bên tả theo khảo sát của chúng tôi có thể là tượng hai bà phi người Xiêm La 
(Thái Lan) và Ai Lao (Lào). Y phục được tạo tác khá tỉ mỉ với những lớp hoa văn li ti, 
mỏng, tinh xảo, hình dây leo mịn màng. Tượng bên hữu là một bà phi với cách ăn vận 
giản dị như người dân tộc Mường. 
 Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (hiện nay đã chuyển về lưu giữ tại Bảo 
tàng Mỹ thuật Việt Nam) tọa thiền, mặc triều phục cầu kì với 3 lớp áo trong và một áo 
vân kiên khoác ngoài. Riêng tấm áo choàng vân kiên này được đánh giá là một trong 
những tấm áo được chạm đẹp nhất với mô típ lưỡng long triều phụng trước ngực. Áo 
phía dưới có 3 lớp đính ngọc châu tỉ mỉ. Cổ đeo chuỗi hạt rủ mềm xuống lòng đùi. 
Chiếc vương miện được chạm khắc với nhiều lớp: Vành ôm sát đầu chạm vân xoắn. 
Vành thứ hai chạm các cụm sen nổi cao. Vành trên cùng chạm thủng hình hoa sen và 
vân lửa. Phía trước trán, đỉnh của vành mũ được chạm hình vòng cung, trong có tượng 
A-di-đà ngồi tọa thiền. Bên trong vành mũ chạm lối vấn tóc cao trên đỉnh đầu và một 
tấm che tóc cũng chạm rất cầu kì. Từ dưới mũ là hai dải mũ được chạm vắt mềm mại ra 
phía trước vai. 
 Trong các trang phục của 6 bà vợ vua Lê Thần Tông, bà phi ngồi giữa hàng dưới 
trang phục và mũ miện cũng cầu kỳ. Với 3 lớp áo mặc trong và mặc áo phủ (vân kiên) ở 
ngoài nhưng không được chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo bằng áo của bà Trịnh Thị Ngọc 
Trúc. Qua phẩm phục và lối ăn vận của bà, chúng ta có thể tạm ngờ rằng bà là người 
Xiêm La (?). 
 41 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
 Một câu hỏi được đặt ra, tượng nữ tọa thiền trên bệ hoa sen bên hữu vua Lê Thần 
Tông là ai? Bởi theo tư liệu lịch sử đương thời cả 6 người vợ của vua Lê Thần Tông 
sống với nhau rất hòa thuận. Và 6 pho tượng nhập thần của 6 người vợ vua Lê Thần 
Tông là do 6 bà chung lòng chung sức bỏ tiền công đức ra làm, với nguyện ước mãi mãi 
bên nhau. Có phải là bà phi Hòa Lan (Hà Lan)? Bởi (1) xét về hình dáng, người phương 
Tây bao giờ cũng cao lớn hơn người phương Đông. (2) Y phục của bà phi này dù là 
tượng thờ nhưng cổ áo trong trễ xuống, lộ một mảng ngực. (3) Tượng tọa trên bệ hoa 
sen 3 lớp trong khi 4 tượng các bà phi còn lại ngồi toạ thiền. Phải chăng, vị thế của bà 
đương thời (con gái phó toàn quyền Hà Lan tại Đài Loan) chỉ sau Hoàng hậu Trịnh Thị 
Ngọc Trúc (?) 
 Trong hệ thống tượng chân dung các bà phi của vua Lê Thần Tông ta thấy có 
những nét chung như: hầu hết đều mặc áo yếm cổ tròn ở trong cùng. Ngoài yếm là áo cổ 
nẹp to bắt chéo; vạt bên trái đè lên vạt bên phải, được một dải thắt lưng buộc giữ không 
cho buông xuống. Ngoài cùng là tấm áo thụng mở giữa nếu có nẹp thì nẹp viền hai tà 
cũng rất rộng, vòng qua cổ chạy đến gấu áo có trang trí hoa văn hoặc không. Tất cả các 
tượng đều mặc váy, ở tư thế xếp ngồi bằng. Một vài tượng mặc áo phủ vân kiên và được 
chạm khắc tinh xảo. Tiếp dưới là những dải vải mũi nhọn được chạm các họa tiết hoa 
văn, xếp cạnh nhau, thành từng lớp chờm nối lên nhau phủ kín vùng bụng, dài xuống 
đến đùi người mặc. Mũ ở mỗi tượng có những khác biệt (có lẽ là để phân biệt ngôi thứ). 
