Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên

Trong hoạt động thi hành án dân sự, chấp hành viên có vai trò đặc biệt

quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả của công tác thi hành án.

Việc hoàn thiện định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên

còn là một trong những cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước phân bổ

chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự hàng năm phù hợp với yêu cầu của

thực tiễn; mức độ hoàn thành chỉ tiêu thi hành án dân sự cũng là một

trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và xếp loại

công chức hàng năm đối với chấp hành viên. Do đó, hoàn thiện các quy

định của pháp luật về định mức phân công công việc phù hợp, khoa học

cho chấp hành viên sẽ đảm bảo việc phân công công việc hợp lý, tăng

tính chủ động của chấp hành viên trong công việc, từ đó góp phần nâng

cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.

Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên trang 1

Trang 1

Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên trang 2

Trang 2

Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên trang 3

Trang 3

Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên trang 4

Trang 4

Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên trang 5

Trang 5

Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3940
Bạn đang xem tài liệu "Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên

Định mức việc thi hành án dân sự đối với chấp hành viên
là 9.288 biên chế13 (trong đó, 
Tổng cục THADS 175 biên chế; các cơ quan 
THADS địa phương 9.113 biên chế), giảm 
200 biên chế so với năm 2018; năm 2020, 
số lượng biên chế được phân bổ cho toàn hệ 
thống THADS là 9.088 biên chế14 (trong đó, 
Tổng cục THADS 172 biên chế; các cơ quan 
THADS địa phương 8.916 biên chế), giảm 201 
biên chế so với năm 2019.
Tình trạng một số cơ quan THADS thiếu 
biên chế để bố trí công việc theo đề án vị trí 
việc làm dẫn đến nhiều cơ quan THADS đang 
chịu áp lực rất lớn do số lượng việc THADS 
phải thi hành tăng lên nhanh chóng (cả về 
số việc cũ năm trước chuyển sang và số việc 
THADS thụ lý mới) với tính chất ngày càng 
phức tạp hơn và giá trị thi hành lớn, đặc biệt 
lớn. Trong khi đó, thực hiện Nghị quyết số 39-
NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về 
tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, 
công chức, viên chức; Nghị quyết số 18-NQ/
TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu 
Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII một số 
vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ 
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động 
hiệu lực, hiệu quả, yêu cầu hệ thống THADS 
từ năm 2016 đến năm 2021 phải cắt giảm 10% 
biên chế so với năm 2015. Năm 2015, toàn hệ 
thống THADS được giao 9.957 biên chế, đến 
năm 2020, được giao 9.088 biên chế, đã giảm 
869 biên chế so với năm 2015. Riêng trong 03 
năm từ năm 2018 đến năm 2020, trung bình 
mỗi năm số biên chế phân bổ cho cả hệ thống 
THADS giảm 190 biên chế.
Việc tinh giản biên chế nói chung cũng ảnh 
hưởng đến số lượng công việc của chấp hành 
viên. Theo quy định tại Thông tư số 03/2017/
TT-BTP, chấp hành viên được các thư ký giúp 
việc trong thực hiện các trình tự, thủ tục trong 
công tác THADS, thi hành án hành chính 
(THAHC). Trên thực tế, nhiều chấp hành viên 
không có thư ký giúp việc, chấp hành viên vừa 
