Cơ sở lý luận hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng bảo hiểm
Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong bảo hiểm giai đoạn tiền hợp đồng đối với bên mua bảo hiểm
và doanh nghiệp bảo hiểm là một trong những yếu tố nền tảng để hình thành việc giao kết hợp
đồng bảo hiểm (HĐBH). Trong giai đoạn tiền hợp đồng bảo hiểm, đối với doanh nghiệp bảo hiểm
(DNBH), họ chủ yếu dựa vào những thông tin được cung cấp bởi bên mua bảo hiểm (BMBH) để
đánh giá mức độ và tần suất rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, từ đó DNBH quyết định có chấp
nhận giao kết hợp đồng bảo hiểm với BMBH hay không. Trong khi đó, ở giai đoạn tiền hợp đồng
bảo hiểm, BMBH cũng cần được DNBH cung cấp hợp đồng bảo hiểm, và giải thích các nội dung
cơ bản HĐBH, các điều khoản cơ bản của HĐBH do DNBH soạn thảo, đặc biệt các điều khoản loại
trừ trách nhiệm bảo hiểm của DNBH, từ đó BMBH xem xét có chấp nhận giao kết HĐBH hay không.
Trong bài viết tác giả phân tích cơ sở lý luận về việc hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin trong
giai đoạn tiền hợp đồng bảo hiểm xuất phát từ nguyên tắc trung thực, thiện chí của các bên ở giai
đoạn tiền hợp đồng, và dựa vào bản chất của tình trạng bất cân xứng thông tin giai đoạn tiền hợp
đồng bảo hiểm và việc đánh giá rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời, bài viết cũng trình
bày quá trình hình thành và phát triển các quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin giai
đoạn tiền hợp đồng bảo hiểm tại Việt Nam.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở lý luận hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin giai đoạn tiền hợp đồng bảo hiểm
có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng thêm rủi ro hoặc làmphát sinh thêm trách nhiệm của DNBH [ 15, Điểm c, khoản 2, Điều 18]. Trường hợp trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, BMBH phát sinh những trường hợp có thể làm tăng thêm rủi ro cho bên bán bảo hiểm như phát sinh thêm bệnh lý hoặc tuổi thay đổi mà không thông báo thì bên bán có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ [ 15, Điểm b, khoản 2, Điều 19]. Trên thực tế, tâm lý người mua bảo hiểm đôi khi phát hiện thêm bệnh lý thì thường che giấu. BMBH lo ngại nếu thông báo thì số tiền bảo hiểm sẽ giảm nên đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH mới phát hiện người mua không thực hiện nghĩa vụ thông báo. Hậu quả dẫn đến BMBH vừa mang thêm bệnh vừa không được nhận tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Ngược lại, trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi có sự thay đổi những yếu tố mà có thể làm giảm phí bảo hiểm thì BMBH có quyền yêu cầu giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm [15, Khoản 1, Điều 20]. Việc này vừa giúp cho BMBH giảm được phí bảo hiểm vừa giúp cho việc giải quyết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm đơn giản hơn. Nếu việc yêu cầu giảm phí bảo hiểm không được, BMBH sẽ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, những phải thông báo bằng văn bản cho DNBH. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm Nghĩa vụ cung cấp thông tin của DNBH luôn tồn tại trong nhiều loại hợp đồng bảo hiểm như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm khác. Khi tham gia bảo hiểm, DNBH là bên hiểu rõ nhất quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm, do vậy BMBH mặc dù nắm rõ thông tin về đối tượng được bảo hiểmnhưng về quyền và nghĩa vụ thì chưa thực sự nắm rõ. Do vậy, nghĩa vụ cung cấp thông tin của DNBH cũng rất quan trọng để giúp BMBH nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó góp phần vào việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm một cách hiệu quả nhất. Theo đó, tại Điều 19 Luật KDBH quy định: Điều 19. Trách nhiệm cung cấp thông tin 1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho BMBH;Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do BMBH cung cấp. Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng đối với DNBH, đó là DNBH phải thực hiện chức năng giải thích các điều khoản loại trừ trách nhiệm và các điều khoản 1134 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1128-1137 được đề cập trong hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể, tại khoản 2, Điều 16 và Điều 21 Luật KDBH quy định: Khoản 2 Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm: “Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.” Điều 21. Giải thích hợp đồng bảo hiểm: “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.” Ngoài ra, trong quá trình phân phối sản phẩm bảo hiểm, DNBH phải đảm bảo những thông tin quảng cáo về sản phẩm phải trung thực và không làm cho BMBH hiểu nhầm. Luật KDBH quy định, DNBH có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến HĐBH, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho BMBH, đồng thời xác định việc cung cấp thông tin, quảng cáo sai sự thật dẫn đến tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của BMBH là hành vi bị nghiêm cấm. Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, DNBH phải thông báo cho khách hàng về những vấn đề sau: (i) thời hạn, kỳ đóng bảo hiểm, phương thức đóng phí (nếu có); (ii) Tên, địa chỉ liên hệ của cá nhân hoặc đơn vị trực thuộc củaDNBHchịu trách nhiệm việc giải quyết khiếu nại, thắc mắc, tranh chấp liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm của khách hàng; (iii) Trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực và chính xác; những thay đổi cần thông báo ngay choDNBH; (iv) Quyền lợi bảo hiểm của sản phẩm; các điểm loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và các trường hợp khác phải lưu ý; (v) Việc giao kết các hợp đồng bảo hiểm bổ trợ kèm theo các HĐBH chính không phải là điều kiện bắt buộc để duy trì hiệu lực của HĐBH chính; (vi) Đối với các sản phẩm bảo hiểm có giá trị hoàn lại, HĐBH nhân thọ phải nêu rõ thời điểm có giá trị hoàn lại; (vii) DNBHđược quyền khấu trừ các khoản nợ chưa được hoàn trả trước khi thanh toán giá trị hoàn lại, trả quyền lợi bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. [16, Khoản 4, Điều 4] Những yêu cầu bắt buộc công khai một số quyền lợi và nghĩa vụ của BMBH được pháp luật nhiều quốc gia ghi nhận. Ví dụ, theo Luật Bảo hiểm Trung Quốc thì DNBH có nghĩa vụ giải thích các điều khoản hợp đồng cho người nộp đơn (tức là người đề nghị giao kết HĐBH) và đảm bảo họ có thể tìm hiểu nội dung của HĐBH và các trường hợp có liên quan đến người được bảo hiểm [17, Điều 17]. Hay trong Luật mẫu về bảo hiểm của Hiệp hội quốc gia Hoa Kỳ về bảo hiểm - NAIC có quy định về việc DNBH và nhà môi giới phải có nghĩa vụ cung cấp nhiều nội dung thông tin liên quan đến HĐBH, ví dụ như thông tin về việc DNBH có quyền hủy bỏ hợp đồng trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao kết, quy định về số tiền bảo hiểm được nhận, cũng như việc có thể bị đánh thuế trên những lợi tức nhận được từ HĐBH18. Theo Luật KDBH, nghĩa vụ cung cấp thông tin của DNBH được duy trì trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm với những nội dung thông tin tương tự như giai đoạn tiền hợp đồng [ 15, Khoản 1, Điều 19]. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc phát sinh thêm những thông tin về đối tượng bảo hiểm hoặc có thể là liên quan đến HĐBH. Do vậy, DNBH vừa phải cung cấp thông tin cho BMBH vừa phải tiếp nhận và xử lý những thông tin của BMBH để cho việc thực hiện hợp đồng được diễn ra tốt nhát, tránh những tranh chấp phát sinh không đáng có. Ngoài ra, hằng năm, DNBH phải công bố các thông tin trong thời hạn 15 ngày đầu mỗi tháng, cụ thể DNBH, chi nhánh nước ngoài phải công bố các sản phẩm bảo hiểm được phép triển khai trong tháng trước liền kề (nếu có) bao gồm: Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, mẫu hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và các tài liệu có liên quan trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểmViệt Nam vàDNBH, chi nhánh nước ngoài [16, Khoản 2, Điều 35]. Đi kèm với trách nhiệm cung cấp thông tin của DNBH là trách nhiệm giữ bí mật thông tin do BMBH cung cấp. Trong lĩnh vực hợp đồng nói chung, HĐBH nói riêng, yếu tố bảo mật thông tin luôn đặt lên hàng đầu. Theo đó, DNBH còn có