Bàn về đào tạo hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao
Tóm tắt
Hướng dẫn viên du lịch là một nhân tố rất quan trọng trong ngành kinh doanh du lịch nói chung
và kinh doanh lữ hành nói riêng. Hướng dẫn viên du lịch chính là người đại diện cho hình ảnh của một
quốc qua, một đại sứ không chính thức của đất nước, người trao các dịch vụ du lịch trong chuyến tour
đến du khách. Trong những năm gần đây, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ở nước ta không ngừng tăng
lên và có đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên những hạn
chế về chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đang đặt ra yêu cầu bức thiết phải đổi mới công
tác đào tạo. Trên cơ sở các tiêu chí về hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao, soi chiếu vào thực trạng
đội ngũ hướng dẫn viên du lịch hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp đào tạo hướng dẫn viên du
lịch chất lượng cao, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bàn về đào tạo hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao
i tự đóng góp thêm. Thực tế là tất cả các giảng viên, sinh viên, nhà tuyển dụng đều nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của học tập thực tế trên các đường tour trong vấn đề nâng cao khả năng của sinh viên. Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc lớn nhất đó là kinh phí. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đưa ra một số gợi ý những tour thực tế dành cho các cơ sở đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội như sau: * Tour 1 ngày: a. Hà Nội - Bắc Ninh: Hà Nội - Chùa Dâu - Chùa Bút Tháp - Làng Tranh Đông Hồ - Đền Đô - Đình Bảng - Chùa Phật Tích - Hà Nội. b. Hà Nội - Nam Định: Hà Nội - Đền Trần - Chùa Phổ Minh - Chùa Cổ Lễ - Phủ Giầy - Hà Nội. c. Hà Nội - Ninh Bình: Hà Nội - Chùa Bái Đính - Khu sinh thái Tràng An - Hà Nội; Hoặc: Hà Nội - Bái Đính - Đền Vua Đinh, Lê - Nhà thờ Đá Phát Diệm - Hà Nội. d. Hà Nội - Hà Tây (cũ): Hà Nội - Chùa Hương - Hà Nội; Số 30 (Tháng 12 - 2019)106 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA Hoặc: Hà Nội - Thành cổ Sơn Tây - Chùa Mía - Đền Và - Làng cổ Đường Lâm - Hà Nội. * Tour dài ngày: a. Hà Nội - Hải Dương - Quảng Ninh: Hà Nội - Côn Sơn - Kiếp Bạc - Yên Tử - Hạ Long - Hà Nội (3 ngày/2 đêm). b. Hà Nội - Lào Cai: Hà Nội - Sapa - Bắc Hà - Hà Nội (4 ngày/3 đêm). c. Hà Nội - Thanh Hóa: Hà Nội - Sầm Sơn - Hà Nội (2 ngày/1 đêm). d. Hà Nội - Nghệ An: Hà Nội - Cửa Lò - Quê Bác - Hà Nội (3 ngày/2 đêm). e. Hành Trình di sản miền Trung: Hà Nội - Quê Bác - Ngã Ba Đồng Lộc - Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Phong Nha, Kẻ Bàng - Nghĩa Trang Liệt sĩ Trường Sơn - City tour Huế - City tour Đà Nẵng - Phố cổ Hội An - Thánh địa Mỹ Sơn - Hà Nội (7 ngày/6 đêm). Tất cả các tour này đều là những tour rất quan trọng và đang được kinh doanh một cách hiệu quả trên thị trường tour. Tuỳ theo điều kiện về chương trình khung, tuỳ theo khả năng kinh tế mà các trường có thể lựa chọn những đường tour cho phù hợp. Tuy nhiên, dù chọn nhiều hay chọn ít, mỗi chuyến đi thực tế, các cơ sở đào tạo phải xác định được những điều sinh viên trực tiếp thu nhận được qua mỗi chuyến đi thực tế như sau: Nắm bắt được cung đường của tuyến du lịch, những điểm nhấn cần giới thiệu trên tuyến; giúp sinh viên giới thiệu được những điểm đặc sắc trên tuyến, hiểu được những giá trị văn hoá của các điểm du lịch; nắm bắt được những cơ sở dịch vụ phục vụ khách trên tuyến và tại điểm du lịch; tổ chức được các hoạt động hoạt náo trên xe; so sánh được những phong cách hướng dẫn của hướng dẫn viên suốt tuyến và hướng dẫn viên tại điểm; tiếp cận với phương pháp xử lý tình huống. 