Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định nhu cầu của du khách đối với

loại hình du lịch dựa vào các giá trị văn hóa dân tộc Chăm tại An Giang.

Nghiên cứu khảo sát 300 du khách đến An Giang và 95 du khách đến Ninh

Thuận, Bình Thuận. Mẫu quan sát có sự cân bằng về giới tính, đa dạng về

nghề nghiệp, thu nhập, tôn giáo nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể.

Du khách đến An Giang chủ yếu bị thu hút bởi khía cạnh tâm linh và cảnh

quan thiên nhiên, trong khi du khách đến Ninh Thuận, Bình Thuận là chủ yếu

để nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Phần lớn du khách muốn trải nghiệm các

giá trị văn hóa Chăm Islam tại một làng Chăm cụ thể, nơi có tất cả các giá

trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm như: kiến trúc thánh đường, nét đặc

trưng tôn giáo, lễ hội, ẩm thực, trang phục và các sản phẩm truyền thống.

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung trang 1

Trang 1

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung trang 2

Trang 2

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung trang 3

Trang 3

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung trang 4

Trang 4

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung trang 5

Trang 5

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung trang 6

Trang 6

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung trang 7

Trang 7

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung trang 8

Trang 8

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung trang 9

Trang 9

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 6740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung

