Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

Tóm tắt

Cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) là một trong những đối tượng khai thác

của đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên, song rất ít được nghiên cứu. Bài báo này cung cấp những dẫn

liệu đầu tiên về đặc tính dinh dưỡng của loài. Cá đối mục là loài ăn tạp, phổ thức ăn được mở

rộng từ nhóm cá kích thước nhỏ đến nhóm cá kích thước lớn. Cường độ bắt mồi của cá đối mục

tương đối cao. Mức độ tích luỹ mỡ khá cao và liên quan đến thời gian dinh dưỡng và sinh sản

của cá. Hệ số béo của cá đối mục tính theo công thức của Fulton (1902) và Clark (1928) khá

lớn, cho thấy sức chứa nội quan là tương đối cao.

Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 1

Trang 1

Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 2

Trang 2

Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 3

Trang 3

Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 4

Trang 4

Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 5

Trang 5

Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 6

Trang 6

Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 7

Trang 7

Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 18720
Bạn đang xem tài liệu "Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

Đặc tính dinh dưỡng của cá đối mục (Mugil cephalus Linnaeus, 1758) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên
m L = 300 mm P = 16 
 H = 59,7 mm O = 12,3 mm 
2. Phương pháp 
 Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ tháng 2/2016 đến tháng 7/2016. Mẫu cá đối mục 
được thu bằng cách: đánh bắt cùng ngư dân, đặt mua từ các hộ ngư dân ven đầm và thu mua 
từ các chợ cá xung quanh. Mẫu cá được xử lý ngay khi còn tươi sống bằng cách cân khối 
lượng, đo chiều dài, giải phẫu để xác định độ no, quan sát ruột, lấy thức ăn trong ống tiêu 
hóa, định hình ống tiêu hóa. 
- Xác định thành phần thức ăn: Thức ăn được tách ra khỏi dạ dày và ruột, đem quan 
sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp hai mắt, đếm số lượng thức ăn để xác định tầng suất 
xuất hiện, sử dụng các hình Átlat trong cuốn “Sinh vật phù du miền Nam Việt Nam” của 
A.Shirota để đối chiếu phân loại thức ăn. 
- Xác định cường độ bắt mồi của cá: Dựa vào sức chứa thức ăn trong ống tiêu hóa để 
đánh giá cường độ bắt mồi của cá. Đó là bậc độ no của dạ dày và ruột cá, xác định độ no dạ 
dày và ruột cá theo 5 bậc (từ 0 đến 4) của Lebedep (1954). 
- Xác định độ mỡ của cá: Dựa theo quan điểm của M. L. Prozorovxkaia (1952) độ mỡ 
của cá được xác định theo tiêu chuẩn thang 6 bậc (từ bậc 0 đến bậc 5). 
- Xác định hệ số béo của cá: Thống nhất với quan điểm của G. V. Nikolxki (1963) 
nên sử dụng hai phương pháp của Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định hệ số béo của 
