Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật

Nhãn hiệu phi truyền thống, cũng giống như những loại nhãn hiệu truyền thống khác, để có thể

bảo hộ loại nhãn hiệu này cũng cần xây dựng quy định về điều kiện bảo hộ riêng biệt. Trên thế giới,

khái niệm nhãn hiệu phi truyền thống không còn xa lạ, rất nhiều quốc gia đã sớm có quy định riêng

để bảo hộ loại nhãn hiệu đặc biệt này. Bài viết dưới đây nêu ra và phân tích, so sánh quy định về

điều kiện bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống của một số nước trên thế giới, cùng với nhu cầu cấp

thiết bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống ở Việt Nam. Từ đó người viết kiến nghị các nhà làm luật Việt

Nam có thể tham khảo, xem xét để có thể ban hành quy định cụ thể để bảo hộ cho loại nhãn hiệu

đặc biệt trên.

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật trang 1

Trang 1

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật trang 2

Trang 2

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật trang 3

Trang 3

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật trang 4

Trang 4

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật trang 5

Trang 5

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật trang 6

Trang 6

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 5580
Bạn đang xem tài liệu "Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật

Bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống dưới góc độ so sánh luật
729 là một trường hợp đặc biệt, thực chất giai điệu này được trích từ một 
tác phẩm độc tấu guitar Grande Valse của Francisco Tarrega được viết vào năm 1902 [17]. Hay 
đoạn nhạc ‚Looney Tunes Theme Song‛ dù trước đó đã được bảo hộ dước dạng tác phẩm âm nhạc 
nhưng vẫn tiếp tục được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu âm thanh và được USPTO bảo hộ. [18] 
Khi âm nhạc được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu sẽ tạo ra nhiều lợi ích hơn cho tác giả, bởi nếu 
được gia hạn liên tục thì nhãn hiệu có thể được bảo hộ vô thời hạn, trong khi đó việc bảo hộ quyền 
tác giả đối với tác phẩm lại chỉ nằm trong một khoảng thời gian nhất định (theo điểm b khoản 2 
Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam thì thời hạn đó là suốt cuộc đời tác giả và 50 
năm sau khi tác giả chết), khiến cho tính thương mại của tác phẩm âm nhạc trở nên cao hơn. Luật 
nhãn hiệu của Ấn Độ năm 2017 còn quy định cụ thể nhãn hiệu âm thanh được chứa trong tệp MP3 
và phải có độ dài không quá 30 giây. [7] 
Trong quy định về mô tả nhãn hiệu khi đăng ký bảo hộ của các quốc gia, nhãn hiệu âm thanh 
thường được mô tả dựa trên một khuôn nhạc gồm các ký hiệu âm nhạc để xác định giai điệu của 
âm thanh đó, các tệp MP3, CD, DVD, các phương tiện cho phép phát lại âm thanh, có thể hiện đồ 
họa và thời lượng của âm thanh [14]; hay một bản biểu diễn đồ họa của âm thanh thể hiện các tần 
số của âm lượng [8,Tr.9]. Tất cả các quy định trên chủ yếu giúp cho thẩm định viên có thể thẩm định 
được nhãn hiệu âm thanh và cũng dễ dàng hơn cho việc công bố nhãn hiệu trong quá trình thẩm 
định âm thanh. 
Với nhãn hiệu mùi hương, việc đánh giá khả năng phân biệt cũng tương tự nhãn hiệu âm thanh, 
điểm khác là nhãn hiệu mùi hương giúp người tiêu dùng phân biệt nguồn gốc thương mại của sản 
phẩm thông qua khứu giác. Quy định về nhãn hiệu mùi hương của Úc quy định cụ thể những loại 
