Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư

5.1. Mục đích, yêu cầu và nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định tài chính dự

án đầu tư

5.1.1. Mục đích của thẩm định tài chính dự án đầu tư

Thẩm định tài chính dự án đầu tư là quá trình kiểm tra,

đánh giá một cách khách quan, khoa học các nội dung có

liên quan đến tính khả thi về tài chính của dự án đầu tư.

Thẩm định tài chính là nội dung tiếp theo trong quá

trình thẩm định dự án đầu tư. Nó có mối quan hệ chặt

chẽ với các nội dung thẩm định trước. Chính vì vậy,

tính chính xác trong thẩm định các nội dung trên sẽ

ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư

Mục đích thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm kiểm tra, đánh giá tính khả thi về tài

chính của dự án đầu tư thông qua:

 Kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện về khía cạnh tài chính của dự án đầu tư.

 Kiểm tra, đánh giá tính chính xác và độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

dự án đầu tư.

 Kiểm tra, đánh giá khả năng trả nợ của dự án đầu tư.

Với mục đích trên, thẩm định tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết

định đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án đầu tư. Các kết luận chính xác từ nội dung thẩm

định tài chính dự án là cơ sở để chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước

ra quyết định đầu tư, các định chế tài tài chính ra quyết định tài trợ vốn cho dự án.

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư trang 1

Trang 1

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư trang 2

Trang 2

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư trang 3

Trang 3

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư trang 4

Trang 4

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư trang 5

Trang 5

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư trang 6

Trang 6

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư trang 7

Trang 7

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư trang 8

Trang 8

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư trang 9

Trang 9

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 23 trang xuanhieu 1180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư
 