cá đối mục (Mugil cephalus). 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Thành phần thức ăn 
Phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Đối mục (Mugil cephalus) chúng tôi đã 
xác định được thành phần thức ăn gồm có: Ngành Tảo silic (Bacillariophyta), Ngành Tảo 
lục (Chlorophycophyta) và Ngành Tảo lam (Cyanophyta). Ngoài ra còn có mùn bã hữu cơ, 
cát mịn. Có 8 đối tượng được cá đối mục sử dụng làm thức ăn: Ngành Tảo lục có 3 đối 
tượng, Ngành Tảo silic có 2 đối tượng, Ngành Tảo lam có 1 đối tượng, 1 nhóm cát mịn và 1 
nhóm mùn bã hữu cơ (bảng 1). 
Bảng 1. Thành phần thức ăn của cá đối mục theo nhóm chiều dài 
TT Thành phần thức ăn 
Nhóm chiều dài cá (mm) 
50 – 150 151 – 250 >250 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 16 * 2017 29 
I 
Cyanophyta 
(Ngành Tảo lam) 
1 Nostoc + ++ ++ 
II 
Chlorophycophyta 
(Ngành Tảo lục) 
2 Tribonema + ++ ++ 
3 Bryopsis +++ +++ +++ 
4 Ankistrodesmus 0 + 0 
III 
Bacillariophyta 
(Ngành Tảo silic) 
5 Nitzschia 0 + + 
6 Synedra 0 0 + 
7 Cát mịn +++ +++ +++ 
8 Mùn bã hữu cơ +++ +++ +++ 
Tổng số 5 7 7 
Chú thích: 0: Đối tượng thức ăn không xuất hiện 
 +: Đối tượng thức ăn ít xuất hiện 
 ++: Đối tượng thức ăn xuất hiện trung bình 
 +++: Đối tượng thức ăn xuất hiện nhiều 
Nếu xét về khối lượng thức ăn có trong dạ dày và ruột của cá đối mục thì có chi 
Bryopsis thuộc Ngành Tảo lục, cát mịn và mùn bã hữu cơ là chiếm chủ yếu. Theo đó, có thể 
khẳng định rằng cá Đối mục là loài cá ăn tạp, nhưng thức ăn chính chủ yếu là thực vật. 
Qua phân tích thành phần các đối tượng thức ăn của cá đối mục theo từng nhóm 
chiều dài được thống kê ở bảng 1 cho thấy: Nhóm cá có chiều dài 50 –150 mm ăn 5 đối 
tượng thức ăn. Ở nhóm cá chiều dài từ 151 – 250 mm xác định được 7 đối tượng thức ăn. 
Còn nhóm cá kích thước >250 mm ăn 7 đối tượng thức ăn. Như vậy, trong từng nhóm kích 
thước chiều dài, cá Đối mục sử dụng số lượng các đối tượng thức ăn khác nhau. Từ những 
đkết quả phân tích trên cho thấy phổ thức ăn của cá thay đổi theo kích thước cá, nhóm cá 
kích thước lớn có dinh dưỡng nhiều loại thức ăn hơn nhóm cá kích thước nhỏ. Điều này phù 
hợp với đặc điểm chung của các loài cá ở vùng nhiệt đới, ăn tạp, trong môi trường có lưới 
thức ăn phức tạp. Sự phân hoá thức ăn theo nhóm chiều dài nhằm giảm sự cạnh tranh dinh 
dưỡng trong loài để đảm bảo nguồn thức ăn cho cá nhỏ. 
Trong thành phần thức ăn của cá đối mục, nhóm Ankistrodesmus chỉ có trong ống 
tiêu hoá của cá có kích thước từ 151 – 250 mm. Nhóm Synedra chỉ bắt gặp ở nhóm cá có 
kích thước trên 250 mm mà không có ở nhóm kích thước nhỏ. Đáng chú ý là: Chi Bryopsis 
thuộc Ngành Tảo lục, cát mịn và các loại mùn bã hữu cơ luôn xuất hiện trong thành phần 
thức ăn của cá đối mục ở các nhóm kích thước. Điều đó chứng tỏ, Bryopsis, cát mịn và mùn 
