Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát hiệu quả của việc lồng ghép các hành vi ngôn ngữ không

lời của người Nga trong các lớp học tiếng Nga và mức độ hài lòng của sinh viên Khoa Tiếng Nga,

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế đối với các tiết học này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc

nắm kiến thức cơ bản về phi ngôn ngữ không những tác động tích cực đến việc học tiếng Nga và kỹ

năng giao tiếp của sinh viên mà còn tạo cho họ động lực đam mê tìm tòi, học hỏi nhiều hơn về văn hóa

và ngôn ngữ Nga. Ngoài ra, bài viết còn nêu ra một số khó khăn mà sinh viên thường gặp phải khi tìm

hiểu về loại hình ngôn ngữ này và đề xuất một số phương pháp nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên

về ngôn ngữ không lời và chất lượng của các tiết học ngoại ngữ.

Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 1

Trang 1

Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 2

Trang 2

Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 3

Trang 3

Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 4

Trang 4

Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 5

Trang 5

Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 6

Trang 6

Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 7

Trang 7

Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 8

Trang 8

Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2840
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Nga tại khoa Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
tiếng Nga của sinh viên. Kết quả được trình bày ở Bảng 
1. 
Bảng 1. Tác động của việc áp dụng các hành vi phi ngôn ngữ trong các tiết học đến việc học tiếng Nga của sinh viên 
Ý kiến 
Đồng ý Phân vân Không đồng ý 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
Tôi cảm thấy việc lồng ghép các kiến thức về phi 
ngôn ngữ giúp tôi học tiếng Nga tốt hơn. 
28 93% 2 7% 0 0% 
Việc giảng viên chủ động sử dụng ngôn ngữ cơ 
thể trong lúc giảng dạy làm cho tiết học sinh động 
hơn. 
30 100% 0 0% 0 0% 
Tôi cảm thấy hứng thú hơn trong các tiết học có 
kiến thức về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp của 
người Nga so với các tiết học khác. 
28 93% 1 3% 1 3% 
Tôi thích học những tiết học có lồng ghép kiến 
thức về các hành vi giao tiếp không lời của người 
Nga. 
28 93% 2 7% 0 0% 
Mong muốn giảng viên sử dụng nhiều ngôn ngữ 
cơ thể và cung cấp nhiều kiến thức hơn về các 
hành vi giao tiếp không lời của người Nga. 
30 100% 0 0% 0 0% 
Có 28 (chiếm 93%) trên tổng số 30 sinh viên tham gia khảo sát đồng ý rằng việc có lồng ghép và 
giới thiệu cho họ kiến thức về giao tiếp phi ngôn ngữ giúp họ học tiếng Nga tốt hơn, có nghĩa rằng việc 
được trang bị thêm những kiến thức về giao tiếp không lời giúp họ hiểu và học tiếng Nga hiệu quả hơn. 
Trong khi đó, chỉ có 7% số sinh viên vẫn còn đang phân vân về hiệu quả của phương pháp này. Phần lớn 
người tham gia khảo sát 94% đồng ý với ý kiến họ cảm thấy hứng thú hơn trong các tiết học có kiến thức 
về ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp của người Nga so với các tiết học khác. Số còn lại hoặc là phân vân, 
hoặc là không đồng tình với ý kiến này. Để trả lời cho câu hỏi sinh viên có thích học những tiết học có lồng 
ghép kiến thức về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga hay không, đã có 28 người (93%) tham 
gia khảo sát đồng ý và có 2 sinh viên phân vân về ý kiến này (tỷ lệ chiếm 7%). Điều này cho thấy, hiệu quả 