 trì, sửa chữa máy móc định kỳ, phí bảo hiểm tài sản cố định và kho nguyên vật 
 liệu, thành phẩm 
 Kiểm tra chi phí sử dụng vốn vay ngân hàng: bao gồm lãi vay ngắn hạn và 
 dài hạn. 
 Lãi vay ngân hàng được xem xét dựa trên bảng kế hoạch trả nợ của dự án. Bảng kế 
 hoạch trả nợ được xây dựng trên cơ sở kế hoạch vay nợ và các điều kiện tài trợ của 
 từng nguồn vay. Kế hoạch trả nợ dựa trên các phơng thức thanh toán của các nhà tài 
 trợ áp dụng đối với các khoản vay, trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản sau: 
 o Định kỳ thanh toán (thời gian ân hạn, thời gian trả nợ, thời gian của 1 kỳ 
 thanh toán). 
 o Cách thức trả nợ (trả đều, trả không đều). 
 Thuế: thuế doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác nếu có. Căn 
 cứ vào văn bản quản lý hiện hành của nhà nước quy định để kiểm tra mức thuế 
 hàng năm. 
5.3.6. Thẩm định dòng tiền của dự án 
 Dòng tiền được sử dụng để tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được hiểu là dòng tiền 
 sau thuế. Dòng tiền của dự án có vai trò quan trọng trong đánh giá các chỉ tiêu hiệu 
 quả tài chính của dự án. Chính vì vậy, thẩm định dòng tiền được xem là một nội dung 
 quan trọng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. 
94 TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 
 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư 
 Dòng tiền sau thuế (trên quan điểm tổng vốn đầu tư) 
 được thẩm định dựa trên phương pháp trực tiếp hoặc 
 theo phương pháp gián tiếp. 
 Theo phương pháp trực tiếp, dòng tiền được xác định 
 là mức chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí phát 
 sinh trong từng năm hoạt động của dự án. 
 Các khoản thu của dự án 
 Các khoản thu của được thể hiện: doanh thu trong từng năm hoạt động của dự án và 
 các khoản thu khác (thu thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động). 
 Các khoản chi phí của dự án 
 Các khoản chi phí của dự án được thể hiện: Chi phí vốn đầu tư ban đầu của dự án (vốn 
 cố định và vốn lưu động), giá trị đầu tư bổ sung tài sản (nếu có), chi phí hàng năm 
 (không bao gồm khấu hao và lãi vay). 
 Khi thẩm định dòng tiền của dự án cần chú ý: doanh thu và chi phí của dự án không 
 tính đến thuế giá trị gia tăng. 
 Dòng tiền sau thuế cũng có thể tính theo phương pháp gián tiếp. Tuỳ theo mục tiêu 
 cần phân tích, dòng tiền của dự án còn có thể xem xét trên quan điểm vốn chủ sở hữu. 
5.3.7. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án 
 Kiểm tra sự tính toán, phát hiện những sai sót trong quá trình tính toán. Một số các chỉ 
 tiêu hiệu quả tài chính cơ bản của dự án thường được thẩm định gồm: 
 Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án (giá trị hiện tại của thu nhập thuần ký hiệu – 
 NPV và giá trị tương lai của thu nhập thuần – ký hiệu NFV) 
 Chỉ tiêu thu nhập thuần của dự án phản ánh quy mô lãi của cả đời dự án tính tại 
 thời điểm hiện tại (đầu thời kỳ phân tích) hay tại thời điểm tương lai (cuối thời kỳ 
 phân tích). 
 Thu nhập thuần của dự án là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các 
 khoản chi phí của cả đời dự án sau khi đã được đã được đưa về cùng một thời 
 điểm (hiện tại hoặc tương lai). 
 o Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV– Net Present Value) nó được xác định 
 theo công thức: 
 n n
 Bi Ci
 NPV  i  i (16) 
 i 0 1 r i 0 1 r 
 Trong đó: 
 Bi: Khoản thu của năm i: Doanh thu, giá trị thanh lý tài sản cố định, 
 thu hồi vốn lưư động. 
 Ci: Khoản chi phí của năm i: Vốn đầu tư ban đầu, giá trị đầu tư bổ 
 sung tài sản, chi phí hàng năm (không bao gồm khấu hao và lãi vay). 
 n: Số năm hoạt động của đời dự án. 
 r: Tỷ suất chiết khấu được chọn. 
TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 95 
 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư 
 o Giá trị tương lai của thu nhập thuần của dự án có thể tính về thời điểm tương 
 lai (cuối thời kỳ phân tích) (NFV– Net Future Value). 
 Giá trị tương lai của thu nhập thuần được tính theo công thức sau: 
 n n
 n i n i
 NFV  Bi 1 r  Ci 1 r (17) 
 i 0 i 0
 Chỉ tiêu NPV, NFV được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án . Dự án 
 đạt hiệu quả tài chính khi NPV (NFV) > 0: tổng các khoản thu lớn hơn tổng các 
 khoản chi phí của dự án sau khi đã được đưa về cùng thời điểm hiện tại (tương lai) 
 Dự án không đạt hiệu quả tài chính khi NPV (NFV) < 0: Tổng các khoản thu nhỏ 
 hơn tổng các khoản chi phí của dự án sau khi đã được đưa về cùng thời điểm hiện 
 tại (tương lai). 
 Như vậy, nếu trị số của chỉ tiêu tính không chính xác sẽ không phản ánh đúng 
 được chính xác quy mô lãi của cả đời dự án. 
 Thực tế trong lập hay thẩm định dự án đầu tư, thường sử dụng chỉ tiêu NPV, chỉ 
 tiêu NFV ít được sử dụng. 
 Hiện nay, việc tính NPV có thể được thực hiện thông qua sử dụng chương trình 
 phần mềm Microsoft Excel bằng hàm sau: 
 NPV (tỷ suất chiết khấu, giá trị 1, giá trị 2 giá trị n) trong đó các giá trị 1, giá trị 
 2 giá trị n là các giá trị trong từng năm trong dòng tiền sau thuế của dự án. 
