Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, cũng

như đối với hệ sinh thái rừng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế xã

hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá

trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác

trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán,

ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo vệ

nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước.

Rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa môi trường

và sinh vật. Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Đây là một quần lạc địa sinh.

Trong đó bao gồm đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống

nhất. Có quan hệ tương trợ lẫn nhau. Do đó, một quốc gia có tỷ lệ rừng đảm

bảo diện tích tối ưu 45% là chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng. Rừng đóng

vai trò mật thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế tại mọi quốc gia. Trong

luật Bảo vệ và phát triển rừng nước ta có ghi: “Rừng là một trong những tài

nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng

tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn

với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn

của dân tộc”.

Theo công bố tại Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19 tháng 03

năm 2019, diện tích rừng trên toàn quốc có 14.491.295 ha , trong đó, rừng tự

nhiên có 10.255.525 ha, rừng trồng có 4.235.770 ha. Diện tích rừng đủ tiêu

chuẩn để tính độ che phủ toàn quốc là 13.785.642 ha, độ che phủ tương ứng

là 41,65%.

Nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở vùng miền núi phía Bắc,

trong những năm qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực2

hiện nhiều chương trình, dự án, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát

triển lâm nghiệp đã được quan tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện

Chương trình 327 và hiện nay là Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên,

sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua chỉ tập trung nhiều vào 2 đối

tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất chưa được chú

ý nhiều và hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải có lời giải đáp, trong đó

có vấn đề về sinh trưởng và tính thích ứng của một số loài cây trồng. Hiện nay,

ở nước ta có rất nhiều loài cây được trồng thành rừng sản xuất như: Keo, Mỡ,

Bạch đàn, Bồ đề Nhưng phổ biến hơn cả là một số loài Keo như: Keo Tai

tượng (Acacia mangium Willd), Keo lai. Hiện tại diện tích rừng trồng Keo

chiếm khoảng 36% tổng diện tích rừng trồng tại Việt Nam.

Rừng trồng là nguồn sinh kế chính của nông hộ, thực tế hiện nay hầu hết

các chủ rừng đều lựa chọn chu kỳ kinh doanh ngắn, sản phẩm là cây gỗ nhỏ do

các yếu tố về vay vốn, chi phí sản xuất còn hạn chế, chưa có căn cứ, thông tin

để kéo dài chu kỳ kinh doanh và tâm lý lo ngại những rủi ro tiềm ẩn nếu kéo

dài chu kỳ kinh doanh như rủi ro từ bão lũ, sâu bệnh và cháy rừng Thêm vào

đó hiện nay Chính phủ cũng đang thiếu những chính sách khuyến khích, hỗ trợ

các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng.

Do đó, để có cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đánh giá lựa chọn chu

kỳ kinh doanh tối ưu của rừng trồng Keo tai tượng tại Phúc Trìu, tôi thực hiện

đề tài: “Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng

trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái Nguyên”.

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên trang 1

Trang 1

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên trang 2

Trang 2

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên trang 3

Trang 3

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên trang 4

Trang 4

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên trang 5

Trang 5

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên trang 6

Trang 6

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên trang 7

Trang 7

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên trang 8

Trang 8

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên trang 9

Trang 9

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 56 trang xuanhieu 1980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên

