Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất ở Học viện Cảnh sát Nhân dân trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0

Trong xã hội hiện đại ngày nay, tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ

được sử dụng phổ biến nhất thế giới và đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối

liên kết cộng đồng, liên kết các mối quan hệ xã hội, hợp tác làm ăn, Việc sử dụng

thành thạo tiếng Anh giúp cho mọi người mở rộng được tri thức, nâng cao khả năng

nghiên cứu khoa học, giao tiếp và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một phần lớn

sinh viên không chuyên tiếng Anh, sau khi ra trường, không thể giao tiếp thành thạo

bằng tiếng Anh. Điều này đã cản trở họ rất nhiều trong cuộc sống, học tập và công

việc. Nghiên cứu đề cập tới một số khó khăn mà sinh viên không chuyên năm thứ nhất

ở học viện Cảnh sát Nhân dân gặp phải khi học kỹ năng nói và một số giải pháp để

khắc phục những khó khăn đó trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0

Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất ở Học viện Cảnh sát Nhân dân trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất ở Học viện Cảnh sát Nhân dân trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất ở Học viện Cảnh sát Nhân dân trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất ở Học viện Cảnh sát Nhân dân trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất ở Học viện Cảnh sát Nhân dân trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3640
Bạn đang xem tài liệu "Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất ở Học viện Cảnh sát Nhân dân trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất ở Học viện Cảnh sát Nhân dân trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0

Cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất ở Học viện Cảnh sát Nhân dân trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 105 
CẢI THIỆN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH 
CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NĂM THỨ NHẤT 
Ở HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN 
TRONG THỜI KÌ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Nguyễn Diệu Linh 
Học viện Cảnh sát Nhân dân 
Tóm tắt: Trong xã hội hiện đại ngày nay, tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ 
được sử dụng phổ biến nhất thế giới và đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối 
liên kết cộng đồng, liên kết các mối quan hệ xã hội, hợp tác làm ăn, Việc sử dụng 
thành thạo tiếng Anh giúp cho mọi người mở rộng được tri thức, nâng cao khả năng 
nghiên cứu khoa học, giao tiếp và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một phần lớn 
sinh viên không chuyên tiếng Anh, sau khi ra trường, không thể giao tiếp thành thạo 
bằng tiếng Anh. Điều này đã cản trở họ rất nhiều trong cuộc sống, học tập và công 
việc. Nghiên cứu đề cập tới một số khó khăn mà sinh viên không chuyên năm thứ nhất 
ở học viện Cảnh sát Nhân dân gặp phải khi học kỹ năng nói và một số giải pháp để 
khắc phục những khó khăn đó trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 
Từ khóa: kỹ năng nói, sinh viên không chuyên, thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 
Nhận bài ngày 13.02.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.02.2020 
Liên hệ tác giả: Nguyễn Diệu Linh; Email: arrien_moon@yahoo.com 
1. MỞ ĐẦU 
Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói 
riêng đã trở thành công cụ quan trọng và hữu hiệu trong việc hội nhập kinh tế quốc tế. 
Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ biến nhất khi được coi là ngôn ngữ chính, bên 
cạnh tiếng mẹ đẻ ở khoảng 60 quốc gia và là ngôn ngữ thứ hai ở trên 100 nước. Việt 
Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó khi việc thông thương buôn bán kinh doanh, trao 
đổi văn hóa, tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhận thức được điều đó, rất nhiều 
trường học ở Việt Nam đã đưa tiếng Anh thành môn học bắt buộc và đầu tư rất nhiều 
cho việc dạy và học ngoại ngữ. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ở bất kỳ chuyên ngành nào, 
nếu giỏi chuyên môn đó và có khả năng sử dụng tiếng Anh lưu loát thì sẽ giành ưu thế 
vượt trội hơn trong các kì tuyển dụng. Thậm chí, ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà 
trường, nếu sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh thì điều đó cũng giúp 
106 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
họ tiếp cận với nền tri thức, cập nhật và mở rộng kiến thức tốt hơn những sinh viên 
không sử dụng được tiếng Anh. 
Việc học tiếng Anh bao gồm sự phối hợp của nhiều kỹ năng khác nhau như nghe, 
nói, đọc, viết, trong đó, nói là một kỹ năng rất quan trọng cần được chú trọng và nâng 
cao vì nó là phương pháp giao tiếp hiệu quả. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng lưu ý là 
nhiều sinh viên không chuyên, sau khi ra trường không thể giao tiếp thành thạo bằng 
tiếng Anh. Họ cảm thấy khó khăn khi muốn diễn đạt suy nghĩ của mình, từ đó dẫn tới 
ngại giao tiếp và sợ giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì thế, làm thế nào để có thể cải thiện kỹ 
năng nói tiếng Anh, giúp họ giao tiếp thành thạo, nhất là trong thời kì cách mạng công 
nghiệp 4.0 như hiện nay là một mục tiêu quan trọng trong việc dạy và học ngoại ngữ. 
Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng cũng là một môn học chính và nhận 
được nhiều sự quan tâm ở Học viện Cảnh sát Nhân dân. Sinh viên hệ không chuyên 
được học môn này trong năm thứ nhất và thứ hai. Tuy nhiên, có một thực tế là sau khi 
học xong, không phải sinh viên nào cũng có thể giao tiếp tiếng Anh thành thạo. Điều 
này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập và công tác. Bài viết dưới đây sẽ đề 
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên năm nhất hệ 
không chuyên ở Học viện Cảnh sát Nhân dân. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Một số đặc điểm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân 
Trước khi vào học trong Học viện, các em sinh viên cũng tham dự kì thi tốt nghiệp 
trung học phổ thông Quốc gia với kết quả tương đối cao. Tuy nhiên, do lựa chọn tổ hợp 
các môn thi tốt nghiệp và điều kiện học tập giữa các vùng miền khác nhau nên học viên 
có thế mạnh khác nhau ở các môn học. Các em chọn thi tổ hợp các môn tự nhiên thường 
học giỏi các môn như Toán, còn các em chọn thi tổ hợp các môn xã hội thì thường thiên 
về các môn như ngoại ngữ. Bên cạnh đó, do sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau 
nên điều kiện học tập của các em cũng khác nhau. Ví dụ, các em sinh viên đến từ các tỉnh 
miền núi như Hà Giang, Sơn La ít có điều kiện học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói 
