Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975)

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì Tổng thống G. Ford (8/1974-

4/1975) được nghiên cứu dựa trên việc khai thác nguồn tài liệu gốc do Bộ Ngoại giao Hoa Kì ấn

hành và chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử. Kết quả nghiên cứu cho thấy Tổng thống Ford kế

thừa và tiếp tục triển khai chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam dựa trên đường hướng mà Tổng

thống Nixon và Kissinger hoạch định và thực hiện dang dở nhằm duy trì sự tồn tại của VNCH. Tuy

nhiên, ông đặt trọng tâm triển khai chính sách ở phương diện viện trợ (gồm chương trình viện trợ

quân sự bổ sung 300 triệu dollars (9/1974-01/1975), chương trình viện trợ 3 năm (02-3/1975) và ở

thời điểm cuối tháng 3/1975, đã nỗ lực chứng minh với Quốc hội về sự cần thiết phải viện trợ khẩn

cấp cho VNCH) và tìm kiếm sự đồng thuận của Quốc hội bằng cách thuyết phục.

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975) trang 1

Trang 1

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975) trang 2

Trang 2

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975) trang 3

Trang 3

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975) trang 4

Trang 4

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975) trang 5

Trang 5

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975) trang 6

Trang 6

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975) trang 7

Trang 7

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975) trang 8

Trang 8

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975) trang 9

Trang 9

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 3020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975)

Chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam Cộng hòa thời kì tổng thống Gerald Ford (8/1974-4/1975)
ông? Lời nói của Mĩ có nên 
tin hay không? Đó là thông điệp tôi muốn các Ngài chuyển tới cuộc họp Quốc hội Mĩ” 
(Nguyen & Schecter, 1996, p.163) và khi phái đoàn rời đi, cả Nội các thấy xuống tinh thần 
và bẽ mặt (xem Nguyen & Schecter, 1996, p.149-164). Tuy nhiên, trong bản tin đặc biệt gửi 
The New York Times ngày 03/3, kí giả Jame M. Markham nhận định thành phần phái đoàn 
gồm: ba người rõ ràng theo trường phái diều hâu, một người theo trường phái bồ câu và bốn 
người còn lại thì dao động (Markham, 1975). Có lẽ Markham đã xác định đúng vì nội dung 
cuộc họp của Tổng thống Ford với các thành viên của phái đoàn (sau khi trở về Washington) 
trong ngày 05/3 phản ánh đa dạng các luồng quan điểm từ ủng hộ đến phản đối chương trình 
viện trợ chứ không đồng loạt đoạn tuyệt như cảm nhận của Nguyễn Tiến Hưng. Các quan 
điểm chính của phái đoàn gồm: ủng hộ chương trình viện trợ (Flynt, Chappell, Murtha); 
chưa xác định rõ (Fenwick); không thấy hi vọng, không xứng đáng, VNCH nên đấu tranh 
chính trị (McCloskey, Fraser, Abzug). Đáp lại các ý kiến kêu gọi cho một giải pháp chính 
trị ở miền Nam Việt Nam, Kissinger đã nêu lại hai trong các quan điểm có tính tiền đề trong 
hoạch định chính sách Việt Nam: (1) Không thể có giải pháp chính trị dựa trên thương lượng 
với Hà Nội nếu không có tình hình quân sự vững chắc, và (2) Hoa Kì, tuy không có cam kết 
pháp lí với VNCH nhưng chính sách Việt Nam sau Hiệp định Paris được hoạch định dựa 
trên cam kết đạo đức mạnh mẽ, đồng thời khẳng định: chương trình viện trợ 3 năm cho 
VNCH phải được cung ứng đủ nguồn ngân quỹ để triển khai thành công. Đồng ý với 
Kissinger, Tổng thống Ford khẳng định sự cần thiết của chương trình viện trợ đối với lương 
tâm của Hoa Kì và với tình hình Đông Nam Á. 
 Mọi điều chúng ta đã làm sẽ trở thành vết nhơ trong lương tâm của nước Mĩ. Tôi đã nói chuyện 
 với Thượng Nghị sĩ Church và Peason. Họ đã xem xét tuyên bố của tôi về chương trình ba 
 năm theo hướng cung cấp đủ rồi sau đó chấm dứt mọi viện trợ. Tôi đồng ý sẽ thương lượng 
 một con số. Nếu thực hiện chương trình ba năm, chúng ta phải làm và làm thật tốt. Chứ không 
 phải nhỏ giọt. Nếu không, sẽ dẫn đến tình trạng bất lợi ở Đông Nam Á. Dù muốn hay không, 
 chúng ta sẽ gặp phải hiệu ứng domino, do vậy, tôi sẽ hành động với Campuchia và Việt Nam 
 để tìm ra câu trả lời mà chúng ta cho là đúng.13 (Department of State, 2010, Document 182, 
 p.667). 
 Cuộc thảo luận cho thấy chuyến thăm của Quốc hội đến Việt Nam không mang lại 
nhiều hiệu quả như Tổng thống Ford mong đợi, các đại diện Quốc hội có vẻ cảm thông với 
tình hình nhưng vẫn chưa cho thấy các chương trình viện trợ nhận được sự đồng thuận mạnh 
13 Nguyên văn: With all we have done, it will become a blot on the conscience of the United States. I have 
talked to Senators Church and Pearson. They took my statement on three years with an adequate program 
which would end our aid. I agreed to negotiate a figure. If we are going to have a three-year program, we need 
to do it and do it well. Not by drips. Otherwise there would be an adverse reaction in Southeast Asia. We will 
have domino effect whether we like it or not, so I will work on Cambodia and Viet-Nam and find an answer 
we think is right. 
 713 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 705-717 
mẽ. Kết quả bỏ phiếu của Quốc hội cho chương trình viện trợ quân sự bổ sung 300 triệu 
dollars và chương trình viện trợ 3 năm vẫn còn là một ẩn số. Tuần lễ sau đó, những lo ngại 
về khả năng không được Quốc hội chấp thuận các chương trình viện trợ cho Việt Nam đã 
xuất hiện trong những trao đổi của Tổng thống Ford và Bộ trưởng Quốc phòng Slechinger, 
