Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín

I. Giới thiệu chung

II. Giới thiệu ngành luật hiến pháp

III. Giới thiệu ngành luật hình sự, tố tụng hình sự

IV. Giới thiệu ngành luật hành chính, tố tụng hành

chính

V. Giới thiệu ngành luật dân sự, tố tụng dân sựPháp luật điều

chỉnh các quan

hệ xã hội trong

nhiều lĩnh vực

khác nhauNgành luật là tổng

thể các QPPL

điều chỉnh một

QHXH có cùng

tính chất thuộc

một lĩnh vực nhất

định của đời sống

xã hội

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín trang 1

Trang 1

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín trang 2

Trang 2

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín trang 3

Trang 3

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín trang 4

Trang 4

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín trang 5

Trang 5

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín trang 6

Trang 6

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín trang 7

Trang 7

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín trang 8

Trang 8

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín trang 9

Trang 9

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 47 trang xuanhieu 4980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín

Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 5: Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam - Ngô Minh Tín
HP.
-HP là “xương sống” của toàn bộ HTPL, là luật “gốc”, luật “mẹ”, luật
“cơ bản”
2. Lịch sử lập hiến Việt Nam
Khái quát chung về lịch sử hiến pháp trên thế giới:
-Hiến pháp Mỹ (1787) là bản HP thành văn đầu tiên trên thế giới.
-Giai đoạn 1: 1787 – 1917: phạm vi HP hẹp ở phân quyền và
quyền công dân, tồn tại ở một số nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nhật.
-Giai đoạn 2: 1917-1945: xuất hiện HP các nước XHCN, không
thừa nhận phân quyền, mở rộng phạm vi điều chỉnh sang kinh tế,
văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng
-Giai đoạn 3: 1945-1990: HP được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu
với sự phát triển về góc độ lý luận, nghiên cứu, giảng dạy trong các
trường ĐH
-Giai đoạn 4: 1990 đến nay: Liên xô sụp đổ, HP ở các quốc gia có
sự điều chỉnh hợp lý
2. Lịch sử lập hiến Việt Nam
Các bản hiến pháp Thời gian thông qua
Hiến pháp năm 1946 9/11/1946 (Hiện nay nước ta lấy ngày 9/11 
hàng năm là ngày PL Nước CHXHCN VN)
Hiến pháp năm 1959 31/12/1959
Hiến pháp năm 1980 18/12/1980
Hiến pháp năm 1992 15/4/1992 (Được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị 
quyết 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001)
Hiến pháp năm 2013 28/11/2013 (Hiệu lực 1/1/2014)
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.1. Bối cảnh lịch sử
3.2. Quá trình xây dựng và ban hành
3.3. Cấu trúc Hiến pháp 2013
3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến 
pháp 2013
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.1. Bối cảnh lịch sử
- Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong giai đoạn đầu
của thời kỳ đổi mới (nền kinh tế kế hóa tập trung bao cấp
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa)
- Sau hơn 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập
sâu, rộng kinh tế khu vực và quốc tế. Yêu cầu nghiên cứu
sửa đổi Hiến pháp được đặt ra.
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.2. Quá trình xây dựng và ban hành
 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII (8/2011) quyết định
sửa đổi HP1992, thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi HP 1992
 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội ban hành Nghị quyết
38/2012/QH13 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa
đổi HP 1992
 Ngày 02/01/2013, Dự thảo sửa đổi HP 1992 được công bố
lấy ý kiến toàn dân (đã có hơn 26 triệu lượt góp ý, 28.000 hội
nghị, hội thảo, tọa đảm được tổ chức)
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.2. Quá trình xây dựng và ban hành
 Trình QH xem xét, cho ý kiến trong 3 kỳ họp (4,5,6)
 Trình Hội nghị BCH TW khóa XI (HNTW 5,7,8) và Bộ
chính trị góp ý
 Ngày 28/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIII với đa
số phiếu tuyệt đối (486/488 ĐBQH tán thành, chiếm 97,59%)
 Ngày 08/12/2013, Chủ tịch Nước ký Lệnh số 18/2013/L-
CTN công bố Hiến pháp năm 2013
 Ngày 01/01/2014 Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi
hành.
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.3. Cấu trúc Hiến pháp 2013
 Hiến pháp năm 2013 gồm có 11 Chương, 120 Điều
(giảm 1 Chương và 27 Điều so với HP 1992)
 Bổ sung 12 Điều mới, giữ nguyên 7 Điều và sửa đổi, bổ
sung 101 Điều.
 Lời nói đầu được rút ngắn còn 3 Khổ với 290 từ (HP
1992 có 6 khổ với 536 từ)
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Thứ nhất, HP 2013 tiếp tụng khẳng định và đề cao
quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước
“.Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” (Trích Lời
nói đầu HP 2013)
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.” (Trích
Khoản 1,2 Điều 2, HP 2013)
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Thứ nhất, HP 2013 tiếp tụng khẳng định và đề cao quyền
làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước
“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân
dân;”(Trích Điều 3, HP2013)
“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp,
bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.” (Trích Điều 6, HP 2013)
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Thứ hai, HP 2013 tiếp tụng khẳng định vị trí và vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
“1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân,
đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam
nh của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”(Trích Điều 4, HP 2013)
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Thứ ba, HP 2013 tiếp tụng khẳng sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc, vai trò của MTTQVN, CĐ, các tổ
chức chính trị - xã hội
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của
các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.”(Trích Khoản 1, Điều
5, HP 2013)
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân
dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân;
tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ,
tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây
dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”. (Trích Khoản 1, Điều 9, HP 2013)
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Thứ tư, HP 2013 lần đầu tiên hiến định các quyền
cơ bản của con người; thừa nhận, tôn trọng và bảo
đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân. (Chương II, từ Điều 14 đến Điều
49)
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Thứ năm, HP 2013 tiếp tục kiên định sự nghiệp xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN
 Làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiếm soát giữa các