riêng hơn các em đến từ các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng. Ngoài ra, khi tuyển sinh 
chung dựa vào kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, số lượng Cảnh sát nghĩa vụ 
tăng mạnh. Cảnh sát nghĩa vụ là nhóm học viên đã tham gia huấn luyện nghĩa vụ, vì thế, 
các em cũng có một thời gian tương đối dài không sử dụng hoặc ít sử dụng ngoại ngữ 
trong quá trình công tác của mình. Trong quá trình học tập ở Học viện, ngoài các môn cơ 
sở như ngoại ngữ, luật, quân sự võ thuật, sinh viên còn học rất nhiều các môn học chuyên 
ngành khác nhau, tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tình 
nguyện, thực tế, thực tập. Vì vậy, thời gian trong trường của các em phân bổ cho rất nhiều 
hoạt động khác nhau. 
2.2. Một số vấn đề gặp phải trong qua trình học kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh 
viên hệ không chuyên năm thứ nhất ở Học viện Cảnh sát Nhân dân 
Vấn đề đầu tiên sinh viên gặp phải là sự tự ti. Sinh viên đôi khi cảm thấy mặc cảm 
và không đủ tự tin để diễn tả ý tưởng của mình bằng tiếng Anh. Các em sợ mắc phải các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 107 
lỗi về từ vựng, ngữ pháp, ngữ điệu,... và bị nhận xét. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên cũng 
cảm thấy xấu hổ khi phát biểu vì những người học khác sẽ chú ý đến họ. Littlewood 
(2007) cho rằng lớp học ngôn ngữ có thể làm cho sinh viên cảm thấy tự ti và lo sợ. Do 
đó, nhiều sinh viên không dám phát biểu ý kiến của mình hay tham gia tích cực vào các 
hoạt động luyện nói. Ở lớp học đông sinh viên, mỗi sinh viên thường có rất ít thời gian 
để tham gia vào các hoạt động giao tiếp vì mọi người phải luân phiên nhau nói, nghe và 
nhận xét. 70% những người tham gia phỏng vấn nói rằng, khi luyện tập theo nhóm, các 
em thường nghe nhiều hơn nói, còn khi thuyết trình trên lớp, họ thường phân công các 
sinh viên giỏi lên thuyết trình. Chỉ khi giáo viên yêu cầu 100% các thành viên trong 
nhóm đứng lên nói thì họ mới tham gia. 
Thứ hai, sinh viên có thể gặp khó khăn khi giáo viên đưa ra chủ đề mà họ thiếu kiến 
thức nền. River (1968), Baker và Westrup (2003) đều cho rằng, sẽ rất khó cho người 
học có thể tham gia nói về một chủ đề mà họ không biết hoặc biết rất ít thông tin về chủ 
đề đó, hay họ sẽ dùng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp nào để nói. 80% sinh viên được hỏi 
cho biết, khi giáo viên đưa ra các chủ đề nói về một số lĩnh vực như về các điều khoản 
luật, các em cảm thấy rất khó để nói vì thiếu kiến thức hiểu biết hơn là về các chủ đề về 
thể thao, giải trí. 
Thứ ba, sinh viên thường sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giờ học kỹ năng nói vì điều 
này giúp họ diễn đạt ý dễ hơn. Harmer (1991) đã chỉ ra một số lí do giải thích cho hiện 
tượng người học thường dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp học nói. Thứ nhất, khi giáo viên 
đưa ra một chủ đề nói mà sinh viên thiếu kiến thức về chủ đề đó, họ sẽ dùng tiếng mẹ đẻ 
để nói. Thứ hai, sử dụng tiếng mẹ đẻ là một phản xạ tự nhiên. Nếu giáo viên không nhắc 
sinh viên dùng tiếng Anh, họ sẽ tự động dùng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với các bạn. Cuối 
cùng, nếu giáo viên thường xuyên dùng tiếng mẹ đẻ thì sinh viên cũng sẽ sử dụng một 
cách thoải mái. 90% sinh viên cho biết các em thường sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giờ 
học để diễn đạt ý của mình khi gặp phải chủ đề khó hoặc nếu giáo viên không yêu cầu 
sử dụng tiếng Anh trong lớp. 
2.3. Đề xuất một số giải pháp cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên không 
chuyên trong thời đại công nghệ 4.0 
2.3.1. Với sinh viên 
Trước hết, bản thân sinh viên phải nhận thức được vai trò của mình trong quá trình 
học tập, đề ra mục tiêu, luôn chủ động và quyết tâm học tập cả ở trên lớp và cả ở nhà. 
Trong quá trình học trên lớp, người học cần tích cực, tập trung cao độ, mạnh dạn 
tham gia phát biểu, trao đổi ý kiến với giáo viên và với các học viên khác, cố gằng hoàn 
thành các bài tập và nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia vào các hoạt động trên lớp 
như làm việc theo nhóm, làm việc theo cặp hay làm việc cá nhân. Ngoài giờ học ở 
trường, sinh viên có thể tham gia vào các lớp học giao tiếp tiếng Anh, các câu lạc bộ 
tiếng Anh hoặc đến những địa điểm thu hút khách du lịch quốc tế như Văn Miếu, Hồ 
Hoàn Kiếm, Bảo tàng Dân tộc học,... 
Tự học cũng là một phương pháp hữu hiệu giúp sinh viên cải thiện kĩ năng. Hiện 
108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
nay có rất nhiều website học trực tuyến mà sinh viên có thể tham gia vào như 
Topicanative.com, Elight.edu.vn, examenglish.com để làm thêm các bài tập bổ trợ cho 
các kỹ năng. Việc đọc thêm các tài liệu bằng tiếng Anh như truyện, báo, trên các 
website english-e-books.net, magicblox.com, learn-english-network.org giúp người học 
