Các biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh năm 2018

Trong số các hành vi được luật cạnh tranh điều chỉnh, hành vi hạn chế cạnh tranh (HCCT) gây

ra những tác động nghiêm trọng nhất cho thị trường. Bởi vậy, việc kiểm soát hành vi và xử lý

những vi phạm đối với hành vi HCCT có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo trật tự cạnh tranh trên

thị trường. Các quy định của Luật cạnh tranh năm 2018 có nhiều điểm tiến bộ, khắc phục được

những điểm hạn chế của Luật cạnh tranh năm 2004 về xử lý vi phạm đối với hành vi HCCT nhưng

vẫn bộc lộ những điểm bất cập cần khắc phục.

Các biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh năm 2018 trang 1

Trang 1

Các biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh năm 2018 trang 2

Trang 2

Các biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh năm 2018 trang 3

Trang 3

Các biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh năm 2018 trang 4

Trang 4

Các biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh năm 2018 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 1840
Bạn đang xem tài liệu "Các biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh năm 2018

Các biện pháp xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh theo luật cạnh tranh năm 2018
i đa. Hành vi HCCT thường liên quan 
đến những doanh nghiệp lớn, có sức mạnh trên 
thị trường, với tổng doanh thu mỗi năm lên 
tới hàng nghìn tỷ đồng, vì vậy mức phạt tối đa 
10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trên thị 
trường liên quan được cho là mức đủ lớn, đủ 
tính răn đe nhưng không dẫn đến hậu quả làm 
phá sản doanh nghiệp, có thể gây ảnh hưởng 
tiêu cực đến thị trường. Đặc biệt, tổng doanh 
thu là căn cứ để xác định mức tiền phạt tối đa 
là tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm 
trên thị trường liên quan, tức là tổng doanh thu 
của doanh nghiệp đối với loại hàng hóa, dịch vụ 
trên thị trường liên quan mà doanh nghiệp thực 
hiện hành vi vi phạm chứ không phải là tổng 
doanh thu của cả doanh nghiệp. Quy định này 
là hợp lý, khắc phục hạn chế của LCT năm 2004 
khi quy định căn cứ xác định mức phạt tiền là 
tổng doanh thu của cả doanh nghiệp trong khi 
một doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều loại 
hàng hóa, dịch vụ nhưng doanh nghiệp chỉ có 
hành vi vi phạm LCT trong kinh doanh một loại 
hàng hóa, dịch vụ nhất định. Thậm chí, trong 
một số vụ việc, doanh thu phát sinh từ việc kinh 
doanh hàng hóa, dịch vụ có liên quan trực tiếp 
đến hành vi vi phạm chỉ chiếm một phần rất nhỏ 
trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, 
mức phạt dựa trên căn cứ “tổng doanh thu” của 
doanh nghiệp như LCT năm 2004 không phản 
ánh đúng mức độ tác động của hành vi vi phạm 
và không tương xứng với thiệt hại trên thị trường 
do hành vi vi phạm gây ra.
Thứ ba, việc sử dụng doanh thu của năm tài 
chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi 
phạm chứ không phải là doanh thu của doanh 
nghiệp tại thời điểm vi phạm nhằm đảm bảo tính 
xác định về mặt số liệu, đặc biệt có ý nghĩa đối 
với các trường hợp đưa ra quyết định xử lý vào 
thời điểm chưa kết thúc năm tài chính hoặc chưa 
có số liệu về tổng doanh thu trong năm tài chính 
của năm thực hiện hành vi vi phạm. 
Có thể thấy, quy định của LCT năm 2018 
về căn cứ tính mức xử phạt là tương đồng với 
LCT của nhiều nước trên thế giới. Với quan điểm 
