Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông

Lễ hội Gầu Tào là một sinh hoạt văn hoá truyền thống mang tính cộng đồng

tiêu biểu và đặc sắc của đồng bào Hmông. Đây là lễ hội có nguồn gốc cổ xưa, xuất hiện cùng

quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Hmông, trở thành lễ hội tiêu biểu, độc đáo với những

tín ngưỡng, lễ thức, phong tục, được bảo lưu gìn giữ đến ngày nay. Lễ hội Gầu Tào chứa

đựng trong nó những "trầm tích văn hóa ” thể hiện đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc

Hmông đã kết tinh hàng ngàn năm lịch sử. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung gợi mở

các giá trị văn hóa của lễ hội Gầu Tào, từ đó làm sáng tỏ sự độc đáo, phong phú và đặc sắc

trong đời sống văn hóa dân tộc Hmông.

Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông trang 1

Trang 1

Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông trang 2

Trang 2

Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông trang 3

Trang 3

Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông trang 4

Trang 4

Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông trang 5

Trang 5

Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2580
Bạn đang xem tài liệu "Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông

Các lớp văn hóa của lễ hội Gầu Tào người Hmông
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 CÁC LỚP VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI GẦU TÀO NGƯỜI HMÔNG
 TS. Tạ Thị Thủy 1
 Tóm tắt: Lễ hội Gầu Tào là một sinh hoạt văn hoá truyền thống mang tính cộng đồng 
tiêu biểu và đặc sắc của đồng bào Hmông. Đây là lễ hội có nguồn gốc cổ xưa, xuất hiện cùng 
quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Hmông, trở thành lễ hội tiêu biểu, độc đáo với những 
tín ngưỡng, lễ thức, phong tục, được bảo lưu gìn giữ đến ngày nay. Lễ hội Gầu Tào chứa 
đựng trong nó những "trầm tích văn hóa ” thể hiện đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc 
Hmông đã kết tinh hàng ngàn năm lịch sử. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung gợi mở 
các giá trị văn hóa của lễ hội Gầu Tào, từ đó làm sáng tỏ sự độc đáo, phong phú và đặc sắc 
trong đời sống văn hóa dân tộc Hmông.
 Từ khóa: Lễ hội, văn hóa, tộc người, Gầu Tào, tín ngưỡng
 1. Vài nét về người Hmông và lễ hội Gầu Tào
 Dân tộc Hmông có truyền thống lịch sử lâu đời, với những thăng trầm của quá trình đấu 
tranh bảo vệ sự sống và thiên di tìm đất sống. Một số nghiên cứu dân tộc học cho rằng 
người Hmông vốn là cư dân nước Tam Miêu được người Trung Quốc gọi là Miêu Tử 
sống ở khu vực giữa hồ Động Đình và Bành Lãi. Một bộ phận người Hmông di cư sang 
Việt Nam khoảng gần 300 năm trở lại đây. Các văn bản, tài liệu ở nước ta có nhiều cách 
viết tộc danh Hmông: Hmôngz, Hmông, H'mông, Hơ Mông, Mèo, Mẹo, Miêu. Trong 
chữ viết của người Hmông, tên tự gọi ghi là Hmôngz. Ngày 04/12/2001, Hội đồng Dân 
tộc Quốc hội, khóa X, có Công văn số 903-CV/HĐDT, đề nghị viết là Mông. Uỷ ban Dân 
tộc của Chính phủ đã lên danh mục 54 dân tộc ở nước ta, công bố tại Quyết định số 
121-TCTK/PPCĐ ngày 2/3/1979, theo đó, gọi và viết tộc danh Hmôngz là Hmông. 
Tổng điều tra dân số, ngày 1/4/2009 cũng viết là Hmông. Trong bài viết này, chúng tôi 