CQNN
 Xác định rõ hơn chức năng của các cơ quan thực hiện quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp
 Bổ sung 2 thiết chế hiến định độc lập: Hội đồng bầu cử quốc gia
và Kiểm toán Nhà nước
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Thứ sáu, HP 2013 tiếp tục bảo vệ vững chắc Tổ quốc
VN XHCN
“Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp
của toàn dân.
Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn
dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang
nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo
vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực
và trên thế giới.
Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm
vụ quốc phòng và an ninh.” (Trích Điều 64 HP2013)
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Thứ bảy, HP 2013 tiếp tục kế thừa bản chất và mô
hình tổng thể của bộ máy nhà nước trong HP 1992, làm rõ
hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
CQNN trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
3. Giới thiệu Hiến pháp năm 2013
3.4. Những nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013
Thứ tám, HP 2013 tiếp tục khẳng định vai trò của
đối ngoại và chủ động hợp tác Quốc tế.
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp
tác và phát triển , chủ động
và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội
bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên
hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp
phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội trên thế giới.” (Trích Điều 12 HP2013)
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.1. Quốc hội
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các
vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt
động của Nhà nước.”
Điều 69,HP 2013
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.1. Quốc hội
Quyền hạn, nhiệm vụ của Quốc hội (Điều 70, HP 2013),
Nhiệm kỳ của Quốc hội: 05 năm (60 ngày trước khi QH khóa cũ
hết nhiệm kỳ, QH khóa mới phải được bầu xong),
Quyền hạn, nhiệm vụ của UBTVQH (Điều 74,HP2013),
Quốc hội họp công khai, mỗi năm họp 02 kỳ (hoặc họp đột xuất
theo đề nghị của Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng CP, 1/3 tổng
số ĐBQH yêu cầu),
Luật, nghị quyết của Quốc hội: phải được quá nửa tổng số đại
biểu Quốc hội biểu quyết tán thành,
Làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, quyết định rút ngắn hoặc
kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết
tán thành.
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.1. Quốc hội
Đại biểu Quốc hội: là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước
(Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không
có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không
họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội).
Đại biểu Quốc hội: có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch
Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác
của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.2. Chủ tịch nước
“Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và
đối ngoại”
Điều 86,HP 2013
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.2. Chủ tịch nước
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc
hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác
trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc
hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục
làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ
tịch nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (Điều 88,
HP 2013)
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.3. Chính phủ
“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp,
là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”
Điều 94,HP 2013
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.3. Chính phủ
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết
định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa
số.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ (Điều 96, HP 2013)
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ (Điều 98,
HP 2013)
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.4. Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân
“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác
do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
(Điều 102, HP 2013)
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.4. Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân
“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các
Viện kiểm sát khác do luật định.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm
chỉnh và thống nhất.”
(Điều 107, HP 2013)
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.5. Chính quyền địa phương
Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành nh; thành phố trực
thuộc trung ương chia thành n, thị xã và đơn vị hành chính
tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố nh chia
thành xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành
chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do
luật định.
(Điều 110, HP 2013)
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.5. Chính quyền địa phương
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do
Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
 Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật
định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và
việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
(Điều 113, HP 2013)
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.5. Chính quyền địa phương
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân
dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội
đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa
phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực
hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
(Điều 114, HP 2013)
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.6. Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Kiểm toán Nhà nước
 Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có
nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn
công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các
Ủy viên.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu cử quốc gia
và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định.
(Điều 117, HP 2013)
4. Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam
4.6. Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý,
sử dụng tài chính, tài sản công.
Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước,
do Quốc hội bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật
định.
Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm
toán, báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không
họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm toán nhà nước do luật
định.
(Điều 118, HP 2013)

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_dai_cuong_bai_5_cac_nganh_luat_trong_he.pdf