Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam

Tóm tắt

Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu để làm rõ “giá trị du lịch” của văn hóa và làm rõ “giá trị văn

hóa” trong hoạt động du lịch. Như vậy, văn hóa du lịch là yêu cầu tất yếu trong phát triển du lịch ở một

quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa du lịch được hình thành

từ thực tế hoạt động, các tài nguyên và nguồn lực về du lịch ở Việt Nam.

Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 9200
Bạn đang xem tài liệu "Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam

Cơ sở hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam
a nét 
đặc trưng/đặc thù của du lịch đối với mỗi cá 
nhân - tổ chức - địa phương ở nơi diễn ra các 
hoạt động du lịch. Nét đặc trưng mang tính 
bản sắc của du lịch ở các địa phương chính là 
văn hóa du lịch của một địa phương nào đó. 
Xét về bản chất của hiện tượng du lịch thì du 
lịch là quá trình kiếm tìm những khác biệt, mà sự 
khác biệt đó một phần chính là bản sắc văn hóa. 
Kinh doanh du lịch về thực chất là kinh doanh 
ấn tượng. Ấn tượng được hình thành thông 
qua những hành xử văn hóa, văn minh trong 
kinh doanh. Ấn tượng và sự khác biệt sẽ tạo 
ra lợi thế cạnh tranh, trở thành yếu tố tạo nên 
thành công của du lịch Việt Nam. Ấn tượng và 
khác biệt của du lịch Việt Nam không gì khác 
chính là văn hóa kinh doanh trong hoạt động 
du lịch, là văn hóa du lịch. Để có được điều đó 
cần có sự liên kết đa cấp độ, nhiều mặt, nhiều 
sắc thái khác nhau giữa các vùng văn hóa, đó 
chính là nội hàm của các chương trình du lịch 
văn hóa. 
Thứ sáu, xuất phát từ nhu cầu đào tạo 
nguồn nhân lực du lịch. Trong những năm 
trước và sau thập kỷ 90 của thế kỷ XX, do yêu 
cầu của xã hội, đây là khoảng thời gian các 
cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch bậc đại 
học ra đời khá nhiều. Chỉ riêng ở các tỉnh phía 
Bắc, các trường đại học như Trường Đại học 
Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã 
hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), 
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại 
học Thương mại, Viện Đại học Mở Hà Nội,... 
đều ra đời các khoa, chuyên ngành, bộ môn 
đào tạo bậc đại học về du lịch. Khi đó, với bề 
dày lịch sử 35 năm (1959 - 1993) ra đời, tồn tại 
và phát triển, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là 
cơ sở đào tạo lớn nhất của ngành Văn hóa cả 
nước; thế mạnh lớn nhất của Trường Đại học 
Văn hóa Hà Nội là nghiên cứu văn hóa theo 
hướng ứng dụng. Trên cơ sở đòi hỏi của thực 
tiễn cũng như khả năng và điều kiện cho phép 
83Số 32 (Tháng 6 - 2020)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, đã hình 
thành chuyên ngành Văn hóa Du lịch vào năm 
1993 và sau đó ra đời Khoa Văn hóa Du lịch vào 
tháng 8/2000. Từ đó đến nay, với hơn ¼ thế kỷ 
phát triển lớn mạnh không ngừng, Khoa Văn 
hóa Du lịch (nay là Khoa Du lịch), Trường Đại 
học Văn hóa Hà Nội với Slogan: “Đi cùng tri 
thức” đã đóng góp một phần quan trọng trong 
đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng 
cao cho đất nước. Sau năm 1993, hàng loạt 
các trường đại học cả công lập, dân lập, tư thục, 
các trường cao đẳng, trung cấp nghề,... ở khắp 
nơi trên đất nước cũng lần lượt ra đời các khoa, 
chuyên ngành, bộ môn đào tạo văn hóa du lịch; 
hình thành một mạng lưới, hệ thống đào tạo 
văn hóa du lịch rộng khắp cả nước. Với những 
gì tích luỹ được từ trong thực tiễn đào tạo; với 
công sức, trí tuệ, tâm huyết của rất nhiều người, 
nhiều nơi, khoa học văn hóa du lịch đã và đang 
hình thành, phát triển không ngừng cả về lý 
luận và thực tiễn như hiện nay. Những thành 
tựu đã đạt được và những yêu cầu đặt ra từ thực 
tế đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo phương 
châm “đào tạo theo nhu cầu và yêu cầu xã hội” 
đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng nhất 
cho việc hình thành, tồn tại và phát triển của 
khoa học Văn hóa Du lịch ở Việt Nam. 
2.3. Cơ sở pháp lý của văn hóa du lịch
Một xã hội văn minh là một xã hội pháp 
quyền, ở đó, mọi hành vi ứng xử của con người 
đều được quản lý, điều tiết bằng các văn bản 