cũng thống nhất gọi là Hmông. Về sự phân bố của người Hmông, hiện nay, đồng bào cư 
trú trên địa bàn có độ cao 700 - 800 mét trở lên, bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi từ 
biên giới Việt - Trung đến biên giới Việt - Lào (Tây Thanh Hoá, Nghệ An, Tây 
Nguyên).
 Xung quanh vấn đề nguồn gốc ra đời lễ hội Gầu Tào hiện còn nhiều quan điểm khác 
nhau, có quan điểm cho rằng lễ hội Gầu Tào ra đời có nguồn gốc từ việc cầu con cái, có quan 
điểm lại giải thích do quá trình đấu tranh và thiên di, có quan điểm lại cho rằng nó phản ánh 
tình yêu nam nữ. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu nghiêng về việc giải thích nguồn gốc của lễ 
hội này từ việc cầu con cái.
1 Khoa Văn hóa Thông tin, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
90
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Lễ hội Gầu Tào là lễ hội đặc sắc của người Hmông, lễ hội gồm hai phần chính: phần lễ 
và phần hội. Thầy cúng sẽ thực hiện bài cúng với những bài ca có tính chất nghi lễ ôn lại 
truyền thống, thể hiện những quan niệm về vũ trụ nhân sinh, tín ngưỡng,...
 Phần hội được bắt đầu với nhiều trò chơi dân gian, nhưng lôi cuốn nhiều đối tượng 
tham gia nhất chính là hát đối đáp với nhiều chủ đề: hát gặp gỡ làm quen, bạn bè, hát cầu 
nguyện sức khỏe, may mắn, hát giao duyên.... hết đôi này đến đôi khác, tốp này đến tốp khác.
 Lễ hội Gầu Tào vừa mang tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn, là sự pha trộn giữa tín 
ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tinh thần và vật chất, linh thiêng và dân dã; là nơi nuôi dưỡng, 
bảo lưu và phát triển nền văn học nghệ thuật HMông. Lễ hội Gầu Tào của người Hmông 
được tổ chức vào dịp tết hàng năm, là thời điểm kết thúc vụ mùa năm trước, chuẩn bị cho vụ 
mùa năm sau. Đây là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng thể hiện rõ bản sắc văn hóa tộc 
người, có sức hấp dẫn, lôi cuốn nhiều thành phần cùng các lứa tuổi tham gia. Lễ hội Gầu Tào 
được tổ chức vào một ngày được ấn định sẵn với mục đích cúng tạ ơn trời đất đã ban cho con 
người sức khỏe, no ấm, bài ca trong lễ hội là lời cầu phúc, cầu lộc.
 Đánh giá, nhận diện đầy đủ nét đặc sắc văn hóa tộc người của một cộng đồng dân tộc là 
việc làm tương đối khó khăn nhưng vô cùng thú vị. Việc nghiên cứu, giải mã, nhất là giải mã 
các biểu tượng văn hóa trong lễ hội, làm sáng tỏ bản chất cũng như những nét độc đáo về văn 
hóa trong lễ hội Gầu Tào của người Hmông là hành trình để đi đến nhận thức về bản chất đặc 
trưng văn hóa tộc người. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi tập trung giải mã biểu tượng 
cây nêu - điểm độc đáo nhất của lễ hội Gầu Tào từ đó thấy được các lớp văn hóa của lễ hội 
độc đáo này.
 2. Các lớp văn hóa chủ yếu của lễ hội Gầu Tào
 2.1. Lễ hội Gầu Tào phản ánh ước vọng sinh sôi, may mắn và phúc lộc
 Theo phong tục, lễ hội Gầu Tào thường do ba gia đình có quan hệ huyết thống 
hoặc thông gia với nhau và có hoàn cảnh tương tự nhau như sinh ít con, sinh con một bề, 
hoặc con hay ốm đau họ sẽ cùng tổ chức. Lễ hội được tiến hành vào mùa xuân trong ba năm 
liền, mỗi năm người ta trồng một cây nêu để ba gia chủ sẽ lần lượt lấy cây nêu và những vật 
treo trên cây về để lấy phúc, lấy lộc. Trong lễ hội hai nghi thức quan trọng nhất là chặt tre và 