4.2. Đào tạo kỹ năng hoạt náo, tổ chức Gala dinner, team building Du khách trong quá trình đi du lịch, ngoài mục tiêu là thẩm nhận giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc, còn mong muốn được nghỉ ngơi giải trí trong chuyến hành trình du lịch. Bởi vậy, khả năng hoạt náo, tổ chức Team Building và Gala Dinner của hướng dẫn viên dành cho du khách góp phần không nhỏ vào sự thành công của chuyến tour. Các cơ sở đào tạo phải có chương trình đào tạo cụ thể cho hướng dẫn viên về kỹ năng hoạt náo trên phương tiện di chuyển (mà cơ bản là trên xe ô tô). Thời gian ngồi trên xe ô tô Bảng 1. Một số tuyến du lịch cần được đào tạo về tiếng Anh chuyên ngành Thời gian Nội dung Buổi 1 - 3 Những câu thông dụng thường dùng khi giao tiếp với khách: Gặp mặt, trên xe, nhà hàng, khách sạn, thông báo Buổi 4 - 5 Một số kỹ năng mềm trong hoạt động hướng dẫn du lịch (thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể, chọn vị trí, quan sát đoàn khách) Buổi 6 - 7 Tour 1: City tour: Xây dựng bài thuyết minh, tập thuyết minh các điểm: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hồ Tây - Chùa Trấn Quốc, Hồ Hoàn Kiếm - Đền Ngọc Sơn, Phố cổ - Bảo tàng Dân tộc học, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch Buổi 8 – 9 Tour 2 Xây dựng bài thuyết minh, tập thuyết minh tuyến: Hà Nội - Chùa Hương (1 ngày) Buổi 10 - 11 Tour 3: Xây dựng bài thuyết minh, tập thuyết minh tuyến Hà Nội - Ninh Bình (1 ngày) Buổi 12 - 13 Tour 4: Xây dựng bài thuyết minh, tập thuyết minh tuyến Hà Nội - Mộc Châu (2 ngày/1 đêm) Số 30 (Tháng 12 - 2019) 107 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ của du khách trong quá trình đi du lịch ở Việt Nam thường là khá dài. Vậy làm thế nào để cho du khách ngồi trên xe không cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi bởi thời gian di chuyển quá lâu thì ngoài những lời thuyết minh, hướng dẫn trên tuyến, kỹ năng hoạt náo đan xen của hướng dẫn viên là vô cùng quan trọng. Hướng dẫn viên phải được đào tạo về những vấn đề sau để đảm bảo kỹ năng hoạt náo tốt: - Khả năng hát - Khả năng kể chuyện cười - Khả năng tổ chức trò chơi Đối với kỹ năng tổ chức Team Building và Gala Dinner thì đây gần như là một yêu cầu bắt buộc đối với một hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao khi tổ chức cho khách những tour đi biển trong dịp hè. Ngoài tắm biển, khi tham gia vào các chương trình du lịch theo tập thể, du khách còn mong muốn được tham gia vào những trò chơi mang tính tập thể để được giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết giữa các thành viên. Hiện nay, gần như các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đều tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi du lịch vào các dịp hè nên các hướng dẫn viên cũng phải được đào tạo đa dạng hoá về kỹ năng