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021 83
làm nhiệm vụ giải quyết án, vừa làm thêm nhiều 
công việc hành chính khác như làm các loại báo 
cáo, hoàn thiện giấy tờ, sổ sách,... dẫn đến quá 
tải trong công việc, ảnh hưởng đến hiệu quả tổ 
chức thi hành án.
Ba là, cơ cấu tỷ lệ giữa các ngạch chấp 
hành viên còn chênh lệch khá lớn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật 
THADS, chấp hành viên là người được Nhà 
nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, 
quyết định theo quy định. Chấp hành viên có 
ba ngạch là chấp hành viên sơ cấp, chấp hành 
viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp. Tiêu 
chuẩn, năng lực và kinh nghiệm công tác ứng 
với mỗi ngạch chấp hành viên khác nhau là 
khác nhau. Theo quy định của Điều 3 và Điều 5 
Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05/4/2017 
của Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số 
ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công 
chức chuyên ngành THADS, chấp hành viên 
cao cấp là công chức có chuyên môn nghiệp 
vụ THADS, THAHC cao nhất, trực tiếp tổ 
chức thi hành, đôn đốc thi hành những vụ việc 
THADS, THAHC đặc biệt phức tạp, có liên 
quan đến các ngành, các cấp, các địa phương 
hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền 
của Cục THADS; chấp hành viên trung cấp, 
là công chức chuyên môn nghiệp vụ THADS, 
THAHC, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc 
thi hành các vụ việc THADS, THAHC phức 
tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc 
thi hành án liên quan đến nhiều địa phương 
thuộc thẩm quyền của Cục THADS, Chi cục 
THADS; chấp hành viên sơ cấp, là công chức 
chuyên môn nghiệp vụ THADS, THAHC, có 
trách nhiệm trực tiếp tổ chức THADS, đôn 
đốc THAHC đối với những vụ việc đơn giản, 
lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị 
không lớn thuộc thẩm quyền thi hành của Cục 
THADS, Chi cục THADS.
Quy định trên đã thể hiện mối quan hệ 
giữa các ngạch chấp hành viên với tính chất của 
việc THADS. Ví dụ, chấp hành viên cao cấp 
được giao thi hành việc THADS đặc biệt phức 
tạp, trên phạm vi địa bàn hành chính rộng lớn, 
việc THADS có yếu tố nước ngoài; chấp hành 
viên trung cấp được giao thi hành việc THADS 
phức tạp, giá trị phải thi hành lớn; chấp hành 
viên sơ cấp được giao thi hành việc THADS 
đơn giản, giá trị phải thi hành không lớn. Tuy 
nhiên, cho đến nay chưa có văn bản nào chính 
thức giải thích khái niệm việc THADS đặc biệt 
phức tạp, phức tạp, hoặc đơn giản, có giá trị thi 
hành lớn hoặc không lớn. Hơn nữa, trong quá 
trình tổ chức thi hành án, tính chất khó thi hành 
hoặc dễ thi hành đối với mỗi việc THADS lại 
có thể chuyển hóa lẫn nhau, tùy thuộc vào yếu 
tố khách quan, thái độ hợp tác hoặc chống đối 
của đương sự. Trên thực tế, những việc THADS 
phức tạp, giá trị phải thi hành lớn thường tập 
trung ở những thành phố lớn, như thành phố 
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, 
nhưng những địa bàn này lại chưa có đủ số 
lượng ngạch chấp hành viên cao cấp tương ứng 
với số lượng việc THADS khó khăn, phức tạp. 
Nhiều Cục THADS vẫn chưa có người đủ điều 
kiện, tiêu chuẩn để thi tuyển, bổ nhiệm vào 
ngạch chấp hành viên cao cấp. Mặc dù các tỉnh, 
thành phố lớn thường có số lượng chấp hành 
viên đông đảo hơn, nhưng cũng không đủ số 
lượng chấp hành viên để phân công công việc 
THADS tương ứng với yêu cầu từng ngạch 
chấp hành viên, đặc biệt là ngạch chấp hành 