và công cụ pháp lý. Chúng ta đang sống trong 
một xã hội đòi hỏi mọi người, mọi tổ chức đều 
phải “sống và làm việc theo hiến pháp, pháp 
luật”, hoạt động du lịch cũng không ngoại lệ. 
Nói tới pháp lý là nói tới công cụ của thể chế 
chính trị cầm quyền. Do vậy, việc triển khai các 
yếu tố văn hóa trong kinh doanh du lịch không 
chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm mà còn là yêu 
cầu pháp lý đối với những người hoạt động 
trong ngành Du lịch. 
Du lịch gắn chặt không thể tách rời với văn 
hóa. Điều này đúng không chỉ ở nội dung mà 
cả ở hình thức biểu hiện. Thể hiện rõ nhất là cơ 
quan quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch được 
sáp nhập, đặt trong Bộ Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch. Chính vì cả nội dung và hình thức thể 
hiện của mình đều mang nội hàm văn hóa cho 
nên văn hóa du lịch cũng phải chịu sự điều tiết 
của Luật Di sản văn hóa. Điều 12 Luật Di sản 
văn hóa quy định rõ: “Di sản văn hóa Việt Nam 
được sử dụng nhằm mục đích:
1. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của 
toàn xã hội.
2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng 
đồng các dân tộc Việt Nam.
3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa 
mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam 
và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế” [3]. 
Với 3 mục đích nêu trên, hoạt động du lịch 
là một trong những công cụ quan trọng nhất 
để đạt được các mục đích sử dụng của di sản 
văn hóa. Văn hóa du lịch phải coi những nội 
dung của Luật Di sản văn hóa về bảo tồn và 
phát huy giá trị di sản văn hóa là cơ sở pháp lý 
trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch.
Ngay từ khi mới ra đời ở Việt Nam, nội dung 
văn hóa của du lịch đã sớm được luật pháp 
khẳng định và thừa nhận thông qua Pháp lệnh 
Du lịch (08/02/1999): “Du lịch là một ngành 
kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu 
sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa 
cao” [8]. Điều này đã nói rõ hai điều: Du lịch 
là ngành kinh tế tổng hợp và du lịch mang 
nội dung văn hóa sâu sắc. Từ đó cho thấy, du 
lịch là sự tổng hợp của văn hóa; là sự khai thác 
và phát triển văn hóa theo hướng ứng dụng. 
Ngay sau Pháp lệnh Du lịch, Luật Du lịch ra đời 
cũng đặt ra những yêu cầu cụ thể, xác thực về 
văn hóa trong du lịch. Trong Điều 79 Luật Du 
lịch (2005) cũng đã xác định rõ: “Nhà nước tổ 
chức, hướng dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với 
các nội dung chủ yếu sau đây: Tuyên truyền, giới 
thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, 
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách 
mạng, di sản văn hóa, công trình lao động sáng 
tạo của con người, bản sắc văn hóa dân tộc cho 
nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế” 
[4, tr.69]. Điều 67, Luật Du lịch (2017) nêu rõ 
nội dung xúc tiến du lịch: “Quảng bá, giới thiệu 
về đất nước, con người Việt Nam, di sản văn hóa, 
di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, 
công trình lao động sáng tạo của con người, bản 
sắc văn hóa dân tộc nhằm tăng cường thu hút 
khách du lịch” [5].
Theo dòng thời gian, cả ba văn bản mang 
tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực du lịch ở 
Việt Nam đều đề cập tới nội hàm và bản chất 
văn hóa của du lịch. Điều đó cho thấy, việc khai 
thác giá trị kho tàng di sản văn hóa để phát 
Số 32 (Tháng 6 - 2020)84
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
triển du lịch là một yêu cầu cơ bản, một lợi thế 
vô cùng to lớn của du lịch Việt Nam. Trong kho 
tàng di sản văn hóa cực kỳ to lớn của dân tộc, hệ 
thống di tích lịch sử - văn hóa là thành tố quan 
trọng bậc nhất, có vai trò đặc biệt to lớn trong 
việc xây dựng các tuyến, điểm du lịch. Việc đưa 
du khách tới tham quan du lịch tại các di tích 
lịch sử văn hóa; khai thác giá trị các thành tố 
trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc giúp cho 
các đối tượng du khách được thẩm nhận và trải 
nghiệm các giá trị nhiều mặt của chiều sâu văn 
hiến Việt Nam. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, 
kho tàng di sản văn hóa Việt Nam với số lượng 
