Bài giảng Quản trị bán hàng - Chương 5: Tổ chức lực lượng bán
1. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA CẤU TRÚC TỔ CHỨC LLBH
Cấu trúc tổ chức một lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp
được đặc trưng bởi bốn đặc tính:
Tính chuyên môn hóa lực lượng bán hàng
Tính tập quyền – phân quyền trong tổ chức
Mức độ quản lý
Tổ chức quản trị lực lượng bán hàng và quản lý bán hàng chức
năng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị bán hàng - Chương 5: Tổ chức lực lượng bán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị bán hàng - Chương 5: Tổ chức lực lượng bán
CHƯƠNG 5 :TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BÁN 1. Cấu trúc tổ chức lực lượng bán 2. Các loại mô hình tổ chức lực lượng bán 3. Một số vấn đề cần quan tâm khi tổ chức lực lượng bán Tài liệu tham khảo Thomas N. Ingram et all (2000), Sales management: Analysis and decision making, South-Western Thomson learning, ch. 4 & 5; James M. Commers (2002), Quản trị bán hàng, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, chương 2 ; Mark W. Johnston and Greg W. Marshall (2006), Sales force management, 8th edition, NXB McGraw Hill, ch. 4; The Sasakawa Peace Foundation, Các tình huống trong giảng dạy cao học quản trị kinh doanh tại Việt Nam, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2009 101 1. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA CẤU TRÚC TỔ CHỨC LLBH Cấu trúc tổ chức một lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp được đặc trưng bởi bốn đặc tính: Tính chuyên môn hóa lực lượng bán hàng Tính tập quyền – phân quyền trong tổ chức Mức độ quản lý Tổ chức quản trị lực lượng bán hàng và quản lý bán hàng chức năng 2. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THEO CHIỀU RỘNG Giám đốc bán hàng quốc gia Giám đốc bán hàng cấp tỉnh Giám đốc bán hàng cấp tỉnh Giám đốc bán hàng cấp tỉnh Giám đốc bán hàng cấp tỉnh Giám đốc bán hàng cấp tỉnh NVBH NVBH NVBH NVBHNVBH NVBH 3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THEO CHIỀU DỌC Giám đốc bán hàng quốc gia Nhân viên bán hàng Giám đốc bán hàng cấp vùng Nhân viên bán hàng Giám đốc bán hàng cấp vùng Nhân viên bán hàng Giám đốc bán cấp tỉnh Giám đốc bán cấp tỉnh Giám đốc bán cấp tỉnh Giám đốc bán cấp tỉnh Giám đốc bán cấp tỉnh Giám đốc bán cấp tỉnh 4. QUẢN LÝ BÁN HÀNG CHỨC NĂNG VÀ QUẢN TRỊ LLBH Trong DN, tổ chức lực lượng bán hàng có thể phân ra thành hai loại quản lý bán hàng là: Quản lý bán hàng chức năng, trong đó người quản lý chỉ phụ trách nội dung chuyên môn trong lĩnh vực chức năng bán hàng được giao mà không phụ trách trực tiếp lực lượng nhân viên bán hàng tạo doanh thu Quản lý lực lượng bán hàng là những người chịu trách nhiệm quản lý các nhân viên bán hàng và hoạt động bán hàng tạo doanh thu cho doanh nghiệp. 5. CÁC YẾU TỐ CẦN CÂN NHẮC KHI CƠ CẤU TỔ CHỨC LLBH Các yêu cầu: Các hoạt động bán hàng cần được phân chia và sắp xếp theo chuyên môn hóa lao động. Tổ chức lực lượng bán hàng nên đảm bảo tính ổn định và liên tục trong nỗ lực bán hàng của doanh nghiệp Việc tổ chức lực lượng bán hàng cần đảm bảo tính hợp tác giữa các hoạt động khác nhau Ba đặc tính: Tính hiệu quả: Cơ cấu có thực hiện tốt những mục tiêu về doanh số và lợi nhuận không? Khách hàng phản ứng như thế nào với cơ cấu đó? Năng lực: Công ty có thể trang trải được chi phí cho cơ cấu tổ chức này không? Những chi phí nào gắn liền với cơ cấu tổ chức góp phần làm tăng doanh thu và thị phần? Tính khả thi: Đề cập đến khả năng thực hiện cơ cấu tổ chức lực lượng bán hàng, khả năng thích nghi của cơ cấu đó khi điều