Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Tóm tắt. Bài báo trình bày kết quả đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát

triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Dữ liệu đầu vào gồm: Địa hình (độ cao, độ

dốc, hướng sườn, độ gồ ghề mặt đất); Tự nhiên (nhiệt độ, lượng mưa, địa chất, thổ nhưỡng);

Môi trường (mật độ lớp phủ thực vật, hoạt động sử dụng đất, khu vực bảo vệ/ bảo tồn,

khoảng cách từ nguồn nước); Kinh tế - xã hội (khoảng cách từ các điểm dân cư, khoảng

cách từ đường giao thông chính, khoảng cách từ các điểm văn hóa, khoảng cách từ các

điểm tiêu cực). Trọng số của các chỉ tiêu được xác định thông qua phương pháp AHP. Giá

trị thành phần của các chỉ tiêu và giá trị cảnh quan tổng thể được xác định bằng việc chồng

xếp các bản đồ. Kết quả cho thấy: Có khoảng 75% diện tích huyện không phù hợp cho phát

triển du lịch sinh thái, khoảng 25% diện tích phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái, phân

bố ở phía đông và đông nam.

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 1

Trang 1

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 2

Trang 2

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 3

Trang 3

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 4

Trang 4

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 5

Trang 5

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 6

Trang 6

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 7

Trang 7

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 8

Trang 8

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 9

Trang 9

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
Hồ đang phải đối mặt với những 
khó khăn, thách thức, chưa tương xứng với tiềm năng và đang có nguy cơ hủy hoại cảnh quan tự 
nhiên và mất bản sắc văn hóa bản địa. 
Hình 1: Vị trí huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Dữ liệu nghiên cứu 
Dữ liệu địa hình được nội suy mô hình số độ cao, độ phân giải 30m x 30m [5]; bản đồ địa 
chất tỉ lệ 1: 200.000 từ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, xuất bản năm 2005 [6]; dữ liệu 
hành chính, giao thông, điểm văn hóa được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn 
La [7]; dữ liệu khí tượng, thủy văn được thu thập từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc 
[8]; dữ liệu đất được thu thập từ Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp [9]; dữ liệu hiện trạng và 
quy hoạch sử dụng đất được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La [10]. Phần mềm 
ArcGIS 10.3 được sử dụng để hỗ trợ biên tập bản đồ, phân tích, đánh giá, thống kê các kết quả. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện theo 03 bước chính: (i) Bước đầu tiên của quá trình đánh giá: 
thu thập thông tin về nguồn dữ liệu để thiết lập hệ thống phân cấp bằng cách phân tách vấn đề 
thành một hệ thống phân cấp các yếu tố có liên quan với nhau. (ii) Các tiêu chí đánh giá giá trị 
Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái 
149 
cảnh quan được thực hiện: Tạo dữ liệu đầu vào bao gồm ma trận so sánh từng cặp để tìm trọng 
số so sánh giữa thuộc tính của các yếu tố quyết định. Cách tiếp cận AHP được thực hiện như 
một quá trình ra quyết định đa tiêu chí nhằm xác định phạm vi giá trị để tính trọng số của các 
tiêu chí phụ [11]. Sau đó, tính toán giá trị của từng tiêu chí phụ cho vùng nghiên cứu và xếp 