dựng nêu, đây là hai nghi thức có ý nghĩa linh thiêng được chuẩn bị cẩn thận trong lễ hội.
 Trong phần hội, có nhiều bài hát cầu mong may mắn cho con người, cho cộng đồng, 
đặc biệt là cầu mong chủ hội, qua đó cầu mong cộng đồng lớn mạnh. Mặc dù là hát giao 
duyên nhưng người ta luôn khéo léo lồng vào đó những câu mang ý tưởng cầu mong có phúc 
lộc, sức khỏe, sự sinh sôi, nảy nở, chẳng hạn câu hát: Người già, người trẻ dựng cây nêu sinh 
được chín con trai/ Con trai lớn lên, ra cửa trời giữ được ruộng nương của cha mẹ.
 Cốt lõi của lễ hội Gầu Tào là cầu sinh con và cầu có sức khỏe. Khi trồng cây nêu, 
ngọn cây bao giờ cũng hướng về phía Đông, bởi theo quan niệm của người HMông,
 91
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
hướng Đông là hướng sinh với mong muốn cầu sinh con, đồng thời đây cũng là hướng 
của mặt trời với mong ước mùa màng được bội thu. Việc cầu con và con trai để duy trì 
nòi giống, tạo ra sức lao động chính của gia đình, trụ cột của dòng họ để phát triển cuộc 
sống nhất là trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, dân cư thưa thớt, mưu sinh khó 
khăn của cộng đồng Hmông là vấn đề hệ trọng hàng đầu. Vậy nên, trong lễ hội Gầu 
Tào, họ thường hát: Chúc người dựng cây nêu sinh được con trai/ Con trai lớn lên giữ 
ruộng nương cho cha mẹ. Đây cũng là khát vọng sinh tồn của cả cộng đồng Hmông trong 
điều kiện cư trú rải rác trên các đỉnh núi cao trong suốt quá trình thiên di. Mong mỏi đó được 
thể hiện nhiều trong dân ca và dường như đã trở thành khát khao của một dân tộc.
 Khi kết thúc lễ hội, vào ngày cuối cùng, chủ tế làm lễ hạ nêu: đốt giấy vàng lấy tro 
bỏ vào gáo nước, vừa đi vừa cầu khẩn rồi nhấp nước phun ra xung quanh; trong khi đó, 
chủ hội hạ cây nêu. Nếu là lễ cầu tự, cây nêu được chẻ làm dát giường cho vợ chồng 
chủ hội, phần ngọn để nguyên lá treo ở chái nhà. Họ tin rằng làm như vậy sẽ sinh được 
con cái, nhất là con trai. Nếu là lễ cầu mệnh, cây nêu được gác ở vách đá khô ráo, linh 
thiêng của làng với niềm tin dân làng sẽ được êm ấm, mùa màng tốt tươi, mọi nhà no 
đủ. Mảnh vải đỏ treo ở cây nêu được gia chủ mang về nhà và tin rằng gia đình sẽ có 
hồng phúc. Mọi người ra về lòng đầy phấn khởi để bước vào mùa làm ăn mới.
 Có thể thấy, lễ hội Gầu Tào thể hiện rõ bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh từ 
trong sâu thẳm đời sống tinh thần của đồng bào. Sau lễ hội Gầu Tào, bà con lấy ngọn 
nêu còn nguyên lá về treo ở nhà, thân cây được chia cho nhiều người về làm dát giường 
hoặc để yểm trong nhà, bởi đó chính là dấu hiệu chống tà ma xâm nhập, quấy nhiễu gia 
đình đồng thời cầu mong may mắn, sinh nhiều con cái.
 Như vậy, có thể thấy, chính khát vọng sinh tồn, sinh sôi nảy nở để duy trì nòi 
giống là lớp văn hóa nguyên thủy mang yếu tố phồn thực cổ xưa nhất của lễ hội Gầu 
Tào. Việc cầu con để duy trì nòi giống, trong điều kiện sống khắc nghiệt trên vùng núi 
cao là vấn đề cốt lõi được đặt lên hàng đầu.
 2.2. Lễ hội Gầu Tào mang ý nghĩa chống lại tà ma
 Lễ hội Gầu Tào của người Hmông còn mang ý nghĩa chống lại tà ma, ác quỷ. 
Cũng như bà con một số dân tộc miền núi nói chung, đồng bào Hmông nói riêng có tục 
lệ: khi nhà có việc quan trọng (sinh nở, cúng bái...) thường lấy cành cây còn lá để ở cửa 
