Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng

Ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong môi trường nước là vấn đề được quan tâm nghiên

cứu hiện nay vì tính độc hại của nó đối với con người và hệ sinh thái. Ô nhiễm kim loại nặng có

khả năng tích tụ cao và rất khó loại bỏ, khi xâm nhập vào cơ thể với hàm lượng vượt quá tiêu

chuẩn sẽ là nguồn gốc của nhiều loại bệnh hiểm nghèo và đe dọa tính mạng của con

người.Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả về sự tích lũy KLN Cd của loài Hàu

(Crassostrea gegas Thunberg) và loài Vẹm xanh (Perna viridis Linnaeus) tại Vũng Thùng, thành

phố Đà Nẵng từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá

được sự tích lũy Cd trong trầm tích từ 0,54 –1,54 µg/g, tích lũy Cd ở loài Hàu dao động từ 0,57

– 0,95 µg/g và ở loài vẹm xanh 0,34 – 0,35 µg/g (trọng lượng tươi).

Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 14180
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng

Đánh giá hàm lượng cadmium (CD) tích lũy trong trầm tích và một số loài hai mảnh vỏ tại Vũng Thùng, thành phố Đà Nẵng
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.1 (2012) 
27 
ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG CADMIUM (CD) TÍCH LŨY TRONG TRẦM 
TÍCH VÀ MỘT SỐ LOÀI HAI MẢNH VỎ TẠI VŨNG THÙNG, THÀNH 
PHỐ ĐÀ NẴNG 
Nguyễn Văn Khánh, Đàm Minh Anh, Trần Duy Vinh * 
TÓM TẮT 
Ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong môi trường nước là vấn đề được quan tâm nghiên 
cứu hiện nay vì tính độc hại của nó đối với con người và hệ sinh thái. Ô nhiễm kim loại nặng có 
khả năng tích tụ cao và rất khó loại bỏ, khi xâm nhập vào cơ thể với hàm lượng vượt quá tiêu 
chuẩn sẽ là nguồn gốc của nhiều loại bệnh hiểm nghèo và đe dọa tính mạng của con 
người.Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả về sự tích lũy KLN Cd của loài Hàu 
(Crassostrea gegas Thunberg) và loài Vẹm xanh (Perna viridis Linnaeus) tại Vũng Thùng, thành 
phố Đà Nẵng từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá 
được sự tích lũy Cd trong trầm tích từ 0,54 –1,54 µg/g, tích lũy Cd ở loài Hàu dao động từ 0,57 
– 0,95 µg/g và ở loài vẹm xanh 0,34 – 0,35 µg/g (trọng lượng tươi). 
Từ khóa: Chỉ thị sinh học, Kim loại nặng, Hàu, Vẹm xanh, tích lũy 
1. Đặt vấn đề 
Trong những năm gần đây, Việt Nam với sự phát triển công nghiệp và đô thị đã 
làm gia tăng đáng kể chất ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Trong đó, ô 
nhiễm kim loại nặng (KLN) do các hoạt động của con người đang ngày càng trở nên 
nghiêm trọng. Các KLN (Cu, Cd, Zn) rất độc hại nếu được sinh vật tích lũy với hàm 
lượng lớn và lâu dài trong các mô cơ thể, vì chúng sẽ thông qua chuỗi thức ăn đi vào cơ 
thể người và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến hệ sinh thái cũng như sức khỏe 
con người. 
Hiện nay, việc quan trắc và đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng chủ yếu sử 
dụng các phương pháp phân tích hóa lý. Tuy nhiên, các phương pháp này còn gặp nhiều 
hạn chế. Trong khi phương pháp chỉ thị sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi với 
nhiều ưu điểm như chi phí thấp, đánh giá tổng quát sự tác động đến hệ sinh thái, ít tốn 
nguồn nhân lực, thân thiện với môi trường, Kết quả nghiên cứu về khả năng tích lũy 
kim loại nặng trong các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ của một số tác giả như Merlimi 
(1965), Phillip (1977), Posi (1979), Ferrington (1983), Doherty (1993), Oeatel (1998), 
Franco và cs (2002), Revera (2003), đã khẳng định các loài này có khả năng tích lũy 
kim loại nặng cao hơn rất nhiều lần trong môi trường chúng sinh sống thông qua con 
đường tích lũy sinh học. Các nghiên cứu này cũng cho thấy, thông qua việc phân tích 
hàm lượng kim loại nặng trong mô của các loài động vật hai mảnh vỏ chúng ta có thể 
đánh giá chất lượng môi trường nơi chúng sinh sống. 
Ở Việt Nam, đã có một số tác giả như Lê Thị Mùi, Ngô Văn Tứ, Nguyễn Kim 
Quốc Việt, Đoàn Thị Thắm, Phạm Thị Hồng Hà và cs, cũng đã nghiên cứu về khả 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 1 (2012) 
28 
năng tích lũy KLN trong các loài hai mảnh vỏ. Các đối tượng thường được chọn nghiên 
cứu là Ngao dầu (Meretrix meretrix L.), Sò lông (Anadara subcrenata), Vẹm xanh 
(Perna viridis L.), Sò huyết (Anadara granosa),... Tuy nhiên, phần lớn các kết quả 
nghiên cứu này chỉ chủ yếu tập trung phân tích phân tích hóa lý KLN được tích lũy 
trong mô những loài này mà chưa đánh giá khả năng sử dụng như những loài sinh vật 
chỉ thị đánh giá chất lượng môi trường, và số lượng các loài, kim loại được khảo sát 
còn tương đối ít. 
Khu vực Vũng Thùng, TP. Đà Nẵng là nơi giao thoa giữa các cửa sông và ven 
biển là nơi tiếp nhận các nguồn thải gây ô nhiễm như hoạt động của cảng biển, khai 
thác và chế biến thủy sản, hoạt động vận tải của tàu thuyền, chất thải đô thị, nguồn 
nước thải từ các khu công nghiệp từ Quảng Nam,... Nguy cơ và tác động của kim loại 
nặng đến hệ sinh thái biển tại khu vực này là khá lớn, vì vậy cần có một giải pháp giám 
sát ô nhiễm KLN một cách hiệu quả. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là loài Vẹm xanh (Perna viridis Linnaeus) và loài Hàu 
(Crassostrea gigas Thunberg), thuộc bộ Veneroidea, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia), 
ngành thân mềm (Mollusca). Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2011 đến 
tháng 11 năm 2011, tại khu vực Vũng Thùng, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, 
TP. Đà Nẵng. Mẫu nghiên cứu được thu cùng với ngư dân chuyên khai thác Hàu và 
Vẹm xanh. Mẫu trầm tích được thu đồng thời với mẫu động vật và được lấy ở độ sâu 
0 - 15 cm trên bề mặt đáy trầm tích. Mẫu động vật thu được bảo quản ở 40C (theo 
Goksv), đưa về xử lý tại phòng thí nghiệm Môi trường, khoa Sinh – Môi trường, 
trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Công phá mẫu bằng axit HNO3 + HClO4 
+ H2O2 trên máy vô cơ hóa mẫu tự động VELP-DK6; phân tích hàm lượng kim loại 
Cd bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) tại phòng thí nghiệm Phân tích Môi 
trường khu vực II – Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ. Các số liệu được xử lý 
theo phương pháp thống kê, so sánh các giá trị trung bình bằng phân tích phương sai 
(Anova) và kiểm tra LSD với α = 0,05. 
3. Kết quả và biện luận 
3.1. Hàm lượng Cd trong trầm tích. 
Kim loại nặng chủ yếu tồn tại ở dạng liên kết với các hạt keo hoặc tích lũy trong 
môi trường trầm tích (chiếm từ 50 – 90% tổng hàm lượng kim loại). Chúng đều ở dạng 
bền vững và có xu hướng tích tụ trong trầm tích. Khả năng lắng đọng của các ion kim 
loại trước hết phụ thuộc vào các thông số địa hóa môi trường cơ bản pH và Eh. Theo 
nghiên cứu Phạm Thị Nga và cs. thực hiện tại khu vực biển Đà Nẵng (2009) cho thấy 
môi trường tại khu vực này phần lớn chủ yếu có tính chất kiềm yếu và oxy hóa mạnh 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.1 (2012) 
29 
[15]. Để đánh giá mức độ tích lũy Cd trong môi trường tại các khu vực nghiên cứu, 
chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm lượng Cd có trong trầm tích bề mặt từ 0 – 15 cm 
tại khu vực Vũng Thùng và kết quả được trình bày ở bảng 1 và hình 1. 
Bảng 1. Hàm lượng Cd trong mẫu trầm tích 
Khu vực nghiên cứu 
Đợt 1: m±sd 
(µg/g trầm tích) 
Đợt 2: m±sd 
(µg/g trầm tích) 
ISQGs 
(µg/g) 
KV1 (n=3) 0,54±0,24a 1,03±0,12a 
≤ 0,7 