bã hữu cơ là thức ăn chính của cá đối mục ở đầm Ô Loan. Theo đặc tính dinh dưỡng, có thể 
xem cá đối mục là một trong những đối tượng ở vùng nước lợ có khả năng sử dụng tốt 
nguồn thực vật thủy sinh rất phát triển trong đầm. 
 Kết quả nghiên cứu cho thấy, phổ thức ăn của cá đối mục tại đầm Ô Loan khá rộng 
30 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
so với các vùng sinh thái khác. Đây là đặc điểm rất quan trọng và cần được lưu ý khi phát 
triển quần thể cá đối mục bằng hình thức nuôi tại đầm Ô Loan. 
3.2. Cường độ bắt mồi 
3.2.1. Cường độ bắt mồi của cá theo tháng nghiên cứu 
Cường độ bắt mồi của cá được xác định bằng chỉ số độ no trong dạ dày và ruột. Dựa 
vào số liệu về các bậc độ no để đánh giá cường độ bắt mồi của cá. 
Khi nghiên cứu sức chứa thức ăn trong dạ dày và ruột cá đối mục theo từng tháng 
nghiên cứu thể hiện bảng 2. 
Bảng 2. Độ no của cá đối mục theo các tháng nghiên cứu 
Tháng 
nghiên 
cứu 
Bậc độ no Tổng số cá thể 
Bậc 0 Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 N (cá 
thể) 
% 
n % n % n % n % n % 
Tháng 
III 
1 2,44 5 12.19 3 7,32 1 2,44 0 0 10 24,39 
Tháng 
IV 
0 0 2 4,88 10 24,39 0 0 0 0 12 29,27 
Tháng 
V 
1 2,44 3 7,32 14 34,14 1 2,44 0 0 19 46,34 
Tổng 2 4,88 10 24,39 27 65,85 2 4,88 0 0 41 100 
Bảng 2 cho thấy, không có cá nào có độ no bậc 4, tỷ lệ cá có độ no bậc 0 (4,88%) nhỏ 
hơn nhiều so với độ no bậc 1 (24,39%), bậc 2 (65,85%), đa số cá có độ no bậc 1 và bậc 2, 
Tỷ lệ cá có độ no bậc 3, bậc 4 rất ít, chứng tỏ cá bắt mồi không tích cực vào những tháng 
này. Điều này có thể liên quan đến yếu tố thời tiết, vì thức ăn chính của cá là thực vật thủy 
sinh. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cường độ bắt mồi của cá đối mục theo các tháng nghiên 
cứu tại đầm Ô Loan tương đối cao. Đặc điểm này thuận lợi cho việc nhân nuôi loài cá này 
tại vùng đầm Ô Loan. 
3.2.2. Cường độ bắt mồi của cá theo nhóm kích thước 
Khi nghiên cứu cường độ bắt mồi của cá theo kích thước cơ thể, chúng tôi thấy rằng 
dạ dày và ruột cá ở 3 nhóm kích thước đều có các bậc độ no khác nhau, được thể hiện ở 
bảng 3. 
Bảng 3. Độ no của cá đối mục theo nhóm kích thước 
Bậc độ 
no 
Kích thước của cá (mm) 
50 – 150 151 – 250 >250 
N (cá thể) % 
n (cá thể) % n (cá thể) % n (cá thể) % 
Bậc 0 0 0 1 2,44 1 2,44 2 4,88 
Bậc 1 6 14,63 3 7,32 1 2,44 10 24,39 
Bậc 2 9 21,95 10 24,39 8 19,51 27 65,85 
Bậc 3 2 4,88 0 0 0 0 2 4,88 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 16 * 2017 31 
Bậc 4 0 0 0 0 0 0 0 0 
Tổng 17 41,46 14 34,15 10 24,39 41 100 
Kết quả từ bảng 3 cho thấy: Các nhóm kích thước cá đều có các bậc độ no khác nhau 
chứng tỏ cá đã bắt mồi khá tích cực (ống tiêu hóa đều chứa thức ăn). Cường độ bắt mồi của 
cá đối mục phụ thuộc theo nhóm kích thước cá. Cá bắt mồi ở mức độ bình thường, cường 