 Thời gian thu hồi vốn đầu tư (ký hiệu T) 
 Thời gian thu hồi vốn đầu tư là số thời gian cần thiết dự án cần hoạt động để thu 
 hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Vốn đầu tư được thu hồi chủ yếu từ 2 nguồn chủ 
 yếu là lợi nhuận sau thuế, khấu hao. Phương pháp xác định thời gian thu hồi vốn 
 đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền (Thời gian thu hồi vốn đầu tư có chiết 
 khấu) được xác định theo 2 cộng dồn và trừ dần. 
 o Phương pháp cộng dồn: Thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp cộng 
 dồn được thực hiện như sau: 
 T
  W D ipv Iv0 (18) 
 i 1
 T là năm thu hồi vốn 
 o Phương pháp trừ dần: Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo phương pháp trừ 
 dần như sau: 
 Nếu Ivi là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i. 
 (W+D)i là lợi nhuận thuần và khấu hao năm i. 
 i = Ivi – (W + D)i là số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm i, phải 
 chuyển sang năm (i+1) để thu hồi tiếp. 
 Ta có: Ivi+1 = i (1+r) hay Ivi = i–1 (1+r) 
 Khi i 0 thì i T. 
 Trong trường hợp dự án vay vốn để đầu tư, lãi vay cũng được sử dụng để hoàn lại 
 tổng vốn đầu tư của dự án. 
96 TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 
 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư 
 Thời gian thu hồi vốn đầu tư phản ánh số thời gian cần thiết dự án cần hoạt động 
 để thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Do đó nó có vai trò quan trọng trong thẩm 
 định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Dự án được đánh giá đạt hiệu quả tài 
 chính khi T < thời kỳ vận hành khai thác dự án và ngược lại. Mặt khác, chỉ tiêu 
 này đặc biệt quan trọng đối với các dự án có nhiều rủi ro. Trong thẩm định, thời 
 gian thu hồi vốn đầu tư có thể được thực hiện thông qua sử dụng chương trình 
 phần mềm Microsoft Excel. Thời gian hoàn vốn đầu tư là năm mà tổng luỹ kế các 
 giá trị chiết khấu của dòng tiền sau thuế đến năm đó bằng tổng mức vốn đầu tư đã 
 được quy đổi (về hiện tại). 
 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return) 
 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính 
 chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng 
 thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là: 
 n 1 n 1
 B C (19) 
  i i  i i
 i 0 1 IRR i 0 1 IRR 
 n 1 n 1
 Hay: B C 
  i i  i i 0
 i 0 1 IRR i 0 1 IRR 
 IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong thẩm định tài chính dự án đầu tư. Dự án được 
 đánh giá đạt hiệu quả tài chính khi IRR >r (chi phí sử dụng vốn của dự án) và 
 ngược lại, dự án sẽ không đạt hiệu quả tài chính khi IRR < r . 
 IRR còn cho biết mức lãi suất vay cao nhất có thể chấp nhận được trong trường 
 hợp dự án vay vốn để đầu tư cũng như nó phản ánh mức độ hấp dẫn của dự án 
 đầu tư. 
 Chỉ tiêu IRR có thể được xác định theo các phơng pháp sau: 
 o Sử dụng vi tính nếu đã có chơng trình phần mềm ứng dụng. 
 o Thử dần các gia trị của tỷ suất chiết khấu r (0 < r < ) vào vị trí của IRR 
 trong công thức trên. Trị số nào của r làm cho nhận được công thức (19), trị 
 số r đó chính là IRR cần tìm. Phương pháp này mất nhiều thời gian và có 
 tính mò mẫm. 
 o IRR xác định qua vẽ đồ thị. 
 o IRR được xác định bằng phương pháp nội suy tức là phương pháp xác định 
 một giá trị cần tìm giữa hai giá trị đã chọn. Theo phương pháp này cần tìm 2 tỷ 
 suất chiếu khấu r1 và r2 (r2 > r1) sao cho ứng với r1 ta có NPV1>0; ứng với r2 ta 
 có NPV2<0. IRR cần tìm (ứng với NPV=0) sẽ nằm giữa hai tỷ suất chiết khấu 
 r1 và r2. Việc nội suy giá trị thứ ba (IRR) giữa hai tỷ suất chiết khấu trên được 
 thực hiện theo công thức sau: 
 NPV1
 IRR r1 r2 r1 (20) 
 NPV1 NPV2
 Trong đó: r2 > r1 và r2 – r1 5% 
 NPV1 > 0 gần 0, NPV2 < 0 gần 0. 
TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 97 
 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư 
 Việc tính toán chỉ tiêu này tương đối phức tạp. Song hiện nay việc thẩm định có 
 thể thực hiện dễ dàng thông qua sử dụng chương trình phần mềm Microsoft Excel 
 bằng hàm sau: 
 IRR(giá trị 1, giá trị 2 giá trị n) trong đó các giá trị 1, giá trị 2 giá trị n là các 
 giá trị trong từng năm của dòng tiền sau thuế của dự án. 
 Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, còn có thể thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính 
 khác như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, sản lượng và doanh thu hoà vốn, tỷ 
 số B/C. 
5.3.8. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án. 
 Khả năng trả nợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quyết định cho vay vốn của ngân 
 hàng. Nguồn trả nợ hàng năm được lấy từ dòng tiền sau thuế của dự án (về nguyên 
 tắc, phải ưu tiên sử dụng để trả nợ cho ngân hàng trước khi sử dụng vào các mục đích 
 khác). Khoản phải trả cho ngân hàng bao gồm nợ gốc và lãi vay. Khả năng trả nợ của 
 dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn trả nợ hàng năm và nợ (nợ gốc và lãi) phải trả 