mùi hương được cho là không có khả năng phân biệt, như: mùi hương tự nhiên của sản phẩm (là 
mùi hương mang tính thiết yếu, tính chức năng của sản phẩm như mùi gỗ với sản phẩm gỗ, mùi 
cao su với lốp xe,); mùi hương che dấu mùi tự nhiên của sản phẩm (mùi chanh cho sản phẩm 
nước rửa chén); mùi hương phổ biến trong hoạt động thương mại (mùi hương mà người tiêu dùng 
nhận biết đó là mùi đương nhiên của sản phẩm do hầu hết các nhà sản xuất đề sử dụng mùi 
hương đó cho sản phẩm cùng loại, không để lại ấn tượng cho người tiêu dùng). [15] 
Thứ hai, một điều kiện nữa để nhãn hiệu phi truyền thống được bảo hộ là phải có tính phi chức 
năng. Dấu hiệu mang tính chức năng, ví dụ như âm thanh của hàng hóa tạo ra trong qua trình 
hoạt động, các sản phẩm/dịch vụ cùng loại buộc phải sử dụng dấu hiệu mang tính chức năng đó, 
như vậy dấu hiệu này đương nhiên mất đi tính phân biệt cố hữu. Ví dụ: âm thanh của máy cưa điện 
dùng cho dịch vụ đốn chặt cây hay sản xuất máy cửa điện; tiếng gia cầm kêu dùng cho ngành sản 
xuất thức ăn gia cầm, sản xuất thịt gia cầm; âm thanh ‚ping‛ của lò vi ba khi kết thúc quá trình làm 
nóng, người tiêu dùng nhận biết âm thanh đó là âm thanh của lò vi ba chứ không phải sử dụng âm 
thanh đó để nhận biết sản phẩm đó đến từ nhà cung ứng/nhà sản xuất nào. Tương tự, với nhãn 
hiệu mùi hương, trong khi thẩm định nhãn hiệu ‚mùi hoa đại‛ (số văn bằng 1639128, chủ sở hữu là 
CLARKE, CELIA) USPTO ban đầu từ chối bảo hộ nhãn hiệu vì cho rằng mùi hoa đại không chỉ ra được 
nguồn gốc thương mại của chủ đơn và mùi hương chỉ là chức năng của sản phẩm. Tuy nhiên, sau 
1588 
đó chủ đơn đã kháng cáo và chứng minh rằng không có công ty nào trước đó sản xuất ra loại vả có 
mùi hương hoa đại và mùi hương này tạo nên một lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của họ, người 
tiêu dùng có thể nhận biết nguồn gốc thương mại của sản phẩm dựa trên mùi hương này. Sau đó, 
Hội đồng kháng cáo Hoa Kỳ (TTAB) đã công nhận và chấp thuận bảo hộ cho nhãn hiệu mùi hương 
này [12] Qua quyết định trên của Hội đồng kháng cáo Hoa Kỳ, có thể cho thấy, nhãn hiệu mùi 
hương có thể được bảo hộ khi mùi hương không phải là một thuộc tính vốn có hoặc tính tự nhiên 
của sản phẩm mà phải là một đặc điểm riêng biệt được tạo ra bởi chủ sở hữu của sản phẩm đó, 
tính phi chức năng cũng loại trừ việc sử dụng nhãn hiệu của các đối thủ cạnh tranh khác và tạo nên 
tính phân biệt của sản phẩm/dịch vụ. 
Đối với nhãn hiệu mùi hương, vì tính chất không lưu giữ được mùi hương lâu và mỗi người có một 
cảm nhận khác nhau về mùi hương, nên việc miêu tả loại nhãn hiệu này để thẩm định khi nộp đơn 
hay đăng bạ công khai nhãn hiệu là điều không hề đơn giản. Theo quy định về nhãn hiệu của Úc, 
khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mùi hương phải nộp kèm theo bản đồ họa thể hiện nhãn 
hiệu hoặc một bản mô tả bằng văn bản, có thể nộp kèm một mẫu thử của mùi hương, bản mô tả 
ngoài việc miêu tả mùi hương còn phải thể hiện loại sản phẩm/dịch vụ nào mang mùi hương đó và 
mục đích sử dụng của loại hàng hóa đó. [15] 
Có rất nhiều nhãn hiệu phi truyền thống khác được bảo hộ trên thế giới: Nhãn hiệu chuyển động 
(movement trade mark) là một đoạn video ngắn và những yếu tố trong video có sự chuyển động. Ví 
dụ: nhãn hiệu cú nhảy của Toyota chỉ dài 02 giây được bảo hộ tại Úc có số văn bằng là 1676600 [2] 
là một đoạn video thể hiện bóng của một người phụ nữ nhảy trong không trung, hai tay của cô gái 
