Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế

1. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng học Tiếng Anh và lấy ý kiến sinh viên ngành Công nghệ

chế biến Thủy sản về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tiếng Anh chuyên

ngành. Từ đó, làm cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao khả năng sử dụng

Tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Xây dựng biểu mẫu khảo sát (phụ lục đính kèm): Biểu mẫu khảo sát được xây

dựng để thu thập các thông tin chung về sinh viên, nhận thức về vai trò của Tiếng Anh,

thực trạng học Tiếng Anh và đề xuất giải pháp học học Tiếng Anh chuyên ngành hiệu

quả.

- Đối tượng và phạm vi khảo sát: Khảo sát được tiến hành đối với 250 sinh viên

ngành Công nghệ chế biến Thủy sản, thuộc các khóa 55, 56, 57 và 58.

- Hình thức khảo sát: Gặp trực tiếp người được khảo để hướng dẫn điền phiếu

khảo sát và thu thập thông tin.

- Xử lý số liệu: Số liệu được tính toán và trình bày (mô tả thống kê) bằng phần

mềm Excel 2007.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế trang 1

Trang 1

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế trang 2

Trang 2

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế trang 3

Trang 3

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế trang 4

Trang 4

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế trang 5

Trang 5

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế trang 6

Trang 6

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế trang 7

Trang 7

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ chế biến thủy sản: Dựa trên kết quả khảo sát thực tế
94 
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TIẾNG 
ANH CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN: DỰA 
TRÊN KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ 
GV: Ngô Thị Hoài Dương, Nguyễn Thế Hân, Trần Thị Huyền, 
Nguyễn Trọng Bách, Vũ Lệ Quyên, Phạm Thị Hiền, Đỗ Trọng Sơn, Nguyễn Bảo và 
Nguyễn Thị Thục 
Khoa Công nghệ Thực phẩm 
1. Mục đích nghiên cứu 
Khảo sát thực trạng học Tiếng Anh và lấy ý kiến sinh viên ngành Công nghệ 
chế biến Thủy sản về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tiếng Anh chuyên 
ngành. Từ đó, làm cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao khả năng sử dụng 
Tiếng Anh cho sinh viên ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
- Xây dựng biểu mẫu khảo sát (phụ lục đính kèm): Biểu mẫu khảo sát được xây 
dựng để thu thập các thông tin chung về sinh viên, nhận thức về vai trò của Tiếng Anh, 
thực trạng học Tiếng Anh và đề xuất giải pháp học học Tiếng Anh chuyên ngành hiệu 
quả. 
- Đối tượng và phạm vi khảo sát: Khảo sát được tiến hành đối với 250 sinh viên 
ngành Công nghệ chế biến Thủy sản, thuộc các khóa 55, 56, 57 và 58. 
- Hình thức khảo sát: Gặp trực tiếp người được khảo để hướng dẫn điền phiếu 
khảo sát và thu thập thông tin. 
- Xử lý số liệu: Số liệu được tính toán và trình bày (mô tả thống kê) bằng phần 
mềm Excel 2007. 
3. Kết quả khảo sát 
 Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 250 sinh viên thuộc các khóa 55, 56, 56 
và 58 đang theo học ngành Công nghệ chế biến Thủy sản. Tỷ lệ sinh viên khảo sát 
theo Khóa học được thể hiện ở Hình 1. Theo đó, khóa 55 có số sinh viên được khảo sát 
cao nhất. 
 Khi được hỏi về vai trò của Tiếng Anh đối với cuộc sống và công việc sau khi 
tốt nghiệp, đa số sinh viên được hỏi cho rằng Tiếng Anh có vai trò quan trọng và rất 
quan trọng (trên 97%); trong đó có đến gần 70% số sinh viên cho rằng Tiếng Anh là 
rất quan trọng. Như vậy, có thể kết luận rằng, đa số sinh viên được khảo sát nhận thức 
được tầm quan trọng của Tiếng Anh đối với công việc cũng như cuộc sống sau khi ra 
trường (Hình 2). 
Để đánh giá khả năng sử dụng Tiếng Anh của sinh viên các khóa ngành Công 
