Bài giảng Quản trị bán hàng - Chương 3: Xây dựng kế hoạch và xây dựng ngân sách bán hàng
1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Jauch and Glueck (1993): “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch duy
nhất, chung và liên kết các nguồn lực của doanh nghiệp với các cơ hội
kinh doanh. Nó gắn các ưu thế chiến lược của một doanh nghiệp với
những thách đố của môi trường”
Giáo trình chiến lược kinh doanh “Chiến lược kinh doanh là tập hợp
các quyết định và các hoạt động liên quan đến việc lựa chọn các
phương tiện và phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt
được các mục tiêu đã xác định”
Chiến lược kinh doanh là toàn bộ chương trình hành động dài hạn của
doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt
được mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị bán hàng - Chương 3: Xây dựng kế hoạch và xây dựng ngân sách bán hàng
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ XÂY DỰNG NGÂN SÁCH BÁN HÀNG 1. Chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing và kế hoạch bán hàng 2. Kế hoạch, chỉ tiêu và thị phần trong chiến lược bán hàng 3. Xây dựng kế hoạch bán hàng 4. Xác định kinh phí phục vụ thực hiện việc bán hàng Tài liệu tham khảo Bau, A. (2016). Massive sales success: the 3-step formula: while many advisors don't take the time to create, follow and monitor their sales plan, those who do achieve amazing success. Retirement Advisor, (2). 36; William Strahle and Rosann L. Spiro (1986), The Journal of Personal Selling and Sales Management, Vol. 6, No. 2, Implications and Applications for the Practicing Professional (Aug., 1986), pp. 11-18; Zoltners, A.A., Sinha, P. and Zoltners, G.A. (2001) The Complete Guide to Accelerating Sales Force Performance. New York: Amacom. 52 1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 53 Jauch and Glueck (1993): “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch duy nhất, chung và liên kết các nguồn lực của doanh nghiệp với các cơ hội kinh doanh. Nó gắn các ưu thế chiến lược của một doanh nghiệp với những thách đố của môi trường” Giáo trình chiến lược kinh doanh “Chiến lược kinh doanh là tập hợp các quyết định và các hoạt động liên quan đến việc lựa chọn các phương tiện và phân bổ các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định” Chiến lược kinh doanh là toàn bộ chương trình hành động dài hạn của doanh nghiệp sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra. 2. CHIẾN LƯỢC MARKETING 54 Chiến lược marketing được hiểu “là tư tưởng định hướng marketing chỉ đạo đơn vị kinh doanh với hy vọng đạt được các mục tiêu kinh doanh” Một chiến lược marketing bao gồm những chương trình marketing cụ thể hơn cho thị trường mục tiêu, định vị, marketing hỗn hợp và các mức chi phí marketing Chiến lược marketing vạch ra cách thức một doanh nghiệp đem lại giá trị cho các khách hàng mục tiêu để có được giá trị cho chính mình. 3. KẾ HOẠCH BÁN HÀNG 55 Kế hoạch bán hàng được xem là bản kế hoạch cho hoạt động bán hàng thể hiện các mục tiêu, chiến lược và sách lược bán hàng Một kế hoạch bán hàng tốt sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu bán hàng cụ thể, vừa sức và khai thác được tiềm năng thị trường Một kế hoạch bán hàng, luôn phải song hành và xuất phát từ mục tiêu marketing Kế hoạch bán hàng là bộ phận quan trọng của chiến lược kinh doanh với các yếu tố như: tập trung vào bán cái gì, sử dụng các kỹ năng bán hàng như thế nào 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA KẾ HOẠCH BÁN HÀNG VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING 56 5. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI KẾ HOẠCH BÁN HÀNG 57 Kế hoạch bán hàng là bản kế hoạch xác định lộ trình và cách thức đạt doanh số và lợi nhuận mục tiêu trên một địa bàn nhất định Một kế hoạch bán hàng cũng có thể thể hiện trách nhiệm cá nhân của nhân viên bán hàng hay đại diện của doanh nghiệp trên một địa bàn nhất định Một kế hoạch bán hàng bao hàm các mục tiêu của quá trình bán hàng, trách nhiệm và quyền lợi mà mỗi nhân viên bán hàng cần thực hiện Kế hoạch bán hàng thường thể hiện mục tiêu bán hàng (lượng bán mục tiêu), chỉ tiêu cho các đại diện bán hàng Kế hoạch bán hàng phải thể hiện doanh số bán hàng theo định mức chỉ tiêu 6. CHỈ TIÊU KẾT QUẢ 58 Khối lượng hàng bán tương đối: (i) Là một phần trong mục đích bán ở khu vực (ii) Được xác định như hệ số (tỷ lệ) mục tiêu bán hàng chung của DN được phân bổ cho một khu vực (iii) Hình thức thông thường của loại chỉ tiêu này là dựa trên tổng khối lượng hàng bán. Trên cơ sở khách hàng: Các chỉ tiêu trên cơ sở khách hàng tập trung vào duy trì hoặc thu hút khách hàng hoặc người đặt mua, chúng phản ảnh trực tiếp chiến lược chung của doanh nghiệp Về tài chính: Có ba dạng chỉ tiêu (i) Lợi nhuận khu vực (ii) Tổng lãi gộp (iii) Kiểm soát chi phí 7. CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG 59 Chỉ tiêu hoạt động thường được xác định trên cơ sở hành vi cư xử Chỉ tiêu theo hành vi được xét theo quy định số các hoạt động cần thực hiện trong một thời gian cụ thể Chỉ tiêu này thường không được sử dụng trong đánh giá kết quả vì nhiều lý do Quyết định sử dụng chỉ tiêu bán hàng, hoạt động hay tài chính phụ thuộc vào chính các yếu tố như mục đích lâu dài của hãng 8. CHỈ TIÊU KIỂM SOÁT 60 Người lãnh đạo có thể đề ra các bản ghi nhớ nhắc nhân viên cần thực hiện các cuộc gọi bán cho các khách hàng mới Các giám đốc bán hàng có thể sắp xếp thời gian và sức lực chính để đảm bảo chắc chắn rằng các nhân viên thi hành đủ các hướng dẫn này Một phương pháp thiết lập có kết quả hơn các chỉ tiêu kiểm soát là: . Cả nhân viên và giám đốc đều biết chỉ tiêu và cùng thực hiện và đảm bảo chắc chắn đạt được chỉ tiêu 9. CÁC YÊU CẦU CỦA CHỈ TIÊU BÁN HÀNG 61 Thích hợp: Các chỉ tiêu không dựa vào các số liệu khoa học hoặc không thích ứng với các trách nhiệm của nhân viên bán hàng sẽ làm “nản lòng” lực lượng bán hàng Khả năng thực thi: Nếu chỉ tiêu quá cao, các nhân viên có thể sẽ không cố gắng bởi vì họ tin rằng chỉ tiêu là mục đích không thể đạt được hoặc họ có thể gian dối, các chỉ tiêu nên cao nhưng có thể đạt được Dễ hiểu: Nguyên tắc “Hãy giữ cho đơn giản” tuy cũ nhưng luôn luôn phù hợp . Nếu một hệ thống chỉ tiêu quá phức tạp thì lực lượng bán hàng sẽ không hiểu nó và một số nhân viên có thể sẽ bỏ qua chúng. Tính đầy đủ: Một chương trình chỉ tiêu tốt sẽ bao trùm tất cả các tiêu chuẩn được sử dụng để hướng dẫn, kiểm soát và đánh giá lực lượng bán hàng 10. SỰ THAM GIA CỦA LỰC LƯỢNG BÁN HÀNG VÀO VIỆC THIẾT LẬP CHỈ TIÊU 62 Tư tưởng chung là: “nhân viên sẽ đệ trình các chỉ tiêu phù hợp với tiềm năng và khả năng bán của mình” Có phát hiện ra rằng: các nhân viên đã có một cam kết lớn hơn đối với các chỉ tiêu của họ khi họ tham gia vào xác định các chỉ tiêu Có quan điểm rằng: thường sẽ không có gì xảy ra ngay lập tức đối với những ai không đạt được chỉ tiêu mà người ta thường yêu cầu nhân viên có những giải trình hoặc kế hoạch để bù đắp trong thời gian tới 11. TÍNH TẤT YẾU VÀ BẢN CHẤT CỦA KẾ HOẠCH BÁN HÀNG 63 Kế hoạch bán hàng nếu được xây dựng đầy đủ, khả thi thì các mục tiêu đề ra cho hoạt động bán hàng trong kỳ kế hoạch sẽ được thực hiện Đây là kế hoạch quan trọng nhất trong hệ thống các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Kế hoạch bán hàng được coi là một văn bản về thời khoá biểu cho những hoạt động bán hàng, phân bổ tài nguyên, phương tiện vật chất, lao động, tài chính cho sản phẩm hoặc thị trường hoặc khách hàng. Kế hoạch thường có thời hạn 1 năm. Kế hoạch bán hàng nên ngắn gọn, đơn giản và có trọng điểm. Về cơ bản, kế hoạch bán hàng cần khôn khéo và thể hiện tính chiến lược nhằm thu hút các khách hàng mới 12. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÁN HÀNG 64 Phân tích • Tình hình hiện tại • Điều kiện thị trường • Đối thủ cạnh tranh • Cơ hội thị trường Xác định mục tiêu • Mục tiêu không quá cao nhưng cũng đủ thách thức • Đáp ứng yêu cầu SMART Phát triển kế hoạch • Làm thế nào để đạt mục tiêu • Nhận dạng những khó khăn, thách thức • Các chiến lược và chiến thuật Tổ chức hiện thực • Đưa kế hoạch vào thực hiện • Kiểm tra và kiểm soát Các bước lập kế hoạch bán hàng Kiểm tra, đánh giá và có những điều chỉnh nếu cần 12.1 GIAI ĐOẠN PHÂN TÍCH 65 Đây là giai đoạn xác định và phân tích các căn cứ lập kế hoạch bán hàng.Các căn cứ đó là: Các dự báo khả năng phát triển kinh doanh trong kỳ kế hoạch Thị trường và khách hàng có nhu cầu và khả năng về mặt hàng kinh doanh. Chiến lược kinh doanh của trung gian phân phối, của thị trường mục tiêu. Khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng, phát triển thị trường và khả năng biến động của nguồn hàng. Khả năng cung ứng của đối thủ cạnh tranh và thay thế Căn cứ vào các đơn hàng, hợp đồng mua bán hàng hoá đã được ký kết với khách hàng. Đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng kế hoạch bán ra của doanh nghiệp, Các căn cứ khác cũng được tính tới khi xây dựng kế hoạch bán hàng. 12.2. GIAI ĐOẠN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 66 Từ phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, doanh nghiệp xác định mục tiêu bán hàng cho từng loại sản phẩm, khu vực thị trường trong khoảng thời gian nhất định. Xuất phát từ mục tiêu phát triển doanh nghiệp, để xác định đúng mục tiêu bán hàng. Các thông tin về thị trường để đạt mục đích phát triển doanh nghiệp là chưa đủ. Để xác định mục tiêu BH, cần tiếp tục phân tích các yếu tố của môi trường và tiềm lực của doanh nghiệp với điều kiện cụ thể của bán hàng. Để có thể xác định chính xác các mục tiêu BH, cần nghiên cứu bổ sung chuyên biệt, chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng như khách hàng, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh. 12.3. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH 67 Kế hoạch bán hàng gồm các nội dung: Phương thức bán hàng Bao gồm bán buôn và bán lẻ Mỗi phương thức bán hàng có ưu nhược điểm riêng Hình thức bán hàng Nếu phân chia theo cấp độ quản lý: Bán hàng ở cấp giám đốc, Bán hàng ở cấp quản lý, Bán hàng theo nhiều cấp, Bán hàng theo tổ đội. Nếu phân chia theo mức độ hợp tác với khách hàng: Bán hàng theo khách hàng trọng điểm, Bán hàng qua lại, Bán hàng theo kiểu hợp tác. Nếu phân chia theo phương thức tiếp xúc với khách hàng: Bán hàng trao tay, Bán hàng qua điện thoại, Bán hàng điện tử, Bán hàng qua cơ sở trung gian, Bán hàng qua bên thứ ba. Nếu phân chia theo mức độ dịch vụ khách hàng: Bán hàng tự phục vụ, Bán hàng có sự phục vụ đầy đủ, Bán hàng có hỗ trợ sau bán. 12.4. GIAI ĐOẠN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 68 Một nội dung không thể thiếu trong kế hoạch bán hàng là các chi tiết về giới hạn thời gian hoàn thành từng hoạt động đã xây dựng. Cần sắp xếp lịch trình thời gian để việc thực hiện và kiểm tra được dễ dàng hơn. Cần đảm bảo kế hoạch luôn được thực thi đúng lịch trình, Thường xuyên xem xét và điều chỉnh nội dung cho phù hợp với thực tế. Việc tổ chức thực hiện không thể tách rời khỏi nhiệm vụ phát triển và hoàn thiện lực lượng bán hàng (Lực lượng bán hàng cơ hữu, Các đại lý bán hàng có hợp đồng, Lực lượng bán hàng hỗn hợp) 13. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH BÁN HÀNG 69 Theo nghĩa hẹp: (1) Là một bản liệt kê các yếu tố chi phí theo chức năng có liên quan tới bán hàng cá nhân ở một vùng lãnh thổ hoặc vùng hoạt động (2) Thường xác định một hạn mức bằng tiền mà nhân viên bán hàng và giám đốc có thể chi phí theo các hạng mục. Theo nghĩa rộng: Bao gồm ngân sách chi phí bán hàng và ngân sách kết quả bán hàng. Về cơ bản, ngân sách bán hàng có một số vai trò quan trọng: (1) Chỉ đạo cho hoạt động của các cá nhân và bộ phận bán hàng của doanh nghiệp (2) Cho phép phối hợp đồng bộ các cấp, các bộ phận trong doanh nghiệp (3) Giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm soát hoạt động bán hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính. 14. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NGÂN SÁCH BÁN HÀNG 70 Dựa trên các chỉ tiêu chi phí và kết quả của các kỳ trước: Nhà quản trị bán hàng căn cứ vào các định mức chi phí và kết quả bán hàng của các kỳ trước Theo đối thủ cạnh tranh: Dựa trên cơ sở chi phí và kết quả của các đối thủ cạnh tranh Phương pháp khả chi: Dựa trên cơ sở tính toán các khoản cần phải chi đáp ứng yêu cầu của hoạt động bán hàng Phương pháp hạn ngạch: Doanh nghiệp lên các phương án về thu, chi, lợi nhuận sau đó giao cho các đơn vị tự chủ động triển khai lập ngân sách trong giới hạn hạn ngạch được giao Phương pháp tăng từng bước: Ngân sách bán hàng sẽ được phê duyệt theo nguyên lý gia tăng dần dần theo thời gian 15. CÁC LOẠI CHỈ TIÊU CẤU THÀNH LÊN NGÂN SÁCH CHI PHÍ BÁN HÀNG (TIẾP CẬN 1) 71 Nhóm 1: Ngân sách chi phí liên quan trực tiếp đến việc bán hàng: như lương và hoa hồng của nhân viên bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí huấn luyện đào tạo... Nhóm 2: Ngân sách chi phí xúc tiến bán hàng bao gồm: các chi phí liên quan trực tiếp đến các hoạt động xúc tiến bán hàng như quảng cáo, các chương trình khuyến mại,... Nhóm 3: Ngân sách chi phí quản lí hành chính bao gồm: các chi phí liên quan đến hoạt động quản lý, hành chính của lực lượng bán hàng 16. CÁC LOẠI CHỈ TIÊU CẤU THÀNH LÊN NGÂN SÁCH CHI PHÍ BÁN HÀNG (TIẾP CẬN 2) 72 Chi phí cố định (định phí): Đây là những khoản chi ít biến đổi theo doanh số và sản lượng bán hàng (Khấu hao tài sản cố định; Chi thuê địa điểm; Chi thuê văn phòng; Chi phí thuê kho bãi; Quỹ lương cơ bản và bảo hiểm xã hội; Chi phí lãi vay...) Chi phí biến đổi: Bao gồm những khoản chi phí thay đổi theo doanh số và sản lượng bán hàng (Chi phí quảng cáo; Chi phí khuyến mại bán theo các chương trình cụ thể; Chi phí tiền lương theo năng suất và tiền thưởng; Các khoản hoa hồng trả cho đại lý, đại diện bán; Chi phí vận chuyển, bốc xếp; Chi phí bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm kho bãi...; Chi phí bảo quản hàng hoá...) 17. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO BÁN HÀNG 73 Tổng hợp của lực lượng bán hàng Tập hợp đánh giá của nhân viên BH, quản trị bán bán hàng hoặc cả hai Có 60-70% công ty thực hiên phương pháp này Phương pháp dự báo chuyên gia Thường dùng cho công ty dịch vụ và công ty SX hàng tiêu dùng Một nhóm các nhân viên từ các bộ phận chức năng của công ty được cử ra để dự báo Phương pháp đánh giá tổng quát Đặt câu hỏi trực tiếp cho KH về kế hoạch tương lai của họ Thích hợp ở nơi thị trường được xác định rõ và người mua có kế hoạch mua hàng cẩn thận TÓM TẮT CHƯƠNG 74 Chương 3 đề cập tới: Nội dung của bản kế hoạch bán hàng; Cách thức tạo nên bản kế hoạch bán hàng phù hợp với mục tiêu và điều kiện của doanh nghiệp, Cách xác định chỉ tiêu bán hàng và ngân sách để thực hiện chỉ tiêu.
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_ban_hang_chuong_3_xay_dung_ke_hoach_va_xa.pdf