Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang

Đặc điểm sinh học sinh sản của ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang được phân tích dựa trên dữ liệu thu thập trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2018. Kết quả đã cho thấy, mùa sinh sản của ghẹ xanh quanh năm, trong đó ghẹ đẻ tập trung ở tháng 3 và tháng 10. Ghẹ đực chiếm ưu thế trong cấu trúc quần đàn với tỷ lệ đực cái là 1,16:1,00. Kích thước ghẹ xanh thành thục và tham gia sinh sản lần đầu là 100 – 106 mm, trung bình 103 mm và có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Sức sinh sản tuyệt đối của ghẹ xanh dao động 92 nghìn đến 2,266 triệu trứng, trung bình 641 nghìn trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động 1,1-10 nghìn trứng/g cơ thể và trung bình 5 nghìn trứng/g cơ thể. Sức sinh sản tuyệt đối có tương quan với kích thước và khối lượng ghẹ theo phương trình Fe = 0,040303 * CW3,49377 và Fe = -134.700 + 6.267,28 * W. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp và kế hoạch quản lý bền vững nguồn lợi ghẹ xanh như: i) Cấm hoạt động khai thác vào tháng 3 và tháng 10; ii) Thả lại các cá thể ghẹ cái mang trứng (giai đoạn V) ở vùng biển chúng bị bắt; 3) Quy định kích thước mai ghẹ tối thiểu cho phép khai thác nên lớn hơn 10 cm

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang trang 1

Trang 1

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang trang 2

Trang 2

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang trang 3

Trang 3

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang trang 4

Trang 4

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang trang 5

Trang 5

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang trang 6

Trang 6

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang trang 7

Trang 7

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang trang 8

Trang 8

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang trang 9

Trang 9

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 9020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang

Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang
đàn ghẹ bố mẹ kích thước 14 cm trở 
lên, tỷ lệ đực cái dao động 1,41 : 1,00 đến 1,75 : 1,00. 
Ở nhóm kích thước 6-13 cm, ghẹ đực vẫn ưu thế hơn 
ghẹ cái nhưng mức độ ưu thế thấp hơn với khoảng 
dao động từ 1,02 : 1,00 đến 1,29 : 1,00. Điều đó cho 
thấy, tỷ lệ sống sót của ghẹ đực cao hơn so với ghẹ 
cái ở giai đoạn ghẹ con non và ghẹ già. 
Biến động cấu trúc giới tính của quần thể ghẹ 
xanh được phân tích theo năm chung cho quần thể 
và riêng cho đàn ghẹ bố mẹ, kết quả trình bày ở hình 
11. Nhìn chung, ghẹ đực ưu thế trội hơn ghẹ cái về 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 92 
số lượng ở hầu hết các năm. Mức độ ưu thế của ghẹ 
đực khá rõ và có xu hướng tăng ở những năm gần 
đây. Cấu trúc giới tính của đàn ghẹ bố mẹ (CW > 100 
mm) theo thời gian biến động tương ứng với xu thế 
chung của cả quần thể. 
Hình 9. Biến động cấu trúc giới tính theo tháng của 
ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang 
Hình 10. Biến động cấu trúc giới tính theo nhóm 
chiều dài của ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang 
Hình 11. Biến động cấu trúc giới tính theo năm của 
quần thể ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang 
Cấu trúc giới tính của các quần thể ghẹ xanh 
được nghiên cứu, xác định ở một số vùng biển của 
Ấn Độ, Iran, Bénin, Úc, Indonesia và Thái Lan (Bảng 
8). Nhìn chung, ghẹ đực chiếm ưu thế về số lượng 
một số vùng, điển hình là quần thể ghẹ xanh ở vịnh 
Persian của Iran (1,14 : 1,00 [17] và 1,20 : 1,00 [20]); 
ghẹ xanh ở vịnh Jakata, Indonesia (1,30 : 1,00); ghẹ 
xanh có kích thước trên 90 mm ở cửa sông 
Leschenault (1,80 : 1,00) và vịnh Koombana (1,05 : 
1,00) của Úc và ghẹ xanh ở vùng ven biển vịnh Thái 
Lan (1,09 : 1,00). Cấu trúc giới tính ở mức cân bằng 
với tỷ lệ đực cái 1,00 : 1,00 chỉ bắt gặp ở kết quả 
nghiên cứu cho quần thể ghẹ ở vùng biển Porto-
Novo của Bénin và quần thể ghẹ xanh có kích thước 
dưới 90 mm phân bố ở cửa sông Leschenault, vịnh 
Koombana nước Úc. Quần thể ghẹ xanh phân bố ở 
vùng ven biển Tegalsari của Indonesia có xu hướng 
ngược lại, ghẹ cái chiếm ưu thế trong quần thể với tỷ 
lệ đực cái là 0,82 : 1,00. 
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đặc điểm sinh 
học ghẹ xanh được tiến hành tuy nhiên cấu trúc giới 
tính ít được quan tâm xác định. Với số lượng mẫu thu 
thập và phân tích lớn (13.122 cá thể), tần suất liên tục 
hàng tháng và kéo dài trong 4 năm, cấu trúc giới tính 
của quần thể ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang được 
xác định và hoàn toàn đáng tin cậy. Ghẹ đực luôn 
chiếm ưu thế về số lượng so với ghẹ cái trong quần 
thể cũng tương tự so với các quần thể ghẹ khác ở 
một số vùng biển của Ấn Độ, Iran, Úc và Thái Lan. 
Trong nghiên cứu này, kết quả cũng đã chỉ ra tính ưu 
thế của ghẹ đực trong quần thể có xu thế trội hơn đối 
với các đàn ghẹ con non kích thước nhỏ hoặc đàn 
ghẹ già kích thước lớn. Vào mùa sinh sản tập trung, 
cấu trúc giới tính gần trở về mức gần cân bằng. 
Bảng 8. Cấu trúc giới tính của một số quần thể ghẹ 
xanh ở các vùng biển lân cận và trên thế giới 
Tỷ lệ 
đực/cái 
Số 
mẫu 
CW 
(cm) 
Vùng biển/quốc gia 
1,30 : 1,00 1021 
62,5 - 
152,5 
Vịnh Jakata, Indonesia 
[16] 
1,00 : 1,00 - < 90 
Cửa sông Leschenault và 
vịnh Koombana,Úc [27] 
1,80 : 1,00 - > 90 
Cửa sông Leschenault, 
Úc [27] 
1,05 : 1,00 - > 90 Vịnh Koombana, Úc [27] 
1,00 : 1,22(i) 
(0,82 : 1,00) 
755 
56,0 -
180,9 
Ven biển Tegalsari, 
Indonesia [24] 
1,00 : 1,00 - - 
Vùng biển Porto-Novo, 
Bénin [28] 
1,14 : 1,00(i) 
(1,00 : 0,88) 
- - 
Ven biển vịnh Persian, 
Iran [17] 
1,20 : 1,00 772 
23 - 
173 
Ven biển vịnh Persian, 
Iran [20] 
1,09 : 1,00(i) 
(1,00 : 0,92) 
- - 
Vịnh Thái Lan, Thái Lan 
[22] 
1,00 : 1,00 - - 