quyết định xử phạt dựa vào các căn cứ hợp lý 
để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại, nhiều quốc gia 
đã áp dụng nguyên tắc tính mức xử phạt căn cứ 
theo doanh thu trên thị trường liên quan hoặc 
thị trường bị ảnh hưởng, đảm bảo tính hợp lý 
nhưng cũng mang sức răn đe.
Thứ tư, quy định của Nghị định 75/2019 về 
xác định mức phạt tiền cụ thể đã khắc phục được 
thiếu sót của Nghị định 71/2014 khi đưa ra các 
căn cứ để xác định mức độ xử lý đối với các hành 
vi vi phạm nhưng không quy định cụ thể việc sử 
dụng và đánh giá các căn cứ để xác định tỷ lệ tính 
mức phạt như thế nào, vốn gây khó khăn cho cơ 
quan cạnh tranh trong việc xác định mức phạt 
tiền cụ thể đối với các doanh nghiệp vi phạm, 
thậm chí gây tranh cãi trong quyết định mức độ 
xử lý vi phạm hoặc có thể dẫn đến việc tùy tiện 
trong quyết định mức phạt.
Thứ năm, đối với quy định về biện pháp xử 
phạt bổ sung, việc tách riêng biện pháp Tịch thu 
khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành 
vi vi phạm ra khỏi biện pháp Tịch thu tang vật, 
phương tiện được sử dụng để thực hiện hành 
vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản 
lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi 
phạm đã được quy định của LCT năm 2004 là 
hợp lý. Bởi lẽ, về bản chất, khoản lợi nhuận thu 
được từ hành vi vi phạm không phải, và không 
thể là tang vật hay phương tiện sử dụng để thực 
hiện hành vi vi phạm. 
Thứ sáu, về các biện pháp khắc phục hậu quả, 
LCT năm 2018 đã khắc phục được hạn chế của 
LCT năm 2004 khi quy định liệt kê cứng nhắc, 
điều chỉnh trực tiếp theo biểu hiện bên ngoài của 
hành vi; do đó, một biện pháp chỉ có thể phù hợp 
đối với một vài vụ việc với một hành vi vi phạm 
nhất định. Ví dụ: Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi 
đã áp đặt cho khách hàng chỉ áp dụng đối với các 
vi phạm liên quan đến hành vi áp đặt điều kiện 
bất lợi cho khách hàng; biện pháp buộc sử dụng 
hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu 
dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng 
chỉ áp dụng đối với các vi phạm liên quan đến 
hành vi mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu 
dáng công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử 
dụng... 
LCT năm 2018 đã áp dụng cả các biện pháp 
khắc phục hậu quả theo cấu trúc (cơ cấu lại doanh 
nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm 
dụng vị trí độc quyền) và cả các biện pháp khắc 
phục hậu quả theo hành vi (các biện pháp còn 
lại). Về bản chất, các biện pháp khắc phục hậu 
quả theo quy định hiện hành đều hướng tới mục 
tiêu chính là dừng, chấm dứt hành vi vi phạm, 
khôi phục, cải thiện tình trạng cạnh tranh trên thị 
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH VI... 
76 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
trường cũng như phòng ngừa những vi phạm 
có thể xảy ra trong tương lai. Đặc biệt, các biện 
pháp khắc phục hành vi hiện nay đã quy định 
theo hướng chung, điều chỉnh tác động của hành 
vi như vậy là phù hợp với xu thế của LCT các 
nước. Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, 
nhóm biện pháp khắc phục theo hành vi thường 
được đưa ra dưới dạng buộc một doanh nghiệp 
phải thực hiện một số yêu cầu của cơ quan cạnh 
tranh hoặc chấm dứt thực hiện các hành vi có tác 
động xấu tới môi trường cạnh tranh. Biện pháp 
khắc phục theo hành vi, vì vậy, thường rất linh 