Đánh giá của du khách đối với các điểm đến du lịch văn hóa Chăm: So sánh giữa An Giang và miền Trung
y nổi tiếng với nhiều chùa 
chiền và đa dạng về tôn giáo, thờ cúng. Đặc biệt, 
với địa danh nổi tiếng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, 
các du khách càng muốn đến đây để cúng và tham 
quan khi được truyền tai về độ linh thiêng của nơi 
đây. Trong khi đó, đối với điểm đến là các tỉnh 
Ninh Thuận, Bình Thuận thì du khách lại đánh giá 
cao việc đi du lịch để trải nghiệm văn hóa bản địa, 
bởi vì, họ mong muốn có thêm trải nghiệm, tìm 
hiểu về các đặc trưng của các vùng, miền nơi đây. 
Nhìn chung, yếu tố động lực du lịch đến các tỉnh 
miền Trung cao hơn An Giang, đặc biệt là yếu tố 
các điểm đến du lịch ở An Giang khó tiếp cận hơn 
(ĐTB khá thấp chỉ đạt 2.83), trong khi đó, ở Ninh 
Thuận, Bình Thuận là 4.08. 
Bảng 11. Động lực đi du lịch 
STT Động lực du lịch 
An Giang 
(n=300) 
Ninh Thuận, Bình 
Thuận (n=95) 
1 Đi du lịch vì yếu tố tâm linh 4.38 3.68 
2 Để chứng kiến những nét đặc trưng của nơi này 3.79 4.31 
3 Để trải nghiệm văn hóa bản địa 3.45 4.35 
4 Để tham quan, khám phá 3.87 4.25 
5 Để giao lưu, học hỏi, tìm kiếm cơ hội kinh doanh 2.04 3.87 
6 Kết hợp thăm người thân 2.08 3.33 
7 Để dễ dàng tiếp cận những điểm đến du lịch khác 2.83 4.08 
8 Đến nơi này để giải trí 3.96 4.28 
Trung bình 3.30 4.02 
3.2.8 Yếu tố thông tin điểm đến 
Đối với địa điểm du lịch tỉnh An Giang, đa phần 
du khách biết đến thông qua bạn bè/đồng nghiệp/ 
người thân, bởi vì, nơi đây nổi tiếng về du lịch 
tâm linh, nên đa phần khách du lịch đến địa điểm 
này đều được “rỉ tai” nhau về độ linh thiêng hay 
vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ, điểm trung bình của yếu 
tố này đạt mức tương đối cao, 4.1 điểm. Bên cạnh 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 1 – 17 
13 
đó, địa điểm du lịch là tỉnh Ninh Thuận, Bình 
Thuận lại được du khách biết đến thông qua các 
phương tiện truyền thông, Internet thu hút được 
những du khách tiềm năng khác muốn đến tham 
quan du lịch, điểm trung bình của yếu tố này cũng 
đạt mức tương đối cao, 4.19 điểm. Nhìn chung, về 
cách quảng bá hình ảnh điểm đến qua các kênh 
truyền thông Marketing các tỉnh miền Trung tốt 
hơn An Giang (bảng 12). 
Bảng 12. Thông tin điểm đến 
STT Động lực du lịch An Giang 
(n=300) 
Ninh Thuận, Bình 
Thuận (n=95) 
1 Anh/chị biết đến nơi này là dựa vào kinh nghiệm 3.77 3.35 
2 Thông qua bạn bè/đồng nghiệp/người thân 4.1 3.76 
3 Thông qua các phương tiện truyền thông, Internet 2.9 4.19 
4 Thông qua đại lí du lịch/công ty du lịch 1.91 3.70 
Trung bình 3.17 3.75 
3.2.9 
3.2.10 Quyết định lựa chọn điểm đến của du 
khách 
Ở cả Ninh Thuận, Bình Thuận và An Giang du 
khách đều đánh giá mức độ hài lòng với quyết 
định của mình và sẽ giới thiệu địa điểm này cho 
những người khác là rất cao, họ cảm thấy đúng 
đắn khi quyết định chọn nơi đây là nơi du lịch và 
họ đều đánh giá tương đối cao và rất cao đối với 
các quyết định trên (bảng 13). 
Bảng 13. Quyết định lựa chọn điểm đến 
STT Động lực du lịch An Giang 
(n=300) 
Ninh Thuận, Bình 
Thuận (n=95) 
1 Anh/chị hài lòng với quyết định chọn điểm đến du lịch 
này 
4.43 4.34 
2 Anh/chị cho rằng quyết định lựa chọn nơi này để đi du 
lịch của mình là hoàn toàn đúng đắn 
4.27 4.34 
3 Anh/chị giữ nguyên quyết định đến nơi này ngay cả khi 
có cơ hội được thay đổi 
3.92 4.22 
4 Anh/chị sẽ giới thiệu địa điểm này cho những người khác 4.43 4.43 
5 Anh/chị đã cân nhắc kĩ lưỡng trước khi lựa chọn nơi này 3.85 4.30 
Trung bình 4.18 4.32 
Kết quả phân tích quyết định lựa chọn điểm đến 
du lịch ở An Giang và miền Trung (hình 3) chỉ ra 
rằng, du khách ở địa điểm du lịch tỉnh An Giang 
và tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận đều nhận định 
yếu tố môi trường, cảnh quan là quan trọng nhất, 
với điểm số trung bình lần lượt là 3.97 điểm và 
