Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá nâu Scatophagus argus (Linnaeus, 1776) phân bố ở đầm phá Tam Giang
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là xác định được đặc điểm dinh dưỡng; thành phần thức ăn tự
nhiên; tương quan giữa chiều dài và khối lượng và yếu tố điều kiện của cá Nâu phân bố ở đầm phá
Tam Giang. Tổng số 180 mẫu cá Nâu thu từ tháng 7/2018 đến tháng 6/2019 được chia thành 3 nhóm
theo chiều dài toàn thân lần lượt là <8,5 cm;="" từ="" 8,5–14="" cm="" và="">14 cm. Kết quả phân tích ống tiêu hóa8,5>
chỉ ra rằng, cá Nâu thay đổi đặc điểm dinh dưỡng theo giai đoạn phát triển trong vòng đời, nhóm cá có
chiều dài <8,5 cm="" thành="" phần="" thức="" ăn="" là="" động="" vật="" chiếm="" ưu="" thế;="" cá="" ăn="" tạp="" khi="" chúng="" đạt="" kích="" thước="">8,5>
8,5–14 cm và thành phần thức ăn là thực vật chiếm ưu thế khi cá đạt kích thước >14cm. Cường độ bắt
mồi ở nhóm cá có chiều dài 8,5–14 cm là cao nhất đến nhóm cá <8,5 cm="" và="">14 cm. Thành phần thức8,5>
ăn tự nhiên của cá Nâu gồm 20 loại đại diện cho thuộc 6 nhóm khác nhau (4 ngành tảo, 2 ngành động
vật không xương sống và mùn bã hữu cơ). Trong đó, ngành Tảo Silic - Bacillariophyta chiếm ưu thế
về thành phần. Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Nâu là W = 0,062 x
L2,7446, có hệ số xác định R2 = 0,9686 cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Nâu
có mối tương quan rất chặt chẽ với nhau, giá trị b < 3="" chứng="" tỏ="" đây="" là="" loài="" cá="" sinh="" trưởng="" đồng="">
nghĩa là khi chiều dài tăng thì khối lượng của cá cũng tăng dần theo. Yếu tố điều kiện (K) thay đổi từ
2,97 đến 3,37 và tăng dần theo kích thước cơ thể của cá.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá nâu Scatophagus argus (Linnaeus, 1776) phân bố ở đầm phá Tam Giang
xác định tỷ lệ chiều dài ruột so với chiều dài thân cá Nâu là 2,88, kết quả này cho thấy cá Nâu thuộc loài cá có tính ăn tạp. Theo Nguyễn Xuân Đồng (2012), cá Nâu là loài cá có ống tiêu hoá khá dài, chỉ số RLG trung bình khoảng 2,3, có nghĩa cá Nâu là loài ăn tạp thiên về thực vật. Bảng 3. Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân của cá Nâu (n=180) Nhóm kích thước (cm) N Chiều dài tổng (Lt) Chiều dài ruột (Lr) RLG (Lr/Lt) < 8,5 60 6,7 ± 1,6 19,6 ± 5,4 2,9 ± 0,3 8,5 - 14 64 11,0 ± 1,7 34,8 ± 6,6 3,2 ± 0,4 > 14 56 18,3 ± 2,4 60,7 ± 9,6 3,3 ± 0,3 Hình 1. Hình thái cơ thể và ruột cá Nâu HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1897-1906 1902 Nguyễn Văn Huy và cs. Như vậy, cá Nâu thay đổi đặc điểm dinh dưỡng theo giai đoạn phát triển trong vòng đời, lúc còn nhỏ thức ăn chủ yếu là động vật, ở giai đoạn tiền trưởngg thành chúng ăn tạp và đến giai đoạn trưởng thức ăn chủ yếu thực. Kết quả của nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp với công bố của Sivan và Radhakrishnan (2011) khi cho rằng tảo và các mảnh vụn hữu cơ là những thành phần chính có trong ruột cá Nâu, đây là một loài cá ăn tạp; chỉ sổ RGL thay đổi từ 2,14 đến 3,96 (trung bình là 3,1). Bảng 4. Chỉ số RLG của cá Nâu ở các nhóm kích thước khảo sát (n=180) Nhóm kích thước cá (cm) Số lượng mẫu Tỷ lệ chiều dài ruột so với chiều dài thân (RLG) RLG 3 (%) < 8,5 60 0 34 (56,7) 26 (43,3) 8,5 - 14 64 0 25 (39,0) 39 (61,0) > 