giơ cao lên hơn đầu và chân cũng nhảy cao cùng lúc; đoạn video hình quả bóng tròn màu đỏ lắc 
tay và chân của Công ty Mars Australia Pty Ltd cũng được bảo hộ tại Úc, có số văn bằng là 919012 
[3]. Nhãn hiệu mùi hương đầu tiên được bảo hộ ở Mỹ vào năm 1990 theo quyết định của Hội đồng 
xét xử và kháng cáo nhãn hiệu Hòa Kỳ (TTAB) trong vụ In Re Clarke, nhãn hiệu mùi hương này được 
miêu tả là ‚nhãn hiệu có tác động lớn, tươi mát, hương hoa gợi nhớ đến hương thơm của hoa đại‛ 
[18]. Nhãn hiệu âm thanh đầu tiên được bảo hộ trên thế giới là nhãn hiệu ‚3 hồi chuông‛ (số bằng 
916522) của Đài NBC từ năm 1971 cho dịch vụ phát thanh tại Hoa Kỳ [19]. Nhãn hiệu mùi hương, nổi 
tiếng với án lệ New York Pizzeria, Inc vs Syal et al về hương vị pizza, cũng có rất nhiều đơn đăng ký 
nhãn hiệu hương vị được gửi tới Văn phòng Sở hữu trí tuệ Châu Âu (European Union Intellectual 
Property Office – EUIPO) và Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (the United States Patent And 
Trademark Office – USPTO), nhưng cho đến ngày 29 tháng 05 năm 2019 vẫn chưa có nhãn hiệu 
hương vị nào được chấp nhận bảo hộ trên thế giới. 
2 THỰC TRẠNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU PHI TRUYỀN THỐNG TẠI VIỆT NAM 
Tháng 3 năm 2018, Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái 
Bình Dương (CPTPP), trong đó Điều 18 của Hiệp định này yêu cầu các nước thành viên phải thừa 
nhận bảo hộ nhãn hiệu âm thanh và khuyến khích bảo hộ nhãn hiệu mùi hương. Tuy nhiên, cho 
đến lần sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ gần đây nhất vào ngày 14 tháng 06 năm 2019 [9] thì Việt Nam 
vẫn chưa thừa nhận bảo hộ bất cứ một loại nhãn hiệu phi truyền thống nào. 
1589 
Cũng như các quốc gia khác, nhu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống tại Việt Nam 
cũng phát sinh. Các doanh nghiệp trong nước như: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam trong nhiều 
quảng cáo, cuối mỗi đoạn quảng cáo đều có giọng nữ cao đọc ‚Vinamilk‛ đi kèm với hình nhãn 
hiệu Vinamilk có hình ngôi sao trắng chạy dọc đường elip, hay đoạn âm thanh ‚Viettel hãy nói theo 
cách của bạn‛ của Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel thường xuyên xuất hiện trên các quảng 
cáo của tập đoàn này. Đoạn âm thanh đọc ‚Vinamilk‛, ‚Viettel hãy nói theo cách của bạn‛ có thể 
được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu âm thanh, hình ảnh ngôi sao chuyển động tròn theo hình elip 
của Vinamilk có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu chuyển động theo quy định về nhãn hiệu 
của một số nước như tác giả có phân tích ở trên. Trên thị trường Việt Nam rất nhiều sản phẩm của 
Nokia được bán ra, nhưng nhãn hiệu âm thanh Nokia Tune không được thừa nhận và bảo hộ tại 
Việt Nam do không có quy định về loại nhãn hiệu âm thanh, dẫn đến tình trạng nhãn hiệu này bị 
rất nhiều chủ thể xâm phạm mà không thể xử lý. Qua đó, nhận thấy không chỉ các doanh nghiệp 
trong nước mà các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng đều có nhu 
cầu bảo hộ các nhãn hiệu phi truyền thống. 
3 KẾT LUẬN 
Từ thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống của các quốc gia trên thế giới cho thấy, việc thừa 
nhận bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống là không khó, nhưng việc thẩm định để xác lập bảo hộ đối 
với những loại nhãn hiệu này là không dễ dàng, đặc biệt là đối với Việt Nam, khi khoa học công 