nghệ Chế biến Thủy sản, 04 kỹ năng (giao tiếp, đọc hiểu, viết và nghe) được khảo sát. 
95 
Kết quả cho thấy, hầu hết sinh viên (trên 90%) cho rằng mình không thể hoặc hạn chế 
sử dụng Tiếng Anh trong cả 04 kỹ năng; chỉ có dưới 10% sinh viên cho rằng mình có 
thể sử dụng được Tiếng Anh. Đáng chú ý, trong các kỹ năng khảo sát thì “viết” là kỹ 
năng tốt nhất của sinh viên. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng dạy và học Tiếng 
Anh hiện nay, đó là tập trung nhiều vào ngữ pháp, thiếu môi trường thực hành giao 
tiếp (Hình 3). 
Sau khi hoàn thành Tiếng Anh 1 và 2 theo chương trình đào tạo chính khóa, sinh 
viên có các hình thức sau để duy trình kiến thức Tiếng Anh: tự học, tham gia câu lạc 
bộ Tiếng Anh, học ở Trung tâm Tiếng Anh và học online. Trong đó, tự học là hình 
thức được nhiều sinh viên lựa chọn nhất (gần 60%). Đáng chú ý có khoảng 10% không 
dành bất cứ thời gian nào để học Tiếng Anh sau khi hoàn thành chương trình học 
Tiếng Anh theo quy định (Hình 4). 
Hiện nay, Khoa Công nghệ Thực phẩm đang duy trì hiệu quả hoạt động của Câu 
lạc bộ Tiếng Anh chuyên ngành, sinh hoạt định kỳ vào tối thứ 5 hàng tuần, dưới sự 
hướng dẫn của một số giáo viên có kinh nghiệm trong Khoa. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 
hơn 10% số sinh viên ngành Chế biến thủy sản tham gia Câu lạc bộ này (Hình 5a). Lý 
do không tham gia Câu lạc bộ này chủ yếu là do không biết và không có thời gian (gần 
70%) (Hình 5b). 
Khi được hỏi về hình thức đào tạo Tiếng Anh chuyên ngành thích hợp, đa số sinh 
viên (gần 50%) cho rằng nên lồng ghép dạy Tiếng Anh vào các học phần chuyên môn. 
Có khoảng 1/3 số sinh viên được khảo sát lựa chọn học môn học Tiếng Anh chuyên 
ngành và chỉ có khoảng 1/5 lựa chọn học dạy một số học phần chuyên môn hoàn toàn 
bằng Tiếng Anh. Kết quả khảo sát này phù hợp với năng lực Tiếng Anh hiện nay của 
sinh viên ngành Công nghệ chế biến Thủy sản. Theo đó, với khả năng Tiếng Anh hiện 
tại, sinh viên sẽ rất khó để tiếp thu kiến thức nếu dạy hoàn toàn bằng Tiếng Anh ở một 
số học phần (Hình 6). 
Cuối cùng, kết quả khảo sát về vai trò của các hoạt động ngoại khóa đối với việc 
nâng cao trình độ Tiếng Anh cho thấy, đa số sinh viên được hỏi (khoảng 90%) cho 
rằng nên bắt buộc sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa có sử dụng Tiếng Anh. 
Kết quả này cho thấy, các hoạt động ngoại khóa được sinh viên đánh giá có vai trò 
quan trọng đối với việc nâng cao trình độ Tiếng Anh (Hình 7). 
4. Đề xuất giải pháp 
Dựa trên kết quả khảo sát và thảo luận của các thành viên trong Bộ môn, nhóm 
nghiên cứu đề xuất một số giải pháp sau: 
(1) Sinh viên phải được tạo điều kiện để có thể học/sử dụng ngoại ngữ trong suốt 
quá trình từ năm 1-4 và quá trình này phải có sự tham gia của toàn thể giảng viên phụ 
trách các môn học cơ bản, cơ sở và chuyên ngành. 
96 
(2) Hầu hết sinh viên đều nhận thức được vai trò của Tiếng Anh đối với cuộc 
sống cũng như công việc sau khi ra trường. Tuy nhiên, hiện nay sinh viên thiếu động 
lực và “sức ép” từ Nhà trường để buộc bản thân phải học Tiếng Anh. Vì vậy, nhà 
trường/giảng viên phải tạo được sức ép để thắng được sức "ì" trong mỗi sinh viên. 
(3) Phải xây dựng được lộ trình nâng cao năng lực ngoại ngữ, xác định rõ mục 
tiêu đạt được và đối tượng chịu trách nhiệm chính tương ứng với từng giai đoạn (Năm 
1 và 2: Khoa ngoại ngữ; Năm 3, 4 và 4: Khoa chuyên ngành). 
(4) Có chế độ phù hợp để khuyến khích, động viên giảng viên tham gia (tính giờ 
giảng cho các hoạt động ngoại khóa liên quan). 
(5) Triển khai thí điểm ở một số ngành: 
- Các hoạt động có thể triển khai với sinh viên ngành Công nghệ Chế biến Thủy 
sản: 
+ Lồng ghép tiếng Anh vào các học phần (10-20%): từ khóa chuyên ngành, đọc 
hiểu văn bản/biểu mẫu liên quan đến công việc, giao tiếp chuyên môn với khách 
hàng/đối tác. 
+ Câu hỏi thi/kiểm tra bằng tiếng Anh (1 -2 điểm) 