dù trọng tâm của cuộc họp là tình hình ngày càng trầm trọng của Campuchia (Department 
of State, 2010, Document 184, p.673-675). 
2.2.3. Nỗ lực cuối cùng cho khả năng viện trợ quân sự được Quốc hội chấp thuận (3/1975) 
 Sau thắng lợi của QĐNDVN tại Phước Long, Bộ Chính trị của Đảng Lao động Việt 
Nam đã đi đến quyết định cuối cùng là sẽ chinh phục hoàn toàn miền Nam bằng con đường 
quân sự trong năm 1975 hoặc năm 1976 (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2005, p.26). Triển khai 
chiến lược của Bộ Chính trị, từ ngày 10-12/3, QĐNDVN đã tấn công và giành thắng lợi tại 
Tây Nguyên. Trong tình thế liên tiếp thất bại về quân sự, Tổng thống Thiệu đã tự mình triển 
khai kế hoạch thu gọn lãnh thổ, mà không có sự tham vấn với Hoa Kì. 
 Ngay trong thời điểm đầy khó khăn này, các chương trình viện trợ cho VNCH của 
Tổng thống Ford lại gặp phải các thách thức mới từ Quốc hội. Ngày 12/3, phiên họp kín của 
nhóm Dân chủ tại Hạ viện triệu tập đã thông qua Nghị quyết chống lại bất cứ viện trợ nào 
thêm nữa cho Việt Nam và Campuchia trong năm 1975 với số phiếu áp đảo: 189 phiếu thuận 
– 49 phiếu chống. Một ngày sau đó, nhóm Dân chủ tại Thượng viện thông qua Nghị quyết 
vừa nêu với số 34 phiếu thuận – 6 phiếu chống, và công khai kết quả. Trong nỗ lực vận động 
cho chương trình viện trợ 3 năm, ngày 12/3, Đại sứ Martin và Habib (EA) đã đến gặp hai 
Thượng nghị sĩ Church và Pearson. Tại cuộc họp, các thượng nghị sĩ cho biết chương trình 
viện trợ khó có triển vọng: 6 tỉ dollars là không khả thi trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và 
đề xuất giải pháp tương nhượng là gộp viện trợ kinh tế và quân sự. Không đồng ý với đề 
xuất, Martin cố diễn giải về tính cần thiết của viện trợ đối với giải pháp chính trị ở miền 
Nam Việt Nam. Cuộc họp không đem lại nhiều kết quả ngoại trừ lời hứa sẽ tìm cách yểm 
trợ cho chương trình 3 năm của Thượng Nghị sĩ Pearson (Veith, 2014, p.229-230). 
 Trở về Washington sau chuyến đi châu Âu và Trung Đông ngày 23/3, ngay lập tức, 
Kissinger triệu tập cuộc họp để thảo luận tình hình và đề ra kế hoạch trong thời gian tới cho 
Việt Nam. Cuộc họp thống nhất thực hiện một giải pháp kết hợp giữa yểm trợ tinh thần và 
hành động thực tế. Theo đó, Martin sẽ thay Tổng thống Ford thảo một bức thư gửi đến 
VNCH để cung cấp cho Sài Gòn niềm tin rằng Hoa Kì vẫn đang đứng sau đồng minh, đồng 
thời cử Tướng Weyand đến VNCH để tìm hiểu tình hình; còn Tổng thống Ford sẽ có bài 
diễn văn ngắn nhưng cứng rắn trên truyền hình để hỗ trợ (Department of State, 2010, 
Document 191, p.686-695). 
 Như vậy, bất kể tình hình VNCH liên tục xảy ra những thất bại quân sự, đang trong 
tình trạng hỗn loạn bởi những cuộc tấn công của QĐNDVN và kế hoạch thu gọn lãnh thổ, 
Hoa Kì vẫn cho thấy quyết tâm ủng hộ đồng minh tiếp tục cuộc chiến và phương tiện sử 
 714 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Hồ Thanh Tâm 
dụng vẫn là viện trợ. Ở thời điểm ngày 24/3 (xin nhấn mạnh tại đây), với Kissinger, VNCH 
vẫn còn cơ hội và xứng đáng để Hoa Kì tiếp tục tìm kiếm nguồn viện trợ quân sự. 
2.3. Quyết định từ bỏ chính sách Việt Nam và thực hiện di tản (4/1975) 
 Chương trình viện trợ đã xuất hiện những dấu hiệu thất bại vào giữa tháng 3/1975. Sau 
các kết quả bỏ phiếu của phe Dân chủ ở lưỡng viện chống lại các chương trình hỗ trợ cho 
VNCH trong năm 1975, hai Thượng nghị sĩ14 lại đệ trình một Tu chính án vào Dự luật chuẩn 
chi Quốc phòng cho tài khóa 1976 để chấm dứt mọi viện trợ quân sự cho VNCH sau ngày 
30/6/1975. Một ngày sau, lãnh đạo của đảng Cộng hòa đến gặp Tổng thống Ford để thảo 
luận về một sự tương nhượng: tiếp tục viện trợ cho VNCH nhưng thêm vào ngày khóa sổ. 
Cho rằng điều này gây trở ngại cho chính sách ngoại giao, Tổng thống Ford bác bỏ đề nghị. 
Với sự cự tuyệt của Tổng thống Ford, các lãnh đạo Quốc hội quyết định hoãn thảo luận về 
