Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương

TÓM TẮT

Mục đích của thí nghiệm này là nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đến phát sinh bệnh hoại

tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm ở giai đoạn ương. Bố trí 4 nghiệm thức ương con giống tôm

thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) từ trại sản xuất của công ty BIM trong nguồn nước tự nhiên

hoặc xử lý trong điều kiện trong nhà và ngoài trời. Thời gian theo dõi thí nghiệm ương là 30 ngày.

Thu mẫu nước được thực hiện trong suốt thời gian ương, ngoài việc phân tích định tính và định

lượng tảo 3 ngày/lần, các chỉ tiêu thủy lý hóa như pH, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, ammonia, nitrit

cũng được kiểm tra. Mẫu tôm cũng được thu định kỳ 3 ngày/lần để kiểm tra bằng phương pháp mô

học. Kết quả cho thấy số lượng loài cũng như mật độ tảo của các bể nuôi ngoài trời cao hơn trong

nhà và mật độ tảo của nước được xử lý cao hơn nước ao. Sau 16 ngày ương tôm, mật độ tảo silic

chiếm ưu thế đã bị thay thế bởi thành phần tảo lam mà chủ yếu là tảo lam dạng sợi đối với các bể

nuôi trong nhà và thành phần tảo lục đối với các bể nuôi ngoài trời. Sự hiện diện của tảo trong quá

trình ương trong bể composite không có liên quan đến việc ghi nhận dấu hiệu bệnh hoại tử gan tụy

cấp tính.

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương trang 1

Trang 1

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương trang 2

Trang 2

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương trang 3

Trang 3

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương trang 4

Trang 4

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương trang 5

Trang 5

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương trang 6

Trang 6

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương trang 7

Trang 7

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương trang 8

Trang 8

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương trang 9

Trang 9

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 10160
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương

Đánh giá khả năng ảnh hưởng của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) ở giai đoạn ương
AÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
thâm canh, việc cho ăn các loại thức ăn nhân tạo 
bị dư thừa và sử dụng phân bón dễ dẫn đến hiện 
tượng phú dưỡng, là nguyên nhân bùng phát nở 
hoa của vi tảo, chủ yếu là nhóm tảo lam. Điều 
này có thể được coi là một trong các yếu tố suy 
thoái môi trường và có thể gây thiệt hại rất lớn 
tới các đối tượng và người nuôi tôm.
Hội chứng chết sớm hay còn gọi là hội chứng 
hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic 
Necrosis Syndrome - AHPNS) được ghi nhận 
đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009 hơn 
(Panakorn, 2012), đến năm 2011 tình hình bệnh 
trở nên trầm trọng ghi nhận tại các nước như 
Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Trước khi tác 
nhân gây bệnh hoại tử gan tụy chưa được xác 
định, thì tảo độc được xem là một trong những 
yếu tố làm phát sinh bệnh hoại tử gan tụy cấp 
tính. Theo Sturmer và ctv., (1992), Fegan và 
Clifford (2001), có thể giảm ảnh hưởng của rủi 
ro do bệnh trong ao nuôi bằng cách ương tôm 
trong điều kiện sạch không có mầm bệnh sau đó 
thả vào ao nuôi với cỡ tôm đã lớn nhất định và 
ở độ tuổi mà hệ thống miễn dịch đã phát triển 
tốt hơn và từ đó làm gia tăng kháng lại các yếu 
tố hữu sinh và vô sinh, làm tăng tỷ lệ sống và ổn 
định sản lượng. Chính vì vậy thí nghiệm ương 
tôm thẻ chân trắng với sự hiện diện của tảo được 
thực hiện, nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng 
của tảo đến phát sinh hội chứng bệnh hoại tử 
gan tụy cấp tính trên tôm.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Thời gian, địa điểm và bố trí thí 
nghiệm 
- Thí nghiệm ương tôm được tiến hành tại 
trang trại nuôi tôm của Công ty BIM tại huyện 
Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
- Thời gian 01 tháng từ 28/04/2012 đến 
28/05/2012
- Hệ thống ương tôm được bố trí trong nhà 
và ngoài trời như ở bảng 1 với nguồn nước cấp 
vào bể composite được lấy từ ao ương và ao 
nuôi và con giống lấy từ trại sản xuất của công 
ty BIM. 
Bảng 1. Bố trí thí nghiệm đánh giá vai trò của tảo đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
Nghiệm thức Mô tả Số bể Số tôm Ghi chú
NT1 Nước ao ương – trong nhà 3 2000 Xử lý nước bằng 
chlorine (30ppm) 
và BKC (1ppm), bể 
ương 4,5m3, thức ăn 
Uni-president
NT2 Nước ao nuôi – trong nhà 3 2000
NT3 Nước ao ương – ngoài trời 3 2000
NT4 Nước ao nuôi – ngoài trời 3 2000
2.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu
- Mẫu hóa lý: Độ mặn, độ kiềm, ammonia, 
nitrit đo hằng ngày, riêng pH và nhiệt độ đo 
sáng và chiều. Việc đo mẫu thực hiện trực tiếp 
bằng testkit tại khu bể thí nghiệm.
- Mẫu tảo: thu 3 ngày/lần, gồm mẫu định 
tính và định lượng và được phân tích trên kính 
hiển vi quang học theo phương pháp SMEWW 
2005 - 10200 – Plankton tại phòng thí nghiệm 
của trang trại – Công ty BIM
- Mẫu tôm: thu mẫu 3 ngày/lần để xác định 
hội chứng hoại tử gan tụy bằng phương pháp mô 
học tại phòng thí nghiệm Trung tâm Quan trắc.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả kiểm tra chất lượng nước
3.1.1. Nhiệt độ
Vào buổi sáng, nhiệt độ của NT1 và NT2 
(trong nhà) dao động trong khoảng 26-290C, 
trong khi các bể ở ngoài trời thì nhiệt độ cao 
nhất có thể lên tới 310C. Đến buổi chiều, các 
bể trong nhà nhiệt độ có tăng thêm 10C đến 
giá trị cao nhất là 300C thì ở ngoài trời nhiệt 
độ tăng thêm 20C, đạt giá trị cao nhất là 330C 
ở NT3 và NT4.
91TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Có sự chênh lệch nhiệt độ khá rõ rệt và đồng 
đều giữa các nghiệm thức được bố trí ngoài trời, 
cao hơn 1-20C so với các nghiệm thức trong 
nhà. Thêm vào đó, vào những ngày nắng nóng 
