Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đối với các tội phạm về hối lộ
Bài viết khái quát và phân tích những thay đổi trong chính sách pháp luật hình sự Việt Nam về
các tội phạm về hối lộ, đồng thời chỉ ra đặc điểm pháp lý của loại tội phạm này. Từ đó, đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện các quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành về tội phạm hối lộ để
phù hợp với tình hình mới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đối với các tội phạm về hối lộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đối với các tội phạm về hối lộ
ội đưa hối lộ, môi giới hối lộ và các loại tội phạm về chức vụ khác. Mặt khách quan của các tội phạm về hối lộ có thể là hành vi hành động hoặc không hành động nhằm xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thiệt hại có thể là gây ra hậu quả về vật chất hoặc phi vật chất. Riêng đối với tội môi giới hối lộ thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hành vi khách quan của tội nhận hối lộ là: Người phạm tội nhận hối lộ phải là người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác (lợi ích vật chất hoặc phi vật chất) của người đưa hối lộ. Với những người có chức vụ, quyền hạn nhận quà biếu sau khi đã làm đúng nhiệm vụ của mình không được coi là nhận hối lộ vì quà biếu được coi như sự biết ơn, có trước có sau, là tấm lòng và phong tục của người Việt Nam. Hành vi khách quan của tội đưa hối lộ thể hiện hành vi đưa lợi ích một cách bất chính cho người có chức vụ, quyền hạn. Hành vi đưa của hối lộ có thể diễn ra trước hoặc sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm theo yêu cầu của người đưa. Hành vi đưa của hối lộ có thể trực tiếp hoặc qua trung gian dưới bất cứ hình thức nào như quà tặng, thăm hỏi, hiếu hỉ tại bất kì địa điểm nào. Hành vi đưa hối lộ chỉ cấu thành tội phạm khi của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên. Đối với trường hợp đưa lợi ích phi vật chất, việc xác định giá trị lợi ích phi vật chất không có tính bắt buộc. Hành vi khách quan của tội môi giới hối lộ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY... 22 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021 thể hiện ở hành vi làm trung gian giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ. Hành vi môi giới hối lộ chỉ cấu thành tội phạm nếu người môi giới nhận thức được hành vi của mình là để người đưa và người nhận trao đổi, thỏa thuận về việc đưa nhận hối lộ. Nếu người làm trung gian hoàn toàn không nhận thức được hoặc biết được hai bên đã bàn bạc thỏa thuận về việc đưa, nhận hối lộ thì không phải chịu trách nhiệm. Cần xác định hành vi môi giới hối lộ với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (Điều 358); hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366) hoặc hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174). Thứ ba, chủ thể của tội phạm. Với các tội phạm về hối lộ không có chủ thể đặc biệt mà bao gồm cả người có chức vụ, quyền hạn và người làm trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước khi đạt độ tuổi nhất định và có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Riêng đối với chủ thể nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn thì chức vụ, quyền hạn ấy phải liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì không coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại Điều 358 BLHS năm 2015. Thứ tư, mặt chủ quan của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm về hối lộ được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Mục đích nhận hối lộ của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội nhận hối lộ. 4. Thực tiễn áp dụng chính sách pháp luật hình sự đối với tội phạm về hối lộ trong hoạt động xét xử vụ án hình sự ở Việt Nam BLHS hiện hành quy định nhóm tội về hối lộ đã có sự sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 (UNCAC) như: (1) Mở rộng chủ thể của tội phạm và chủ thể bị tác động của tội phạm. Chủ thể của tội nhận hối lộ bao gồm cả chủ thể có chức vụ, quyền hạn và có nhiệm vụ tại các cơ quan trong và ngoài nhà nước. Đồng thời, người có chức vụ, quyền hạn ở khu vực ngoài nhà nước có thể trở thành đối tượng tác động của các Tội đưa hối lộ (Điều 364), Tội môi giới hối lộ (Điều 365). Đặc biệt, khoản 6 Điều 364 đã bổ sung hành vi hối lộ công chức nước ngoài để mở rộng đối tượng tác động của tội đưa hối lộ bao gồm cả hoạt động thực hiện công vụ của công chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. (2) Mở rộng của hối lộ bao gồm cả các lợi ích phi vật chất. Bất kỳ lợi ích nào được đưa, nhận một cách bất chính nhằm thay đổi hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức đều bị xem là “của hối lộ”. Các của hối lộ phi vật chất như tặng thưởng, nâng điểm thi, hứa hẹn, cho đi học, hối lộ tình dục12 (3) Bên thứ ba được hưởng lợi. Việc mở rộng tội đưa hối lộ khi quy định chủ thể được thụ hưởng của hối lộ là chính bản thân người có chức vụ, quyền hạn hoặc cho người khác hoặc tổ chức khác tại Điều 364 đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và trực tiếp cho việc xử lý hành vi đưa hối lộ. Ngoài ra, chính sách PLHS đối với tội phạm về hối lộ tại BLHS năm 2015 có quy định nhằm xử lý nghiêm đối với người lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để phạm tội nhưng cũng có chính sách khoan hồng, tạo điều kiện cho người phạm tội được lập công chuộc tội. Cụ thể: (1) Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định tại khoản 3, 4 Điều 354 BLHS năm 2015 không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội nhận hối lộ. Điều này thể hiện tội nhận hối lộ cần phải trừng trị nghiêm khắc như đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia. (2) Hình phạt. Tội nhận hối lộ chỉ có hình phạt chính là phạt tù. Hình phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ là hình phạt chính bên cạnh hình phạt tù đối với tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ. Mặc dù hình phạt cao nhất của tội nhận hối lộ là tử hình nhưng BLHS đã quy định rằng người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án, chủ động 12 Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2020), Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ. VŨ VIỆT TƯỜNG 23Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát nộp lại ít nhất ¾ tài sản nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì sẽ không thi hành án tử hình13. Như vậy, việc xem xét không bị tử hình chỉ áp dụng sau khi có bản án của Tòa án xét xử. Trước khi có bản án, các bị can dù có nộp đủ số tiền nhận hối lộ để khắc phục hậu quả vẫn chỉ được xem là tình tiết giảm nhẹ14. (3) Miễn trách nhiệm hình sự. Người phạm tội đưa hối lộ và môi giới hối lộ được miễn trách nhiệm hình sự khi: (i) Chủ động khai báo và; (ii) Người phạm tội đã khai báo trước khi hành vi phạm tội bị phát giác. Trong 10 năm, từ năm 2006 đến 2016, số vụ án bị xét xử về Tội nhận hối lộ theo Điều 279 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là 282 vụ/721 bị cáo. Số vụ án có xu hướng giảm hơn khi năm 2016, chỉ có 13 vụ/45 bị cáo.15 Con số này chưa phản ánh được thực trạng về xử lý tội phạm về hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn tại Việt Nam bởi năm 2017, Việt Nam đứng thứ 113/176 quốc gia trong Bảng xếp hạng Chỉ số cảm nhận Tham nhũng (CPI)16. Trong khi đó, nhìn vào số liệu báo cáo thì loại tội phạm về hối lộ tại Việt Nam lại có xu hướng giảm và mang tính chất ổn định trong vòng 10 năm. Việc số vụ án bị xét xử ít còn