KV2 (n=3) 1,05±0,05b 1,30±0,13ab 
KV3 (n=3) 0,79±0,22b 1,58±0,18bc 
pH 8,20±0,19 7,17±0,17 
Ghi chú: Các giá trị có cùng ký tự a, b, c không khác nhau có ý nghĩa ở mức α=0,05 
Hình 1.Hàm lượng Cd trong trầm tích. 
Hàm lượng Cd tại các khu vực nghiên cứu dao động từ 0,54 – 1,54 µg/g trầm tích với 
kết quả cao nhất được ghi nhận tại khu vực 3 vào đợt 2 và thấp nhất tại khu vực 1 vào 
đợt 1. Đối chiếu với tiêu chuẩn ISQGs cho thấy chất lượng môi trường trầm tích tại các 
khu vực nghiên cứu đã có dấu hiệu ô nhiễm Cd, kết quả phân tích tại hầu hết các khu 
vực đều vượt TCCP từ 1,23 đến 2,26 lần. 
3.2. Tích lũy Cd trong loài Hàu (Crassostrea gegas Th.) và loài Vẹm xanh (Perna 
viridis L.) 
Các loài nhuyễn thể sống thường có khả năng tích tụ kim loại năng cao hơn 
nhiều lần so với môi trường chúng sinh sống. Và khả năng tích tụ này thường phụ thuộc 
vào nhiều yếu tố có thể kể đến như đặc điểm sinh lý của loài, tuổi và kích thước của các 
cá thể và sự ảnh hưởng của các chất có trong môi trường, Nhằm khảo sát và đánh giá 
khả năng tích lũy kim loại Cd của hai loài Hàu và Vẹm xanh, chúng tôi tiến hành phân 
tích hàm lượng Cd có trong mô mềm của 2 loài này. Kết quả được trình bày ở bảng 2 và 
hình 2. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 1 (2012) 
30 
Bảng 2. Hàm lượng Cd trong loài Hàu và Vẹm xanh 
Khu vực 
Loài 
KV1 (n=3) KV2 (n=3) KV3 (n=3) TCCP 
Đợt 1 
Hàu 0,52±0,09a 0,21±0,07 0,39±0,03a ≤ 2 
Vẹm xanh 1,93±0,08b 0,38±0,04 0,46±0,05 ≤ 2 
Đợt 2 
Hàu 0,64±0,15 0,24±0,06 0,42±0,26 ≤ 2 
Vẹm xanh 0,65±0,38 0,40±0,17 0,39±0,02 ≤ 2 
Hình 2. Hàm lượng Cd trong loài Hàu và Vẹm xanh 
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Cd có trong mẫu động vật giữa các khu 
vực chênh lệch không đáng kể, sự khác nhau có ý nghĩa (α=0,05) chỉ xuất hiện ở hàm 
lượng Cd trong cơ thể ở loài Hàu vào đợt 2. Cụ thể, đối với loài Hàu hàm lượng Cd 
trung bình đợt 1 là 0,95 ± 0,85 µg/g trọng lượng tươi, vào đợt 2 là 0,57 ± 0,13µg/g trọng 
lượng tươi; ở loài Vẹm xanh vào đợt 1 là 0,35 ± 0,18 µg/g trọng lượng tươi, vào đợt 2 là 
0,34 ± 0,09 µg/g trọng lượng tươi.So sánh với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế về giới 
hạn ô nhiễm kim loại nặng Cd trong thực phẩm theo QCVN 8-2:2011/BYT (≤ 2,0 µg/g 
trọng lượng tươi), kết quả cho thấy hàm lượng Cd có trong cơ thể của hai loài Hàu và 
Vẹm xanh tại các khu vực nghiên cứu đều nằm trong giới hạn cho phép. 
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Khánh và cộng sự (2008), Phạm Thị Hồng 
Hà và cộng sự (2008) tại khu vực cửa sông Hàn và Cu Đê tại Đà Nẵng cho thấy hàm 
lượng Cd trong loài Hến (Corbicula sp.) dao động từ 1,32 – 2,55 µg/g trọng lượng tươi 
và hàm lượng Cd có trong loài Sò lông dao động từ 0,09 – 0,23 µg/g trọng lượng tươi 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.1 (2012) 
31 
và cũng nằm trong giới hạn cho phép. 
3.3. Tương quan giữa hàm lượng Cd trong trầm tích với hàm lượng trong Hàu và 
Vẹm xanh 
Hàm lượng KLN có trong môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự tích lũy trong cơ 
thể của sinh vật, chúng xâm nhập vào cơ thể sinh vật chủ yếu qua các con đường sinh 
học như: tiêu hóa, hô hấp, Để đánh giá khả năng chỉ thị cho hàm lượng kim loại nặng 
có trong môi trường của loài Hàu và Vẹm xanh, chúng tôi tiến hành phân tích mối 
tương quan giữa hàm lượng Cd có trong môi trường và hàm lượng Cd trong loài Hàu và 
Vẹm xanh. Kết quả được trình bày ở hình 3. 
Kết quả phân tích cho thấy rằng, hàm lượng Cd trầm tích tương quan tuyến tính 
với hàm lượng Cd trong cơ thể loài Hàu và loài Vẹm xanh với mức độ tương quan yếu, 
cụ thể ở loài Hàu hệ số tương quan là r = 0,30, pvalue= 0,22); ở loài Vẹm xanh hệ số 