nhiệt độ đo được vào buổi chiều khoảng chênh 
lệch đó là 30C. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh 
sáng trực tiếp và phần chênh lệch nhiệt độ trong 
ngày cũng ảnh hưởng phần nào đến phát triển 
của tôm.
Hình 1. Diễn biến nhiệt độ trong các bể ương
3.1.2. pH
 Không có sự biến động đáng kể nào khi so sánh giá trị pH ở 4 nghiệm thức: dao động trong 
khoảng 8,3 – 8,5 kể cả vào buổi sáng và buổi chiều. Nhìn chung giá trị pH nằm trong khoảng thích 
hợp cho tôm nuôi phát triển.
Hình 2. Diễn biến pH trong các bể ương
3.1.3. Độ mặn
 Độ mặn dao động trong khoảng 8-10 ‰ ở tất cả 4 nghiệm thức. Tuy nhiên, ở NT4 giá trị thấp 
nhất có khi ghi nhận là 7‰ là do trong những ngày này (ngày thứ 5 đến ngày thứ 7) trời mưa nhiều 
làm cho độ mặn giảm xuống.
92 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.1.4. Độ kiềm
Độ kiềm các bể nước ao ương của nghiệm thức NT1 và NT3 cao hơn so với các bể nước ao 
nuôi của nghiệm thức NT2 và NT4, đồng thời độ kiềm cả 4 nghiệm thức đều có xu hướng giảm dần 
theo thời gian nuôi. 
Hình 4. Diễn biến độ kiềm trong các bể ương
3.1.5. Ammonia
Sự biến động giá trị ammonia cho thấy đây là chỉ tiêu có sự khác biệt tương đối lớn giữa 4 
nghiệm thức. Mặc dù 4 nghiệm thức biến thiên không theo quy luật nhất định nhưng cả 4 nghiệm 
thức đều ghi nhận giá trị ammonia khá cao, trong đó:
Hình 3. Diễn biến độ mặn trong các bể ương
93TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
NT1: ammonia cao nhất vào ngày thứ 4-6 
với giá trị là 1,0 mg/l
NT2: ammonia cao nhất vào ngày thứ 13-
17 với giá trị là 0,7 mg/l
NT3: ammonia cao nhất vào ngày thứ 4-6 
và ngày thứ 30-31 với giá trị là 0,85 mg/l
NT4: ammonia cao nhất vào ngày thứ 29-
30 với giá trị là 1,35 mg/l
3.1.6. Nitrit
Tương tự như ammonia, giá trị nitrit cũng 
có sự biến động rất mạnh và đây là thông số có 
sự khác biệt đáng kể nhất trong suốt quá trình 
thực nghiệm. Có thể khẳng định rằng: việc nuôi 
tôm trong nhà không có ánh nắng mặt trời đã 
làm cho lượng nitrit rất cao ở NT1 và NT2 (với 
giá trị nitrit tăng dần và đạt cao nhất là 5,0 mg/l). 
Hình 5. Diễn biến hàm lượng ammonia trong các bể ương
Hình 6. Diễn biến hàm lượng nitrit trong các bể ương
Trong khi đó, với các bể ngoài trời (NT3 và NT4) thì giá trị nitrit thấp hơn rất nhiều, thường 
ghi nhận là hàm lượng nitrit < 1,0 mg/l. Ngưỡng nitrit thích hợp cho nuôi tôm nước lợ là thấp hơn 
0,01 mg/l.
94 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.2. Kết quả kiểm tra tảo
Số loài tảo của các bể trong nhà ghi nhận 
được là 36 loài (NT1) và 37 loài (NT2), trong 
khi thành phần tảo xuất hiện tại các bể ngoài trời 
phong phú hơn với 46 loài (NT3 và NT4). 
Ở tất cả các nghiệm thức, lớp tảo silic luôn 
chiếm ưu thế với các loài chủ yếu như Cyclotella 
sp1., Navicula sp., Nitzschia closterium và 
Amphora sp., xếp thứ nhì là tảo lục Oocystis 
spp., Dictyosphaerium sp., Scenedesmus spp., 
kế đến là tảo lam Chroococcus giganteus, 
Dactylococcopsis sp. và Aphanocapsa sp, 
Oscillatoria spp., tảo giáp Gyrodinium sp., 
Protoperidinium spp., và 3 lớp tảo chỉ xuất hiện 
một loài duy nhất là tảo mắt Euglena sp., tảo 
vàng ánh chỉ thị phèn Dinobryon sertularia và 
tảo hai lông Cryptomonas sp.
Về mặt định lượng, đối với các bể trong nhà 
NT1 và NT2 mật độ tảo trung bình dao động từ 
6.750 cá thể/lít đến 119.633 cá thể/lít, và mật 
độ tảo trong nước ao nuôi (NT2) thấp hơn trong 
nước ao ương (NT1) (Hình 7). Trong đó mật độ 
tảo silic luôn chiếm ưu thế ở giai đoạn 16 ngày 
ương do sự phát triển của loài Cyclotella sp. Tuy 
nhiên, 5 đợt thu mẫu tiếp theo mật độ tảo ưu thế 
lại là lớp tảo lam trong đó chủ yếu là sự phát 
triển của các loài tảo lam dạng sợi không có lợi 
về mặt dinh dưỡng cho tôm chiếm từ 80% đến 