độ bắt mồi của cá tăng từ nhóm kích thước 50 – 150 mm đến nhóm kích thước 151 – 250 
mm, ở nhóm cá có kích thước 151 – 250 mm có cường độ bắt mồi cao nhất, chứng tỏ cá bắt 
mồi tích cực nhất, có lẽ liên quan đến quá trình tích lũy chất dinh dưỡng để nhanh đạt kích 
thước trưởng thành. Nhóm kích thước >250 mm cường độ bắt mồi chậm lại, kết quả này có 
lẽ liên quan đến thời kì sinh sản của cá. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cường độ bắt mồi của cá đối mục theo nhóm kích thước 
nghiên cứu tại đầm Ô Loan tương đối cao. Đây cũng là đặc điểm thuận lợi cho việc nhân 
nuôi loài cá này tại vùng đầm Ô Loan. 
3.3. Độ mỡ của cá 
3.3.1. Độ mỡ của cá theo tháng nghiên cứu 
Để xác định mức độ tích lũy mỡ của cá Đối mục chúng tôi sử dụng thang 6 bậc theo 
quan điểm của M. L. Prozorovxkaia (1952) để đánh giá. Kết quả thể hiện qua bảng 4. 
Bảng 4. Mức độ tích lũy mỡ của cá đối mục theo tháng 
Tháng 
nghiên cứu 
Bậc độ mỡ 
Tổng số cá 
thể 
Bậc 0 Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 
N % 
n % n % n % n % n % n % 
Tháng III 0 0 3 7,31 4 9,76 2 4,88 1 2,44 0 0 10 24,39 
Tháng IV 0 0 1 2,44 8 19,51 2 4,88 1 2,44 0 0 12 29,27 
Tháng V 0 0 2 4,88 11 26,83 4 9,76 2 4,88 0 0 19 46,34 
Tổng 0 0 6 14,63 23 56,10 8 19,51 4 9,76 0 0 41 100 
Bảng 4 cho thấy cá Đối mục chủ yếu có độ mỡ từ bậc 1 đến bậc 4. Số cá thể có độ mỡ 
bậc 2 chiếm tỉ lệ cao nhất (56,10%), số cá thể có độ mỡ bậc 3 cũng chiếm tỷ lệ cao 
(19,51%), số cá thể có độ mỡ bậc 4 và bậc 5 rất hạn chế (9,76% và 0%). Điều này cho thấy 
cá đối mục ở đầm Ô Loan có độ mỡ ở mức tương đối cao. Độ mỡ của cá tăng dần từ tháng 
III đến tháng V, điều này có thể liên quan đến thời gian dinh dưỡng và sinh sản của cá. 
3.3.2. Độ mỡ của cá theo nhóm kích thước 
Khi nghiên cứu độ mỡ của cá Đối mục theo từng nhóm kích thước, chúng tôi thấy ở 
ba nhóm kích thước đều có các bậc độ mỡ khác nhau (bảng 5). 
Bảng 5. Mức độ tích lũy mỡ của cá đối mục theo nhóm kích thước 
Bậc độ 
mỡ 
Nhóm kích thước (mm) Tổng số cá thể 
50 – 150 151 – 250 >250 N % 
32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
n % n % n % 
Bậc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 
Bậc 1 4 9,76 1 2,44 1 2,44 6 14,63 
Bậc 2 10 24,39 7 17,07 6 14,63 23 56,10 
Bậc 3 2 4,88 4 9,76 2 4,88 8 19,51 
Bậc 4 1 2,44 2 4,88 1 2,44 4 9,76 
Bậc 5 0 0 0 0 0 0 0 0 
Tổng 17 41,46 14 34,15 10 24,39 41 100 
Kết quả từ bảng 5 cho thấy: Ở các nhóm kích thước của cá đều có độ mỡ từ bậc 1 đến 
bậc 4. Không có nhóm kích thước nào xuất hiện cá thể có độ mỡ bậc 0 và bậc 5. Độ mỡ bậc 
2 xuất hiện nhiều ở cả ba nhóm kích thước. Số cá thể có độ mỡ bậc 3 và bậc 4 tăng dần từ 
nhóm cá kích thước 50 – 150 mm đến nhóm cá kích thước 151 – 250 mm, nhưng giảm dần 
ở nhóm cá kích thước >250 mm. Điều này cho thấy mức độ tích lũy mỡ ở nhóm cá kích 