4.33 điểm. Bên cạnh đó, điểm đến là tỉnh Ninh 
Thuận, Bình Thuận và tỉnh An Giang, du khách 
cũng không được đánh giá cao yếu tố về thông tin 
điểm đến so với các yếu tố còn lại. Điểm trung 
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 1 – 17 
14 
bình đạt thấp nhất trong các yếu tố lần lượt là 3.75 
điểm và 3.17 điểm. Các yếu tố còn lại của các tỉnh 
cũng được đánh giá tốt từ mức cao trở lên. Nhìn 
chung, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa 
chọn điểm đến của du khách ở miền Trung được 
đánh giá cao hơn ở An Giang. Động cơ du lịch 
đến An Giang ở yếu tố tâm linh huyền bí là chủ 
yếu với nhiều chùa chiền và các công trình kiến 
trúc văn hóa độc đáo. 
Hình 3. So sánh quyết định lựa chọn điểm đến du lịch ở An Giang và miền Trung 
3.3 Nhu cầu trải nghiệm văn hóa dân tộc 
Chăm của du khách 
Kết quả khảo sát ở hình 4 cho thấy, phần lớn du 
khách khi đến Ninh Thuận, Bình Thuận đều thích 
trải nghiệm các giá trị văn hóa dân tộc Chăm ở 
làng Chăm mô hình và từng làng Chăm cụ thể. Du 
khách thường được đưa đến tham quan làng Chăm 
mô hình, nơi tập trung các giá trị văn hóa dân tộc 
Chăm nơi đây. Sau đó, nếu du khách nhận thấy bị 
cuốn hút bởi một giá trị văn hóa cụ thể nào đó, ví 
dụ như sản phẩm dệt, du khách có thể đến tham 
quan, trải nghiệm và mua sắm tại một làng Chăm 
cụ thể chuyên về nghề dệt. Ngược lại, 67% du 
khách đến An Giang lại cho rằng, họ thích trải 
nghiệm giá trị văn hóa dân tộc Chăm Islam tại 
những địa danh/làng Chăm cụ thể vì các làng 
Chăm nơi đây tương đối giống nhau, đều mang 
những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm 
theo Islam giáo. 
Ngoài ra, gần 20% du khách mong muốn trải 
nghiệm giá trị văn hóa Chăm trong một mô hình 
thu nhỏ, đây có thể là một nhà trưng bày lưu giữ 
các giá trị văn hóa Chăm kết hợp với khu vực bán 
đồ lưu niệm truyền thống, khu vực phục vụ các 
món ẩm thực dân tộc và khu vực biểu diễn các 
điệu múa, âm nhạc đặc trưng của dân tộc Chăm 
Islam. Nhóm du khách này cho biết, đến An 
Giang chủ yếu vì yếu tố tâm linh, nên ít có thời 
gian để ghé thăm nhiều nơi, nhưng nếu có một nơi 
tập trung các giá trị văn hóa đặc sắc thuận tiện 
tuyến đường di chuyển, họ sẽ ưu tiên trải nghiệm 
hơn là di chuyển xa đến nhiều địa danh khác 
nhau. 
3.534
3.901
3.845
3.630
3.674
3.974
3.300
3.170
4.108
4.259
4.254
4.238
4.131
4.328
4.019
3.750
1 2 3 4 5
Cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận điểm đến
Lịch sử và văn hóa
Điều kiện giải trí và thư giãn
Môi trường chính trị và kinh tế
Ẩm thực và mua sắm
Môi trường cảnh quan
Động lực du lịch
Thông tin điểm đến
Miền Trung An Giang
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 1 – 17 
15 
Hình 4. Lựa chọn trải nghiệm văn hóa Chăm 
Hình 5 trình bày thông tin về dự định quay lại trải 
nghiệm các giá trị văn hóa dân tộc Chăm của du 
khách và hình 8 thể hiện sự sẵn sàng của du khách 
trong việc giới thiệu các giá trị văn hóa Chăm cho 
những người mà họ quen biết. Hầu hết du khách 
đã trải nghiệm các giá trị văn hóa Chăm tại hai 
tỉnh miền Trung trong cuộc khảo sát này cho biết, 
họ có dự định quay lại để trải nghiệm, tìm hiểu 
nhiều hơn về văn hóa Chăm nơi đây. Chỉ khoảng 
72% du khách đến An Giang dự kiến sẽ quay lại 
để trải nghiệm văn hóa Chăm Islam và 75% dự 
định sẽ giới thiệu các giá trị văn hóa này cho bạn 
bè người thân nếu sự trải nghiệm của họ có nhiều 
điều thú vị. Nhiều du khách còn tỏ ra bất ngờ khi 
được hỏi về văn hóa Chăm Islam, vì họ nghĩ rằng, 
ngoài người Kinh và người Hoa, ở khu vực này 
chỉ có người Khmer sinh sống. 
Hình 5. Dự định quay lại trải nghiệm văn hóa Chăm 
Hầu hết du khách đã trải nghiệm các giá trị văn 
hóa Chăm tại hai tỉnh miền Trung trong cuộc khảo 
sát này cho biết, họ sẽ giới thiệu cho bạn bè, đồng 
nghiệp, người thân về các giá trị văn hóa nơi đây; 