hoạt để phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh 
thị trường cũng như đặc thù trong hoạt động 
kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trên thực 
tiễn, pháp luật cạnh tranh của nhiều nước không 
quy định quá chi tiết, cụ thể về các biện pháp 
khắc phục hậu quả mà đòi hỏi cơ quan cạnh 
tranh phải xem xét, đánh giá và quyết định về 
biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng vụ 
việc, từng ngành. Ví dụ: Luật chống độc quyền 
Nhật Bản quy định cơ quan cạnh tranh có quyền 
yêu cầu doanh nghiệp vi phạm thực hiện các biện 
pháp cần thiết để khôi phục cạnh tranh trên thị 
trường. Chính vì vậy, các cơ quan quốc tế đều 
có chung quan điểm cho rằng, việc thiết kế được 
biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp, hiệu quả 
là một nội dung điều tra không kém phần quan 
trọng so với điều tra xác định hành vi vi phạm. 
2.2. Về những điểm hạn chế
Thứ nhất, như đã chỉ ra, cả LCT năm 2018 và 
Nghị định 75/2019 đều quy định tổ chức, cá nhân 
thực hiện hành vi vi phạm quy định về HCCT 
phải gánh chịu một trong hai hình thức xử phạt 
chính là cảnh cáo và phạt tiền. Tuy nhiên, không 
có bất kỳ quy định nào chỉ rõ hình thức cảnh cáo 
sẽ được áp dụng trong những trường hợp nào và 
được áp dụng như thế nào. Đồng thời, tại Mục 
1 và Mục 2, Chương II Nghị định 75/2019 quy 
định cụ thể về hình thức xử phạt đối với hành 
vi vi phạm quy định về HCCT thì hình thức xử 
phạt chính duy nhất được đề cập đến là phạt 
tiền. Điều này cho thấy sự thiếu thống nhất trong 
quy định, gây ra sự mơ hồ trong việc áp dụng các 
biện pháp xử phạt chính đối với hành vi vi phạm 
quy định về HCCT.
Thứ hai, quy định về việc áp dụng chế tài bồi 
thường thiệt hại còn chung chung. Khoản 1 Điều 
110 mới là quy định mang tính nguyên tắc về khả 
năng áp dụng chế tài dân sự bồi thường thiệt 
hại cho các vi phạm về cạnh tranh nói chung mà 
chưa chỉ rõ khả năng áp dụng cho vi phạm về 
HCCT nói riêng, cũng như chưa có cơ chế cụ thể 
cho việc thực thi quy định này.
Thứ ba, quy định về mức phạt tiền tính theo tỷ 
lệ phần trăm dựa trên doanh thu là hợp lý nhưng 
chưa đủ vì chưa phản ánh yếu tố thời gian vi 
phạm của doanh nghiệp, do đó, có thể chưa đủ 
sức răn đe cũng như chưa công bằng trong việc 
áp dụng với các doanh nghiệp với thời gian vi 
phạm khác nhau. Ví dụ một doanh nghiệp thực 
hiện hành vi lạm dụng trong khoảng thời gian 
kéo dài thì khoản lợi thu được từ việc thực hiện 
hành vi lạm dụng có thể vượt quá 10% doanh 
thu một năm từ hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp đó. 
Thứ tư, việc coi biện pháp Tịch thu khoản 
lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi 
phạm là một biện pháp xử phạt bổ sung là chưa 
hợp lý và khiên cưỡng. Bởi lẽ, việc tịch thu khoản 
lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi 
phạm thực chất có mục đích là khôi phục về tình 
trạng ban đầu nếu không có hành vi vi phạm. 
Khoản lợi nhuận bị tịch thu do đó không thuộc 
về doanh nghiệp nếu nó không thực hiện hành 
vi vi phạm về lạm dụng. Với mục đích khôi phục 
tình trạng ban đầu, biện pháp này nên nằm trong 
nhóm các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong 
khi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xem 
xét khoản lợi nhuận bất hợp pháp dưới hình 
thức biện pháp khắc phục hậu quả, pháp luật 
cạnh tranh cũng cần điều chỉnh để đảm bảo tính 