- đây là dấu hiệu cấm người lạ vào nhà để khỏi bị ảnh hưởng của tà ma, vía độc và cầu 
cho công việc được hanh thông, may mắn. Người Hmông chọn cây nêu thuộc họ tre để 
thực hành tín ngưỡng của mình như lá cây để xua đuổi tà ma, thân cây chẻ ra làm quẻ 
bói, làm vật để tiễn linh hồn người chết về với tổ tiên trong đám ma... Do vậy, việc 
dựng cây nêu được thực hiện theo một quy định nghiêm ngặt và nhiều kiêng kị ở tất cả 
các khâu từ chặt cây đến trồng, hạ cây. Trước tiên, phải chọn ngày tốt, người tốt để đi
92
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
chặt tre, người đi tìm tre cũng phải tìm cây tre tốt, đẹp không bị sâu hay úa lá; phải hát 
để cúng trước khi chặt cây, trồng cây; khi hát cúng phải xếp hàng, che ô đi 3 vòng xung 
quanh cây; phải để cây đổ về hướng mặt trời mọc, không để chạm đất cho đến khi trồng 
cây; khi di chuyển, gốc cây hướng về trước; cây đực để 7 đốt lá, cây cái để 9 đốt nguyên 
lá còn tươi; phải cúng và múa khèn trước khi khai hội; thái độ của người thực hành các 
nghi thức này phải trang nghiêm, thành kính... Nếu đảm bảo các khâu như vậy, cây nêu 
mới trở thành linh thiêng, có sức mạnh siêu nhiên, mới phù hộ được cho con người. 
Trong lễ hội Gầu Tào, mọi việc cầu mong phải diễn ra xung quanh gốc nêu. Trong tất cả 
các ngày hội: hết tốp này đến tốp khác đi vòng quanh cây nêu hát. Họ không chỉ cầu 
mong cho cá nhân mình, gia đình mình mà còn cầu mong cho cả cộng đồng gặp nhiều 
may mắn, mạnh khỏe, phát triển với một thái độ nghiêm túc và niềm tin tuyệt đối.
 Về ý nghĩa này, biểu tượng cây nêu của người Hmông có cùng ý nghĩa với cây 
nêu của người Việt. Thông qua truyện cổ tích “Cây nêu ngày Tết”, ý nghĩa ban đầu của 
cây nêu đã được giải thích. Theo đó, cây nêu được dựng với mục đích ngăn không cho 
quỷ từ biển Đông vào đất liền và đến gần nơi con người cư ngụ. Cây nêu trở thành biểu 
tượng của sự đấu tranh giữa cái thiện và ác, giữa thiên thần và quỷ dữ.
 Trong quá trình phát triển, lễ hội Gầu Tào được bổ xung thêm lớp ý nghĩa mới, nó 
không chỉ mang ý nghĩa cầu con, cầu may mắn mà còn mang lớp nghĩa văn hóa cầu sự 
sinh tồn. Biểu hiện của lớp nghĩa này chính là thời điểm tổ chức lễ hội tổ chức vào mùa 
xuân, kết thúc mùa vụ trước, chuẩn bị mùa vụ sau, đây là thời điểm có liên quan đến 
chu trình sản xuất nông nghiệp. Trong lễ hội còn có nghi thức phồn thực - giao duyên 
nhằm biểu dương sự kết hợp âm dương cho con người, vạn vật sinh sôi.
 2.3. Lễ hội Gầu Tào phản ánh lịch sử thiên di và tính cố kết cộng đồng 
 Ngoài hai lớp nghĩa trên, lễ hội Gầu Tào còn thể hiện lịch sử thiên di của cộng đồng 
người Hmông, cũng như quá trình đấu tranh của người Hmông với người Hán, phải vào 
rừng núi sinh sống. Để tập hợp mọi người, họ đã treo một tấm vải đen gắn với tấm vải đỏ 
(hoặc trắng) lên ngọn cây nêu. Đây là tín hiệu tập hợp, cố kết cộng đồng. Mọi người thấy 
tín hiệu này đều tập trung về gốc nêu để ôn lại quá khứ đau thương của dân tộc, hát bài ca 
quen thuộc: Người Hán ăn tết, đốt dầu thông cúng bia đá/Người Hmông ăn tết, đốt hương, 
đốt giấy cúng cột nêu tre. Để nhớ về thời kỳ dân tộc Hmông bị người Hán chèn ép, xua 
đuổi, tàn sát đẫm máu.
 Mặt khác, khi tham gia lễ hội Gầu Tào, mọi người tham dự lễ hội đều vui vẻ, cởi 
mở, không to tiếng, hay đánh, cãi, chửi nhau. Trong cái đông đúc, hỗn độn của ngày hội 