là nguyên nhân từ quy định của luật đã giới hạn lại đối tượng bị khởi tố về tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 279 BLHS năm 1999 chỉ là người có chức vụ trong cơ quan nhà nước, không bao gồm người có nhiệm vụ tại các tổ chức, doanh nghiệp. Tội đưa hối lộ theo Điều 289 BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng có xu hướng giảm trong 10 năm từ 2006 đến 2016. Tổng số vụ án trong 10 năm là 272/490 vụ, trong đó, thấp nhất là năm 2015 có 9 vụ/13 13 Xem: Khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 14 Xem: Điều 51 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 15 Vụ Thống kê – Tổng hợp, Tòa án nhân dân tối cao (2017), Thống kê số vụ án, số bị cáo bị xét xử về từng tội trong nhóm tội phạm có chức vụ tại Việt Nam. 16 Trang Towards Transparency, Chỉ số cảm nhận về tham nhũng 2016: Việt Nam tăng nhẹ về điểm số. Nguồn truy cập: https://towardstransparency.vn/chi-cam-nhan-tham- nhung-2016-viet-nam-tang-nhe-ve-diem/ bị cáo, năm 2016 có 10 vụ/22 bị cáo17. Riêng Tội làm môi giới hối lộ theo Điều 290 BLHS năm 1999 chiếm con số khiêm tốn trong vòng 10 năm với 21 vụ/56 bị can. Năm 2007 không có trường hợp nào bị đưa ra xét xử về tội này, số vụ án hằng năm bị khởi tố không quá 5 vụ/ năm. Riêng năm 2015 có 02 vụ nhưng có 14 bị cáo bởi có nhiều đồng phạm trong vụ án này. Thực tiễn áp dụng chính sách PLHS trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về hối lộ cho thấy, mặc dù có sự chuyển biến và đạt kết quả nhưng sự bất cập trong quy định về cấu thành cuả một số tội phạm có liên quan đến tội nhận hối lộ và đưa hối lộ vì chưa phản ánh đúng tình hình và phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm. BLHS được ban hành mới vào năm 2015 nhưng lại được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và thời hạn có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 nên chưa có thống kê đầy đủ sau 05 năm áp dụng BLHS liên quan đến thực hiện chính sách pháp luật hình sự đối với tội phạm về hối lộ trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, từ thông tin về tình hình khởi tố vụ án và xét xử thì sau khi có sự điều chỉnh tội phạm về hối lộ trong BLHS năm 2015 cho thấy, đã có nhiều chủ thể trong khu vực tư bị khởi tố, xét xử và mở rộng chủ thể bị xét xử bởi tội nhận hối lộ bao gồm cả các chủ thể có nhiệm vụ. 5. Một số kiến nghị, đề xuất Từ thực trạng quy định pháp luật và từ thực tiễn áp dụng chính sách PLHS Việt Nam về tội phạm hối lộ, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm làm rõ hơn tại một số quy định về tội phạm hối lộ và tạo ra sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và UNCAC. Cụ thể: Thứ nhất, chuyển tội đưa hối lộ từ phần các tội phạm khác về chức vụ lên phần tội phạm về tham nhũng. Bởi theo UNCAC, hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ đều là tội phạm tham nhũng. Hai loại tội này có mối liên hệ với nhau trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội như trường hợp khi cơ quan tố tụng xác định được chủ thể đã đưa của hối lộ thì sẽ xác định được chủ thể nhận hối lộ. Thứ hai, xem xét về việc bỏ tội môi giới hối lộ. Từ thực tiễn xét xử loại tội phạm này trong 10 năm qua cũng như khi nghiên cứu pháp luật 17 Vụ Thống kê – Tổng hợp, Tòa án nhân dân tối cao (2017). CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY... 24 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021 một số quốc gia cho thấy, rất ít các quốc gia quy định hành vi môi giới hối lộ thành tội độc lập. Chỉ nên coi người môi giới là người giúp sức, đồng phạm trong vụ đưa hối lộ hoặc nhận hối lộ. Thứ ba, xem xét hình phạt và trách nhiệm hình sự. Pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể về hình phạt đối với tội hối lộ trong khu