Báo cáo Nghiên cứu tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế của rừng trồng keo tai tượng tại xã Phúc Trìu, Thái nguyên
 thay đổi, khi r tăng lên thì giá trị 
NPV giảm và ngược lại khi r giảm thì giá trị NPV tăng. Kết quả cho thấy hầu 
hết giá trị NPV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại trừ trường hợp khi giả định r 
giảm xuống 5% thì giá trị NPV đạt cao nhất ở tuổi 8. 
Tuy nhiên khi hiệu quả kinh tế rừng trồng được đánh giá trong vô số 
luân kỳ thông qua giá trị LEV thì kết quả có sự thay đổi. Bảng 4.7 đưa ra kết 
quả phân tích chỉ số LEV cho vô số luân kỳ khi tỷ lệ chiết khấu thay đổi, khi r 
tăng lên thì giá trị LEV giảm và ngược lại khi r giảm thì giá trị LEV tăng. Kết 
quả cho thấy hầu hết giá trị LEV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại trừ trường 
hợp khi gải định r tăng lên 14% thì giá trị LEV đạt cao nhất ở tuổi 6. 
Nhìn chung, khi r thay đổi các giá trị NPV và LEV thay đổi, nhưng hầu 
hết các trường hợp r thay đổi tuổi khai thác tối ưu đều là tuổi 7. Điểm đáng chú 
ý trong cả hai trường hợp tính NPV và LEV khi r thay đổi là ở tuổi 4 khi r tăng 
lên 14% thì giá trị này là âm. Do đó, trong thực tế chủ rừng phải cân nhắc khi 
khai thác sớm ở tuổi 4 bán gỗ non cho nguyên liệu ván dăm thì lợi nhuận thu 
được là rất ít thậm chí lỗ vốn. 
 39 
Dựa trên sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu sẽ cung cấp cho người trồng rừng 
và doanh nghiệp kinh doanh rừng ở địa phương xác định chu kỳ kinh doanh gỗ 
hợp lý trong trường hợp có biến động lớn về lãi vay với giả định các yếu tố sản 
xuất như chi phi trồng rừng, chi phi quản lý, chi phí khai thác và giá gỗ không 
đổi. Mặc dù qua kết quả phân tích khi phân tích hiệu quả kinh tế có sự khác 
nhau không nhiều giữa các luân kì. Tuy nhiên, khi người dân đầu tư trồng rừng 
lâu dài trên đất đã được giao, tức là khi đó người dân có cơ sở kinh doanh rừng 
với nhiều luân kỳ thì mô hình rừng 7 tuổi là tuổi khai thác tối ưu. 
Giá bán cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến lợi 
nhuận cũng như hiệu quả của việc kinh doanh rừng trồng. Bảng 4.8 đưa ra kết 
quả phân tích sự thay đổi chỉ số NPV và LEV theo tuổi khi giá được giả định 
tăng 20% và 40% và r tính ở mức 8,5%. 
Bảng 4.8. Hiệu quả kính tế cho vô số luân kì khai thác khi giá gỗ 
tăng 20% và 40% 
Tuổi 
NPV 
(r = 8.5%, 
giá tăng 
20%) 
LEV 
(r = 8.5%, 
giá tăng 
20%) 
NPV 
(r = 8.5%, 
giá tăng 
40%) 
LEV 
(r = 8.5%, 
giá tăng 
40%) 
4 6.044.083 21.708.063 10.182.468 36.571.582 
5 19.850.503 59.263.270 27.007.189 80.629.407 
6 28.114.179 72.636.153 37.099.474 95.850.674 
7 32.080.289 73.735.307 41.970.984 96.468.687 
8 31.875.480 66.499.997 41.775.814 87.154.500 
Cụ thể, khi giá bán tăng 20% và 40% giá trị NPV tăng và giữ giá trị 
dương. Điểm đáng chú ý là dù giá được giả định tăng nhưng tuổi rừng trồng 
đạt NPV lớn nhất vẫn ở tuổi 7, kết quả này không khác so với kịch bản gốc. 
LEV cũng tăng lên khi giá bán tăng lên và LEV đạt lớn nhất ở tuổi 7. Như vậy 
 40 
có thể thấy giá gỗ chưa có ảnh hưởng tuổi khai thác tối ưu khi người trồng 
rừng kinh doanh trong vô số luân kỳ trong trường hợp giả định của nghiên cứu. 
Nhìn chung, qua kết quả phân tích về tuổi thành thục số lượng và thành 
thục kinh tế cho thấy tuổi thành thục số lượng có thể đến sớm hơn hay muộn 
hơn tuổi thành thục kinh tế, điều này phụ thuộc vào phương trình mô phỏng 
sinh trưởng của rừng, chi phí quản lý, giá gỗ và tỷ lệ chiết khấu, trong nghiên 
cứu này kết quả có sự tương đồng khi xác định tuổi thành thục số lượng và 
thành thục kinh tế. 
Trong thực tế, lâm phần rừng khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm 
sinh hợp lý như tỉa thưa, bón phân hợp lý, sử dụng các biện pháp phòng ngừa 
sâu bệnh, đều có thể làm tăng sự tăng trưởng của rừng hoặc kích thích tăng 
trưởng rừng, đem lại hiệu quả cao cho kết quả sau khai thác rừng. 