14 56 0 18 (32,1) 38 (68,9) 3.1.3. Phổ thức ăn và thành phần thức ăn của cá Nâu Hình 2 cho thấy, phổ thức ăn của cá Nâu tập trung chủ yếu vào 4 nhóm, trong đó chủ yếu là thực vật nổi và mùn bã hữu cơ. Bảng 5 mô tả về sự đa dạng về thành phần thức ăn tự nhiên của cá Nâu gồm 20 loại đại diện cho thuộc 6 nhóm khác nhau (4 ngành tảo, 2 ngành động vật không xương sống và mùn bã hữu cơ). Hình 2. Tần suất xuất hiện các loại thức ăn trong ống tiêu hóa cá Nâu Trong đó, ngành Tảo Silic - Bacillariophyta chiếm ưu thế về thành phần (11 chi), ngành tảo Lam - Cyanophyta có 1 chi, Ngành Tảo Lục - Bảng 5. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa cá Nâu < 8,5 cm (n=60) 8,5-14 cm (n=64) > 14 cm (n=56) Số mẫu (Ji) Tần suất Số mẫu (Ji) Tần suất Số mẫu (Ji) Tần suất Tảo Silic - Bacillariophyta 60 100,0 64 100,0 56 100,0 Tảo Lục - Chlorophyta 42 69,4 50 78,3 35 62,8 Tảo Lam - Cyanophyta 28 46,7 24 37,2 12 20,6 Tảo Đỏ - Rhodophyta 22 36,7 26 40,0 29 51,7 Động vật nổi 20 32,8 16 25,0 11 20,0 Động vật đáy 18 29,4 15 23,3 12 21,7 Mùn bã hữu cơ 60 100,0 64 100,0 56 100,0 TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020: 1897-1906 1903 Chlorophyta có 3 chi và ngành Tảo Đỏ - Rhodophyta có 2 chi. Trong thành phần thức ăn của cá Nâu còn gặp các đại diện của 2 ngành động vật không xương sống là Giun đốt - Annelida với đại diện là lớp Giun nhiều tơ Polychaeta với nhóm Giáp xác chân chèo Copepoda đại diện cho ngành Chân khớp - Arthropoda.. Thành phần thức ăn gồm cả thực vật lẫn động vật và mùn bã hữu cơ. Trong số những loại thức ăn phân tích được, các ngành tảo có tần suất xuất hiện nhiều nhất, đến mùn bã hữu cơ, còn động vật có tần suất xuất hiện ít hơn. Điều đó cho thấy, cá Nâu thích ăn thực vật hơn động vật. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều khẳng đình rằng cá Nâu loài Scatophagus argus có tính ăn tạp (Das và cs., 2014; Gandhi, 2002; Hashim và cs., 2014). Thức ăn của cá Nâu rất đa dạng với sự xuất hiện của các mảnh vun hữu cơ, tảo đáy, cỏ, giun, rotifer, côn trùng, động vật thân mềm, và động vật phù du. Ở giai đoạn cá con, thức ăn chủ yếu là động vật phù du, thực vật phù du, mảnh vụn hữu cơ (Musikasung và cs., 2006). Ở cá trưởng thành, Wongchinawit (2007) đã khẳng định cá Nâu là một động vật đáy ăn tạp. Wongchinawit và Paphavasit (2009) cũng đã chỉ ra rằng dạ dày cá Nâu có hình dạng chữ U; ở giai đoạn ấu trùng cá ăn chủ yếu thực vật phù du cỡ nhỏ; ở giai đoạn tiền trưởng thành cá ăn tảo, sinh vật đáy, động vật phù du và mảnh vụn hữu cỡ nhỏ; cá trưởng thành, thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa rất đa dạng từ thực vật phù du cỡ nhỏ, sinh vật đơn bào, động vật phù du, sinh vật đáy và mảnh vụn hữu cơ. Trong đó một số nhóm tảo chiếm ưu thế là Coscinodiscus sp., Nitzschia orenzianal, Lyngbia sp., Closteria sp. và Navicula sp.. 3.2. Đặc điểm sinh trƣởng của cá Nâu 3.2.1. Chiều dài và khối lượng của cá Nâu theo các nhóm kích thước Đặc điểm về chiều dài, khối lượng của cá Nâu được mô tả chi tiết qua Bảng 6. Từ Bảng 6 cho thấy, kích thước cá được khai thác ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dao động trong khoảng 2,7 – 22,0 cm và tương ứng với khối lượng 2,1 - 400,4 g. Quần thể cá Nâu được khai thác phân ra làm 3 nhóm kích thước. Nhóm kích thước < 8,5 cm có chiều dài dao động 2,7 - 8,4 cm, khối lượng tương ứng từ 2,1 - 19,1 chiếm 32 %. Nhóm kích thước 8,5 - 14 cm có số lượng cá thể thu được nhiều nhất, chiếm 36,8 % với chiều dài dao động từ 8,5 - 13,9 cm, khối lượng tương ứng là 19,1 - 89,3g. Nhóm cá cuối cùng có kích thước > 14 cm có chiều dài dao động 14 - 22 cm, ứng với khối lượng từ 2,1 - 400,4 g, chiếm 31,2 %. 