Ven biển phía Nam 
Karnataka, India [13] 
1,16 : 1,00 
13.1
22 
36 - 
170 
Vùng biển Kiên Giang, 
Việt Nam 
(Kết quả nghiên cứu này) 
Ghi chú: “-” là không có số liệu; (i) là số liệu quy 
đổi. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 93 
4. KẾT LUẬN 
Ghẹ xanh ở vùng biển Kiên Giang thành thục và 
sinh sản lần đầu ở kích thước mai khoảng 100-106 
mm và trung bình 103 mm. Kích thước sinh sản lần 
đầu của ghẹ xanh có xu thế giảm dần trong những 
năm gần đây thể hiện áp lực khai thác tăng lên đối 
với quần thể ở vùng biển này. 
Ghẹ xanh sinh sản quanh năm và ghẹ đẻ rộ vào 
thời điểm tháng 3 và tháng 10. Nhiệt độ là một trong 
những yếu tố sinh thái có liên quan đến thời gian 
sinh sản tập trung của ghẹ. 
Ghẹ đực luôn chiếm ưu thế trong quần thể ở hầu 
hết các thời điểm với tỷ lệ đực cái chung cho cả năm 
là 1,16:1,00. Ở giai đoạn ghẹ non <5 cm và ghẹ 
trưởng thành >14 cm, ghẹ đực có tỷ lệ ưu thế trội hơn 
nhiều so với ghẹ cái. 
Sức sinh sản tuyệt đối của ghẹ xanh dao động 92 
nghìn đến 2,266 triệu trứng, trung bình 641 nghìn 
trứng/cá thể. Sức sinh sản tương đối dao động 1,1-10 
nghìn trứng/g, trung bình 5 nghìn trứng/g và tăng tỷ 
lệ thuận với sự gia tăng chiều dài và khối lượng cơ 
thể. 
Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp quản lý 
nguồn lợi ghẹ xanh bền vững ở vùng biển Kiên 
Giang như sau: i) Cấm hoạt động khai thác vào tháng 
3 và tháng 10; ii) Thả lại các cá thể ghẹ cái mang 
trứng (giai đoạn V) ở vùng biển chúng bị bắt; 3) Quy 
định kích thước mai ghẹ tối thiểu cho phép khai thác 
nên lớn hơn 10 cm. 
LỜI CẢM ƠN 
Tập thể tác giả trân trọng cảm ơn WWF Việt 
Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt 
Nam (VASEP) đã tài trợ về kinh phí để thực hiện 
nghiên cứu này. Đồng thời, chúng tôi cũng xin gửi lời 
cảm ơn đến các cán bộ khoa học thuộc Phòng 
Nghiên cứu Nguồn lợi hải sản, Viện Nghiên cứu Hải 
sản đã tham gia trong suốt quá trình thu thập và 
phân tích mẫu ghẹ xanh tại các điểm lên ghẹ trong 
nhiều năm qua. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Chung (2006). Kỹ thuật sản xuất 
giống và nuôi ghẹ xanh, cua biển. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh. 
2. Nguyễn Thị Bích Thúy và nnk (2000). Báo 
cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài cấp Bộ: 
"Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, sản xuất 
giống nhân tạo và công nghệ nuôi thương phẩm ghẹ 
xanh Portunus pelagicus". Trung tâm Nghiên cứu 
Thủy sản III. 
3. Nguyễn Thị Diệu Thúy (2010). Chương trình 
cải thiện nghề khai thác ghẹ xanh Kiên Giang. Hội 
thảo xây dựng chương trình cải thiện nghề khai thác 
ghẹ xanh Kiên Giang, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên 
Giang, 2010. 
4. Holden, M. J.và D. F. S. Raitt, eds (1974). 
Manual of Fisheries Science, Part 2 - Methods of 
Resource Investigation and their Application. FAO - 
Food and Agriculture Organization: Rome. 
5. Jennings, S., M. Kaiser, J. và J. D. Reynolds 
(2001). Marine Fisheries Ecology. Oxford, UK, 
Blackwell Publishing, 402 pages. 
6. Abdel Razek, F. A. (1988). Some biological 
studies on the Egyptian crab Portunus pelagicus 
(Linnaeus, 1766), Acta driat., 29(1-2), p. 133-143. 
7. Abdullah, I., J. H. Muhamad, S. M. Longvà 
A.-M. A. Bolong (2011). Fecundity of Blue swimming 
crab from sematan fishing district, Sarawak coastal 
water of south china sea, Borneo J. Resour. Sci. 
Tech., 1(1), p. 46-51. 
8. Al-Rumaidh, M. H. (2002). The biology 
population dynamics and fishery management of the 
blue swimming crab, Portunus pelagicus (Linnaeus, 
1758) in Bahraini waters. University of Wales - 
Bangor. p. 273p. 
9. Batoy, C. B., J. F. Camargovà B. C. Pilapil 
(1987). Breeding season, sexual maturity and 
fecundity of the blue crab, Portunus pelagicus (L) in 