của những tiết học này là rất cao. 
Việc giảng viên sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong lúc giảng bài làm cho các tiết học sinh động hơn nhận 
được sự đồng tình của toàn bộ người tham gia khảo sát. 100% sinh viên mong muốn giảng viên sử dụng 
nhiều ngôn ngữ cơ thể cũng như cung cấp nhiều kiến thức hơn về các hành vi giao tiếp không lời của người 
Nga trong các tiết học tiếng Nga. Như vậy, vai trò của ngôn ngữ cơ thể góp phần rất lớn đến thành công 
trong việc thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho sinh viên trong các tiết học. 
4.3. Tác động của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong các tiết học đến việc tạo động lực tìm hiểu 
về ngôn ngữ và văn hóa Nga của sinh viên 
Khi được hỏi về ý định sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp với người Nga sau khi đã hiểu biết 
về ý nghĩa và tầm quan trọng của yếu tố này trong giao tiếp, có 26 sinh viên (chiếm 87%) cho biết họ sẽ sử 
dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp với người Nga, chỉ có 13% sinh viên phân vân về ý kiến này. Phần 
lớn sinh viên (73%) cho rằng họ sẽ chủ động tìm hiểu về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga 
qua phim ảnh, sách hoặc qua Internet ngoài các bài giảng của giáo viên trên lớp bởi việc hiểu biết và sử 
dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tạo cho họ hứng thú tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa cũng như ngôn 
ngữ mà họ đang theo học. 
Bảng 2. Tác động của việc sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong các tiết học đến việc tạo động lực tìm hiểu về ngôn 
ngữ và văn hóa Nga của sinh viên 
Ý kiến Đồng ý Phân vân Không đồng ý 
 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 
Tôi sẽ sử dụng nhiều ngôn ngữ 
cơ thể trong giao tiếp với người 
Nga trong tương lai. 
26 87% 4 13% 0 0% 
Việc hiểu biết và sử dụng ngôn 
ngữ cơ thể trong giao tiếp tạo 
hứng thú tìm hiểu sâu hơn về 
văn hóa và ngôn ngữ Nga. 
27 90% 3 10% 0 0% 
Tôi sẽ chủ động tìm hiểu nhiều 
hơn về các hành vi giao tiếp 
không lời của người Nga qua 
phim ảnh, sách, Internet 
22 73% 5 17% 3 
1
0% 
4.4. Hiệu quả của việc áp dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếpcủa sinh viên 
Bảng 3. Hiệu quả của việc áp dụng yếu tố phi ngôn ngữ trong việc giao tiếp với người Nga của sinh viên 
Ý kiến 
Đồng ý Phân vân Không đồng ý 
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 
Việc hiểu biết nhiều về ngôn ngữ cơ thể của 
người Nga giúp tôi tự tin hơn trong giao tiếp 
với người Nga cũng như trước đám đông. 
27 90% 3 10% 0 0% 
Nhờ những hiểu biết về yếu tố phi ngôn ngữ 
đặc trưng của người Nga, tôi hiểu hơn về tâm 
tư, suy nghĩ của họ khi không sử dụng lời nói 
trong giao tiếp. 
21 70% 9 30% 0 0% 
Việc người đối thoại sử dụng ngôn ngữ cơ thể 
làm cho cuộc nói chuyện lôi cuốn, không bị 
nhàm chán. 
28 93% 2 7% 0 0% 
Việc hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể trong lúc nói 
chuyện giúp tôi nắm bắt được tâm lý của 
người đối thoại (buồn, vui, thích thú, khó 
chịu) qua đó tôi có thể điều chỉnh được hành 
vi, lời nói và chủ động hơn trong giao tiếp. 
24 80% 4 13% 2 7% 
Việc hiểu biết về ngôn ngữ cơ thể giúp ích tôi 
trong việc tránh gây những hiểu lầm đáng có 
và gây ấn tượng với người đối thoại trong lúc 
nói chuyện. 
27 90% 3 10% 0 0% 
Sau các tiết học có áp dụng các yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp của người Nga, 90% sinh viên 