hoạt náo, trò chơi Team Building và các kịch bản Gala Dinner để tránh trùng lặp. Ngoài sự hướng dẫn, đào tạo của giảng viên, mỗi hướng dẫn viên tương lai cũng phải tự nghĩ những trò chơi, kịch bản Gala Dinner mang dấu ấn cá nhân, phù hợp nhất với khả năng của mình để tránh trùng lặp với những hướng dẫn viên khác. 4.3. Kỹ năng thuyết trình Đây là vấn đề cũng khá quan trọng. Lượng kiến thức mà hướng dẫn viên biết chỉ được coi là điều kiện cần. Vấn đề hướng dẫn viên thể hiện những kiến thức đó như thế nào mới là quan trọng. Trên thực tế có rất nhiều hướng dẫn viên có kiến thức uyên thâm nhưng vì không có kỹ năng thuyết trình dẫn đến bài nói của hướng dẫn viên trở nên khô khan, gây nhàm chán, thậm chí còn gây ức chế cho du khách bởi phải nghe quá nhiều thứ mà họ không cảm thấy hấp dẫn. Vấn đề quan trọng nhất cần chú ý trong đào tạo thuyết trình cho sinh viên là phải tập trung vào mấy vấn đề: - Nói cái gì? (Nội dung thuyết trình) - Nói cho ai? (Đối tượng người nghe) - Nói như thế nào? (Cách thức truyền tải) Về nội dung thuyết trình, vì đây là đào tạo hướng dẫn viên du lịch nên nội dung các bài thuyết trình nên xây dựng những chủ đề thuyết minh theo tuyến, điểm du lịch; thuyết minh về giá trị văn hoá của một vùng, một dân tộc; phong tục, tập quán, ẩm thực; hay những vấn đề chung như tình hình kinh tế, chính trị, tôn giáo, giáo dục, y tế ở Việt Nam. Đây là những chủ đề du khách rất quan tâm. Giảng viên hướng dẫn sinh viên xây dựng bài nói theo lộ trình từ ngắn đến dài, từ cơ bản đến chuyên sâu về những vấn đề trên. Về cách thức truyền tải, giảng viên hướng dẫn tập rèn cho sinh viên những kỹ năng: - Giọng nói: to, rõ ràng, có sự thay đổi (âm lượng, cao độ, cường độ) để tránh sự đơn điệu trong giọng nói. - Ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ điệu bộ, thế đứng, dáng đứng, giao tiếp bằng mắt. 4.4. Đào tạo Ngoại ngữ và Hán Nôm * Ngoại ngữ Nếu hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp muốn làm hướng dẫn viên cho khách Inbound và khách Outbound thì nhất thiết phải thành thạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Hiện nay, các cơ sở đào tạo hầu hết đều có những học phần ngoại ngữ chuyên ngành dành cho đào tạo hướng dẫn viên du lịch. Các học phần này đã góp phần nâng cao trình độ tiếng Anh cho hướng dẫn viên. Tuy nhiên, các chương trình này vẫn thiên nhiều về lý thuyết. Để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường hướng dẫn viên du lịch Inbound, nhà trường nên kết hợp với các công ty du lịch, mời những hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, kết hợp cùng với giảng viên đào tạo những kiến thức thực tế về hướng dẫn du lịch trên những Số 30 (Tháng 12 - 2019)108 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA đường tour cụ thể chắc chắn sẽ tạo ra được những hứng thú và hiệu quả cho sinh viên trong việc nâng cao chất lượng học ngoại ngữ chuyên ngành. Ở đây, chúng tôi đề xuất một số tuyến cơ bản cần được đào tạo về tiếng Anh chuyên ngành, được trình bày trong Bảng 1. * Hán Nôm Nếu chuyên sâu vào khách du lịch nội địa, hướng dẫn viên du lịch cần phải có khả năng Hán Nôm nhất định. Lý do là bởi trong các chương trình du lịch nội địa, ngoài các tháng hè sôi động từ khoảng tháng 6 đến