hơn 20% du khách cho rằng, họ sẽ không trở lại 
trải nghiệm văn hóa Chăm Islam và sẽ không giới 
thiệu văn hóa Chăm cho những người họ quen 
biết, bởi vì họ không nhận thấy điều gì đặc sắc 
ngoài một vài thánh đường họ đã gặp tại khu vực 
này (hình 6). 
19.00%
12.00%
13.300%
67.300%
24.00%
37.800%
19.700%
64.00%
48.900%
.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00%
An Giang
Ninh Thuận
Bình Thuận
Cả hai
Đến từng địa danh cụ thể
Làng Chăm mô hình
72.700%
94.000%
100.000%
20.300%
6.000%
.000%
7.000%
.000%
.000%
.000% 20.000% 40.000% 60.000% 80.000% 100.000% 120.000%
An Giang
Ninh Thuận
Bình Thuận
Không biết
Không
Có
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 1 – 17 
16 
Hình 6. Dự định giới thiệu văn hóa Chăm cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân 
4. KẾT LUẬN 
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, du khách đi du 
lịch trung bình 3 lần/năm; thời gian mỗi chuyến đi 
kéo dài khoảng 03 ngày. Một điều đáng lưu ý là, 
thời gian du khách lưu trú tại An Giang trung bình 
là 02 ngày/chuyến đi. Trong khi đó, thời gian lưu 
trú trung bình của du khách đến Ninh Thuận, Bình 
Thuận là 5,4 ngày. Tuy nhiên, tần suất du khách 
quay lại An Giang cao hơn so với tần suất du 
khách quay lại 02 tỉnh miền Trung. Du khách đến 
An Giang chủ yếu bị thu hút bởi khía cạnh tâm 
linh và cảnh quan thiên nhiên, trong khi du khách 
đến Ninh Thuận Bình Thuận là nhờ yếu tố du lịch 
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Du khách quyết 
định đến An Giang chủ yếu tham khảo thông tin 
từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân; trong khi đó, 
nguồn thông tin tham khảo quan trọng đối với du 
khách đến 2 tỉnh miền Trung là nhờ các phương 
tiện truyền thông, internet và các công ty du lịch. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỉ lệ du khách 
đã trải nghiệm các giá trị văn hóa dân tộc Chăm 
Islam tại An Giang khá thấp, nhiều du khách tỏ ra 
bất ngờ khi biết ở An Giang còn có một nhánh 
văn hóa Chăm Islam. Những du khách đã trải 
nghiệm văn hóa Chăm Islam đánh giá các giá trị 
văn hóa này là đặc sắc, hấp dẫn và dự kiến sẽ trải 
nghiệm và tìm hiểu sâu hơn về nó. Những du 
khách chưa biết về văn hóa Chăm Islam An Giang 
cũng tỏ ra hào hứng và dự kiến sẽ trải nghiệm các 
giá trị văn hóa này khi quay lại An Giang lần sau. 
Phần lớn du khách (67%) muốn trải nghiệm các 
giá trị văn hóa Chăm Islam tại một làng Chăm cụ 
thể, nơi có tất cả các giá trị văn hóa đặc trưng của 
dân tộc Chăm như kiến trúc thánh đường, nét đặc 
trưng tôn giáo, lễ hội, ẩm thực, trang phục và các 
sản phẩm truyền thống, vì đa phần du khách 
đến An Giang chủ yếu vì yếu tố tâm linh, nên ít có 
thời gian để ghé thăm nhiều nơi, nhưng nếu có 
một nơi tập trung các giá trị văn hóa đặc sắc thuận 
tiện tuyến đường di chuyển, họ sẽ ưu tiên trải 
nghiệm hơn là di chuyển xa đến nhiều địa danh 
khác nhau. 
Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm 
đến du lịch cho thấy, du khách ở địa điểm du lịch 
tỉnh An Giang và tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận 
đều nhận định yếu tố môi trường cảnh quan là 
quan trọng nhất. Tuy nhiên, điểm đến là tỉnh Ninh 
Thuận, Bình Thuận và tỉnh An Giang, du khách 
cũng không được đánh giá cao yếu tố về thông tin 
điểm đến so với các yếu tố còn lại. Các yếu tố còn 
lại của các tỉnh cũng được đánh giá tốt từ mức cao 
trở lên. Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến 
quyết định lựa chọn điểm đến của du khách ở 
miền Trung được đánh giá cao hơn ở An Giang. 
Động cơ du lịch đến An Giang ở yếu tố tâm linh 
huyền bí là chủ yếu với nhiều chùa chiền và các 
công trình kiến trúc văn hóa độc đáo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bozbay, Z., & Ozen, H. (2008). Measuring the 
Destinarionlmages of European Cities. The 4th 
World Conference for Graduate Researchin 