trách nhiệm giữ bí mật thông tin do BMBH cung cấp [ 15, Khoản 1, Điều 19]. Những hành vi vi phạm về KDBH, cụ thể tại Khoản 6, Điều 124 Luật KDBHquy định về các hành vi vi phạm vềKDBH, trong đó có bao gồmhành vi vi phạmnghĩa vụ giữ bímật thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm do BMBH cung cấp. Đây là một quy định nhằm bảo vệ BMBH, tránh những trường hợp bên bán bảo hiểm có thể lợi dụng thông tin của khách hàng để trục lợi, hoặc gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bên mua. Trong BLDS 2015 có quy định: “Việc công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý” [ 1, Điều 38]. Nếu DNBH mà có hành vi này thì tùy theo mức độ, tính chất mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật [ 10, Khoản 1, Điều 125]. Tuy Luật KDBH quy định DNBH có trách nhiệm giữ bí mật thông tin mà BMBH cung cấp, nhưng trong Luật KDBH lại chưa quy định việc nghĩa vụ giữ bímật thông tin của BMBH, do đó có thể vận dụng khoản 2, Điều 387 BLDS 2015 để bảo vệ quyền lợi DNBH, cụ thể trong trường hợpmột bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử 1135 Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý, 4(4):1128-1137 dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật. KẾT LUẬN Tóm lại, nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng bảo hiểm là một nghĩa vụ pháp lý quan trọng, ràng buộc cả DNBH và BMBH ngay cả khi HĐBH chưa được giao kết. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bảnnhưnguyên tắc trung thực thiện chí, và nguyên tắc tự do ý chí để xác lập HĐBH, việc cung cấp thông tin của các bên nhằm giúp các bên hiểu biết đầy đủ về các nội dung cơ bản HĐBH, và giảm tình trạng bất công bằng do việc sở đắc bất cân xứng thông tin ở giai đoạn tiền hợp đồng. Các nhà làm luật Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn để dần hoàn thiện việc luật hóa các quy định pháp luật có liên quan đến nghĩa vụ cung cấp thông tin trong pháp luật bảo hiểm Việt Nam. Nghĩa vụ cung cấp thông tin không chỉ được quy định cho giai đoạn tiền hợp đồng, mà còn trong giai đoạn thực hiện HĐBH, và khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, cũng như nghĩa vụ bảo mật thông tin đối với những thông tin được cung cấp. Việc tìm hiểu về cơ sở lý luận hình thành trách nhiệm cung cấp thông tin trong quan hệ bảo hiểm làmột việc cần thiết và quan trọng. Vấn đề nghiên cứu này sẽ góp phần đặt nền tảng pháp lý cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nghĩa vụ của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng, liệu các hành vi ở giai đoạn tiền hợp đồng này không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu lực của HĐBH về sau như thế nào, cũng như các các chế tài xử lý tương xứng đối với các trường hợp vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng. Những nội dung nghiên cứu này sẽ cần được làm sáng rõ dựa trên nền tảng lý luận của việc hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợpđồng và sự phát triển quy địnhpháp luật về nghĩa vụ này trong pháp luật bảo hiểm Việt Nam. DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS - Bộ luật Dân sự KDBH - Kinh doanh bảo hiểm DNBH - Doanh nghiệp bảo hiểm BMBH - Bên mua bảo hiểm HĐBH - Hợp đồng bảo hiểm TUYÊN BỐ XUNGĐỘT Tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung đột lợi ích nào trong công bố bài báo. ĐÓNGGÓP CỦA TÁC GIẢ Toàn bộ nội dung bài viết chỉ do tác giả thực hiện. TÀI LIỆU THAMKHẢO 1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10. Bộ luật Dân sự 2015. 2015;. 2. Sơn LT. Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. NXB Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. 2016;. 3. Novoa R. Culpa in contrahendo: a comparative law study: Chilean law and the United Nations Convention on contracts for the international sales of goods (CISG). Arizona Journal of international and comparative law. 2005;22(3):91. 4. Halson R. Contract law, 2th ed, University of Bristol. 2013;. 5. Gjoni G, Peto Z. An Overview of Good Faith as a Principle of Contractual Interpretation with Special References to the Al- banian Law. European Scientific Journal. 