đồng ý rằng việc hiểu biết nhiều về ý nghĩa của các hành vi ngôn ngữ cơ thể của người Nga giúp họ tự tin 
hơn trong giao tiếp. Trong số các sinh viên tham gia khảo sát, có 70% đồng ý với ý kiến rằng nhờ những 
hiểu biết về yếu tố phi ngôn ngữ đặc trưng của người Nga, họ hiểu hơn về tâm tư, suy nghĩ của người đối 
thoại thậm chí khi họ không sử dụng lời nói trong giao tiếp. Bên cạnh đó 30% người tham gia khảo sát còn 
phân vân về ý kiến này. Như đã đề cập ở mục cơ sở lý luận, yếu tố phi ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng 
nhất trong quá trình giao tiếp và là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của cuộc nói chuyện, bởi thông qua 
các hành vi, cử chỉ chúng ta có thể nắm bắt được tâm lý của người nói chuyện khi họ không sử dụng 
ngôn từ. Vì vậy, có 80% sinh viên đồng ý với ý kiến thông qua ngôn ngữ cơ thể họ có thể nắm bắt được 
tâm lý của đối phương (buồn, vui, thích thú, khó chịu...) qua đó họ có thể điều chỉnh được hành vi, lời nói, 
và chủ động hơn trong giao tiếp. Không đồng tình hoặc phân vân với ý kiến này chiếm số lượng không lớn, 
khoảng 20%. Đồng ý với ý kiến việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp sẽ làm cho cuộc nói chuyện 
trở nên sinh động hơn, lôi cuốn hơn có 93% người tham gia khảo sát. Điều này cho thấy giao tiếp không 
lời ảnh hưởng rất lớn đến không khí của cuộc trò chuyện. Từ việc nắm bắt được tâm lý và cảm xúc của 
người nói chuyện, ngôn ngữ cơ thể giúp chúng ta tránh được những hiểu lầm đáng có và biết cách để gây 
sự chú ý, tạo ấn tượng tốt với người đối diện trong cuộc trò chuyện, có 90% sinh viên đồng ý với quan điểm 
này. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, việc hiểu biết về phi ngôn ngữ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong 
giao tiếp. Ngoài yếu tố ngôn từ, ngôn ngữ không lời đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp con 
người hiểu nhau hơn. 
4.5. Khó khăn và đề xuất của sinh viên trong việc nâng cao hiểu biết về yếu tố phi ngôn ngữ trong 
văn hóa giao tiếp 
Để tìm hiểu những khó khăn trong việc tìm hiểu về ngôn ngữ không lời của người Nga trong giao 
tiếp cũng như những đề xuất của sinh viên trong việc nâng cao kiến thức về giao tiếp phi ngôn từ, trong 
Phiếu khảo sát chúng tôi đã thiết kế các câu hỏi mở và yêu cầu sinh viên trả lời. Các phản hồi của sinh viên 
được tổng hợp và tóm tắt dưới đây. 
Khó khăn mà sinh viên thường gặp phải khi tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể của người Nga trong giao 
tiếp: 
 - Cơ hội tiếp xúc với người Nga và người nói tiếng Nga là rất ít: tại Huế thực tế sinh viên có rất ít cơ 
hội được tiếp xúc và trò chuyện với người bản ngữ. Tháng 11 năm 2018, Khoa Tiếng Nga đã mời giáo viên 
tình nguyện về giảng dạy cho sinh viên tại Khoa trong một tháng. Tuy nhiên, thời gian một tháng là quá ít 
để tạo môi trường cho sinh viên giao lưu và trò chuyện với giáo viên người Nga. Vì vậy, việc chú ý đến các 
hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ của người Nga trong lúc nói chuyện của sinh viên là không nhiều. 
 - Khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tư liệu: thực tế hiện nay sinh viên không chủ động trong 
việc tìm đọc các nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa và các giáo trình giảng dạy mà họ 
được học trên lớp. Như đã đề cập ở các mục trên, tại Khoa Tiếng Nga vẫn chưa có một giáo trình hay môn 