Tourism. Hospitality and Leisure, 725-738. 
75.000%
100.000%
97.800%
18.700%
.000%
.000%
6.300%
.000%
2.200%
.000% 20.000% 40.000% 60.000% 80.000%100.000%120.000%
An Giang
Ninh Thuận
Bình Thuận
Không biết
Không
Có
AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 27 (1), 1 – 17 
17 
Báo Du lịch Việt Nam. (2019). Xu hướng phát 
triển của du lịch thế giới trong giai đoạn tới. 
Truy cập từ: https://sodulich.hanoi.gov.vn/tin-
tuc-su-kien/trong-nuoc-va-quoc-te/xu-huong-
phat-trien-cua-du-lich-the-gioi-trong-giai-
doan-toi.html. 
Chi, C. G. Q., & Qu, H. Examining structural 
relationship of destination image, tourist 
satisfaction, and destination loyalty: An 
integrated approach. Tourism management, 29, 
624-632. 
Cổng thông tin điện tử An Giang (2018). Ngành 
du lịch An Giang: liên kết để phát triển bền 
vững.Truy cập từ: 
B8K8xLLM-
9MSSzPy8xBz9CP0os3jPoBBLczdTEwN391
BDA0cvn2DTsDADA2cLM_2CbEdFAKNdz
R8!/?PC_7_IRT97F540GGU10AJLS5VV00C
41_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/we
b+content/agportal/sa-thong-tin-du-lich/sa-
tin+du+lich/4abbec8046bbf31b8b5d9fb656c2
5a70. 
Du lịch Việt Nam. (2019). Làng Chăm thay đổi 
cuộc sống từ du lịch văn hóa cộng đồng. Truy 
cập từ: 
doi-cuoc-song-tu-du-lich-van-hoa-cong-
dong.html. 
Keating, B. W., & Kriz, A. (2008). Outbound 
tourism from China: Literature review and 
researd agenda. Journal of Hospitality and 
Tourism Management, 15(2), 32-41. 
Mutinda, R., & Mayaka, M. (2012). Application 
of destination choice model: Factors 
influencing domestic tourist destination choice 
among residents of Nairobi, Kenya. Tourism 
Management, 33(6), 1593-1597. 
Nhật Nam (2019). Du lịch Việt Nam tăng trưởng 
thần kỳ, đón 18 triệu lượt khách quốc tế. Truy 
cập từ: 
Viet-Nam-tang-truong-than-ky-don-18-trieu-
luot-khach-quoc-te/383674.vgp. 
Nguyễn Thành Nhân. (2016). Văn hóa quản lý xã 
hội truyền thống của người Chăm An Giang. 
Truy cập từ: 
van-nghe/2739-van-hoa-quan-ly-xa-hoi-
truyen-thong-cua-nguoi-cham-an-giang. 
Nguyễn Tuấn. (2020). Khai thác các lễ hội truyền 
thống phục vụ phát triển du lịch ở Thanh Hóa. 
Truy cập từ: 
cac-le-hoi-truyen-thong-phuc-vu-phat-trien-
du-lich-o-Thanh-Hoa-2402-22705.html. 
Nguyễn Xuân Hiệp. (2016). Các yếu tố ảnh hưởng 
đến quyết định lựa chọn điểm đến của khách 
du lịch: Trường hợp điểm đến Thành phố Hồ 
Chí Minh. Tạp chí phát triển kinh tế, 27(9), 
53-72. 
Phạm Trọng Nghĩa. (2019). Du lịch văn hoá 
(Cultural tourism) là gì? Thực trạng phát triển. 
Truy cập từ: https://vietnambiz.vn/du-lich-van-
hoa-cultural-tourism-la-gi-thuc-trang-phat-
trien-20191020211153143.htm. 
Phương Liên. (2018). Du lịch Việt Nam 2017: 
nhiều dấu ấn đặc biệt. Truy cập từ: 
dau-an-dac-biet-20171225151209568.chn. 
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch An Giang. 
(2014). Phân tích, đánh giá thực trạng ngành 
Du lịch An Giang giai đoạn 2001 – 2012. 
Thông tấn xã Việt Nam. (2019). Những xu hướng 
du lịch mới của thế giới và Việt Nam. Truy 
cập từ: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nhung-
xu-huong-du-lich-moi-cua-the-gioi-va-viet-
nam-1491857151. 
Trần Viết Lưu. (2005). Thực trạng và giải pháp 
phát triển giáo dục ở vùng có đông đồng bào 
Chăm. Truy cập từ: 
ontent&op=details&-mid=2875. 
Um, S., & Crompton, J. L. (1990). The Roles of 
Perceived Inhibitors and Facillitators in 
Pleasure Travel Destination Decisions. 
Journal of Travel Research, 30(3),18-25. 
Woodside, A. G., & Lysonski, S. (1989).A 
general model of traveler destination choice. 
Journal of Travel Research, 27(4), 8-14. 
Wu, W. C. (2009). Factors affecting destination 
choice for inbound tourist to Taiwan. 
(Unpublished master's thesis).National Cheng 
Kung University, Taiwan. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cua_du_khach_doi_voi_cac_diem_den_du_lich_van_hoa_c.pdf