+ Sinh hoạt câu lạc bộ: 2 tiếng/tuần/lần 
+ Góc tiếng Anh trên fanpage của câu lạc bộ chuyên ngành. 
Hình 1. Tỷ lệ sinh viên khảo sát theo Khóa 
97 
Hình 2. Đánh giá về mức độ quan trọng của tiếng Anh đối với công việc sau khi 
ra trường 
Hình 3. Khả năng Tiếng Anh hiện tại của sinh viên ngành Công nghệ Chế biến 
Thủy sản 
98 
Hình 4. Phương pháp duy trì năng lực Tiếng Anh sau khi hoàn thành Tiếng Anh 
1 và 2 theo chương trình đào tạo 
(a) 
99 
Hình 5. Tỷ lệ tham gia Câu lạc bộ Tiếng Anh chuyên ngành khoa Công nghệ 
Thực phẩm (a) và ly do không tham gia Câu lạc bộ này (b). 
Hình 6. Tỷ lệ sinh viên lựa chọn phương pháp giảng dạy Tiếng Anh để nâng cao 
năng lực Tiếng Anh chuyên ngành 
Hình 7. Vai trò của hoạt động ngoại khóa đến năng lực Tiếng Anh của sinh viên 
(b) 
100 
PHIẾU KHẢO SÁT NHU CẦU HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỦY SẢN 
Kính gửi anh/chị sinh viên ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản! 
Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh chuyên 
ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản, Bộ môn Công nghệ Chế biến Thủy sản thân nhờ 
các anh/chị trả lời vào phiếu khảo sát này. 
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/chị! 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
1. Anh/chị là sinh viên lớp: 
2. Theo anh/chị Tiếng Anh có vai trò như thế nào đối với cuộc sống và công việc sau 
khi tốt nghiệp: 
 Không quan trọng  Ít quan trọng 
 Quan trọng  Rất quan trọng 
 3. Hàng ngày, thời gian anh/chị dành để học Tiếng Anh là? 
 Không học  Dưới 0,5 giờ 
 0,5 – 1,0 giờ  1,0 – 2,0 giờ 
 Trên 2,0 giờ 
4. Anh/chị cho biết khả năng Tiếng Anh hiện tại như thế nào (có thể lựa chọn nhiều 
đáp án)? 
 Không thể giao tiếp bằng Tiếng Anh  Không thể viết một đoạn văn Tiếng 
Anh khoảng 100 từ. 
 Thiếu tự tin khi giao tiếp bằng Tiếng Anh  Rất vất vả khi viết một đoạn văn 
Tiếng Anh khoảng 100 từ. 
 Có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh  Có thể viết một đoạn văn Tiếng Anh 
khoảng 150 từ. 
 Không thể đọc hiểu tài liệu Tiếng Anh liên 
quan đến chuyên môn (căn bản) 
 Không nghe hiểu được khi trao đổi 
với người nói Tiếng Anh 
 Đọc hiểu hạn chế tài liệu Tiếng Anh liên 
quan đến chuyên môn (căn bản) 
 Nghe hiểu hạn chế khi trao đổi với 
người nói Tiếng Anh 
 Có thể đọc hiểu tài liệu Tiếng Anh liên 
quan đến chuyên môn (căn bản) 
 Nghe hiểu được khi trao đổi với 
người nói Tiếng Anh 
5. (Dành cho SV khóa 55 và 56) Sau khi học xong Tiếng Anh 1 và 2, anh/chị duy trì 
101 
và nâng cao năng lực Tiếng Anh bằng hình thức nào? (có thể chọn nhiều đáp án) 
 Không 
 Tự học 
 Tham gia một câu lạc bộ dùng Tiếng Anh 
 Tham gia các khóa học Tiếng Anh tại trung tâm 
 Tham gia các khóa học online 
 Khác: 
6. Anh/chị có tham gia câu lạc bộ Tiếng Anh của Khoa Công nghệ Thực phẩm không 
(nếu trả lời “Có”, vui lòng bỏ qua câu thứ 7)? 
 Có  Không 
7. Lý do vì sao anh/chị không tham gia? 
 Không biết có CLB 
 Không có thời gian 
 Không hữu ích 
 Lý do khác:.......................... 
8. Theo anh/chị hình thức học Tiếng Anh chuyên ngành nào sẽ phù hợp với sinh viên 
ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản ở trường ta? 
 Học riêng một học phần “Tiếng Anh chuyên ngành”(3TC) 
 Học một số học phần chuyên môn hoàn toàn bằng Tiếng Anh 
 Học Tiếng Anh lồng ghép trong các học phần chuyên môn (tỷ lệ 20%) 
9.Theo anh/chị nhà trường có nên yêu cầu sinh viên bắt buộc phải tham gia vào các 
hoạt động ngoại khóa có sử dụng Tiếng Anh để nâng cao năng lực ngoại ngữ? 
 Không nên 
 Nên 
 Rất nên 
10. Anh/chị vui lòng đề xuất một số giải pháp để nâng cao trình độ Tiếng Anh chuyên 
ngành của SV ngành Công nghệ Chế biến Thủy sản? (về Cơ sở vật chất, giáo viên và 
sinh viên)? 
 -----hết----- 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_mot_so_giai_phap_nang_cao_kha_nang_su_dung_tieng_anh.pdf