hạng kết quả từ cao xuống thấp nhất quán với các màu sắc khác nhau. (iii) Thiết lập các ngưỡng 
giá trị xếp hạng nhằm có đánh giá khách quan giá trị tổng hợp của cảnh quan phục vụ du lịch 
sinh thái trong không gian. 
Hình 2. Cấu trúc trong đánh giá giá trị cảnh quan trên cơ sở mô hình AHP 
2.3. Kết quả nghiên cứu 
2.3.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu phục vụ đánh giá 
Hệ thống các giá trị cảnh quan cho phát triển du lịch sinh thái sẽ chịu sự chi phối của các 
nhóm yếu tố về địa hình, tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường. Từ hoạt động khảo sát ngoài 
thực tiễn, kết quả phân cấp chỉ tiêu đối với đánh giá giá trị cảnh quan phục vụ phát triển du lịch 
sinh thái được phân chia như sau: 
Bảng 1. Hệ thống phân cấp chỉ tiêu [12] 
Nhóm chỉ tiêu Chỉ tiêu Thang điểm 
Địa hình 
(Topography) - T 
Độ cao 
(Elevation) - T1 
<550 (1); 550 – 1000 (2); 1000-1500 (3); 
1500 – 2500 (4); >2500 (5) 
Độ dốc 
(Slope) – T2 
15 (5) 
Địa hình (T) 
Mục tiêu 
Chỉ tiêu cấp II 
Tự nhiên (N) Môi trường (E) 
Nhiệt độ (N1) 
Lượng mưa (N2) 
Địa chất (N3) 
Thổ nhưỡng (N4) 
Độ cao (T1) 
Độ dốc (T2) 
Hướng sườn (T3) 
TRI (T4) 
Giá trị cảnh quan 
L1 L2 L3 
BĐ giá trị cảnh quan 
Chỉ tiêu cấp I 
AHP 
Mật độ lớp phủ (E1) 
Hoạt động SDĐ (E2) 
Khu vực bảo vệ (E3) 
KC nguồn nước (E4) 
KTXH (S) 
KC tới dân cư (S1) 
KC tới đường GT (S2) 
KC tới điểm VH (S3) 
KC từ các điểm tiêu 
cực (S4) 
L4 L5 
Phạm Anh Tuân 
150 
Hướng sườn 
(Aspect) – T3 
N (5), NE (4), NW (4), W (3), SW (3), 
SE (2), E (2), S (1) 
Độ gồ ghề của bề mặt địa 
hình (Topographic 
roughness Index) – T4 
<0.1 (1); 0.1-0.3 (2); 0.3-0.5 (3); 0.5-0.7 
(4); >0.7 (5) 
Tự nhiên 
(Natural factors) 
- N 
Nhiệt độ 
(Temperature) – N1 
>28oC (1), 24-28oC (2), 18-24oC (3), 14-
18oC (4), <14oC (5) 
Lượng mưa 
(Precipitation) – N2 
<1500mm (1), 1500-1600mm (2), 1600-
1700mm (3),1700-1900mm (4), 
>1900mm (5) 
Địa chất 
(Geology) – N3 
Nền móng có tính bền vững càng cao thì 
giá trị cảnh quan mang lại càng lớn. 
Thổ nhưỡng 
(Soil) – N4 
Đất phân bố theo đai cao, càng ở độ cao 
thấp giá trị càng cao. 
Môi trường 
(Environmental 
factors) - E 
Mật độ lớp phủ thực vật 
(Vegetation density) – E1 
Mật độ lớp phủ trên cơ sở tính toán 
NDVI quyết định giá trị. 
Hoạt động sử dụng đất 
(Land use) – E2 
Các ít hoạt động nhân sinh giá trị càng 
lớn. 
Khu vực bảo vệ/bảo tồn 
(Protected area) – E3 
Những khoanh vi có rừng phòng hộ khó 
phục hồi. 
Khoảng cách từ nguồn 
nước (Distance from water 
resource) – E4 
<700 (5); 700-1400 (4); 1400-2100 (3); 
2100-2500 (2); >2500 (1) (m) 
Kinh tế - xã hội 
(Socio-economic 
factors) - S 
Khoảng cách từ các điểm 
dân cư (Distance from 
settlements) – S1 
<800 (1); 800-1600 (2);1600-2400 (3); 
2400-3200 (4); >3200 m (5) 
Khoảng cách từ đường giao 
thông chính (Distance from 
main roads) – S2 
<500 (1); 500-1000; 100-2000; 2000-
3000; >3000 (m) 
Khoảng cách từ các điểm 
văn hóa (Distance from 
cultural sites) – S3 
<800m (1); 800-1600m (2); 1600-2400m 
(3); 2400-3200m (4); >3200m (5) 
Khoảng cách từ các điểm 
tiêu cực (Distance from 
negative factors) – S4 
<500m (5); 500-1000m (4); 1000-1500m 
(3); 1500-3000m (2); >3000 m (1) 
2.3.2. Đánh giá giá trị cảnh quan phục vụ phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ 
 Bảng 2 và Hình 3 mô tả giá trị trọng số và chỉ tiêu về mặt địa hình trong phát triển du lịch 