đồ sộ, hình thức phong phú, đa dạng, nội dung 
vô cùng đặc sắc và hấp dẫn có mặt ở mọi nơi, 
trên khắp mọi miền đất nước, bao trùm lên toàn 
bộ đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội 
theo suốt chiều dài phát triển lịch sử dân tộc. 
Để hiểu rõ, cần có những kiến thức chuyên sâu 
về lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học, nghệ thuật 
học, tôn giáo tín ngưỡng, đó chính là nhân 
học - khoa học về con người trong suốt chiều 
dài lịch sử. Nhân học trong hoạt động du lịch 
chính là Nhân học du lịch.
Gần đây nhất, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 
16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du 
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã đề 
ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng yếu trong phát 
triển du lịch:
1. Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển 
du lịch.
2. Cơ cấu lại ngành Du lịch đảm bảo tính 
chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền 
vững theo quy luật của kinh tế thị trường và 
hội nhập quốc tế.
3. Hoàn thiện thể chế chính sách.
4. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở 
vật chất kỹ thuật ngành Du lịch.
5. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch.
6. Tạo môi trường thuận lợi cho doanh 
nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch.
7. Phát triển nguồn nhân lực du lịch.
8. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý 
nhà nước về du lịch [1].
Tám nhiệm vụ, giải pháp nêu trên vừa được 
coi là cơ sở lý thuyết, vừa có thể coi là cơ sở 
mang tính pháp lý cao nhất của hệ thống 
chính trị Việt Nam hiện nay về văn hóa du lịch. 
Bên cạnh hệ thống luật pháp trong nước, 
do du lịch là hoạt động kinh tế mang tính 
quốc tế cao nên các hoạt động du lịch cũng 
phải phù hợp với luật pháp và thông lệ của 
thế giới. Đó là những thông lệ quốc tế đối với 
các vấn đề tổ chức kinh doanh; các công ước 
quốc tế có liên quan đến hoạt động du lịch, 
bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học hay các 
di sản văn hóa của các quốc gia, dân tộc. Các 
chương trình du lịch văn hóa diễn ra ở Việt 
Nam hay trên phạm vi toàn thế giới nhất thiết 
phải tuân thủ Công ước quốc tế về du lịch văn 
hóa đã được Hội đồng Quốc tế Di tích và Di chỉ 
ICOMOS (International Council on Monuments 
and Sites) thông qua tại Đại hội đồng lần thứ 
12 (tháng 10/1999) ở Mexico. Công ước này 
yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức và các quốc 
gia trên toàn thế giới phải tuân thủ 6 nguyên 
tắc cơ bản phát triển du lịch văn hóa:
“Nguyên tắc 1: Vì du lịch nội địa và quốc tế 
là một trong những phương tiện tốt nhất để 
trao đổi văn hóa nên việc bảo vệ cần phải tạo 
ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm 
cho các thành viên của cộng đồng chủ nhà 
và các khách tham quan tham gia để họ thấy 
được và hiểu được trực tiếp di sản và văn hóa 
của cộng đồng đó.
Nguyên tắc 2: Mối quan hệ giữa các địa 
điểm Di sản và Du lịch là có tính động và có 
thể có giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối 
quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay 
vì các thế hệ mai sau.
Nguyên tắc 3: Lên kế hoạch Bảo vệ và Du 
lịch cho các địa điểm Di sản phải đảm bảo 
cho du khách sẽ cảm nhận được là bõ công, là 
thoải mái, là thích thú.
Nguyên tắc 4: Các cộng đồng chủ nhà và 
dân chúng bản địa phải được tham gia vào 
việc lập kế hoạch Bảo vệ và Du lịch.
Nguyên tắc 5: Hoạt động Du lịch và Bảo vệ 
phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà.
Nguyên tắc 6: Các chương trình xúc tiến du 
lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của 
di sản thiên nhiên và văn hóa” [2].
Các công ty, hãng lữ hành khi tổ chức kinh 
doanh du lịch, phải nắm chắc và am hiểu luật 
pháp của các nước sở tại, các phong tục tập 
quán truyền thống ở nơi đến, các lề luật thông 
thường hay các quy định của địa phương nơi 
85Số 32 (Tháng 6 - 2020)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
diễn ra các hoạt động du lịch. Những cá nhân, 
tổ chức tham gia hoạt động du lịch cũng phải 
chú ý và tìm hiểu các tổ chức chuyên môn 
mang tính toàn cầu như các tòa án quốc tế, 