viện trợ bổ sung cho đến khi Quốc hội trở lại làm việc sau kì nghỉ Lễ Phục sinh. Tuy nhiên, 
chỉ một tuần sau, ngày 25/3, Quốc hội thông qua Dự luật Ngoại viện tổng quát cho năm 
1975. Dự luật phê chuẩn 3,6 tỉ dollars, tức là ít hơn 2,27 tỉ dollars so với số tiền Tổng thống 
Ford yêu cầu, với lí do tình hình kinh tế đang trì trệ nên cần ưu tiên nguồn quỹ cho các vấn 
đề trong nước. Với động thái này, G. Veith (nhà nghiên cứu) đánh giá, Quốc hội đã giết chết 
lời yêu cầu ngày 28/01 của Tổng thống Ford, tức là chương trình viện trợ quân sự bổ sung 
trị giá 300 triệu dollars. Số phận của chương trình viện trợ 3 năm cũng nhanh chóng cho thấy 
kết quả. Ngày 21/3, Văn phòng Liên lạc Nhà Trắng đã báo động với Tổng thống về Tu chính 
án chấm dứt viện trợ quân sự cho VNCH sau ngày 30/6/1975 mà theo đánh giá của cơ quan 
này, với quy định trong Tu chính án, hi vọng có được từ cuộc họp giữa Tổng thống Ford với 
hai Thượng nghị sĩ Church và Pearson ngày 04/3 sẽ không còn. Tại buổi họp báo ngày 26/3, 
Kissinger giải thích rằng vì sự chống đối của Quốc hội, Chính phủ sẵn sàng cứu xét một sự 
thỏa hiệp như là giải pháp dự phòng trường hợp bị thua trong cuộc bỏ phiếu viện trợ bổ sung. 
Ngoài ra, Kissinger kêu gọi cam kết tinh thần đối với Đông Dương, rằng cắt viện trợ sẽ “là 
việc làm cố tình giết chết một đồng minh trong giờ phút sinh tử”. Đáp lại, ngay sau buổi họp 
báo, Thượng nghị sĩ Pearson đã có những tuyên bố có nội dung đúng như điều mà Văn phòng 
Liên lạc Nhà Trắng đã lo ngại (Veith, 2014, p.390-396). Trong cuộc họp ngày 27/3, 
Kissinger đã xác nhận: “Đòi hỏi 300 dollars trong tình cảnh này là vô vọng. Chương trình 3 
năm là vô vọng – 3 năm cho cái gì nữa? () Tôi đã đặt hi vọng vào chương trình 3 năm 
nhưng tôi nghĩ không còn làm gì được nữa” (Department of State, 2010, Document 194, 
p.701)15. Như vậy, mặc dù Quốc hội vẫn chưa chính thức tiến hành bỏ phiếu bác các chương 
trình viện trợ cho VNCH theo trình tự pháp lí nhưng các sự kiện vừa kể đã cho thấy rõ kết 
quả thất bại. Trong khi đó, tình hình chiến sự tại miền Nam Việt Nam vào cuối tháng 3/1975 
14 Trong phần trình bày về vấn đề này, G. Veith không nêu rõ tên của hai thượng nghị sĩ, cũng không nêu rõ 
thời gian chính xác. Từ những thông tin mà G. Veith trình bày, có thể nhận biết, Tu chính án được đệ trình 
trong khoảng thời gian từ 17-21/3/1975. 
15 Nguyên văn: Talking $300 million in these circumstances is nonsense. A three-year program is nonsense -
three years to what? () I think - I defended a three-year program - but I think it is beyond that. 
 715 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 18, Số 4 (2021): 705-717 
cũng cho thấy VNCH không còn cơ hội tồn tại. Đến lúc này, chính sách Việt Nam đã không 
còn phương tiện nào để có thể tiếp tục thực hiện. Trong cuộc họp với Tổng thống Ford sáng 
ngày 27/3/1975, Kissinger đã nói lời từ bỏ chính sách Việt Nam, trước khi Weyand trở về 
và báo cáo về các nhu cầu của VNCH: “Tôi nói điều này với trái tim rướm máu – nhưng có 
lẽ Ngài phải đặt Việt Nam lại phía sau và không xé toạc đất nước thêm lần nữa”16 
(Department of State, 2010, p.701). Cuộc họp Đội Đặc nhiệm Washington ngày 02/4 đã ra 
những quyết định quan trọng đầu tiên về di tản (Department of State, 2010, Document 202, 
p.731). Tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kì cho thấy, kể từ thời điểm này, mọi thảo luận 
quanh vấn đề Việt Nam của Washington đều xoay quanh các giải pháp để cuộc di tản người 
Mĩ và người Việt cộng tác với Hoa Kì được diễn ra ổn định, có kiểm soát và an toàn. 
3. Kết luận 
 Tổng thống Ford kế thừa và tiếp tục triển khai chính sách của Hoa Kì đối với Việt Nam 
dựa trên cùng mục tiêu, các biện pháp mà Tổng thống Nixon và Kissinger đã hoạch định. 