sinh thái tại huyện Vân Hồ. Độ gồ ghề của địa hình là yếu tố tiên quyết tác động đến yếu tố 
thẩm mĩ, giúp thu hút phát triển du lịch sinh thái (T4) với trọng số 0.480 trong đánh giá giá trị 
cảnh quan về mặt địa hình và 0.067 giá trị cảnh quan tổng thể. Các yếu tố độ dốc (T2), độ cao 
(T1) và hướng sườn (T3) lần lượt chiếm trọng số 0.262, 0.155 và 0.103 giá trị cảnh quan thành 
Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái 
151 
phần, tương đương với 0.036, 0.022 và 0.014 giá trị cảnh quan tổng thể trong phát triển du lịch 
sinh thái. 
Bảng 2. Giá trị trọng số về mặt địa hình tại huyện Vân Hồ 
Giá trị về địa hình 
 T1 T2 T3 T4 
T1 1.000 0.500 2.000 0.333 
T2 1.000 3.000 0.500 
T3 1.000 0.250 
T4 1.000 
Giá trị cấp I 0.155 0.262 0.103 0.480 
Giá trị cấp II 0.022 0.036 0.014 0.067 
CR= 0.020 <0.1 (thỏa mãn) 
Hình 3. Bản đồ phân cấp nhóm chỉ tiêu địa hình 
Bảng 3 và Hình 4 mô tả giá trị trọng số và chỉ tiêu về mặt tự nhiên trong phát triển du lịch 
sinh thái tại huyện Vân Hồ. Trong các yếu tố tự nhiên, nhiệt độ là yếu tố tiên quyết tác động đến 
giá trị cảnh quan (N1) với trọng số 0.512 trong đánh giá giá trị cảnh quan về mặt địa hình và 
Phạm Anh Tuân 
152 
0.254 giá trị cảnh quan tổng thể. Các yếu tố lượng mưa (N2), địa chất (N3) và thổ nhưỡng (N4) 
lần lượt chiếm trọng số 0.281, 0.120, 0.086 giá trị cảnh quan thành phần, tương đương với 
0.140, 0.060 và 0.043 giá trị cảnh quan tổng thể trong phát triển du lịch sinh thái. 
Bảng 3. Giá trị trọng số về mặt tự nhiên tại huyện Vân Hồ 
Giá trị về tự nhiên 
 N1 N2 N3 N4 
N1 1.000 2.000 4.000 5.000 
N2 1.000 3.000 4.000 
N3 1.000 2.000 
N4 1.000 
Giá trị cấp I 0.512 0.281 0.120 0.086 
Giá trị cấp II 0.254 0.140 0.060 0.043 
CR= 0.018 <0.1 (thỏa mãn) 
Hình 4. Bản đồ phân cấp nhóm chỉ tiêu tự nhiên 
Bảng 4 và Hình 5 mô tả giá trị trọng số và chỉ tiêu về mặt môi trường trong phát triển du 
lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ. Trong các yếu tố tự nhiên, khu vực có khoanh vi rừng khó phục 
hồi (E3) là nhân tố quan trọng nhất trong việc đánh giá giá trị cảnh quan về mặt môi trường với 
Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái 
153 
trọng số 0.535 giá trị về mặt môi trường và 0.158 giá trị cảnh quan tổng thể. Khoảng cách đến 
nguồn nước (E4), mật độ lớp phủ (E1) và hoạt động sử dụng đất (E2) chiếm lần lượt 0.214, 
0.159 và 0.093 giá trị cảnh quan về mặt môi trường, tương đương với 0.063, 0.047 và 0.028 giá 
trị trọng số giá trị cảnh quan tổng thể phục vụ du lịch sinh thái. 
Bảng 4. Giá trị trọng số về mặt môi trường tại huyện Vân Hồ 
Giá trị về môi trường 
 E1 E2 E3 E4 
E1 1.000 2.000 0.333 0.500 
E2 1.000 0.200 0.250 
E3 1.000 3.000 
E4 1.000 
Giá trị cấp I 0.159 0.093 0.535 0.214 
Giá trị cấp II 0.047 0.028 0.158 0.063 
CR= 0.031 <0.1 (thỏa mãn) 
Hình 5. Bản đồ phân cấp nhóm chỉ tiêu môi trường 
Bảng 5 và hình 6 thể hiện giá trị trọng số và chỉ tiêu về mặt kinh tế - xã hội trong phát triển 
du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ. Khoảng cách đến các điểm văn hóa (S3) là nhân tố quan 
Phạm Anh Tuân 
154 
trọng trong định hình phát triển du lịch sinh thái với trọng số 0.492 giá trị cảnh quan về mặt 
kinh tế - xã hội và 0.033 giá trị cảnh quan tổng thể. Các điểm hạn chế trong trong phát triển 
(S4), khoảng cách đến trục đường giao thông chính (S2) và khoảng cách đến các khu dân cư 