các tổ chức có chức năng và quyền hạn nhận 
xét, đánh giá, phán xét các vi phạm của các cá 
nhân và tổ chức trong lĩnh vực du lịch như Tổ 
chức Du lịch thế giới UNWTO (United Nation 
World Tourism Organization) hoặc Tổ chức văn 
hóa giáo dục và khoa học của Liên hợp quốc 
UNESCO (United Nations Educational Scientific 
and Cultural Organization). 
Trên cơ sở luật pháp và các công ước quốc 
tế, việc tổ chức, khai thác văn hóa du lịch trong 
những không gian và thời gian xác định cần 
phải luôn bám/dựa vào truyền thống bản địa 
mới có thể thành công. “Đất có lề, quê có thói”, 
khi tổ chức kinh doanh du lịch trên một địa bàn 
cụ thể, người kinh doanh phải nắm được và 
tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống 
của địa phương mang tính thông lệ. “Nhập gia 
tùy tục”, cha ông ta luôn nhắc nhở như thế và 
những tập tục, thông lệ, lề thói bản địa cũng sẽ 
trở thành một trong những cơ sở pháp lý mềm 
của văn hóa du lịch.
Tóm lại, cơ sở pháp lý của văn hóa du lịch 
chính là yêu cầu mang tính pháp chế cũng 
như những thông lệ quốc tế và truyền thống 
của địa phương trong kinh doanh du lịch mà 
mỗi cá nhân và tổ chức khi tham gia hoạt động 
du lịch phải chấp hành một cách vô điều kiện, 
không đặt ra những đòi hỏi tiên quyết. Tuy 
nhiên, việc chấp hành đúng đắn, đầy đủ luật 
pháp một cách tự nguyện, tự giác, có trách 
nhiệm, có văn hóa trong du lịch lại chính là 
biểu hiện của văn hóa du lịch.
Kết luận
Văn hóa du lịch là khoa học về du lịch. Đó là 
yêu cầu tất yếu khách quan trong kinh doanh 
du lịch, đồng thời trở thành nguồn lực mạnh 
mẽ của kinh tế du lịch ở Việt Nam. Không thể 
thiếu văn hóa du lịch trong hoạt động du lịch. 
Văn hóa du lịch tất yếu sẽ tự hình thành trong 
hoạt động du lịch. Tuy nhiên, văn hóa du lịch 
không thể tự nhiên có mà cần được xây dựng 
trên các cơ sở khoa học. Các cơ sở đó xuất phát 
từ thực tiễn, nghiên cứu thực tiễn và quay trở 
lại phục vụ thực tiễn hoạt động du lịch. Là 
khoa học về du lịch, trong du lịch, văn hóa du 
lịch ra đời trên nền tảng cơ sở lý luận, cơ sở thực 
tiễn và cơ sở pháp lý đó chính là những cơ sở 
cốt lõi hình thành văn hóa du lịch ở Việt Nam. 
Cả 3 yếu tố này đều có vai trò quan trọng như 
nhau, thiếu 1 trong 3 cơ sở này đều sẽ không 
hình thành văn hóa du lịch. 
Văn hóa du lịch là tất yếu khách quan trong 
hoạt động du lịch; là yêu cầu của mọi du khách 
khi đi du lịch. Đối với tất cả các cá nhân và tổ 
chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch, văn hóa 
du lịch luôn là cái đích để hướng tới. Chỉ có 
nghiên cứu, phát triển, ứng dụng hiệu quả văn 
hóa du lịch trong kinh doanh du lịch mới có 
thể đưa du lịch Việt Nam sớm trở thành ngành 
kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Đảng 
và Nhà nước hiện nay. 
D.V.S
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết số 08-NQ/
TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế 
mũi nhọn, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/
thuong-mai/Nghi-quyet-so-08-NQ-TW-phat-
trien-du-lich-tro-thanh-nganh-kinh-te-mui-
nhon-2017-338542.aspx
2. ICOMOS (1999), Công ước quốc tế về Du lịch 
văn hóa, Mexico.
3. Luật Di sản văn hóa và nghị định hướng dẫn 
thi hành (2002), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Luật Du lịch (2006), Nxb. Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội. 
5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam (2017), Luật Du lịch, https://luatvietnam.
vn/van-hoa/luat-du-lich-2017-115518-d1.html
6. Dương Văn Sáu (2014), Hệ thống di tích Nho 
học Việt Nam và các Văn miếu tiêu biểu ở Bắc Bộ, 
Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
7. Dương Văn Sáu (2019), Giáo trình Văn hóa 
Du lịch, Nxb. Lao động, Hà Nội.
8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp 
lệnh số 11/1999/PL-UBTVQH10 ngày 08/02/1999 
về du lịch, https://thukyluat.vn/vb/phap-lenh-
du-lich-nam-1999-b016.html
Ngày nhận bài: 03 - 6 - 2020
Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 6 - 2020
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 6 - 2020

File đính kèm:

  • pdfco_so_hinh_thanh_van_hoa_du_lich_o_viet_nam.pdf