4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng Keo tai tượng trên 
địa bàn xã Phúc Trìu 
4.4.1. Định hướng chung 
 - Phát triển rừng trồng sản xuất cần gắn liền với khâu chế biến tạo thành 
chuỗi giá trị. 
- Phát triển dựa trên điều kiện tự nhiên của xã tận dụng tối đa các thế 
mạnh của địa phương như điều kiện tự nhiên, nguồn lao động sẵn có. 
- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật giống cây trồng, kỹ thuật 
lâm sinh cũng như kỹ thuật sử dụng đất bền vững. Nhằm nâng cao năng suất 
và chất lượng rừng. 
- Tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền tới vai trò của rừng tại khu 
vực vùng vai trò đồng thời xử lý nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm ảnh 
hưởng tới nguồn tài nguyên rừng cũng như vai trò rừng trong khu vực. 
- Miễn giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất đối với những diện tích 
trồng rừng, chuyển hóa kinh doanh gỗ lớn, nhằm giảm bớt những khó khăn, 
chi phí cho các tổ chức, công ty lâm nghiệp và các nhân kinh doanh rừng trồng 
rừng trên địa bàn xã. 
 41 
4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật 
Xác định được lập địa phù hợp với loại cây trồng, mục tiêu của sản 
phẩm cũng rất quan trọng. Đây là điều quan trọng cho rừng trồng sản xuất bền 
vững về mặt sinh thái có hiệu quả về mặt kinh tế. 
Ngoài việc chú trọng tới rừng trồng Keo tai tượng phục vụ cho sản xuất 
cung cấp dăm cho công nghiệp cần chú ý đẩy mạnh công tác trồng rừng gỗ lớn 
rừng gỗ có sự phát triển trội phục vụ cho tình hình phát triển khu du lịch Hồ 
Núi Cốc hiện nay. 
Về kỹ thuật lâm sinh cần tác động theo hướng thâm canh cường độ 
cao đối với rừng trồng sản xuất. Chăm sóc đúng kỹ thuật gồm các khâu (làm 
đất, bón phân). Để hướng tới kinh doanh gỗ lớn cần phát triển rừng theo 
hướng FSC. 
Nguồn giống đưa vào trồng rừng cần rõ ràng cần tuân thủ về các quy 
định quản lý giống của Bộ NN & PTNT, giống phải có chứng chỉ rõ ràng. Ứng 
dụng và phát triển công nghệ chế biến lâm sản hàng hóa phù hợp với nhu cầu 
tiêu thụ tại chỗ tăng giá trị sản phẩm gỗ. 
4.4.3. Các giải pháp về kinh tế xã hội 
Thường xuyên mở các lớp tập huấn tuyên truyền chủ trương chính sách 
mới của nhà nước về trồng rừng sản xuất, cũng như đường lối phát triển lâm 
nghiệp hiện nay của nhà nước, như chủ trương giao đất giao rừng tới hộ gia 
đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng và bảo vệ rừng. 
 42 
PHẦN 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1 Kết luận 
Việc trồng rừng trên địa bàn với mục đích sản xuất sản phẩm nói chung 
và vai trò của việc trồng rừng nói riêng đều đóng vai trò thiết yếu và tác động 
trực tiếp tới cuộc sống của người dân, đồng thời cũng đóng góp, ảnh hưởng tới 
nguồn tài nguyên khác của xã. Từ nghiên cứu đề tài rút ra một số kết luận 
như sau: 
Sinh trưởng loài keo tai tượng trong rừng trồng sản xuất về chiều cao đạt 
ổn định ở tuổi 6. Nhưng đường kính vẫn tăng thậm trí rừng đạt tuổi 8, đây có 
thể sẽ là cơ sở để kinh doanh gỗ lớn. Trong nghiên cứu này, rừng trồng Keo tai 
tượng đạt tuổi thành thục số lượng ở tuổi 7. 
Chi phí cho rừng trồng dao động từ 22,35 triệu đồng/ha đến 41,79 triệu 
đồng/ha ở tuổi 8. Thu nhập từ rừng trồng Keo tai tượng cũng tăng lên dao động 
từ 28,67 triệu đồng/ha ở tuổi 4 đến 95,0 triệu đồng/ha ở tuổi 8. 
Dựa theo giá trị NPV và LEV tuổi khai thác tối ưu của rừng trồng keo 
tai tượng tại địa bản xã Phúc Trìu trên góc độ của chủ rừng là 7 năm với tỷ lệ 
chiết khấu là 8,5%. 
Khi r thay đổi các giá trị NPV và LEV thay đổi, nhưng hầu hết các 
trường hợp r thay đổi tuổi khai thác tối ưu đều là tuổi 7. Điểm đáng chú ý trong 
cả hai trường hợp tính NPV và LEV khi r thay đổi là ở tuổi 4 khi r tăng lên 
14% thì giá trị này là âm. Hầu hết giá trị LEV đều đạt lớn nhất ở tuổi 7, ngoại 
trừ trường hợp khi gải định r tăng lên 14% thì giá trị LEV đạt cao nhất ở tuổi 6. 
Khi giá bán tăng 20% và 40% giá trị NPV và LEV tăng. Điểm đáng chú 