tháng 9 cho các tour du lịch biển, những tháng còn lại, các hoạt động du lịch tập trung chủ yếu vào các chương trình du lịch văn hoá, tham quan các di tích lịch sử văn hoá như đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm. Hầu hết các di tích này đều có hệ thống hoành phi câu đối bằng chữ Hán Nôm (chủ yếu là chữ Hán). Tuy nhiên, hầu hết hướng dẫn viên không thể đọc được. Mà đã không đọc được thì không thể chuyển tải giá trị văn hoá của di tích đến với du khách bởi giá trị lịch sử, văn hoá của di tích kết tinh một hàm lượng rất lớn trong hệ thống hoành phi câu đối này. Xin đơn cử một ví dụ, hầu hết hướng dẫn viên du lịch khi đưa khách đến Văn Miếu, dừng trước cửa tam quan của Văn Miếu chỉ đọc được 3 chữ “Văn Miếu Môn” bởi chữ này đã cố định ở vị trí đó, dễ nhận ra và được các tài liệu đề cập khá nhiều. Còn những câu đối rất hay ở tứ trụ nhằm tôn vinh đức Khổng Tử, đạo Nho và Văn Miếu thì hầu như hướng dẫn viên không đọc được. Chẳng hạn, một câu đối rất hay ở Tứ Trụ: Đạo nhược lộ nhiên, đắc kỳ môn nhi nhập Thánh tức thiên dã, bất khả giai nhi thăng. Tạm dịch: Đạo học (ý chỉ đạo Nho) như con đường, ai tìm thấy cửa (tìm thấy phương pháp học tập đúng đắn) thì nhập được vào đạo học này Thánh (chỉ đức Khổng Tử) là trời cao, không thang nào có thể với tới được (ý là không ai có thể sánh với ngài được). Nếu đọc được một câu đối này và giới thiệu được cho du khách thì chắc chắn bài thuyết minh về Văn Miếu của hướng dẫn viên sẽ sâu sắc và hấp dẫn hơn. Điều đó cho thấy, đào tạo Hán Nôm cho hướng dẫn viên du lịch là hết sức cần thiết. Hơn nữa, việc hiểu và đọc được một số từ tiếng Hán cơ bản giúp hướng dẫn viên sử dụng tiếng Việt trong sáng hơn, chuẩn mực hơn. Tuy nhiên, rất nhiều cơ sở đào tạo cho rằng Hán Nôm rất khó và với một thời lượng tương đối ít ỏi từ 3 - 5 tín chỉ thì học chỉ mang tính “cưỡi ngựa xem hoa”. Thực ra điều đó chưa hoàn toàn đúng. Chúng ta không yêu cầu hướng dẫn viên du lịch phải đọc được tất cả hệ thống câu đối, nhưng những hoành phi hay một số nội dung cơ bản ở bài văn bia (tên bia, niên đại, người soạn bia) thì hoàn toàn người học chỉ cần vốn tiếng Hán từ 700 - 1.000 chữ là hoàn toàn có thể đọc được. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ sở đào tạo thiết kế chương trình học Hán Nôm phải là Hán Nôm du lịch, các chữ Hán Nôm trong chương trình học phải được hệ thống hoá từ hệ thống hoành phi, câu đối ở đình, chùa, lăng, miếu,... đang được khai thác trong kinh doanh du lịch, đang là điểm đến hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, một phương pháp giảng dạy kết hợp với những công cụ như máy chiếu, hệ thống từ điển về Hán Nôm Online, chắc chắn trong vòng từ 3 - 5 tín chỉ, sinh viên có thể nắm bắt được một số chữ Hán Nôm cơ bản, từ đó làm nền tảng để sinh viên tự học thêm dựa vào phương pháp tra cứu từ điển. 4.5. Đào tạo kiến thức chung về lịch sử văn hoá Việt Nam Trong quá trình tác nghiệp, hướng dẫn viên du lịch gặp rất nhiều những câu hỏi, những mối quan tâm của khách về lịch sử - văn hoá Việt Nam. Để khỏi bị động, hướng dẫn viên cần được đào tạo kiến thức chung và được chuẩn bị những chủ đề cơ bản về lịch sử văn hoá Việt Nam (theo hướng càng nhiều càng tốt). Dưới đây là một số chủ đề gợi ý để hướng