thước 151 – 250 mm là cao nhất, mức độ tích lũy mỡ tăng dần từ nhóm cá kích thước 50 – 
150 mm đến nhóm cá 151 – 250 mm, và giảm ở nhóm cá kích thước >250 mm. Kết quả này 
có lẽ liên quan đến thời kì sinh sản của cá ở nhóm cá trưởng thành. 
3.4. Độ béo của cá 
3.4.1. Theo thời gian các tháng nghiên cứu 
Hệ số béo là giá trị để đánh giá mức độ đồng hóa thức ăn của môi trường để xây dựng 
prôtêin của cơ thể, từ đó đánh giá chất lượng đàn cá khai thác. Dựa vào việc đánh giá hệ số 
béo của cá theo Fulton (1902) và Clark (1928), chúng tôi đã tính toán được hệ số béo của cá 
theo các tháng nghiên cứu (bảng 6). 
Bảng 6. Hệ số béo của cá đối mục theo tháng nghiên cứu 
Tháng 
Hệ số béo của cá 
N (cá thể) % 
Fulton (1902) Clark (1928) 
Tháng III 1059.10-6 936.10-6 10 24,39 
Tháng IV 1060.10-6 943.10-6 12 29,27 
Tháng V 1070.10-6 979.10-6 19 46,34 
Tổng 41 100 
Từ kết quả thu được ở bảng 6, cho thấy hệ số béo của cá Đối mục khá cao. Hệ số béo 
của cá Đối mục khác nhau giữa các tháng nghiên cứu, hệ số béo tính theo công thức của 
Fulton và Clark đều tăng lên từ tháng III đến tháng V. Điều này có lẽ liên quan đến việc tích 
lũy năng lượng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể, nhất là để chín muồi các 
sản phẩm sinh dục. 
3.4.2. Theo nhóm kích thước 
Dựa theo quan điểm của G. V. Nikolxki (1963), chúng tôi sử dụng cả hai phương 
pháp của Fulton (1902) và Clark (1928) để xác định sự chênh lệch của độ béo, mức độ tích 
lũy chất dinh dưỡng của cá Đối mục. Chúng tôi nhận thấy trong 3 nhóm kích thước của cá 
Đối mục, hệ số béo không giống nhau trong từng nhóm kích thước (bảng 7). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 16 * 2017 33 
Bảng 7. Hệ số béo của cá đối mục theo nhóm kích thước 
Nhóm kích 
thước (mm) 
Hệ số béo của cá 
N (cá thể) % 
Fulton (1902) Clark (1928) 
50 – 150 987.10-6 885.10-6 17 41,46 
151 – 250 1073.10-6 1016.10-6 14 34,15 
>250 1069.10-6 1002.10-6 10 24,39 
Tổng 44 100 
Theo công thức của Fulton và Clark: Cá ở nhóm kích thước 50 – 150 mm có hệ số 
béo nhỏ nhất. Hệ số béo tăng từ nhóm cá kích thước 50 – 150 mm đến nhóm cá kích thước 
151 – 250 mm, nhưng ở nhóm cá kích thước >250 mm thì hệ số béo giảm đi. Hệ số béo của 
nhóm cá có kích thước 151 – 250 mm là cao nhất, chứng tỏ quá việc lũy năng lượng cho 
quá trình sinh trưởng, phát triển và chín muồi các sản phẩm sinh dục của nhóm cá kích 
thước 151 – 250 mm cao hơn so với nhóm cá kích thước 50 – 150 mm và nhóm cá kích 
thước >250 mm. 
Từ kết quả thu được cho thấy: Hệ số béo theo công thức của Fulton luôn có trị số lớn 
hơn so với tính theo công thức của Clark. Sự chênh lệch này là do sức chứa nội quan (độ 
mỡ, thức ăn, tuyến tiêu hoá, tuyến sinh dục,...) của cá. Mặc dù cá đối mục bắt mồi cũng khá 
tích cực, nhưng hệ số béo của Fulton và hệ số béo của Clark có độ chênh lệch thấp. Kết quả 