học cụ thể nào cung cấp kiến thức về giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn hóa giao tiếp của người Nga, vì vậy 
đa phần sinh viên chưa ý thức về tầm quan trọng của yếu tố này trong các cuộc trò chuyện. 
 - Khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của các cử chỉ, điệu bộ của người Nga: hệ thống ngôn ngữ cử chỉ 
của con người là vô cùng phong phú. Ngoài ra, cùng một điệu bộ, cử chỉ nhưng trong mỗi nền văn hóa khác 
nhau chúng lại có ý nghĩa khác nhau. Một số sinh viên cho biết, họ thường không hiểu ý nghĩa của một số 
cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật khi xem các bộ phim Nga hay các đoạn hội thoại của người Nga, cũng như 
khi giao tiếp thực tế với người Nga. 
Đề xuất của sinh viên để nâng cao kiến thức về yếu tố phi ngôn từ trong giao tiếp: Sau khi được tiếp 
xúc và hiểu rõ tầm quan trọng của yếu tố phi ngôn ngữ trong giao tiếp, một số sinh viên đã mạnh dạn đưa 
ra ý kiến của mình nhằm nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ không lời như: mong muốn giảng viên cung cấp 
nhiều kiến thức hơn về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga cũng như ý nghĩa của các hành vi đó 
trong các tiết học; mong muốn có nhiều cơ hội được giao lưu và tiếp xúc với người Nga nhiều hơn để được 
giao tiếp với họ; tổ chức các trò chơi, chiếu các hình ảnh, xem các phân đoạn phim Nga và cùng nhau bình 
luận về một vài cử chỉ trong phim; tham gia các lớp học kỹ năng mềm có các kiến thức về giao tiếp không 
lời. 
5. Kết luận và đề xuất 
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, có thể đưa ra kết luận như sau: 
Việc áp dụng ngôn ngữ cơ thể trong các tiết học có ảnh hưởng tích cực đến việc học tiếng Nga của 
sinh viên. Họ cảm thấy thích thú với các tiết học này và mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn ý nghĩa của 
các hành vi, cử chỉ trong giao tiếp của người Nga cũng như cảm thấy bị thu hút khi giảng viên chủ động sử 
dụng nhiều ngôn ngữ cơ thể trong giảng dạy. 
 Kiến thức về những hành vi giao tiếp không lời giúp sinh viên tự tin và chủ động hơn trong việc học 
tiếng Nga và giao tiếp với người Nga. Bởi yếu tố này ảnh hưởng không những đến thành công của một 
cuộc trò chuyện mà còn hiệu quả của các tiết học tiếng Nga. 
Những hiểu biết nhất định về tầm quan trọng của yếu tố phi ngôn ngữ đã tạo động lực cho sinh viên 
Khoa Tiếng Nga đam mê tìm tòi, học hỏi nhiều hơn về văn hóa và ngôn ngữ Nga. 
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định trong việc trang bị cho sinh viên Khoa Tiếng 
Nga kiến thức về loại hình giao tiếp này trong các tiết học tiếng Nga như khó khăn trong việc tìm các nguồn 
tài liệu, trình độ tiếng Nga còn hạn chế, ít có cơ hội được giao tiếp với người bản xứ. 
Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đề xuất một số phương pháp sau nhằm nâng cao hiểu biết của sinh viên 
về ngôn ngữ không lời và chất lượng của các tiết học tiếng Nga nói riêng và ngoại ngữ nói chung như sau: 
Về phương pháp dạy học: có rất nhiều phương pháp lồng ghép yếu tố phi ngôn ngữ mà giảng viên 
có thể áp dụng trong những bài giảng của mình. Việc lựa chọn phương pháp dạy học phụ thuộc vào từng 
môn học, trình độ của sinh viên và đối tượng người học. Chúng tôi xin được gợi ý một số phương pháp như 
sau: 
 - Tổ chức các trò chơi có lồng ghép hình ảnh về các hành vi giao tiếp không lời của người Nga và 
giải thích cho sinh viên hiểu ý nghĩa của từng hành vi, cử chỉ trong mỗi ngữ cảnh cụ thể. Ví dụ các trò chơi 