Trong hoàn cảnh Quốc hội đặt ra các giới hạn về khả năng Hoa Kì tiến hành các hoạt động 
can thiệp quân sự tại Đông Dương, Tổng thống Ford đặt trọng tâm triển khai chính sách ở 
phương diện viện trợ và tìm kiếm sự đồng thuận của Quốc hội bằng cách thuyết phục. Quá 
trình lịch sử đã phản ánh Tổng thống Ford (và Kissinger) thực sự quyết tâm, nỗ lực tìm mọi 
phương tiện để thuyết phục Quốc hội chấp thuận đề xuất viện trợ quân sự và kinh tế cho 
VNCH nhưng đồng thời cũng cho thấy rằng Tổng thống Ford hoàn toàn không có ý thách 
thức Quốc hội trong vấn đề Việt Nam và trong khi các phương tiện để triển khai chính sách 
Việt Nam lần lượt bị vô hiệu, Tổng thống Ford cũng không có kế hoạch, ý tưởng để tạo ra 
chính sách mới hay thiết lập hệ thống các phương tiện mới. Ý định và nỗ lực vận động viện 
trợ để VNCH tiếp tục cuộc chiến chống lại QĐNDVN và duy trì sự tồn tại của Tổng thống 
G. Ford (và Kissinger) đã bị cự tuyệt bởi Quốc hội và công chúng Hoa Kì. Nước Mĩ muốn 
chấm dứt lập tức mọi dính líu với cuộc chiến tranh Việt Nam. 
  Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Department of State (2010). Foreign Relations of the United Sates (1969-1976). Volume X: Vietnam, 
 January 1973 - July 1975. Washington: United States Gorvenment Printing Office. 
Vietnam’s Communist Party (2005). Great Spring Victory, 1975: Party Documents [Dai thang mua 
 Xuan 1975 – Van kien Dang]. Ha Noi: National Political Publishing House. 
Nguyen, T. H. & Schecter, T. L. (1996). The Palace File - Part 2 [Tu toa Bach Oc den Dinh Doc 
 Lap - Tap 2]. Ho Chi Minh City: Tre Publishing House. 
16 Nguyên văn: I say this with a bleeding heart—but maybe you must put Vietnam behind you and not tear the 
country apart again. 
 716 
Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Hồ Thanh Tâm 
Hanhimäki, J. (2004). The Flawed Architect: Henry Kissinger and American Foreign Policy. New 
 York: Oxford University Press. 
Ho, T. T. (2020). Equilibrium strategy in Vietnam by Nixon administration for post-Paris Agreement 
 period (January-June, 1973) [Chinh sach can bang Viet Nam cua Chinh quyen Nixon sau Hiep 
 dinh Paris (01-6/1973)]. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(4), 
 562-574. 
Kissinger, H. (2003). Ending the Vietnam War: A history of America's involvement in and extrication 
 from the Vietnam War. Simon and Schuster. 
Markham, J. M. (1975). Congress Group. Retrieved from: 
 https://www.nytimes.com/1975/03/03/archives/congress-group-debates-in-saigon-with-
 communists-delegates-have-a.html 
 UNITED STATES POLICY IN VIETNAM UNDER PRESIDENT G. FORD 
 (August 1974 – April 1975) 
 Ho Thanh Tam 
 Ho Chi Minh City University of Education, Vietnam 
 Corresponding author: Ho Thanh Tam – Email: tamht@hcmue.edu.vn 
 Received: March 10, 2021; Revised: March 19, 2021; Accepted: April 23, 2021 
ABSTRACT 
 United States Policy in Vietnam under President G. Ford (August 1974 - April 1975) is studied 
based on original documents (published by the US Department of State) with a historical method. 
The findings reveal that: President Ford used the same approach that President Nixon and Kissinger 
planned for Vietnam to maintain the existence of the RVN. However, he focused on implementing the 
aid policy, including the addition of $300 million in military assistance for South Vietnam (September 
1974 - January 1975), a three-year assistance program for Viet-Nam (February - March 1975). At 
the end of his term, he presented evidences which proved South Vietnam had been in need of an 
emergency aid (late March 1975) to seek US Congress’s consent. 
 Keywords: additional aid; Kissinger; President G. Ford; the Republic of Vietnam; US 
Congress 
 717 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_cua_hoa_ki_doi_voi_viet_nam_cong_hoa_thoi_ki_tong.pdf