Như mũ của tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc được chặm khắc tỉ mỉ và tượng của 
một vài bà hoàng khác có hình Phật tọa thiền giữa vòng vân mây xoắn (hay hình ngọn 
lửa) bay lên, phần đỉnh mũ cũng không giống nhau. 
 Những chi tiết trên trang phục của vua Lê Thần Tông và các bà phi, đặc biệt là 
trang phục của Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đối chiếu với tư liệu sử học ta thấy 
được tính chân thực của các nghệ nhân dân gian trong tạo tác các bức tượng. Bằng sự 
sáng tạo và tài trí, các nghệ nhân xưa đã có nhiều ẩn ý khi thổi hồn vào những lớp áo 
được tạo tác có thể là đơn giản như bà phi người Mường và có thể là tinh tế như tượng 
bà Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc hay trễ ngực như bà phi Hà Lan thì người đời sau 
nhìn vào vẫn có thể giải mã được thân phận, tước vị của các bà dù khi nhập thần tượng 
các bà đã hoàn toàn thoát tục mà hướng về nơi niết bàn. 
 Ngoài ra, một số tượng tranh cũng cho ta biết thêm về trang phục quan lại trong 
triều đình như tranh Chân dung Nguyễn Trãi (hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật 
Việt Nam). Nhận thức chung cho thấy, nhiều chi tiết trong tranh khớp với tư liệu sử học 
42 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
chép về phẩm phục triều Lê như: mũ cánh chuồn, hai cánh hướng về phía trước, tay áo rộng, 
ngực có bổ tử thêu, mang đai, chân đi hia... 
 Như ta biết, thời Hậu Lê (đặc biệt là Lê sơ), xuất phát từ ý thức độc lập dân tộc với tinh 
thần quân chủ nho giáo tập quyền đang đà lên cao, nhà nước có xu hướng quy phạm hóa mạnh 
mẽ các lĩnh vực thuộc phạm vi đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong đó rất chú 
trọng việc ban dụ các quy định chặt chẽ về ăn mặc, trang phục trong triều đình, quân đội cũng 
như người dân. Thực tế cho thấy, các quy định này liên tục được bổ sung, điều chỉnh từ thời Lê 
Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Hiến Tông và các giai đoạn về sau. Trong khoảng gần 400 
năm triều Lê trị vì, riêng trong lĩnh vực trang phục quan quân, triều đình đã trên hai mươi lần 
ban dụ quy định, nhắc nhở. Vua Lê Thánh Tông trong khoảng những năm 1466 đến năm 1488 
đã có tới sáu lần ra chiếu, ra dụ về trang phục. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, vua Lê 
Thánh Tông chỉ dụ: “Triều đình là chỗ lễ nhạc, y phục để phô vẻ đẹp, danh phận rõ ràng, không 
thể sai vượt được”..., “những thứ áo giáp, mũ trụ là để làm cho dung nghi quân sĩ được hùng 
mạnh” [5]. Như vậy, trang phục còn là phương tiện để biểu dương uy lực, tỏ rõ thứ bậc trên 
dưới cũng như thể hiện mức độ phồn thịnh của mỗi quốc gia, vương triều. 