(S1) lần lượt chiếm 0.268, 0.154 và 0.085 giá trị trọng số đánh giá giá trị cảnh quan về mặt kinh 
tế - xã hội, tương đương với 0.018, 0.010, 0.006 giá trị cảnh quan tổng thể phục vụ phát triển du 
lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ. 
Bảng 5. Giá trị trọng số về mặt kinh tế - xã hội tại huyện Vân Hồ 
Giá trị về kinh tế - xã hội 
 S1 S2 S3 S4 
S1 1.000 0.500 0.200 0.250 
S2 1.000 0.333 0.500 
S3 1.000 2.000 
S4 1.000 
Giá trị cấp I 0.085 0.154 0.492 0.268 
Giá trị cấp II 0.006 0.010 0.033 0.018 
CR= 0.009 <0.1 (thỏa mãn) 
Hình 6. Bản đồ phân cấp nhóm chỉ tiêu kinh tế - xã hội 
Đánh giá cảnh quan phục vụ định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái 
155 
Hình 7, thể hiện sự phân bố của giá 
trị cảnh quan tổng thể phục vụ phát triển 
du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ. 
Khoảng 50% diện tích huyện Vân Hồ 
rất không thích hợp và không thích hợp 
cho phát triển du lịch sinh thái, phân bố 
ở vùng trung tâm, khu vực phía tây và 
phía nam của huyện; mức độ thích hợp 
trung bình chiếm 15% diện tích nằm 
chủ yếu ở trung tâm huyện và rải rác ở 
phía đông bắc và đông nam của huyện; 
mức độ thích hợp và rất thích hợp chiếm 
khoảng 25% diện tích phân bố ở phía 
đông và đông nam huyện. 
3. Kết luận 
Huyện Vân Hồ nằm ở cửa ngõ của 
tỉnh Sơn La, thuộc Khu du lịch Quốc gia 
Mộc Châu. Đây là vùng có tiềm năng và 
lợi thế lớn về du lịch sinh thái bởi cảnh 
quan tự nhiên độc đáo và truyền thống 
văn hoá tộc người đặc sắc. 
Đánh giá giá trị cảnh quan dựa trên 
phân tích đa chỉ tiêu là cách tiếp cận 
phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trên 
toàn thế giới. Nghiên cứu tiến hành 
nhận diện và đánh giá giá trị cảnh quan dựa trên kết quả khảo sát thực địa và giải bài toán đánh 
giá không gian ưu tiên phát triển du lịch sinh thái tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Kết quả tính 
toán trọng số cấp I của 4 yếu tố cấu thành cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái huyện Vân Hồ 
cho thấy: Yếu tố tự nhiên là nhân tố tiên quyết tác động đến giá trị cảnh quan phục vụ phát triển 
du lịch sinh thái của huyện Vân Hồ (0.4970), theo sau bởi yếu tố môi trường (0.296), đặc điểm 
địa hình (0.139) và đặc điểm kinh tế - xã hội (0.067). 
Kết quả đánh giá giá trị cảnh quan tổng thể tại huyện Vân Hồ cho thấy: Khoảng 50% diện 
tích huyện Vân Hồ rất không thích hợp và không thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, phân 
bố ở vùng trung tâm, khu vực phía tây và phía nam của huyện; mức độ thích hợp trung bình 
chiếm 15% diện tích nằm chủ yếu ở trung tâm huyện và rải rác ở phía đông bắc và đông nam 
của huyện; mức độ thích hợp và rất thích hợp chiếm khoảng 25% diện tích phân bố ở phía đông 
và đông nam. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu được Bộ Giáo dục và Đào tạo tài trợ thông qua đề tài có mã số 
CT.2019.06.06. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Wondirad, A., Tolkach, D., & King, B., 2020. “Stakeholder collaboration as a major factor 
for sustainable ecotourism development in developing countries”. Tourism Management, 
78 (November 2018), 104024. https://doi.org/10.1016/j.tourman.2019.104024 
[2] Parga Dans, E., & Alonso González, P., 2019. “Sustainable tourism and social value at 
World Heritage Sites: Towards a conservation plan for Altamira, Spain”. Annals of 