3.1.3. Tương quan giữa chiều dài - khối lượng và yếu tố điều kiện của cá Nâu Quá trình sinh trưởng đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá được trình bày trong Hình 3. Bảng 6. Chiều dài và khối lượng của quần thể cá Nâu Nhóm kích thước (cm) Chiều dài và khối lượng trung bình N Ldđ (cm) Ltb Wdđ (g) Wtb n % < 8,5 2,7 - 8,4 6,70 2,07 - 19,07 12,15 60 33,33 8,5 - 14 8,5 - 13,9 10,97 19,09 - 89,27 46,32 64 35,56 >14 14,1 - 22 18,33 90,86 - 400,35 232,47 56 31,11 Tổng 2,7 - 22 36,00 2,07 - 400,35 290,94 180 100 Ldđ: chiều dài dao động; Ltb: chiều dài trung bình; Wdđ: khối lượng dao động; Wtb: khối lượng trung bình; N: tổng số mẫu ở mỗi nhóm kích thước HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1897-1906 1904 Nguyễn Văn Huy và cs. Hình 3. Tương quan giữa chiều dài - khối lượng cá Nâu. Phân tích kết quả nghiên cứu chúng tôi thu được các thông số của phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Nâu là: là W = 0,062 x L2,7446. Hình 2 cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Nâu có mối tương quan chặt chẽ với nhau, được thể hiện rất rõ hệ số tương quan R2 = 0,9686 và đây là tương quan thuận rất chặt chẽ, giá trị b của phương ≠ 3, chứng tỏ đây là loài cá sinh trưởng đồng nhất; nghĩa là khi chiều dài tăng thì khối lượng của cá cũng tăng dần theo. Cụ thể ở nhóm cá có kích thước nhỏ nhất (< 8,5 cm) chiều dài cá tăng nhanh, khối lượng cá tăng chậm; ở giai đoạn lớn hơn (kích thước 8,5 - 14 cm), cá tăng trưởng về chiều dài chậm lại, nhưng tăng trưởng về khối lượng lại tăng lên. Điều này càng thấy rõ hơn ở nhóm kích thước lớn nhất (> 14 cm). Theo Hashim và cs. (2017) thì sự sinh trưởng của cá Nâu không chỉ thay đổi tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển trong vòng đời mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố; thậm chí thay đổi theo tháng. Điều này có nghĩa là giá trị b của phương trình bị ảnh hưởng bởi thức ăn, mùa vụ, nhiệt độ, độ mặn và giai đoạn phát triển. Yếu tố điều kiện của các nhóm cá khác nhau được trình bày trong bảng 7. Hệ số điều kiện K tăng dần theo sự tăng dần về kích thước của cá. Bảng 7. Yếu tố điều kiện (K) của cá Nâu ở các nhóm kích thước khảo sát (n=180) Nhóm cá (cm) Số mẫu (n) Yếu tố điều kiện (K) < 8,5 60 2,97 ± 0,43 8,5 - 14 64 3,24 ± 0,29 > 14 56 3,37 ± 0,21 Perry và cs. (2007) báo cáo rằng cá có chỉ số điều kiện thấp là do đã trải qua môi trường bất lợi hoặc không đủ dinh dưỡng, tăng giá trị K cho thấy sự tích luỹ của chất béo sẽ giúp cho quá trình phát triển tuyến sinh dục. Das and Bordoloi (2014) khuyến cáo phạm vi giá trị K (2,9- 4,8) là phù hợp với cá trưởng thành. Yếu tố điều kiện của mẫu cá Nâu trong nghiên cứu hiện tại có sự dao động thấp và có giá trị K nằm trong phạm vi được khuyến cáo là phù hợp, chứng tỏ môi trường sống của cá có thành phần thức ăn ổn định (Ndiaye và cs., 2015). 