2017;13(25). Avail- able from: https://doi.org/10.19044/esj.2017.v13n25p288. 6. Aarti, Arunachalam. An analysis of the duty to negotiate in good faith: Precontractual liability and Preliminary agree- ment, LL.M thesis. University of Georgia School of law. 2002;. 7. Hesselink MW. The concept of good faith towards a European Civil Code, 4th revised and expanded edition. Wolters Kluwer Law & Business. 2010;. 8. Coninck BD. Le droit commun de la rupture des négo- ciations précontractuelles. Le processus de formation du contrat, Contributions comparatives et interdisciplinaires à l’harmonisationdudroit européen. Bruylant (Bruxelles). 2002;. 9. Quagliato PB. The duty to negotiate in good faith. Interna- tional Journal of Law andManagement. 2008;50(5). Available from: https://doi.org/10.1108/17542430810903896. 10. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7. Bộ luật Dân sự 2005. 2005;. 11. Dai DV. Một số vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn về bảo hiểm nhân thọ. Tạp chí Khoa học pháp lý. 2018;07(119). 12. Kessler F. Contracts of Adhesion - Some Thoughts about Free- dom of Contract. ColumLRev. 1943;p. 629. Available from: https://doi.org/10.2307/1117230. 13. Gillette, Clayton P. Standard Form Contracts. NYU Law and Economics Research Paper No.09-18.2009 . 2009;Available from: https://doi.org/10.2139/ssrn.1374990. 14. Brownsword R, Hird NJ, Howells G. Good faith in Contract: concept and context. Dartmouth Pub Co. 1999;. 15. Văn phòng Quốc hội. Văn bản hợp nhất (VBHN) Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi bổ sung 2010, và 2019. 2019;. 16. Bộ Tài Chính. Văn bản hợp nhất (VBHN) 27/VBHN-BTC năm 2019 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 73/2016/NĐ- CP hướng dẫn Luật KDBH và Luật KDBH sửa đổi. 2019;. 17. Quốc hội Trung Quốc. Luật bảo hiểm 2009 Trung Quốc. 2009;. 18. Hiệp hội các ủy viên bảo hiểm quốc gia Hoa Kỳ. Đạo luật bảo hiểm mẫu 1996 của NAIC - Investment Insurance Model Act. 1996;. 1136 Science & Technology Development Journal – Economics - Law and Management, 4(4):1128-1137 Open Access Full Text Article Research Article Faculty of Law, University of Economics and Law, VNU-HCM, Vietnam Correspondence Bach Thi Nha Nam, Faculty of Law, University of Economics and Law, VNU-HCM, Vietnam Email: nambtn@uel.edu.vn History Received: 17/07/2020 Accepted: 10/11/2020 Published: 03/12/2020 DOI :10.32508/stdjelm.v4i4.665 Copyright © VNU-HCM Press. This is an open- access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 4.0 International license. Legal rationale of forming the duty to provide information in the pre-contractual insurance contract Bach Thi Nha Nam* Use your smartphone to scan this QR code and download this article ABSTRACT The duty to provide information in the pre-contractual period is one of the fundamental factors to form an insurance contract. In terms of the insurers, they are basically in the reliance of the informationprovidedby theprospective insureds to assess the frequency and level of risks todecide to engage in the insurance contract or not. Meanwhile, the insureds need to be provided the insurance policy and know all the substantial articles of the insurance policy drafted by the insurers to decide the acceptance of the adhesion contract. In the article, the author analyzes the rationale of forming theduties toprovide informationby thebothparties at thepre-contractual periodbased on the good faith principle of the contract parties, the asymmetric information, and the nature of assessing the risks in the insurance business. Meanwhile, the article also presents the evolution of the duty to provide information in the pre-contractual period in the insurance contract in Vietnam. Key words: insurance, good faith, information Cite this article : Nam B T N. Legal rationale of forming the duty to provide information in the pre-contractual insurance contract. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. Law Manag.; 4(4):1128-1137. 1137
File đính kèm:
- co_so_ly_luan_hinh_thanh_nghia_vu_cung_cap_thong_tin_giai_do.pdf