tương quan là r = 0,20, pvalue = 0,42. Điều này cho thấy khả năng chỉ thị cho hàm lượng 
Cd có trong môi trường trầm tích của 2 loài Hàu và Vẹm xanh là khá thấp. 
Hình 3. Tương quan giữa hàm lượng Cd có trong trầm tích với Hàu và Vẹm xanh 
4. Kết luận 
1. Hàm lượng Cd tại các khu vực nghiên cứu dao động từ 0,54 – 1,54 µg/g trầm tích, 
đối chiếu với tiêu chuẩn ISQGs cho thấy một số khu vực đẫ vượt TCCP từ 1,23 đến 
2,26 lần. 
2. Tại khu vực nghiên cứu hàm lượng Cd có trong cơ thể của hai loài Hàu (Crassostrea 
gegas Thunberg) và loài Vẹm xanh (Perna viridis Linnaeus) tại các khu vực nghiên cứu 
đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT (≤ 2,0 µg/g trọng lượng 
tươi). 
3. Kết quả phân tích tương quan cho thấy rằng hàm lượng Cd trầm tích tương quan 
tuyến tính với hàm lượng Cd trong cơ thể loài Hàu và loài Vẹm xanh với mức độ tương 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 2, SỐ 1 (2012) 
32 
quan thấp, do vậy hai loài này không chỉ thị tốt cho ô nhiễm Cd ở khu vực Vũng Thùng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Xuân Cự, Phạm Văn Khang, Nguyễn Ngọc 
Minh, 2002: Một số phương pháp phân tích môi trường, NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội. 
[2] Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt, 2007: Chỉ thị sinh học 
môi trường, NXB Giáo dục. 
[3] Belfroid and Vander Hoeven, Biological mornitoring programme with the mussel 
Mytilus edulis in the Netherlands. Haskoning Netherland B. V. Environment. 
[4] Lauren E. Mc Gevin (2011), Mussels: Anatomy, habitat and environmental 
impact. Nova Publisher, New York, USA. 
[5] Eduardo de Miguel, Geochemical fingerprints and controls in the sediments of an 
urban river: River Manzanares, Madrid (Spain). Science of the total environment, 
Volume 340, issues 1 – 3. 
[6] F. J. Springsteen và F. M. Leobrena (1986), Shells of the philippines. Carfel 
seashell museum. 
[7] Munir Ziya Lugal Goksu, Muatafa Akar, Fatma Cevik, Ozlem Findik (2003), 
Bioaccumulation of Some Heavy metals (Cd, Fe, Zn, Cu) in two Bivalvia Species 
(Pinctada radiate Leach, 1814 and Brachidontes pharaonis Fischer, 1870), Turk j 
Vet Anim Sci 29 (2005). 
ASSESSMENT OF THE CADMIUM (CD) CONTENT ACCUMULATED IN 
SEDIMENTS AND SOME SPECIES OF BIVALVIA IN VUNG THUNG, DA 
NANG CITY 
Nguyen Van Khanh (1), Dam Minh Anh (1 ), Tran duy Vinh (2) 
 The University of Danang – University of Science and Education 
Okayama University, Japan 
ABTRACT 
Pollution of heavy metals in the aquatic environment is an issue currently paid more 
attention to because of its toxicity to humans and ecosystems. Heavy metal pollution is able to 
be highly accumulated and difficult to remove, and when entering the body with excessive 
amount, it will be the source of many serious and human life-threatening diseases. This study 
presents the results on the accumulation of the heavy metal Cd of oysters (Crassostrea gegas 
Thunberg) and species of green Mussel (Perna viridis Linnaeus) in Vung Thung, Danang city 
from January 2011 to November 2011. Results of the study have evaluated the accumulation of 
Cd in sediments from 0.54 to 1.54 µg/g, Cd accumulation in Oysters fluctuating from 0.57 to 
0.95 µg/g and in species of mussels green from 0.34 to 0.35 µg/g (wet). 
Keywords: Bioindicator, Heavy metals, Oysters, Mussel, accumulation 
* ThS. Nguyễn Văn Khánh, Email: vankhánhk23@gmail.com, Trường ĐHSP, ĐHĐN 
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.1 (2012) 
33 
CN. Đàm Minh Anh, Email: minhanhcsm@gmail.com, Trường ĐHSP, ĐHĐN 
ThS. Trần Duy Vinh, Đại học Okayama, Nhật Bản 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ham_luong_cadmium_cd_tich_luy_trong_tram_tich_va_mo.pdf