củng cố vốn từ vựng, ngữ pháp, làm phong phú kiến thức và tăng hiểu biết. 
Ngoài ra, sinh viên cần tận dụng tối đa internet và khai thác sâu các kho kiến thức trực 
tuyến như sử dụng các phần mềm thuyết trình Googleslide, Emaze, Powton, thông qua các 
phần mềm như Buncee, Adobe Spark để có thể dễ dàng làm việc nhóm, chia sẻ thông tin, 
tài liệu với nhau. Các ứng dụng internet đó có thể giúp sinh viên học kỹ năng nói đạt kết 
quả cao hơn. Ví dụ, người học có thể nghe các bản tin trên các kênh BBC, CNN,VOA, ghi 
âm lại, sử dụng từ điển online để tra nghĩa từ, tra cách phát âm, bật lại nghe chậm và nói 
“nhại” theo ngữ điệu. Cách làm này sẽ giúp người học phát âm được đúng, bắt chước được 
ngữ điệu của người bản ngữ và cải thiện được tốc độ nói tốt hơn, trôi chảy hơn. 
2.3.2. Với giáo viên 
Giáo viên cũng là một nhân tố quan trọng trong việc cải thiện kĩ năng nói của sinh viên. 
Một là, giáo viên cần luôn luôn nâng cao trình độ, kỹ năng sư phạm, năng lực giảng 
dạy, chủ động, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy, thiết kế nhiều loại hình hoạt động khác 
nhau theo mức độ khó tăng dần và phù hợp với trình độ các đối tượng học tập, sử dụng 
nhiều loại giáo cụ trực quan khác nhau trong giờ giảng, tăng sức hấp dẫn cho bài giảng. 
Hai là, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, cần tổ chức tập 
huấn thường xuyên cho giáo viên để có thể cập nhật và sử dụng thành thạo các thiết bị 
và phần mềm mới như phần mềm lớp học thông minh High Class để giao bài tập, gửi tài 
liệu học tập, kiểm tra tiến trình học của sinh viên, các phần mềm như Moodle, 
Googleclassroom, để tổ chức các lớp học trực tuyến cho sinh viên, chia lớp thành các 
nhóm nhỏ để quản lý được việc học của các em và tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội 
giao tiếp, trao đổi với nhau. 
Không thể không kể đến việc dùng phần mềm không nối mạng Internet như Dyned, 
Langmaster, Language School, EDO (English Discoveries Online), cài đặt vào các máy 
tính của trường hoặc dùng mạng nội bộ, sau đó đưa học viên vào tự học theo giờ tại các 
phòng máy tính đa phương tiện, có một giáo viên ngồi hướng dẫn chung cho cả phòng. 
Từ đó, giảng viên có thể nắm được tình hình học tập của sinh viên để có thể điều chỉnh 
được phương pháp giảng dạy cũng như bài giảng cho phù hợp với từng loại đối tượng. 
Các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử như Impress, Prezi, Sliderocket, Flair, E-
learning Adobe cũng là những phần mềm có tính ứng dụng cao trong việc nâng cao 
hiệu quả giảng dạy, thu hút sự chú ý và tạo ra sự hứng thú trong học tập của sinh viên. 
Ba là, giáo viên có thể đưa ra các chế độ thưởng phạt khác nhau dựa trên mức độ cố 
gắng và tiến bộ của sinh viên để khuyến khích các em cố gắng học tập, tích cực sử dụng 
tiếng Anh trong giờ học, tạo sự tự tin trong giao tiếp. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 109 
3. KẾT LUẬN 
Để nâng cao kỹ năng Nói cho sinh viên cần có sự nỗ lực và kết hợp của nhiều 
phương pháp. Trong đó, sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ 4.0 là một biện pháp 
hữu hiệu và mang lại kết quả cao. Việc áp dụng công nghệ vào quá trình dạy và học ngoại 
ngữ sẽ làm tăng hiệu quả giảng dạy và học tập, thúc đẩy nhu cầu, động cơ của người dạy 
và người học. Đây cũng là nguồn tài nguyên dồi dào cho quá trình nghiên cứu, biên soạn 
và luyện tập của giáo viên cũng như sinh viên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Baker, J. & Westrup, H. (2003), Essential Speaking Skills: A Handbook for English 
Language Teachers, London: Continuum. 
2. Harmer, J. (1991), The practice of English language teaching.The 3rd edition, Longman: 
London and New York. 
3. River, W.M. (1968), Teaching Foreign Language Skills. Chicago: University of Chicago Press. 
4. Littlewood, W. (2007), Communicative and task- based language teaching in East Asian 
classrooms, Language Teaching 40 (3), 243- 249. 
IMPROVING SPEAKING SKILLS FOR NON- ENGLISH MAJOR 
STUDENTS IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 AT PEOPLE’S 
POLICE ACADEMY 
Abstract: In the modern society, English is one of the most popular languages in the 
world. It plays an important role in connecting communities, social relations and 
business cooperation. Using English fluently helps people broaden knowledge, 
improve the ability of science research, communicate and work more effectively. 
However, a major part of non- English major students, after graduating, cannot 
communicate English fluently. It is a big obstacle for them in their lives and work. 
This article will mention about some difficulties that non- English major students have 
to face with when they study English speaking skills and some solutions to overcome 
these problems in the era of 4.0 technology. 
Keywords: speaking skill, non- English major students, 4.0 technology 

File đính kèm:

  • pdfcai_thien_ky_nang_noi_tieng_anh_cho_sinh_vien_khong_chuyen_n.pdf