90% mật độ chung, đặc biệt là loài Oscillatoria 
sp3. Đồng thời cũng nhận thấy sự phát triển của 
các loài tảo lam dạng sợi này có tương quan với 
sự tăng nồng độ nitrit trong bể.
Hình 7. Diễn biến mật độ tảo trung bình của các bể trong nhà
Mật độ tảo trung bình của các bể ngoài trời 
(NT3 và NT4) cao hơn so với trong nhà, dao 
động từ 40.473 cá thể/lít đến 1.213.907 cá thể/
lít (Hình 8). Tương tự các bể trong nhà, mật độ 
tảo trung bình trong nước ao nuôi (NT4) thấp 
hơn nước ao ương (NT3). Trong đó, mật độ 
tảo silic chiếm ưu thế trong thời gian 27.4 đến 
7.5.2012 với sự phát triển chủ yếu của các loài 
như Cyclotella sp1., Nitzschia closterium và 
Amphora sp., Amphiprora sp., Chaetoceros 
mullerii và Chaetoceros sp. Tuy nhiên sau 
đó mật độ tảo này giảm đáng kể chỉ còn dưới 
10.000 cá thể/lít vào các đợt thu mẫu cuối. 
Bên cạnh đó, mật độ của tảo lục thay thế vị trí 
dẫn đầu , có dao động từ 50% đến 94% mật độ 
chung. Điều này là do sự phát triển đến mức 
nở hoa của Chlorella sp., Carteria sp. Oocystis 
spp., Scenedesmus sp. và Chlorella sp. (Hình 8). 
Bên cạnh đó, mật độ tảo lam cũng chiếm một tỉ 
lệ đáng kể từ 2-23% mật độ chung và đạt cao 
nhất vào đợt 7 là 184.187 cá thể/lít với mật độ 
chủ yếu từ loài Chroococcus sp.
95TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
 Hình 8. Diễn biến mật độ tảo trung bình của các bể ngoài trời
 Hình 9. Gyrodinium sp. Hình 10. Oscillatoria sp3.
3.3. Kết quả mô học 
Kết quả kiểm tra mô học đều không phát 
hiện HPV, WSSV, YHCV và ký sinh trùng. 
Đồng thời, các mẫu thu được đều không phát 
hiện dấu hiệu hoại tử gan tụy như trường hợp 
tôm thu ngoài ao nuôi với bệnh hoại tử gan tụy 
cấp tính.
3.4. Kết quả kiểm tra tỷ lệ sống và tăng 
trọng
 Nhìn chung, tôm nuôi phát triển tốt đến 
thu hoạch, tuy nhiên có sự khác biệt rõ rệt về 
tỷ lệ sống và tăng trọng khi ương trong bể ương 
trong nhà so với ngoài trời. 
Các bể ương ngoài trời có trọng lượng trung 
bình từ 1,032-1,058 g/con cao hơn nhiều so với 
các bể ương trong nhà có trọng lượng trung bình 
từ 0,472-0,589 g/con (bảng 2). Tôm ở các bể 
trong nhà có sự phân cỡ lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ 
sống cũng có sự khác biệt rất lớn, bể ương ngoài 
trời có tỷ lệ sống từ 68-80% trong khi bể ương 
trong nhà chỉ từ 20-25%.
96 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 2. Kết quả kiểm tra tỷ lệ sống và tăng trọng tôm ương tại Kiên Giang
Nghiệm thức Kí hiệu bể Trọng lượng (g) Chiều dài (mm) Tỷ lệ sống (%)
Nước ao ương 
+ trong nhà
Bể 1 0,534 40,70 18,7
Bể 2 0,581 43,00 24,1
Bể 3 0,653 44,20 17,9
Trung bình 0,589 ± 0,363 42,63 ± 8,75 20,2
Nước ao nuôi 
+ trong nhà
Bể 4 0,538 41,77 14,1
Bể 5 0,432 38,07 37,5
Bể 6 0,446 38,03 22,8
Trung bình 0,472 ± 0,319 39,29 ± 8,48 24,8
Nước ao ương 
+ ngoài trời
Bể 7 1,008 52,40 57,1
Bể 8 0,967 51,57 68,5
Bể 9 1,122 54,40 77,3
Trung bình 1,032 ± 0,457 52,79 ± 7,54 67,6
Nước ao nuôi 
+ ngoài trời
Bể 10 1,168 55,27 80,7
Bể 11 0,941 51,43 79,2
Bể 12 1,065 52,03 79,6
Trung bình 1,058 ± 0,434 52,91 ± 7,76 79,8
97TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Một điểm khác biệt nữa được nhận thấy là 
màu sắc tôm, cụ thể là các bể trong nhà, tôm 
có màu sáng trong (hình 11 và hình 12), trong 
khi bể ngoài trời có màu đậm và tối (hình 13 và 
hình 14). Các bể ngoài trời có ánh sáng và mật 
độ tảo rất dầy đặc có thể là nguyên nhân tạo nên 
sự khác biệt. 
 IV. KẾT LUẬN
Không phát hiện hoại tử gan tuỵ trong quá 
trình ương, không có sự khác biệt đáng kể về 
biến động các yếu tố môi trường đã khảo sát 
giữa nguồn nước ao ương và nguồn nước ao 
nuôi, ngoại trừ sự chênh lệnh rất lớn về hàm 
lượng nitrit giữa nghiệm thức trong nhà và 
ngoài trời. Các chỉ tiêu chất lượng nước khác 
đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi.
Nhìn chung, số lượng loài cũng như mật 
độ tảo của các bể nuôi ngoài trời cao hơn trong 
nhà và mật độ tảo của bể nước ao ương cao hơn 
nước ao nuôi.
Trong cả 4 nghiệm thức, khoản giai đoạn 
từ ngày ương 1 cho đến ngày thứ 16, mật độ tảo 
silic chiếm ưu thế, tuy nhiên sau đó thành phần 
ưu thế đã thay đổi, đối với các bể nuôi trong 
nhà là thành phần tảo lam mà chủ yếu là tảo lam 
dạng sợi và các bể nuôi ngoài trời là thành phần 
tảo lục.
Sự hiện diện của tảo trong nguồn nước tự 
nhiên hoặc được xử lý trong điều kiện trong nhà 
hoặc ngoài trời của bể ương không có liên quan 
đến việc ghi nhận dấu hiệu bệnh hoại tử gan tụy 
cấp tính. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
FAO/NACA,1994. Annex II-3 PEOPLE’S REPUBLIC 
OF CHINA, Report on a Regional Study and 
Workshop on the Environmental Assessment 
and Management of Aquaculture Development, 
Fisheries and Aquaculture Department
Fegan, D. F., and Clifford, H. C., III, 2001. Health 
Management for viral diseases in shrimp farms. 
Pages 168–198 In: Browdy, C. L., and Jory, D. 
E., editors. The New Wave, Proceedings of the 
Special Session on Sustainable Shrimp Culture, 
Aquaculture 2001. World Aquaculture Society, 
Baton Rouge, Louisiana, USA.
Larsen J., Nguyễn N.L., (Eds), 2004. Potentially Toxic 
Microalgae of Vietnamesewaters. Opera Botanica. 
Council for Nordic Publication in Botany, 140, 1- 
216 pp. 
Panakorn, S., 2012. Opinion article: more on early 
mortality syndrome in shrimp. Aqua Culture Asia 
Pacific, 8 (1): 8-10.
Sturmer, L.N., Tzachi, M.S., and Addison, L.L., 1992. 
Intensification of Penaeid Nursery Systems, p. 
321-344. In: Fast, A.W., and Lester, L.J., (Eds). 
Marine shrimp culture: principles and practices. 
Developments in aquaculture and fisheries 
science, volume 23. Elsevier Science Publisher 
B.V., The Netherlands.
98 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
ASSESSMENT OF THE POSSIBILITY OF MICROALGAE TO INFLUENCE 
ON ACUTE HEPATOPANCREATIC NECROSIS DISEASE (AHPND) IN 
NURSERY STAGE
Dang Ngoc Thuy1, Le Hong Phuoc1
ABSTRACT
The purpose of this experiment was an assessement of the possibility of microalgae to influence on 
Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease (AHPND) on shrimp in nursery stage. Four treatments 
were arranged from post larvae (Litopenaeus vannamei) of BIM company in natural or treated 
water sources in indoor or outdoor conditions. The experiment was carried out in 30 days. During 
stocking period, samples were analysed qualitative and quantitative microalgae in every 3 days as 
well as physical and chemical parameters such as pH , temperature, salinity, alkalinity, ammonia, 
nitrite. Shrimp samples were checked every 3 days/times by histological methods . Results showed 
that the number of species as well as the density of microalgae in outdoor were higher than indoor 
and during the first 16 days, density of diatom were dominanted but after replaced by blue-green 
microalgae, mainly filamentous cyanobacteria for indoor farming and green microalgae compo-
nents for outdoor tanks. Moreover, the presence of algae in nursery stage was not related to the 
clinical signs of Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease (AHPND) 
Keywords: microalgae, AHPND, nursery stage
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Hảo
Ngày nhận bài: 10/06/2014
Ngày thông qua phản biện: 16/06/2014
Ngày duyệt đăng: 20/6/2014
1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic, Research Institute for Aquaculture No2 
 Email: thdolly@yahoo.com 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_anh_huong_cua_tao_doi_voi_benh_hoai_tu_gan.pdf