vẫn cảm nhận được sự trật tự, trang nghiêm và tôn trọng nhau rất khác biệt so với lễ hội 
ở các nơi khác. Tinh thần đoàn kết ấy nằm trong truyền thống dân tộc, biểu hiện tập trung 
nhất ở việc dựng nêu mở hội, nó thể hiện rõ sự tương tác của các cá nhân trong tập thể.
 93
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
Chẳng hạn đi chặt cây, chọn cây khiêng cây đều là một nhóm người cùng làm, rồi từng 
nhóm múa hát trong lễ hội hay cả cộng đồng đông đúc trong lễ hội Gầu Tào. Ở đâu, công 
việc gì cũng có thể cảm nhận được tính tập thể cộng đồng trong lễ hội Gầu Tào.
 Về số lượng cây nêu cũng bao hàm ý nghĩa văn hóa thể hiện cho tính đoàn kết cộng 
đồng. Có nơi người ta trồng hai cây, có nơi trồng 1 cây, có quan điểm cho rằng trồng hai 
cây thì cây to là cây cái, cây nhỏ là cây đực tượng trưng cho âm dương hoà hợp; nhưng 
cũng có ý kiến cho rằng: cây to tượng trưng cho bố mẹ, ông bà, cây nhỏ tượng trưng cho 
con cái, dâu rể của chủ hội; hai cây nêu buộc chéo vào nhau tượng trưng cho sự cố kết, 
thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng. Tuy rằng các ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất ở 
chỗ: mọi người đềub tậpt rung quanh gốc nêu với tinh tahafn đoàn kết và tôn trọng, yêu 
thương lẫn nhau đó là bản sắc văn hoá rất riêng của dân tộc Hmông.
 Như vậy, có thể nói, trải qua quá trình phát triển, lễ hội Gầu Tào đã tích hợp, chứa 
đựng nhiều lớp văn hóa khác nhau. Từ tín ngưỡng cầu sức khỏe, con cái đến lễ hội nông 
nghiệp và lễ hội mang ý nghĩa tưởng niệm lịch sử. Tìm hiểu các lớp văn hóa trong lễ hội 
Gầu Tào một mặt giúp ta hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống kinh tế xã 
hội người Hmông; mặt khác, khám phá chiều sâu tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người 
kết tinh trong đó. Việc giải mã các lớp văn hóa đó góp phần làm sáng tỏ một nét đẹp 
văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Hmông.
 Tài liệu tham khảo
 [1] . Chevalier. J, Gheerbrant. A (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (Phạm 
Cư và nhóm dịch), Nxb Đà Nẵng và Trường Viết văn Nguyễn Du.
 [2] . Mã A Lềnh (2009), Ghi chép về văn hóa dân gian Hmông, Nxb Văn hóa Thông 
tin, Hà Nội.
 [3] . Mã A Lềnh, Từ Ngọc Vụ (2014), Tiếp cận văn hóa Hmông, Nxb Văn hóa Dân 
tộc, Hà Nội.
 CULTURAL CHARACTERISTICS OF GAU TAO FESTIVAL 
 OF H’MONG ETHNIC MINORITY PEOPLE
 Ta Thi Thuy, Ph.D
 Abstract: Gau Tao festival is a traditional cultural event imbued with typical and 
unique community identities o f H ’mong ethnic minority people. It is an ancient festival 
which is developed with the development process of history of H ’mong ethnic minority 
people and becomes a unique festival covered with beliefs, rituals and customs. Gau 
Tao festival containing "cultural deposits" represents H ’mong ethnic minority’s
94
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
spiritual lives that have been crystallized for thousands of years. In the paper, we focus 
on cultural values of the festival and provide readers with a better understanding about 
H ’mong ethnic m inority’s abundant life.
 Keywords: festival, culture, minority group, Gau Tao, belief
 95

File đính kèm:

  • pdfcac_lop_van_hoa_cua_le_hoi_gau_tao_nguoi_hmong.pdf