kiện thị trường thay đổi. 6. TỔ CHỨC THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ Đây là cách bố trí lực lượng bán hàng đơn giản nhất. Mỗi nhân viên bán hàng được giao phụ trách một khu vực riêng để bán hàng và họ có toàn quyền quyết định việc kinh doanh sản phẩm của công ty cho tất cả khách hàng trong khu vực địa lý ấy. Mỗi giám đốc kinh doanh vùng sẽ phụ trách giám sát một vài khu vực. Vài vùng lại được giám sát bởi một giám đốc hoặc phó giám đốc kinh doanh của công ty 7. ƯU ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC BÁN HÀNG THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ Một là, trách nhiệm người bán được xác định rõ ràng, họ chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc từ chào bán hàng đến thu nợ của khách hàng tại khu vực phụ trách Hai là, triệt tiêu hoàn toàn khả năng hai hay nhiều nhân viên bán hàng của cùng công ty đến tiếp xúc chào bán cho cùng một khách hàng Ba là, khuyến khích người bán hàng gắn bó chặt chẽ với việc bán hàng tại khu vực phụ trách Bốn là, đảm bảo giảm được chi phí quản lý và cả chi phí đi lại của nhân viên bán hàng Cách thức tổ chức này thích hợp khi những sản phẩm bán ra tương đối đồng dạng và không có đòi hỏi đặc biệt từ khách hàng 8. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THEO KHU VỰC ĐỊA LÝ Giám đốc bán hàng Nhân viên bán hàng Giám đốc bán hàng miền Nam Nhân viên bán hàng Giám đốc bán hàng miền Bắc Nhân viên bán hàng QLBH thành phồ Hải Phòng QLBH thành phồ Hải Dương QLBH thành phồ Hà Nội QLBH thành phồ HCM QLBH thành phồ Vũng tàu QLBH thành phồ Nha Trang 9. TỔ CHỨC THEO SẢN PHẨM Áp dụng cho các công ty có số lượng hàng hóa nhiều, phức tạp về mặt kỹ thuật hoặc các sản phẩm tương đối độc lập nhau. Cơ cấu tổ chức này phù hợp khi sản phẩm bán ra đòi hỏi mức độ chuyên môn hóa cao, đòi hỏi nhân viên bán hàng có trình độ kỹ thuật Nhược điểm là nếu một khách hàng mua nhiều sản phẩm khác loại của công ty thì phải liên lạc hoặc có tới vài nhân viên bán hàng Thông thường trong những trường hợp như vậy đòi hỏi có sự kết hợp giữa cơ cấu theo sản phẩm và cơ cấu về mặt địa lý 10. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THEO SẢN PHẨM Giám đốc bán hàng Nhân viên bán hàng Giám đốc bán hàng KT số Nhân viên bán hàng Giám đốc BH điện lạnh DD Nhân viên bán hàng QLMH máy giặt QLMH Ti vi QLMH tủ lạnh QL mặt hàng ĐT QLMH máy tính để bàn QLMH máy tính cầm tay 11. TỔ CHỨC THEO KHÁCH HÀNG Cơ cấu tổ chức ngày càng phổ biến và quan trọng Dựa vào đặc điểm của khách hàng để cơ cấu tổ chức (quy mô khách hàng, hành vi mua sắm và việc sử dụng sản phẩm của khách hàng) Có ưu điểm là nhân viên bán hàng biết rõ nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng mình phụ trách Có nhược điểm nếu khách hàng rải rác trên phạm vi rộng, nhân viên bán hàng phải đi lại nhiều. 12. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THEO KHÁCH HÀNG Giám đốc bán hàng Giám BH khối siêu thị GĐ BH Khối NHKS Giám đốc kênh bán lẻ NVBH NVBH NVBH 14.TỔ CHỨC THEO CHỨC NĂNG Do các loại nhiệm vụ bán hàng thường yêu cầu những khả năng và kỹ năng khác nhau ở người nhân viên bán hàng. Một nhóm bán hàng chuyên tìm kiếm và phát triển khách hàng mới còn một nhóm bán hàng chuyên duy trì và phục vụ khách hàng cũ Một nhóm nhân viên bán hàng chuyên phụ trách và bán các sản phẩm trong giai đoạn đầu của chu kỳ đời sống sản phẩm 15. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THEO CHỨC NĂNG Giám đốc bán hàng Trưởng nhóm phát triển TT Trưởng nhóm dịch vụ Trưởng nhóm CSKH NVBH NVBH NVBH 16.TỔ CHỨC HỖN HỢP Khi bán nhiều loại sản phẩm khác nhau cho nhiều khách hàng trên một địa bàn rộng lớn Một nhân viên bán hàng có thể chịu sự giám sát của một hoặc nhiều giám đốc kinh doanh. Các dạng chuyên môn hóa hỗn hợp như: sản phẩm-khu vực, khách hàng-sản phẩm, khách hàng-khu vực, khách hàng-sản phẩm-khu vực 17. MÔ HÌNH TỔ CHỨC HỖN HỢP Nhu cầu KH đa dạng Định hướng tổ chức theo KH Định hướng tổ chức theo SP-KH Định hướng tổ chức theo SP Định hướng tổ chức theo khu vực địa lý Nhu cầu KH đồng nhất SP đa dạng phức tạp SP tương dối đồng nhất 18. XÁC ĐỊNH QUY MÔ CỦA LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG Để thiết lập quy mô lực lượng bán hàng có thể sử dụng phương pháp dựa vào sức ép công việc. Nội dung của phương pháp: Phân nhóm các khách hàng thành từng loại riêng biệt theo quy mô, tình trạng hoạt động hoặc những yếu tố khác Xác định mức độ công việc lực lượng bán hàng phải dành cho từng loại khách hàng: ∑M= SLi × Mdi (SLi – số lượng khách hàng thuộc nhóm i; MDi– mức độ công việc phải dành cho 1 khách hàng trong nhóm i) Tính toán mức độ công việc mà trung bình một nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp có thể đảm nhận (M). Khi đó quy mô lực lượng bán hàng hay số lượng nhân viên bán cần thiết để phục vụ cho từng loại khách hàng trong khoảng thời gian mong muốn – QM là: QM = [∑ SLi × MDi]/ M 19.TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI Công ty có thể có lực lượng bán hàng bên ngoài và bên trong hoặc cả hai. Lực lượng bán hàng bên ngoài đi tới các khách hàng để chào bán cho các khách hàng tại hiện trường. Lực lượng bán hàng bên trong thực hiện công việc kinh doanh từ văn phòng công ty thông qua điện thoại, mạng Internet hoặc tiếp đón khách hàng ghé thăm văn phòng. Các nhân viên bán hàng bên trong không chỉ hỗ trợ cho bán hàng bên ngoài mà còn bán hàng và thực hiện nhiều công việc quan trọng khác 20. SỬ DỤNG ĐẠI LÝ BÁN HÀNG ĐỘC LẬP Phân biệt hai loại đại lý bán hàng: Đại diện cho nhà SX và đại lý ban Các yếu tố quyết định sử dụng đại lý bán hàng độc lập 21.TỔ CHỨC BÁN HÀNG THEO NHÓM Khi một sản phẩm phức tạp và khách hàng ngày càng phát triển lớn hơn với yêu cầu cao hơn Các nhóm bán hàng có thể khám phá những vấn đề, các giải pháp và cơ hội bán hàng mà không một cá nhân nhân người bán hàng nào có thể làm được điều đó Những nhóm bán hàng phải có các chuyên gia từ những lĩnh vực khác nhau hoặc từ các cấp khác nhau trong công ty bán Trong bán hàng theo nhóm, nhân viên bán hàng chuyển vai trò từ “một nghệ sĩ độc tấu” trở thành “một chỉ huy dàn nhạc” Bán hàng theo nhóm có một số nhược điểm: (i) Nhóm bán hàng có thể khiến khách hàng nhầm lẫn hoặc gây áp đảo với các khách hàng (ii) Những người bán hàng cũng có thể gặp rắc rối trong việc học cách làm việc (iii) Việc đánh giá đóng góp cá nhân đối với nỗ lực bán hàng của cả nhóm có thể tạo ra một số khó khăn trong việc trả thù lao. 22. TELEMARKETING Ưu điểm của telemarketing: Cho phép các doanh nghiệp tạo nên những cuộc gọi hiệu quả về mặt chi phí đặc biệt là với khách hàng nhỏ. Người bán sử dụng telemarketing có đầy đủ các thông tin cụ thể để giải quyết vấn đề khi liên lạc với khách hàng. Giúp phát triển các chương trình marketing mới và thử nghiệm mức độ hiệu quả của những chương trình hiện tại TÓM TẮT CHƯƠNG Chương 5 đề cập đến: Việc tổ chức lực lượng bán hàng trong doanh nghiệp Quy mô lực lượng bán hàng bên trong và bên ngoài Việc sử dụng telemarketing trong hoạt động bán hàng Tổ chức bán hàng theo nhóm hay đại lý bán hàng độc lập
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_ban_hang_chuong_5_to_chuc_luc_luong_ban.pdf