viên cao cấp. 
Ngoài ra, với số lượng biên chế và định 
biên của số lượng chấp hành viên hiện có cũng 
rất khó để Thủ trưởng các cơ quan THADS 
phân công công việc theo đúng tiêu chí các 
ngạch chấp hành viên ứng với tính chất của 
việc THADS. Các cơ quan THADS cũng 
không có đủ thông tin để dự báo được trong 
năm công tác, quý hoặc tháng công tác sẽ có 
bao nhiêu các loại việc THADS khác nhau 
phát sinh. Số lượng việc THADS, đặc biệt là 
việc THADS theo yêu cầu lại còn tùy thuộc 
vào thời điểm yêu cầu của đương sự mới có 
căn cứ để ra quyết định thi hành án. Do vậy, để 
bảo đảm tính ổn định trong hoạt động THADS 
và kịp thời tổ chức thi hành bản án, quyết định 
theo đúng trình tự, thủ tục thời gian theo quy 
định của pháp luật THADS, Thủ trưởng các 
cơ quan THADS địa phương thường lựa chọn 
cách phân công công việc cho chấp hành viên 
theo địa bàn hành chính hơn là theo tính chất 
của việc THADS, trừ trường hợp việc THADS 
thực sự rõ ràng là lớn, khó khăn, phức tạp và 
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
84 Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021
đơn vị có đủ số lượng ngạch chấp hành viên 
cao cấp hoặc trung cấp để phân công tổ chức 
thi hành những loại việc THADS này.
Hiện nay, thực tế việc phân công công 
việc THADS cho chấp hành viên ở các Chi cục 
THADS chủ yếu phân theo địa bàn hành chính, 
dựa vào tổng số chấp hành viên của đơn vị và 
tổng số xã, phường, thị trấn hoặc bình quân số 
lượng bản án, quyết định trên từng đơn vị hành 
chính cấp xã để phân công phụ trách địa bàn cho 
chấp hành viên. Tuy nhiên, tiêu chí dựa vào tính 
chất phức tạp, khó khăn hoặc đơn giản của mỗi 
bản án, quyết định hoặc mỗi loại việc THADS 
để phân công cho phù hợp với từng ngạch chấp 
hành viên là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, 
tổng kết, đánh giá. Mục đích của việc ban hành 
tiêu chí để phân công công việc nhằm vừa bảo 
đảm tính công bằng trong sử dụng lao động, vừa 
bảo đảm nâng cao hiệu quả hoạt động THADS.
3.	 Kiến	 nghị	 hoàn	 thiện	 quy	 định	 về	 định	
mức	công	việc	đối	với	chấp	hành	viên
Một là, nghiên cứu quy định “mức trần” 
công việc đối với mỗi chấp hành viên. Trong 
quá trình tổ chức thi hành án, pháp luật quy định 
rất nhiều trình tự, thủ tục yêu cầu chấp hành 
viên phải thực hiện nhưng vẫn chưa có kết quả 
đánh giá một cách chính xác, khoa học và cụ thể 
về khoảng thời gian cần thiết để chấp hành viên 
thực hiện hiệu quả mỗi trình tự, thủ tục thi hành 
án. Ngoài ra, khả năng mỗi ngạch chấp hành 
viên khác nhau (chấp hành viên cao cấp, chấp 
hành viên trung cấp, chấp hành viên sơ cấp) 
trung bình mỗi năm thi hành được bao nhiêu 
việc THADS (việc THADS đơn giản, phức tạp, 
trọng điểm, điển hình) cũng khác nhau nên 
cần có sự khảo sát, đánh giá. Khi chưa có các 
kết quả, đánh giá nêu trên rất khó để quy định 
“mức trần” cho chấp hành viên một năm phải 
thực thi bao nhiêu vụ việc thi hành án, qua đó 
giao chỉ tiêu nhiệm vụ THADS, biên chế cũng 
như đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và 
năng lực của chấp hành viên. Mặc dù chưa có 
15. Đặng Đình Quyền, Luận án tiến sỹ luật học: “Hiệu quả áp dụng pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt 
Nam”, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2012, tr. 154-156.
16. ThS. Đinh Duy Bằng và ThS. Hoàng Thị Thanh Hoa, Phát huy vai trò chủ động của chấp hành viên, 