nhất quán trong hệ thống các văn bản quy phạm 
pháp luật.
3. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của 
Luật cạnh tranh năm 2018 về xử lý vi phạm đối 
với hành vi hạn chế cạnh tranh
Thứ nhất, cần xác định rõ với vi phạm về 
HCCT thì có áp dụng hình thức xử phạt chính là 
cảnh cáo hay không. Nếu áp dụng, cần quy định 
cụ thể vi phạm về HCCT trong trường hợp nào sẽ 
áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, 
theo ý kiến tác giả, vi phạm về HCCT bao gồm 
thỏa thuận HCCT, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị 
trường và lạm dụng vị trí độc quyền thị trường 
đều là những hành vi có thể gây ra những tác 
động nghiêm trọng cho thị trường. Do đó, có thể 
sửa quy định theo hướng các vi phạm về HCCT 
đều bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt 
tiền mà không có trường hợp áp dụng hình thức 
xử phạt chính là cảnh cáo để đủ sức răn đe đối 
với các chủ thể có ý định thực hiện hành vi vi 
phạm.
Thứ hai, xây dựng quy định cụ thể về cơ chế 
bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm luật 
cạnh tranh nói chung và hành vi HCCT nói riêng. 
Như đã phân tích, quy định về bồi thường 
thiệt hại cho các vi phạm về cạnh tranh mới chỉ 
được ghi nhận chung chung tại Điều 110 LCT 
năm 2018 mà chưa rõ khả năng áp dụng cho vi 
phạm về HCCT nói riêng, cũng như chưa có cơ 
chế cụ thể cho việc thực thi quy định này. Với 
cách quy định như hiện nay, cộng với trước đây 
theo quy định của Nghị định số 71/2014 quy 
TRẦN THÙY LINH - NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY
77Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
định chi tiết về xử lý vi phạm pháp luật trong 
lĩnh vực cạnh tranh, có thể thấy vấn đề này sẽ 
được dẫn chiếu đến các quy định của pháp luật 
dân sự để giải quyết theo chế định bồi thường 
thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều này là không 
hợp lý bởi bồi thường thiệt hại do vi phạm pháp 
luật cạnh tranh, đặc biệt là do hành vi HCCT là 
rất đặc thù, không tương đồng về bản chất với 
việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như 
trong Luật dân sự. Kinh nghiệm ở các nước trên 
thế giới, điển hình như Hoa Kỳ cũng có những 
nguyên tắc, quy định riêng áp dụng cho việc bồi 
thường thiệt hại do hành vi phản cạnh tranh gây 
ra. Theo Luật chống độc quyền Hoa Kỳ, các cá 
nhân, tập đoàn, hiệp hội, thậm chí chính quyền 
các tiểu bang đều có thể đưa đơn kiện và đòi bồi 
thường thiệt hại về một hành vi phản cạnh tranh 
nếu đáp ứng các nguyên tắc về bồi thường thiệt 
hại. Các nguyên tắc mà Hoa Kỳ áp dụng đối với 
các vụ việc về bồi thường thiệt hại do hành vi 
phản cạnh tranh gây ra bao gồm:
- Có thiệt hại trong cạnh tranh: Nguyên 
đơn phải chỉ ra được thiệt hại mà họ đòi bồi 
thường và thiệt hại đó phải là loại thiệt hại 
được Luật chống độc quyền bảo vệ. Điều 4 
Đạo luật Clayton của Hoa Kỳ cho phép bồi 
thường thiệt hại “cho những người nào đã 
bị thiệt hại trong hoạt động kinh doanh hoặc 
thiệt hại về tài sản do một hành vi vi phạm 
pháp luật chống độc quyền gây ra”. 
- Quyền được khởi kiện (standing): Yêu cầu 
này sẽ giới hạn phạm vi nguyên đơn của vụ 
kiện, bởi ai cũng có thể nhận mình là người bị 
thiệt hại trong kinh doanh, hoặc thiệt hại về 
tài sản do hành vi phản cạnh tranh của bị đơn 
gây ra. Các Tòa án ở Hoa Kỳ thường yêu cầu 
nguyên đơn phải chứng minh mình là nguyên 
đơn được “ưu tiên” bằng cách chỉ ra nhiều 