selected coastal waters in Lye and vicinity. 
Philippines, Annals of Tropical Research, 9, p. 157-
177. 
10. Campbell, G. R. và D. R. Fielder (1988). Egg 
extrusion and egg development in three species of 
commercially important potunit crabs for E. E. 
Queensland, Proc. R. Soc. Queensl., 99, p. 93-100. 
11. Clarke, K. và S. Ryan (2004). Ecological 
assessment of the Queensland bleu swimming crab 
pot fihsery: Department of Primary Industhi 
Fisheries. Queensland Government. p. 100p. 
12. De Lestang, S., N. G. Hall và I. C. Potter 
(2003). Influence of a deep artificial entrance channel 
on the biological characteristics of the blue swimmer 
crab Portunus pelagicus in a large microtidal estuary. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 94 
Journal of Experimental Marine Biology and 
Ecology, 295, p. 41-61. 
13. Dineshbabu, A. P., B. Shridhara và Y. 
Muniyappa (2008). Biology and exploitation of the 
blue swimmer crab, Portunus pelagicus (Linnaeus, 
1758), from south Karnataka coast, India, Indian J. 
Fish., 55, p. 215-220. 
14. Edgar, G. J. (1990). Predator-prey 
interactions in sea grass beds. II. Distribution and 
diet of the blue manna crab Portunus pelagicus 
Linnaeus at Cliff Head, Western Australia. Jounrnal 
of Experimental Marine Biology and Ecology, 
139(23-32). 
15. Ehsan, K., S. A. Nabi và Y. Maziar (2010). 
Stock Assessment and Reproductive Biology of the 
Blue Swimming Crab, Portunua pelagicus in Bandar 
Abbas Coastal Waters, Northern Persian Gulf. Jounal 
of the Persian Gulf, 1(2), p. 11-22. 
16. Hikmat Jayawiguna, M., M. Mulyono, E. 
Nugraha, H. Prayitnovà A. Basith (2017). Biology 
Aspect of Blue Swimming Crabs (Portunus 
pelagicus) In Jakarta Bay Waters, Indonesia. Vol. 11, 
11-63. 
17. Hosseini, M., A. Vazirizade, Y. Parsa và A. 
Mansori (2012). Sex Ratio, Size Distribution and 
Seasonal Abundance of Blue Swimming Crab, 
Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) in Persian Gulf 
Coasts, Iran. Vol. 17. 
18. Ikhwanuddin, M., M. N. Azra, H. Siti-Aimuni 
và A. B. Abol-Munafi (2012). Fecundity, Embryonic 
and Ovarian Development of Blue swimming crab, 
Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758) in Coastal water 
of Johor, Malaysia. Pakistan Jounal of Biological 
Sciences, 15(15), p. 720-728. 
19. Ingles, J. A. và E. Braum (1989). 
Reproduction and larval ecology of the blue 
swimming crab Portunus pelagicus in Ragay Gulf, 
Philippine, Int. Revue. ges. Hydrobio., 74(5), p. 471-
490. 
20. Kamrani, E., A. N. Sabili và M. Yahyavi 
(2012). Stock Assessment and Reproductive Biology 
of the Blue Swimming Crab, Portunus pelagicus in 
Bandar Abbas Coastal Waters, Northern Persian 
Gulf. Journal of the Persian Gulf (Marine Science), 
1(2), p. 11-22. 
21. Kumar, M. S., G. Ferguson, Y. Xiao, G. 
Hooper và S. Venema (2000). Studies on 
reproductive biology and distribution of the blue 
swimmer crab (Portunus pelagicus) in South 
Australian waters. SARDI Research Report Series 
No. 47. 
22. Kunsook, C., N. Gajaseni và N. Paphavasit 
(2014). Stock Assessment of Blue Swimming Crab 
Portunus pelagicus for Sustainable Management in 
Kung Krabaen Bay. The Gulf of Thailan, Tropical 
Life Science Research, 25(1), p. 41-59. 
23. Liu, Z., X. Wu, W. Wang, B. Yan và Y. Cheng 
(2014). Size distribution and monthly variation of 
ovarian development for the female blue swimmer 
crab. Portunus pelagicus in Beibu Gulf, off south 
China. Vol. 78, 257-268. 
24. Mulyono, M. (2017). The frequency 
distribution of the length, gonad maturity stages, sex 
ratio, length at first mature and catch, width-weight 
relationship and fisheries factors of blue swimmer 
crab (Portunus pelagicus) caught by crab nets 
landed at Tegalsari coastal fisheries port in Central 