góc nhìn từ quyền hạn, https://thads.moj.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx-
?ItemID=908, ngày đăng: 23/10/2018.
quy định mức trần nhưng về nguyên tắc, trách 
nhiệm, quyền lợi, mức lương, phụ cấp của các 
ngạch chấp hành viên như nhau là ngang nhau, 
các yêu cầu từ các quy phạm pháp luật phải thực 
hiện cũng như nhau15. Như vậy, chấp hành viên 
thi hành 100 việc/năm cũng cơ bản giống như 
chấp hành viên thi hành cao hơn rất nhiều lần, ví 
dụ 500, 700, 1000 việc/năm. Số lượng công 
việc nhiều chắc chắn phải chịu rủi ro nhiều, thời 
gian thì có hạn không thể kéo dài; trình tự, thủ 
tục, trách nhiệm pháp lý đã được luật hóa. Mặc 
dù những sai sót trong quá trình tổ chức thi hành 
án có thể đó là lỗi vô ý, lỗi do khách quan (ví dụ, 
số lượng, áp lực công việc nhiều dẫn đến không 
thể thực hiện được các thủ tục thi hành án đúng 
thời gian luật định)16. Vậy, cơ chế nào để bảo 
vệ chấp hành viên khi những rủi ro, những vi 
phạm đó là do quá tải công việc? Đây cũng 
chính là một “khoảng trống” trong việc bảo vệ 
chấp hành viên, bảo vệ tính công bằng, tính hợp 
lý cũng như đánh giá đúng năng lực, hiệu quả 
công tác và bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm 
cho chấp hành viên.
Do đó, cần có sự tổng hợp, nghiên cứu một 
cách có hệ thống theo quy định về vị trí việc làm 
của chấp hành viên, qua đó đánh giá được đúng 
những công việc mà chấp hành viên phải thực 
hiện, thời gian và công sức bỏ ra cho mỗi việc 
THADS. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa 
học, kỹ thuật, đặc biệt là những ưu điểm, tiến 
bộ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào các 
quy trình, thủ tục THADS, cải cách, đổi mới, 
tinh gọn quy trình, thủ tục THADS. Từ đó, định 
lượng được tổng số việc THADS mà mỗi chấp 
hành viên có thể thực hiện được và hoàn thành 
tốt trong một năm công tác. Trường hợp phải 
thực hiện nhiều hơn số lượng bình quân thì có 
cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên tăng 
lương, phụ cấp trách nhiệm hoặc cơ chế giảm 
thiểu trách nhiệm, rủi ro cho người thực hiện và 
trường hợp bằng hoặc ít hơn con số trung bình 
thì phải yêu cầu trách nhiệm cao hơn,
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT
Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021 85
Hai là, đổi mới, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức 
của hệ thống THADS. Hệ thống tổ chức bộ máy 
cơ quan THADS cần được đổi mới, sắp xếp lại 
theo hướng: sáp nhập những đơn vị có số lượng 
việc thi hành án nhỏ, ít để giảm sự cồng kềnh 
của tổ chức bộ máy; ngược lại, cần tăng biên 
chế nhằm bổ sung đủ cơ cấu vị trí việc làm, bổ 
sung cho những đơn vị bị cắt giảm nhiều biên 
chế trong 5 năm qua, đặc biệt là cho những đơn 
vị có việc THADS tăng cả về số lượng công 
việc, tính chất phức tạp và giá trị thi hành lớn. 
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 
101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 sửa đổi, bổ 
sung một số điều của Nghị định số 123/2016/
NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy 
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu 
tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Do đó, cần 
có văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung Quyết định 
số 61/2014/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ 
tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm 
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục 
THADS trực thuộc Bộ Tư pháp cho phù hợp 