nhất các yếu tố chứng minh thiệt hại của mình 
trong mối liên hệ trực tiếp nhất với hành vi của 
bị đơn. 
- Quy tắc người mua trực tiếp: Hành vi phản 
cạnh tranh của bị đơn có thể gây thiệt hại cho 
người mua trực tiếp, những người sau đó mua 
hàng của người này và người tiêu thụ cuối cùng, 
nhưng chỉ có người mua hàng trực tiếp mới có 
quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với 
hành vi phản cạnh tranh của bị đơn.
Những quy định của Hoa Kỳ về vấn đề này 
có thể không hoàn toàn phù hợp cho việc áp 
dụng trực tiếp vào LCT Việt Nam nhưng sẽ có 
ý nghĩa nhất định cho việc hoàn thiện cơ sở lý 
luận, từ đó, xây dựng các quy định cụ thể cho 
vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi HCCT ở 
Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, liên quan đến quy định về mức phạt 
tiền tối đa đối với hành vi lạm dụng vị trí thống 
lĩnh thị trường (và đối với hành vi thỏa thuận 
HCCT) nên bổ sung thêm yếu tố thời gian vi 
phạm của doanh nghiệp vào căn cứ tính để đảm 
bảo đủ sức răn đe cũng như đảm bảo công bằng 
trong việc áp dụng đối với các doanh nghiệp 
với thời gian vi phạm khác nhau. Cụ thể, có thể 
quy định mức phạt tiền tối đa không quá 10% 
tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên 
thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề 
trước năm bắt đầu thực hiện hành vi vi phạm 
nhân với số năm thực hiện hành vi vi phạm.
Thứ tư, chuyển biện pháp Tịch thu khoản 
lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi 
phạm sang nhóm các biện pháp khắc phục hậu 
quả. Như đã phân tích ,việc xếp biện pháp này 
nằm trong nhóm biện pháp xử phạt bổ sung là 
chưa hợp lý bởi việc tịch thu khoản lợi nhuận 
thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm thực 
chất có mục đích là khôi phục về tình trạng ban 
đầu nếu không có hành vi vi phạm. Khoản lợi 
nhuận bị tịch thu do đó không thuộc về doanh 
nghiệp nếu nó không thực hiện hành vi vi phạm 
về lạm dụng. Với mục đích khôi phục tình trạng 
ban đầu, biện pháp này nên nằm trong nhóm 
các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong khi 
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính xem xét 
khoản lợi nhuận bất hợp pháp dưới hình thức 
biện pháp khắc phục hậu quả, pháp luật cạnh 
tranh cũng cần điều chỉnh để đảm bảo tính nhất 
quán trong hệ thống các văn bản quy phạm 
pháp luật.
Tóm lại, việc hoàn thiện các quy định về xử 
lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh 
chắc chắn sẽ có ý nghĩa trong việc hoàn thiện 
môi trường cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, 
duy trì động lực phát triển kinh tế và tiến bộ xã 
hội thông qua việc bỏ chi phí duy trì các doanh 
nghiệp kém hiệu quả, trì hoãn không áp dụng 
các tiến bộ khoa học kỹ thuật và loại bỏ động lực 
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật cạnh tranh năm 2018;
2. Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt 
vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật cạnh tranh;
3. Nghị định 71/2014/ NĐ-CP quy định chi tiết luật 
cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực 
cạnh tranh;
 4. Federico Etro (2006), The EU approach to Abuse of 
Dominance, Ed. ECG and Intertic, Milan;
5. US Congress (1914), Clayton Antitrust Act. Nguồn 
truy cập: 
manClaytonFTC_Acts.pdf 

File đính kèm:

  • pdfcac_bien_phap_xu_ly_vi_pham_doi_voi_hanh_vi_han_che_canh_tra.pdf