Tourism Research, 74(April 2018), 68–80. https://doi.org/10.1016/j.annals.2018.10.011 
Hình 7. Bản đồ giá trị cảnh quan tổng thể 
Phạm Anh Tuân 
156 
[3] Masud, M. M., Aldakhil, A. M., Nassani, A. A., & Azam, M. N., 2017. “Community-based 
ecotourism management for sustainable development of marine protected areas in 
Malaysia”. Ocean and Coastal Management, 136, 104–112. https://doi.org/10.1016/ 
j.ocecoaman.2016.11.023 
[4] Musavengane, R., Siakwah, P., & Leonard, L., 2020. “The nexus between tourism and 
urban risk: Towards inclusive, safe, resilient and sustainable outdoor tourism in African 
cities”. Journal of Outdoor Recreation and Tourism, 29 (August 2019), 100254. 
https://doi.org/10.1016/j.jort.2019.100254 
[5] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, 2014. “Bản đồ địa hình tỉnh Sơn La tỉ lệ 
1:50.000”. Tài liệu số, Sơn La. 
[6] Phan Sơn (chủ biên), Đào Đình Thục, Nguyễn Viết Thắng và Trần Văn Tỵ, 2005. Bản đồ 
địa chất tỉ lệ 1:200.000. Nxb Bản đồ, Hà Nội. 
[7] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, 2014. Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La. Nxb 
Bản đồ. 
[8] Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc, “Số liệu khí tượng thủy văn” Sơn La, 2010. 
[9] Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2005. “Bản đồ và Thuyết minh Bản đồ thổ 
nhưỡng tỉnh Sơn La, tỉ lệ 1:100.000,” Hà Nội. 
[10] Sở Tài nguyên và Môi trường, 2014. “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1:100.000” Sơn La. 
[11] Huang, Q., Huang, J., Zhan, Y. et al. Using landscape indicators and Analytic Hierarchy 
Process (AHP) to determine the optimum spatial scale of urban land use patterns in 
Wuhan, China. Earth Sci Inform 11, 567–578 (2018). https://doi.org/10.1007/s12145-018-
0348-4. 
[12] Gigović, L., Pamučar, D., Lukić, D., & Marković, S., 2016. GIS-Fuzzy DEMATEL MCDA 
model for the evaluation of the sites for ecotourism development: A case study of 
“Dunavski ključ” region, Serbia. Land Use Policy, 58, 348-365. https://doi.org/10.1016/ 
j.landusepol.2016.07.030. 
ABSTRACT 
Landscape assessment for space orientation for ecological tourism development 
in Van Ho district, Son La province 
Pham Anh Tuan 
Faculty of Social Sciences, Tay Bac University 
The paper presents the results of landscape assessment serving the spatial orientation of 
ecotourism development in Van Ho district, Son La province. The input data includes: Terrain 
(elevation, slope, slope direction, ground roughness); Natural (temperature, rainfall, geology 
and soil); Environment (vegetation cover density, land use activity, protected/ protected area, 
distance from water source); Socio-economic (distance from residential points, distance from 
major roads, distance from cultural sites, distance from negative points). The weights of the 
criteria are determined through AHP method. The component values of the indicators and the 
overall landscape value were determined by overlaying the maps. The results show that: About 
75% of the district area is not suitable for ecotourism development, about 25% of the area is 
suitable for ecotourism development, distributed in the east and southeast of the district. 
Keywords: landscape values, ecotourism, Van Ho district. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_canh_quan_phuc_vu_dinh_huong_khong_gian_phat_trien.pdf