 4. Thay lời kết 
 Khảo sát, đối chiếu tư liệu sử học về trang phục với nghệ thuật chạm khắc các tượng thờ 
vua chúa, quan lại thời Lê tại hai điểm di tích lịch sử nổi tiếng ở xứ Thanh cho chúng ta thấy 
phần nào tính chất chặt chẽ trong quy định y phục quan lại, vua chúa thời Lê. Nó cho thấy, nhà 
Lê rất coi trọng cũng như đề cao các giá trị thẩm mỹ liên quan đến con người. Trên hết, nó cho 
thấy một xã hội có tính quy củ, nề nếp trên dưới, phản chiếu một hình ảnh xã hội cường thịnh, 
trên đà ổn định mọi mặt. Tuy nhiên, giữa quy định mang tính thực thi trong các chiếu dụ vua 
ban về phục phẩm trong triều vẫn có sự vận dụng vào thực tiễn có phần dân gian hóa qua bàn 
tay điêu khắc của các nghệ nhân. Các tác phẩm điêu khắc tượng người ở Thái miếu nhà Hậu Lê 
và di tích Lam Kinh vừa cho thấy cái nhìn trực quan trong tư duy phản ánh lịch sử nhưng đồng 
thời các nghệ nhân cũng đem các yếu tố tư tưởng, triết lý nhân sinh dân dã, mộc mạc của mình 
vào phản ánh trong tác phẩm. Đây là điều hết sức lý thú, nó là điều làm ta có được câu trả lời, 
chẳng hạn tại sao 6 pho tượng các bà phi của vua Lê Thần Tông tuy có cùng phẩm tước nhưng 
qua cách ăn vận và các chi tiết khác giúp chúng ta phân biệt được tính cách, tâm lý, thậm chí 
quê hương của từng người. Và rằng, không hẳn những quy định chặt chẽ kia được tuân thủ một 
cách tuyệt đối, mọi lúc, mọi nơi, mà đâu đó vẫn có sự “tùy tiện” trong khả năng cho phép do 
nhiều yếu tố chi phối như nguồn gốc dân tộc, niềm tin tín ngưỡng mà các bằng chứng trên di 
vật văn hóa chúng tôi khảo sát đã chứng minh tương đối rõ. 
 43 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
 Tài liệu tham khảo 
[1]. Đoàn Thị Tình (2006), Trang phục Việt Nam, Nxb Mĩ thuật. 
[2]. Lê Quý Đôn toàn tập: Kiến văn tiểu lục, Nxb Văn hóa Thông tin 2007. 
[3]. Lê Quý Đôn toàn tập: Phủ biên tạp lục, Nxb Văn hóa Thông tin 2007. 
[4]. Nguyễn Đức Nùng (chủ biên) (1978), Mỹ thuật thời Lê sơ, Nxb Văn hóa. 
[5]. Phan Huy Chú (tái bản 2007), Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb Giáo dục. 
[6]. Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, Nxb Thế giới. 
[7]. Lê Văn Tạo (2008), Một số đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc đá truyền thống ở 
Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa. 
[8]. 
12200.html. 
 CHARACTERISTICS OF COSTUMES WORN BY ROYAL 
 FAMILIES UNDER LE DYNASTY FROM COMPARATIVE 
 STUDIES BETWEEN HISTORICAL DOCUMENTS AND 
 STATUES AT TEMPLES OF THE LATER LE DYNASTY AND 
 IN LAM KINH HISTORICAL RELIC 
 Hoang Thi Thanh Binh, M.A 
 Nguyen Thi Hong Thuy, M.A 
 Abstract: The comparative studies of historical documents and statues on the 
characteristics of costumes worn by royal families under Le Dynasty give us a 
multidimensional view in the lively, overall picture of material, spiritual and cultural 
life belonging to a period in which the achievements of economy, politics, culture and 
social issues are performed with a strong domination on a foundation of Confucianism. 
In particular, from the perspective of folk artists, costumes of royal families under Le 
Dynasty, that were reflected on the form of statues, have expressed aspirations, human 
philosophy and artistic ideals in the relationship of reference and contemporary 
reference standards according to both the unified and centrifugal trends. 
44 

File đính kèm:

  • pdfdoi_chieu_tu_lieu_su_hoc_ve_dac_diem_trang_phuc_vua_chua_qua.pdf