dẫn viên Số 30 (Tháng 12 - 2019) 109 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ tương lai chuẩn bị: Thông tin tổng quan về Việt Nam (diện tích, dân số, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội); Tiến trình lịch sử Việt Nam; Ngôn ngữ và chữ viết ở Việt Nam; Hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam; Tục thờ cúng tổ tiên; Giáo dục ở Việt Nam; Văn minh nông nghiệp lúa nước; Áo dài; Cây tre trong văn hoá Việt Nam; Tết cổ truyền của người Việt; Múa rối nước; Trống đồng và văn hoá Đông Sơn; Nghệ thuật gốm Việt Nam; Tranh dân gian; Nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam; Đặc trưng của lễ hội Việt Nam; Đặc trưng văn hoá của một số tộc người (Mông, Dao, Thái, Mường...),v.v. Kết luận Bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với hướng dẫn viên du lịch. “Hướng dẫn viên như đại sứ văn hóa cho một quốc gia chứ không đơn thuần là người giới thiệu điểm đến”. Vì vậy, hướng dẫn viên phải đảm bảo có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết, và có “thái độ, cách nhìn đúng đắn về nghề nghiệp của mình” [4]. Xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên chất lượng cao là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi một hệ thống giải pháp đồng bộ và sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý về du lịch trong đào tạo và tuyển dụng. Bên cạnh đó, mỗi hướng dẫn viên tương lai cần phải thực sự nỗ lực, học tập, rèn luyện để ngày càng đáp ứng một cách nhanh nhất các tiêu chuẩn của một hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao. Hy vọng rằng, những giải pháp mà bài viết đưa ra có thể góp một phần nhỏ bé vào định hướng quá trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao ở Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Đ.T.P (ThS., Phó Trưởng khoa Du lịch, Trường ĐHVHHN) Tài liệu tham khảo 1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/ TW ngày 16/01/2017 về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. 3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2020), “Số liệu thống kê giáo dục đại học năm học 2018 - 2019”, https://moet.gov.vn/thong-ke/Pages/thong-ko- giao-duc-dai-hoc.aspx?ItemID=6636 4. Diệu Linh (2014), “Làm gì để xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đủ và đạt chuẩn”, dung-doi-ngu-huong-dan-vien-du-lich-du-va- chuan-349878.vov 5. Phan Đông Nhựt (2016), “Hướng dẫn viên du lịch - Thực trạng và những định hướng nghề nghiệp”, php/su-kien-du-lich/van-de-trao-doi/5423- huong-dan-vien-du-lich-thuc-trang-va-nhung- dinh-huong-nghe-nghiep 6. Bùi Thanh Thuỷ (2009), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 7. Tổng cục Du lịch (2013), “Tiêu chuẩn VTOS - Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch”, http:// vietnamtourism.gov.vn/esrt/default.aspxportali d=1&tabid=344&itemid=88.htm 8. Tổng cục Du lịch (2019), “CSDL trực tuyến hướng dẫn viên du lịch”, vn/index.php/guide/cat/05 9. USAID (2012), Toward Professionalism in Tour Guiding, Publishing: The Unieted States Agency for International Development, 119p. Ngày nhận bài: 18 - 12 - 2019 Ngày phản biện, đánh giá: 20 - 12 - 2019 Ngày chấp nhận đăng: 27 - 12 - 2019
File đính kèm:
- ban_ve_dao_tao_huong_dan_vien_du_lich_chat_luong_cao.pdf