với yêu cầu tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức 
bộ máy của Tổng cục thuộc Bộ theo quy định 
mới của Nghị định số 101/2020/NĐ-CP.
Ba là, khảo sát thực tiễn tổng số thời gian 
thực hiện mỗi quy trình thi hành án. Rà soát 
lại tổng thể thời gian cần thiết để thực hiện 
quy trình THADS hiệu quả, từ đó điều chỉnh 
số việc THADS mỗi chấp hành viên phải thi 
hành hàng năm, hàng tháng để bảo đảm tính 
khả thi. Trước mắt, cần tiếp tục hoàn thiện các 
quy định pháp luật về quyền, quyền hạn, trách 
nhiệm của chấp hành viên để đảm bảo việc áp 
dụng pháp luật thiết thực, hiệu quả; tách bạch 
rõ ràng về mặt quy định liên quan đến quyền 
hạn của chấp hành viên và điều luật quy định 
về nhiệm vụ, trách nhiệm của chấp hành viên17. 
Theo đó, quy định xác lập “quyền” đối với 
chấp hành viên thì chấp hành viên có quyền 
thực hiện trong mức độ, hạn định mà quy phạm 
pháp luật cho phép; quy định giao “nhiệm vụ, 
trách nhiệm” cho chấp hành viên thì buộc chấp 
hành viên phải tuân theo, thực hiện theo đúng 
trình tự, thủ tục và trong khoảng thời gian quy 
định, nếu không thực hiện, thực hiện không 
17. Xem thêm: ThS. Đinh Duy Bằng và ThS. Hoàng Thị Thanh Hoa, Phát huy vai trò chủ động của chấp hành 
viên, góc nhìn từ quyền hạn; tlđd.
đúng, không đủ, không kịp thời thì phải chịu 
trách nhiệm trước pháp luật tùy thuộc vào ý 
thức trách nhiệm, mức độ lỗi, hậu quả và các 
nguyên nhân (chủ quan, khách quan).
Bốn là, xây dựng chế độ, chính sách làm 
thêm giờ, ngoài giờ linh hoạt đối với chấp hành 
viên, đặc biệt là ở những đơn vị có số lượng việc 
THADS lớn khi cần phải tăng thời gian để giải 
quyết án ở những đơn vị trọng điểm, nhiều việc 
thi hành án phải thi hành.
Năm là, đổi mới công tác tổ chức cán bộ 
trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn 
nhân lực. Cần chú trọng giải pháp về công tác 
tổ chức cán bộ như ưu tiên tăng biên chế cho hệ 
thống THADS, tăng tỷ lệ chấp hành viên trong 
tổng số biên chế và điều chỉnh hợp lý tương 
quan tỷ lệ giữa các ngạch chấp hành viên, theo 
hướng cần tăng số lượng và tỷ lệ ngạch chấp 
hành viên cao cấp, bảo đảm mỗi Cục THADS 
có ít nhất từ 01 đến 02 chấp hành viên trở lên 
phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ thi 
hành án; tăng cường công tác biệt phái, luân 
chuyển, điều động,... một cách hợp lý và phù 
hợp để chấp hành viên có nhiều cơ hội học hỏi 
kinh nghiệm, vững vàng hơn về chuyên môn 
nghiệp vụ; xây dựng chính sách đãi ngộ hợp 
lý về nơi ở, phụ cấp, nâng lương, nâng ngạch, 
quy hoạch, ưu tiên trong công tác bổ nhiệm đối 
với những chấp hành viên được luân chuyển, 
biệt phái.
Sáu là, tăng cường công tác đào tạo, bồi 
dưỡng đội ngũ chấp hành viên. Không thể phủ 
nhận rằng hiệu quả công tác THADS phụ thuộc 
cơ bản vào năng lực, chất lượng đội ngũ chấp 
hành viên, trong khi đó chất lượng đội ngũ chấp 
hành viên lại phụ thuộc phần nhiều vào công 
tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, 
nghiệp vụ THADS. Do đó, tăng cường công 
tác bồi dưỡng, đào tạo cho đội ngũ chấp hành 
viên và cán bộ THADS để nâng cao năng lực, 
trình độ chuyên môn, giảm thiểu sai sót trong 
thực hiện nhiệm vụ là yêu cầu nhiệm vụ thường 
xuyên, liên tục, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống 
pháp luật vẫn còn hạn chế, mâu thuẫn, bất cập 
và thường xuyên được sửa đổi, bổ sung 

File đính kèm:

  • pdfdinh_muc_viec_thi_hanh_an_dan_su_doi_voi_chap_hanh_vien.pdf