nghệ của nước ta đang trong giai đoạn đang phát triển, việc nộp đơn đăng ký bảo hộ online đối với 
nhãn hiệu truyền thống cũng mới được đưa vào vận hành, website cũng chỉ ở cấp độ 3. Nhưng 
bước đầu pháp luật vẫn cần đưa ra nhưng quy định đề thừa nhận xem xét bảo hộ đối với những 
loại nhãn hiệu phi truyền thống, dần dần bổ sung các quy định về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, 
nhãn hiệu mùi hương để phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập. 
Về điều kiện bảo hộ, nên quy định xem xét bảo hộ đối với những dấu hiệu không nhìn thấy được. 
Quy định về điều kiện bảo hộ của nhãn hiệu của một số quốc gia như tác giả nêu ở phần trên cho 
thấy điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu phi truyền thống cũng khá giống với quy định về điều kiện 
bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam. Cũng là hai đặc tính cơ bản mà nhãn hiệu nói chung bắt buộc 
phải có, đó là: tính phân biệt của nhãn hiệu và tính phi chức năng (đối với quy định về bảo hộ nhãn 
hiệu ở Việt Nam hiện hành thì có thể tương tự với tính chất không mang tính mô tả, chỉ chủng loại, 
chữ/số đơn giản,). Cũng có thể quy định nghĩa vụ chứng minh dấu hiệu được đăng ký bảo hộ có 
khả năng phân biệt và khả năng phi chức năng cho chủ đơn đăng ký nhãn hiệu để giảm bớt gánh 
nặng đối với cơ quan nhà nước, cụ thể là thẩm định viên thẩm định nhãn hiệu. Hay nâng cao 
quyền phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu của bên thứ ba bằng cách tăng thời gian công bố nhãn 
hiệu, phát triển đa dạng hơn hình thức công bố nhãn hiệu (không chỉ trên Công báo sở hữu công 
nghiệp mà còn trên các trang thông tin điện tử khác) giảm đáng kể khả năng trùng hoặc tương tự 
nhãn hiệu. 
Về tài liệu cần cung cấp khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nên cho phép cung cấp nhãn hiệu 
dưới dạng bản đồ họa, file mềm hoặc bất cứ hình thức nào có thể thể hiện rõ ràng, chính xác nhất 
nhãn hiệu để thẩm định viên có thể đánh giá nhãn hiệu một cách chính xác nhất. Ngoài ra, việc 
1590 
thẩm định nhãn hiệu phi truyền thống cần có những người có chuyên môn cao về lĩnh vực của dấu 
hiệu đó, thẩm định dấu hiệu âm thanh cần người thẩm âm tốt, chính vì thế việc đào tạo, lựa chọn 
những người có đủ năng lực để thẩm định những loại nhãn hiệu này là vô cùng quan trọng. Cuối 
cùng là cần hệ thống dữ hiệu đồng bộ, để có thể đánh giá chính xác khả năng bảo hộ của nhãn 
hiệu cũng như công bố nhãn hiệu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Act 815 Trademark Act 2019 Law of Malaysia. 
[2] Australian Government, IP Australia, Australian Trade Mark Search 
https://www.ipaustralia.gov.au/trade-marks/understanding-trade-marks/types-of-trade-
marks/other-types-trade-marks 
[3] Australian Government, IP Australia, Australian Trade Mark Search 
https://search.ipaustralia.gov.au/trademarks/search/view/919012?s=605b1789-b19e-4d7d-
ae95-27f2249fa34d 
[4]  
truy cập ngày 25 tháng 05 năm 2020. 
[5] Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, NXB Chính trị quốc gia 
Sự thật. 
[6] Nguyên văn: ‚arbitrary, unique or distinctive and can be used in a manner so as to attach to 
the mind of the listener and be awakened on later hearing in a way that would indicate for 
the listener that a particular product or service was coming from a particular, even if 