nhìn tranh đoán ý nghĩa; so sánh ý nghĩa các cử chỉ, hành động trong các nền văn hóa khác nhau. 
 - Giảng viên cần chú ý đến các hành vi, cử chỉ của mình và sử dụng chúng một cách linh hoạt, chủ 
động hơn khi giảng bài: ví dụ các cử chỉ của tay, biểu cảm trên khuôn mặt, điệu bộ, ánh mắt, dáng đứng, 
trang phục như thế nào để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. 
 - Phát huy những cử chỉ thân thiện như gật đầu, mỉm cười, ánh mắt nhìn động viên, khích lệ, bởi 
những hành vi đó chắc chắn sẽ khiến cho người học có thêm động lực, chăm chỉ và yêu thích môn học hơn. 
 - Sử dụng các phương tiện trực quan trong dạy học: sưu tầm các hình ảnh, các đoạn phim ngắn có 
các hành vi phi ngôn ngữ và cùng thảo luận về ý nghĩa của từng hành vi trong từng hoàn cảnh cụ thể. 
 Về việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa: nên tạo nhiều cơ hội cho sinh viên được giao tiếp với 
người bản xứ, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu giữa người Nga và sinh viên cũng như mời các giáo viên, 
chuyên gia người Nga về giảng dạy tại Khoa thường xuyên hơn nữa. 
Cần nhấn mạnh rằng, ngôn ngữ không lời nếu được khai thác và sử dụng hợp lý vào việc dạy-học 
ngoại ngữ sẽ giúp sinh viên học tiếng nước ngoài tốt hơn, nhanh hơn đặc biệt là kỹ năng nói. Ngoài ra, 
những nền tảng kiến thức tốt về phi ngôn ngữ sẽ giúp người học tự tin, chủ động hơn trong giao tiếp với 
người bản xứ, tránh gây hiểu lầm và những cú shock văn hóa không đáng có. 
Tài liệu tham khảo 
Cohen, L., Manion, L., & Morrison, K. (2007). Research methods in education. London: Routledge. 
Mehrabian, A. (1981). Silent messages: Implicit communication of emotions and attitudes. Wadsworth. 
Nguyễn Quang (2008). Cử chỉ trong giao tiếp. Khoa học Xã hội và Nhân văn, 42, 12-24. 
Nguyễn Thiện Giáp (2005). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục. 
Phi Tuyết Hinh (1996). Thử tìm hiểu về ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ. Ngôn ngữ, 4, 35-41. 
Trần Gia Nguyên Thi (2015). Ngôn ngữ cử chỉ của người dạy trong lớp học ngoại ngữ. Trường hợp các 
giáo viên Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, 
11(241), 71-74. 
Григорий Крейдлин, Светлана Григорьева, & Николай Григорьев (2001). Словарь языка русских 
жестов. Москва. 
STUDENTS' EVALUATION OF THE EFFECTIVENESS 
OF USING NON-VERBAL COMMUNICATION 
IN TEACHING RUSSIAN AT THE RUSSIAN DEPARTMENT 
OF UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES, HUE UNIVERSITY 
Abstract: The study aims at investigating the effectiveness of integrating Russian non-verbal 
communication into Russian classes and the level of satisfaction of students of the Russian Department 
of University of Foreign Languages, Hue University towards these lessons. The results showed that 
acquiring basic knowledge of non-verbal communication not only positively affects students’ learning 
and their communication skills, but also generates motivation among students to explore the Russian 
language and culture. In addition, the author also mentioned some difficulties that students frequently 
encounter when learning this language and proposed some methods to improve students’ understanding 
of non-verbal language and the quality of foreign language lessons. 
Key words: Non-verbal communication in Russian, students’ evaluation, Russian class, teaching and 
learning foreign languages 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cua_sinh_vien_ve_hieu_qua_cua_viec_su_dung_yeu_to_p.pdf