Java. Vol. Volume 5, 660-668. 
25. Pillai, K. K. và N. B. Nair (1973). 
Observeration on the breeding biology fo some crabs 
from the southwest coast of India. J. Mar. Biol. As. 
India, 15(2), p. 754-770. 
26. Potter, I. C., P. J. Chrystal và N. R. 
Loneragan (1983). The biology of the blue manna 
crab, Portunus pelagicus on an Australian estuary. 
Marine Biology, 78, p. 75-85. 
27. Potter, I. C. và S. De Lestang (2000). Biology 
of the blue swimmer crab Portunus pelagicus in 
Leschenault Estuary and Koombana Bay, South 
Western Australia. Journal of the Royal Society of 
Western Australia, 83(4), p. 443-458. 
28. Radhakrishnan, C. K. (1979). Studies on 
Portunid crabs of Porto Novo (Crustacea: Decapoda: 
Brachyura). 1979, Annamalai University, India. 
29. Soundarapandian, P., D. Varadharajan và T. 
Anand (2016). Male Reproductive System of Blue 
Swimming Crab, Portunus pelagicus (Linnaeus, 
1758). J Cytol Histol, 5(1). 
30. Sukumaran, K. K. và B. Neelakantan (1997). 
Sex ratio, fecundity and reproductive potential in two 
marine portunid crabs, Portunus (portunus) 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 95 
sanguinolentus (Herbst) and Portunus (portunus) 
pelagicus (Linnaeus) (Brachyura: Portunidae) along 
Karnataka coast. Indian J. Mar. Sci., 26(1), p. 43-48. 
31. Sumpton, W. D., M. A. Potter và G. S. Smith 
(1994). Reproduction and growth of commercial sand 
crab, portunus pelagicus (L.) in Moreton Bay, 
Queensland. Asian Fisheries Science, 7, p. 103-113. 
32. Udupa, K. S. (1986). Statistical method of 
estimating the size at first maturity in fishes. 
Fishbyte, 4, p. 8-10. 
33. Williams, M. J. (1982). Natural food and 
feeding in the commercial sand crab Portunus 
pelagicus Linnaeus 1766 (Crustacea: Dcapoda: 
Portunida) in Mereton Bay, Queensland. 
Experimental Marine Biology and Ecology, 59(2-3), 
p. 165-176. 
34. Xiao, Y. và M. Kumar (2004). Sex ratio and 
probability of sexual maturity of female and size of 
the blue swimmer crab, Portunus pelagicus 
(Linnaeus) off southern Australia. Fisheries 
Research, 68, p. 271-281. 
REPRODUCTIVE BIOLOGY OF BLUE SWIMMING CRAB Portunus pelagicus (LINNAEUS, 1758) 
IN KIEN GIANG WATERS 
Tran Van Cuong, Vu Viet Ha 
Summary 
Reproductive biology of blue swimming crab (BSC) in Kien Giang waters were analysed using data 
collected in the period 2013-2018. The results showed that BSC spawn all year round with a peak spawning 
in march and october. The male is dominanted in population structure in comparison to the females with 
sex ratio approximately 1.16:1.00. Length at first maturity of BSC varied from 100 mm to106 mm and 
average 103 mm with a trend in recent years toward decseased. Absolute fecundity of BSC ranged from 92 
thousand eggs/female to 2.266 million eggs/female, with average absolute fecundity of 641 thousand 
eggs/female. The relative fecundity of BSC ranged from 1.0 thousand eggs to 10 thousand eggs/gram, with 
average relative fecundity of 5 thousand eggs/gram. Absolute fecundity was related to crab size and crab 
weight as follows Fe = 0.040303 * CW
3,49377 and Fe = -134,700 + 6267.28 * W. Based on these results, a 
sustainable management planning for BSC was proposed as follows : i) Closing season applies in march and 
october; ii) Releasing egg-bearing female BSCs where they were caught ; iii) The legal minimum carapace 
width for BSC should be greater than 10 cm. 
Keywords: Blue swimming crab, Portunus pelagicus, spawning season, fecundity, sex ratio. 
Người phản biện: TS. Phạm Anh Tuấn 
Ngày nhận bài: 01/9/2020 
Ngày thông qua phản biện: 02/10/2020 
Ngày duyệt đăng: 9/10/2020 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_sinh_hoc_sinh_san_cua_loai_ghe_xanh_portunus_pelagi.pdf