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận - Độ no của cá Nâu xuất hiện ở cả 3 nhóm kích thước, từ bậc 0 đến bậc 4. Trong đó độ no bậc 2 cao nhất, chiếm 33,6 %. Trong 3 nhóm kích thước đã nghiên cứu, nhóm có chiều dài từ 8,5 - 14 cm là bắt mồi tích cực nhất, trong khi đó cá ở nhóm kích thước > 14 cm có cường độ bắt mồi thấp. - Dựa vào tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân có thể kết luận rằng đặc điểm dinh dưỡng của cá Nâu thay đổi theo TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(2)-2020: 1897-1906 1905 giai đoạn phát triển, ở giai đoạn cá còn nhỏ, cá Nâu là loài ăn tạp, ở giải đoạn cá tiền trưởng thành và trưởng thành cá ăn thực vật là chủ yếu. - Thành phần thức ăn của cá Nâu rất đa dạng, thuộc 6 nhóm khác nhau và mùn bã hữu cơ. Trong đó chủ yếu là ngành tảo Silic có 11 chi, ngành tảo Lam có 1 chi, ngành tảo Lục có 3 chi, ngành tảo Đỏ có 2 chi, ngành giun đốt 1 chi và ngành chân khớp 1 chi. Ngoài ra còn có 1 lượng lớn mùn bã hữu cơ. - Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Nâu có dạng W = 0,062 x L 2,7446, có hệ số tương quan R2 = 0,9686 cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Nâu có mối tương quan rất chặt chẽ với nhau, giá trị b < 3, chứng tỏ đây là loài cá sinh trưởng đồng nhất. 4.2. Kiến nghị Cá Nâu là loài đặc sản của đầm phá Tam Giang tỉnh Thừa Thiên Huế, cần có nhiều nghiên cứu một cách có hệ thống đầy đủ để phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm đối tượng này: - Nghiên cứu bổ sung về tương quan giữa tuổi cá và kích thước cơ thể để bổ sung đầy đủ thông tin về đặc điểm sinh học của đối tượng này. LỜI CẢM ƠN Đây là kết quả của đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh được ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt Đặng Ngọc Thanh, Trần Thái Bái và Phạm Văn Miên. (1980). Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Nguyễn Hữu Đại. (1999). Thực vật thủy sinh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản: Nông nghiệp. Nguyễn Thanh Phương, Võ Thanh Tiếm, Trần Thị Thanh Hiền, Phạm Trần Nguyên Thảo & Lý Văn Khánh. (2005). Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản của cá Nâu (Scatophagus argus, Linnaeus 1976). Tạp chí nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, (2), 51-59. Nguyễn Văn Khôi. (2001). Phân lớp chân mái chèo - Copepoda, biển. Động vật chí Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Nguyễn Xuân Đồng. (2012). Đặc điểm sinh học cơ bản của cá Nâu (Scatophagus argus, Linnaeus 1976) thu thập tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học và phát triển, 10(6), 895-901. Nikolsky, G. V. (1963). Sinh thái học. Nhà xuất bản Đại học - Trung học chuyên nghiệp (Tài liệu tiếng Việt do Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng và Mai Đình Yên dịch). Skov, J., Tôn Thất Pháp và Đỗ Thị Bích Lộc (2004). Lớp tảo Silic. Opera Botanica,140, 23-52. Tôn Thất Pháp, Mai Văn Phô, Ngô Anh và Nguyễn Việt Thắng (2009). Thực vật học. Thừa Thiên Huế: Nhà xuất bản Đại Học Huế. Vũ Ngọc Út, Trương Quốc Phú và Nguyễn Thị Kim Liên. (2019). Thành Phần Loài và Tiềm Năng Đối Với Nuôi Thủy Sản Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 2. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài Barry, T. P., & Fast, A. W. (1992). Biology of the spotted scat (Scatophagus argus) in the Philippines. Asian fisheries science, 5, 163- 179. Biswas, S. P. (1993). Manual of methods in fish biology. New Delhi: South Asian Publishers, Pvt.Ltd. Das, P., S. Mandal, A. Khan, Manna, S. K., & Ghosh, K. (2014). Distribution of extracellular enzyme-producing bacteria in the digestive tracts of 4 brackish water fish species. Turkish Journal of Zoology, 38, 79- 88. Das, M. K., & Bordoloi, S. (2014). Length– weight relationship and condition factor ofLepidocephalichthysgoalparensisPillai and Yazdani, 1976 in Assam, India. Journal of Applied Ichthyology, (30), 246–247. Gandhi, V. (2002). Studies on the food and feeding of the cultivable butterfish, Scatophagus argus. The Marine Biological Association of India, 44(1-2), 115-121. Hashim, M., Abidin, D. A. Z., Das, S. K., & Mazlan, A. G. (2017). Length-weight relationship, condition factor and TROPH of Scatophagus argus in Malaysian coastal waters. AACL Bioflux, 10(297-307). HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(2)-2020:1897-1906 1906 Nguyễn Văn Huy và cs. Hashim, M., D. A. Z. Abidin, S. K. Das, & Ghaffar., M. A. (2014). Food consumption and digestion time estimation of spotted scat, Scatophagus argus, using X-radiography technique. AIP Conference Proceedings, 1614(0), 745-749. Lebedev, N. Y. (1946). Elementary populations of fish. Zoologichesky Zhurnal, (25), 121-135. Musikasung, W., Y. Danayadol, & Songsangjinda., P. (2006). Stomach content and ecological feature of Scatophagus argus (Linnaeus) in Songkhla Lake. Retrieved from Coastal Fisheries Research and Development Bureau.p30. Ndiaye, W., Diouf, K., Samba, O., Ndiaye, P. & Panfili, J. 2015. The Length-Weight Relationship and Condition Factor of white grouper (Epinephelus aeneus, Geoffroy Saint Hilaire, 1817) at the south-west coast of Senegal, West Africa. International Journal of Advanced Research, (3),145-153. Sivan, G., & Radhakrishnan, C. K. (2011). Food, Feeding Habits and Biochemical Composition of Scatophagus argus. Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences, 11, 603-608. Sivan, G., Venketasvaran, K., & Radhakrishnan, C. K. (2010). Characterization of biological activity of Scatophagus argus venom. Toxicon, 56(6), 914-925. Doi: 6.014 Vijayan, D. K., Jayarani, R., Singh, D. K., Chatterjee, N. S., Mathew, S., Mohanty, B. P., . . . Anandan, R. (2016). Comparative studies on nutrient profiling of two deep sea fish (Neoepinnula orientalis and Chlorophthalmus corniger) and brackish water fish (Scatophagus argus). The Journal of Basic & Applied Zoology, 77, 41-48. Doi: 003 Wongchinawit, S. (2007). Feeding ecology of spotted scat Scatophaqus argus, Linnaeus in mangrove forests, Pak Phanang Estuary, Nakhon Si Thammarat province. Doctoral’s Dissertation, Department of Marine Science, Graduate School, Chulalongkorn University, Thailand. Wongchinawit, S., & Paphavasit, N. (2009). Ontogenetic niche shift in the spotted scat, Scatophagus argus, in Pak Phanang estuary, Nakhon Si Thammarat Province, Thailand. The Natural History Journal of Chulalongkorn University, 9(2), 143–169.
File đính kèm:
- dac_diem_dinh_duong_va_sinh_truong_cua_ca_nau_scatophagus_ar.pdf