này có thể là do cá đối mục có dạ dày với cấu tạo lớp cơ dày, khả năng co bóp nghiền nát 
thức ăn mạnh nên tiêu hóa nhanh, sức chứa nội quan không lớn. Với mức độ tích lũy mỡ 
khá lớn, nội quan không lớn và hệ số béo khá cao, cá đối mục là loài có giá trị dinh dưỡng 
cao. Vì vậy, việc nhân nuôi loài cá này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân sống 
quanh đầm, góp phần vào chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của địa phương. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
 Cá Đối mục là loài cá ăn tạp với 8 loại đối tượng thức ăn khác nhau. Thức ăn gồm các 
loại Tảo, cát mịn và mùn bã hữu cơ, trong đó chi Bryopsis thuộc Ngành Tảo lục, cát mịn và 
mùn bã hữu cơ là thức ăn chính chủ yếu. Nhóm cá có kích thước lớn có phổ thức ăn rộng 
hơn nhóm cá có kích thước nhỏ. Chứng tỏ, cá đối mục là loài cá thích nghi cao với các loại 
thức ăn có mặt tại đầm Ô Loan. Vì vậy, loài cá này thích hợp làm đối tượng nhân nuôi tại 
vùng đầm này. 
 Cường độ bắt mồi của cá phụ thuộc vào tháng nghiên cứu và nhóm kích thước. Cường 
độ bắt mồi của cá tại đầm Ô Loan tương đối khá cao, cá bắt mồi khá tích cực (dạ dày và 
ruột luôn có chứa thức ăn), độ no dạ dày và ruột của nhiều cá thể chủ yếu là bậc 1 bậc 2. 
 Mức độ tích lũy mỡ của cá đối mục ở đầm Ô Loan tương đối cao. Đa số cá có độ mỡ bậc 
2. Nhiều cá có độ mỡ bậc 3 và một số ít cá thể có độ mỡ bậc 4. Hệ số béo của cá Đối mục 
khá cao, nhưng mức độ chệnh lệch của hệ số béo tính theo công thức của Fulton (1902) và 
Clark (1928) không cao nên sức chứa nội quan của cá không lớn. 
4.2. Kiến nghị 
Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thuỷ sản tỉnh Phú Yên chủ động kế hoạch, đầu tư thích 
34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
đáng để phát triển nguồn lợi, đặc biệt là nguồn lợi cá nuôi để giảm áp lực tới việc khai thác 
nguồn lợi cá tự nhiên. Nghiên cứu mô hình và nhân nuôi cá đối mục trở thành đối tượng 
nuôi phổ biến ở địa phương. 
Cần tiếp tục nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá đối mục để tiến tới nuôi thả 
loài cá kinh tế này. 
Cần thử nghiệm tạo nguồn thức ăn nhân tạo để phục vụ cho việc nuôi thả cá đối 
mục ở đầm Ô Loan trong thời gian tới 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Dương Đức Tiến (1981). Phân loại thực vật, Thực vật bậc thấp, Nxb Khoa học và Kĩ 
thuật, Hà Nội. 
[2] Đặng Ngọc Thanh (1980). Định loại Động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt 
Nam, Nxb Khoa học – Kĩ thuật, Hà Nội. 
[3] Pravdin I.F. Hướng dẫn nghiên cứu về cá, Phạm Thị Minh Giang dịch, nhà xuất bản 
Khoa học Kĩ thuật, 1963, trang 173. 
[4] A.Shirota (1968). The plankton in the South of Viet Nam. Oversea technical 
cooperation Agency, Japan. 

File đính kèm:

  • pdfdac_tinh_dinh_duong_cua_ca_doi_muc_mugil_cephalus_linnaeus_1.pdf