vực tư bởi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hối lộ trong khu vực công khác với hối lộ trong khu vực tư khi xét trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội hiện nay tại Việt Nam. Riêng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều 364 về Tội đưa hối lộ, việc người đưa hối lộ chủ động khai báo trước khi bị phát giác “có thể được miễn trách nhiệm hình sự” sẽ dễ tạo ra sự không thống nhất trong việc áp dụng chính sách PLHS do phải tùy thuộc vào sự nhân định chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng. Để đảm bảo sự thống nhất và đề cao tính nhân đạo trong chính sách PLHS đối với tội phạm này, BLHS nên bỏ cụm từ “có thể” để khuyến khích người phạm tội tự thú, góp phần trong công tác đấu tranh, phòng, chống hiệu quả đối với loại tội này. Thứ tư, bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân tối với tội đưa hối lộ và nhận hối lộ. Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế cho thấy, muốn có lợi thế trong sản xuất, kinh doanh, đấu thầu, các pháp nhân không thể không đưa hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức để nhận được “hỗ trợ chính sách”, “hỗ trợ cơ chế” nhằm có những lợi thế, ưu đãi riêng thông qua các Hợp đồng hay thỏa thuận đầu tư Ngoài ra, các biện pháp hành chính, các chế tài dân sự không phát huy hiệu quả và không khắc phục được hậu quả thiệt hại do hành vi hối lộ của pháp nhân, đặc biệt là trong các vụ có dấu hiệu của vi phạm pháp luật cạnh tranh. Mặc dù cá nhân thực hiện hành vi phạm tội cũng bị khởi tố nhưng pháp nhân cũng là chủ thể được hưởng lợi từ hành vi đưa hối lộ này. Vì vậy, việc chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của cá nhân trong trường hợp này là thiếu thuyết phục. Thêm vào đó, cá nhân nhân danh pháp nhân để thực hiện hành vi đưa hối lộ, hành vi này vì lợi ích của pháp nhân, và cá nhân thực hiện hành vi là có sự chỉ đạo từ pháp nhân thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự là thỏa đáng18. Do đó, hình phạt dành cho pháp nhân là phạt tiền (chủ yếu) và đình chỉ hoạt động (biện pháp cuối cùng) là thỏa đáng đối với các pháp nhân này. Mặc dù Việt Nam đã tuyên bố bảo lưu không truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân khi tham gia UNCAC và tuyên bố không bị ràng buộc về quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC) nhưng Điều 10 của Công ước quy định các quốc gia thành viên phải ban hành những biện pháp phù hợp với nguyên tắc pháp lý của nước mình để xác định trách nhiệm pháp lý của pháp nhân trong việc thực hiện những hành vi phạm tội như tham nhũng. Vì vậy, để phục vụ cho công cuộc đấu tranh hiệu quả đối với tội phạm về hối lộ, Việt Nam cần quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ. Đây cũng là chính sách PLHS đối với tội phạm về hối lộ mà Singapore, Trung Quốc đã quy định. Tóm lại, chính sách hình sự đối với các tội phạm về chức vụ nói chung và tội phạm về hối lộ nói riêng đang là vấn đề có khả năng đe dọa đến sự ổn định an ninh chính trị và sự tồn vong của chế độ. Tuy chính sách PLHS đối với các tội phạm về hối lộ trong BLHS hiện hành đã có những bước tiến hơn so với chính sách PLHS trước đây nhưng tham nhũng đang là quốc nạn của nhiều quốc gia, là nạn nội xâm nguy hiểm, làm xói mòn niềm tin của người dân vào chính quyền. Vì vậy, cần phải vừa hoàn thiện chính sách PLHS và vừa nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách PLHS vào các hoạt động tố tụng hình sự đối với các tội phạm về hối lộ trong thời gian tới. Việc hình sự hóa các hành vi vi phạm cần có tính đồng bộ với Luật phòng chống tham nhũng và các cam kết trong UNCAC./. 18 Điều 75 BLHS năm 2015
File đính kèm:
- chinh_sach_phap_luat_hinh_su_viet_nam_hien_nay_doi_voi_cac_t.pdf