anonymous, source.‛ Theo https://tmep.uspto.gov/RDMS/TMEP/Oct2012#/Oct2012/TMEP-
1200d1e2927.html 
[7] Nguyên văn: ‚the registration of the trademark consists of a sound as a trademark, the 
reproduction of the same shall be submitted in the MP3 format not exceeding thirty seconds’ 
length recorded on a medium which allows for easy ang clearly audible replaying 
accomplained with a graphical representation of its notations.‛ Rule 26(5) of the Trade Marks 
Rules, 2017. 
[8] Phòng Sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu (EUIPO), 2017, Hướng dẫn kiểm tra nhãn hiệu của liên 
minh Châu Âu, https://euipo.europa.eu/tunnel-
web/secure/webdav/guest/document_library/contentPdfs/law_and_practice/trade_marks_
practice_ma nual/WP_2_2017/Part-B/04- 
part_b_examination_section_4_absolute_grounds_for_refusal/part_B_examination_section_
4_chapt er_2/part_B_examination_section_4_chapter_2_EUTM%20definition_en.pdf 
[9] Quốc hội, 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở 
hữu trí tuệ số 42/2019/QH14. 
[10] Trade Marks Office Manual of Practice and Trademarks Rules 2017 of India. 
1591 
[11] TTAB - Trademark Trial and Appeal Board - *1 IN RE CELIA CLARKE, DBA CLARKE'S OSEWEZ 
Serial No. 758,429 September 19, 1990 https://ipmall.law.unh.edu/content/ttab-trademark-
trial-and-appeal-board-1-re-celia-clarke-dba-clarkes-osewez-serial-no-758429 
[12] Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO), 2018, Sổ tay hướng dẫn và kiểm tra nhãn 
hiệu. 
[13] (Trademark Manual of Examining Procedure-
TMEP)https://tmep.uspto.gov/RDMS/TMEP/Oct2012#/Oct2012/TMEP-1200d1e2927.html truy 
cập ngày 25 tháng 5 năm 2020. 
[14] Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO), 2018, Sổ tay hướng dẫn và kiểm tra nhãn 
hiệu (Trademark Manual of Examining Procedure-TMEP) 
traditional_Signs/21.6_Sound_(auditory)_trade_marks.htm 
[15] Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO), 2018, Sổ tay hướng dẫn và kiểm tra nhãn 
hiệu (Trademark Manual of Examining Procedure-TMEP) 
traditional_Signs/21.7_Scent_trade_marks.htm 
[16] Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO), Hệ thống tra cứu tình trạng nhãn hiệu là truy 
xuất tài liệu về nhãn hiệu của Mỹ (Trademark Status & Document Retrieval-TSDR) 
=DE FAULT&searchType=statusSearch 
[17] Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO), Hệ thống tra cứu tình trạng nhãn hiệu là truy 
xuất tài liệu về nhãn hiệu của Mỹ (Trademark Status & Document Retrieval-
TSDR)
eTy pe=DEFAULT&searchType=statusSearch 
[18] Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO), Hệ thống tra cứu tình trạng nhãn hiệu là truy 
xuất tài liệu về nhãn hiệu của Mỹ (Trademark Status & Document Retrieval-TSDR). Nguyên 
văn: ‚The mark is a high impact, fresh, floral fragrance reminiscent of plumeria blossoms‛ 
e=D EFAULT&searchType=statusSearch 
[19] Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO), Hệ thống tra cứu tình trạng nhãn hiệu là truy 
xuất tài liệu về nhãn hiệu của Mỹ (Trademark Status & Document Retrieval-TSDR) 
DEF AULT&searchType=statusSearch 
[20] Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Mỹ (USPTO), Registration 
Maintenance/Renewal/Correction Forms,https://www.uspto.gov/trademarks-application-
process/filing-online/registration-maintenancerenewalcorrection-forms truy cập ngày 25 
tháng 05 năm 2020. 

File đính kèm:

  • pdfbao_ho_nhan_hieu_phi_truyen_thong_duoi_goc_do_so_sanh_luat.pdf