ý là dù giá được giả định tăng nhưng tuổi rừng trồng đạt NPV lớn nhất vẫn ở 
tuổi 7, kết quả này không khác so với kịch bản gốc (giá gỗ giữ nguyên). Điểm 
đáng chú ý với giá trị LEV, LEV cũng tăng lên khi giá bán tăng lên và LEV 
đạt lớn nhất ở tuổi 6. 
 43 
Khi giá bán gỗ tăng 20% và 40% giá trị NPV và LEV tăng. Điểm đáng 
chú ý là dù giá được giả định tăng nhưng tuổi rừng trồng đạt NPV lớn nhất vẫn 
ở tuổi 7, kết quả này không khác so với kịch bản gốc (giá gỗ giữ nguyên). 
Điểm đáng chú ý với giá trị LEV, LEV cũng tăng lên khi giá bán tăng lên và 
LEV vẫn đạt lớn nhất ở tuổi 7. Như vậy có thể thấy dù giá gỗ thay đổi, tuổi 
khai thác tối ưu khi người trồng rừng kinh doanh trong vô số luân kỳ và một 
luân kỳ chưa có ảnh hưởng nhiều. 
5.2 Kiến nghị 
Cần có những nghiên cứu sâu hơn về tình hình dất đai và tiềm năng sản 
xuất của đất cũng như đánh giá mức độ thích hợp của các loài Keo tai tượng 
mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường sinh thái cho xã Phúc Trìu. 
Nâng cao công tác quản lý sử dụng nguồn tài nguyên là rừng trồng tại 
địa phương xã, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân được hưởng các 
chính sách hỗ trợ trong công tác trồng và khai thác rừng, nghiên cứu chiến 
lược bảo vệ, nâng cao khả năng, vai trò cung cấp từ rừng trồng, đặc biệt là 
rừng trồng cây Keo chủ yếu hiện nay. 
Đẩy mạnh việc áp dụng thâm canh rừng trồng, áp dụng trồng xen thêm 
các loài cây ngắn ngày tạo mô hình nông lâm kết hợp vừa giúp tăng thêm thu 
nhập vừa giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. 
Sử dụng chỉ tiêu NPV, LEV để đánh giá hiệu quả kinh doanh trồng rừng 
có nhiều thuận lợi, đặc biệt là khả năng lượng hóa ảnh hưởng của các yếu tố kỹ 
thuật, điều kiện khí hậu, đất đai, tới hiệu quả kinh doanh. 
Thực hiện các chính sách hỗ trợ cây giống và xác định đầu ra tập chung 
cho sản phẩm sau khai thác, đảm bảo cung cấp nguồn sản phẩm đều theo chu 
kì, luân kì trồng rừng, nghiên cứu chuyên sâu đối với các biến động thị trường, 
biến động chỉ số thặng dư sau khai thác rừng. 
Xây dựng và thí điểm thực hiện chính sách bảo hiểm đối với rừng trồng 
kinh doanh gỗ lớn để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ lớn. 
 44 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tiếng việt 
1. Nguyễn Ngọc Bình, Đỗ Đình Sâm (2001), "Đánh giá tiềm năng sản xuất đất 
lâm nghiệp Việt Nam", NXB Thống kê, Hà Nội. 
2. Trần Văn Bình (2015), Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế 
của rừng trồng keo tai tượng (Acacia Mangium)và keo lai (Acacia 
Mangium)/huyện Yên Thế/Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ lâm học. Đại học 
Nông Lâm Thái Nguyên. 
3. Bách khoa toàn thư Wikikpedia https://vi.wikipedia.org/wiki/Phúc_Trìu 
4. Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1999), Giáo trình Thực vật và thực vật 
đặc sản rừng, Nxb Nông nghiệp. 
5. Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện 
pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng. 
6. Cổng thông tin điện tử Thành Phố Thái Nguyên, Đảng bộ xã Phúc Trìu đã tổ 
chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 
VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản 
sắc dân tộc” 
phuc-Triu-tong=ket-15-nam-thuc-hien-nghi-quyet-trung-uong-5-(khoa-
VIII).htm 
7. Đề án thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Hồ Núi Cốc/Sở 
NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên(01/2019). 
8. Thái Anh Hòa (1999), kinh tế nông lâm, Trường Đại Học Nông lâm Thành 
phố Hồ Chí Minh. 
9. Bùi Mạnh Hùng (2013), Nghiên cứu sinh trưởng Keo tai tượng (Acacia 
mangium Wild) tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ 
khoa học lâm nghệp. Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 
10. Nguyễn Quang Hà, Dương Thị Thanh Tâm ( 2016), Nghiên cứu xác định 
chu kỳ kinh doanh tối ưu, Nghiên cứu kinh tế số 7 (458) – Tháng 7/2016. 
 45 
11. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng (2003), "Giống cây rừng", Nxb Nông 
nghiệp. 
12. Phạm Ngọc Long (2010),Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ rừng trồng 
đến chất lượng gỗ keo tai tượng (Acacia Mangium ) 10 tuổi tại huyện 
Đồng Hỷ-tỉnh Thái Nguyên. Luận văn Thạc Sỹ khoa học Nông Nghiệp. Đại 
học Lâm nghiệp Việt Nam. 
13. Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991 và sửa đổi 2004. 
14. Đoàn Hoài Nam (2006), “ Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo 
lai tại một số vùng sản suất kinh tế lâm nghiệp”, tạp chí NN& PTNT (3) tr 
91 - 92. 
15. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991), khảo nghiệm loài và xuất xứ, Tổng luật và 
chuyên khảo khoa học kỹ thuật Lâm Nghiệp (10), trang 65-67. 
16. Huỳnh Đức Nhân và Nguyễn Quang Đức (1993) A.mangium-xuất sứ nào 
tốt nhất. Tập san Lâm nghiệp 4-1993. 
17. Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994 quy định việc giao đất lâm nghiệp cho 
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích 
lâm nghiệp. 
18. Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và sử dụng rừng vào 
mục đích lâm nghiệp. 
19. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ 
về Thi hành Luật đất đai. 
20. Quyết định sô 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi và bổ sung một số điều của quyết 
định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ 
chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. 
21. Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về 
mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu 
ha rừng. 
22. Quyết định 136/CP ngày 31/7/1998 về sửa đổi một số quy định về thủ tục 
xuất khẩu gỗ lâm sản. 
 46 
23. Quyết định số 08/2001/TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng chính phủ ban 
hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng 
tự nhiên. 
24. Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ 
về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp 
đồng. 
25. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính 
phủ ban hành về Quy chế quản lý rừng. 
26. Quyết định sô 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về 
chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường cho rừng. 
27. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Suân Quát, Đoàn Hoài Nam (2006), “Kỹ thuật 
trồng rưng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu”, nhà xuất bản thống 
kê, 2006. 
28. Đỗ Anh Tuân (2013). Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu rừng trồng keo lai 
theo quan điểm kinh tế tại công ty lâm nghiệp Lương Sơn, Hòa Bình, Tạp 
chí KHLN 4/2013 (3049 - 3059). 
29. UBND xã Phúc Trìu số:30 ĐA-UBND. Đề án xây dựng nông thôn mới tại 
xã Phúc Trìu. 
30. Website nghiên cứu cây trồng:  
II. Tiếng Anh 
31. Atipanumpai, L. (1989), Acacia mangium: studies on the genetic variation 
in ecological anh physiological characteristics of a fast-growing plantation 
tree spices, Acta Forestalia Fenica (206), 90pp. 
32. Awang, K. Bhuimibhamon, S. (1993), Genetics and tree improvement, In: 
Awang, K. Taylor , D., eds. Acacia mangium. Growing and Utinlization, 
Winrock International and FAO, Bangkok, Thailand. 
33. . Chittachumnonk P & Sirilak S (1991), “Performancc of acacia Species in 
Thailand. Advances in Tropical Acacia Research”. ACIAR Proccedings 
No. 35. 
 47 
34. Doran, J.C., Skelton, D.J. (1982), Acacia mangium seed collections for 
international provenance trials, Forest genetic resource information No. 
11, FAO, Rome, pp. 47-53. 
35. Tewari, D.N.,(1994), Biodiversity and Forest Genetic Resources, Dehra 
Dun. India. 
36. Turnbull, J.W. (1986), “Australia vegetation”, In: Turnbull, J. W,. ed. 
Multipurpose Australia trees and shrubs: lesser-known species for 
fuelwood and agroforestry , ACIAR Monograph No.1, Canberra, 
Australia,pp. 29-44. 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_tuoi_thanh_thuc_so_luong_va_thanh_thuc_ki.pdf