 hàng năm của dự án. 
 Tỷ số khả năng trả Nguồn nợ hàng năm của dự án 
 = 
 nợ của dự án Nợ phải trả hàng năm (gốc và lãi) 
 Nợ phải trả hàng năm của dự án do người vay quyết định có thể theo mức đều đặn 
 hàng năm hoặc có thể là trả nợ gốc đều trong một số năm, lãi trả hàng năm tính trên số 
 vốn vay còn lại, có thể trả nợ theo mức thay đổi hàng năm 
 Căn cứ vào kế hoạch trả nợ, cần cân đối xem nguồn trả nợ từng năm có bị thiếu hụt? để từ 
 đó có thể cân nhắc số lượng cho vay hoặc điều chỉnh lại kế hoạch trả nợ cho dự án và xác 
 định hiệu quả của dự án. 
 Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về 
 mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín dụng cho 
 dự án đặc biệt quan tâm và coi là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín 
 dụng cho dự án hay không. 
5.3.9. Thẩm định rủi ro về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư 
 Do đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển mang tính 
 chất lâu dài, kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư 
 phát triển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không ổn 
 định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. 
 Do đó để đánh giá được chính xác cũng như độ an toàn 
 cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư cần 
 tiến hành thẩm định rủi ro về các chỉ tiêu hiệu quả tài 
 chính của dự án đầu tư thông qua: 
 Phân tích độ nhạy 
 Phân tích độ nhạy là xem xét sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án 
 khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi hay nói một cách khác phân 
 tích độ nhạy của dự án nhằm xác định hiệu quả tài chính của dự án trong điều kiện 
 có sự biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. 
98 TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 
 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư 
 Chính vì vậy phân tích độ nhạy của dự án cho biết dự án nhạy cảm với những yếu 
 tố nào hay những yếu tố nào gây ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính 
 xem xét. Trên cơ sở đó đánh giá rủi ro của dự án dựa vào từng yếu tố hoặc đồng 
 thời của các các yếu tố này. Chính vì vậy, phân tích độ nhạy của dự án giúp cho 
 việc đánh giá được tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án 
 đầu tư. 
 Phân tích độ nhạy có thể được thực hiện thông qua các phương pháp: Phân tích 
 ảnh hưởng của từng yếu tố; phân tích ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố (trong 
 các tình huống tốt xấu khác nhau) đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính; Có thể sử dụng 
 độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy với việc sử dụng phương 
 pháp toán xác suất. Dự án có độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên càng nhỏ thể hiện độ 
 nhạy thấp, mức độ rủi ro của dự án nhỏ và do đó có độ an toàn hơn. 
 Phân tích mô phỏng 
 Phân tích mô phỏng là phương pháp xem xét các chỉ hiệu quả dưới tác động đồng 
 thời của các yếu tố trong các tình huống khác nhau có tính tới phân bố xác suất và 
 giá trị có thể của các biến số yếu tố đó. Phân tích mô phỏng có ưu điểm hơn các 
 phương pháp trên là xem xét đồng thời sự kết hợp của các yếu tố có tính tới mối 
 quan hệ của các yếu tố đó. Đây là phương pháp khá phức tạp đòi hỏi người phân 
 tích phải có kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện với sự giúp đỡ của máy vi tính với 
 việc sử dụng phần mềm phù hợp. 
 Các khái niệm cần lưu ý: 
 Tổng vốn đầu tư. 
 Tỷ suất của dự án. 
 Dòng tiền của dự án. 
 Khái niệm thu nhập thuần, thời gian thu hồi vốn, tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án. 
TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 99 
 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư 
Tóm lược cuối bài 
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là một nôi dung quan trọng trong quá trình thẩm định dự án 
đầu tư. Mục đích của thẩm định tài chính dự án đầu tư là đánh giá tính khả thi vể tài chính của 
dự án đầu tư. Nó là căn cứ quan trọng để ra quyết định đầu tư và quyết định tài trợ vốn cho dự án 
đầu tư. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với các nội dung 
trước. Chính vì vậy, chất lượng thẩm định tài chính phụ thuộc vào tính chính xác của các nội 
dung thẩm định trên. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm: 
 Thẩm định tổng vốn đầu tư; 
 Thẩm định nhu cầu vốn theo tiến độ triển khai thực hiện dự án; 
 Thẩm định khả năng đảm bảo các nguồn vốn huy động; 
 Thẩm định tỷ suất của dự án đầu tư; 
 Thảm định các khoản thu và các khoản chi phí của dự án đầu tư; 
 Thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư; 
 Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư; 
 Thẩm định rủi ro về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. 
100 TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 
 Bài 5: Thẩm định tài chính dự án đầu tư 
Câu hỏi ôn tập 
1. Làm rõ mục đích và yêu cầu của thẩm định tài chính dự án đầu tư. 
2. Trình bày nguồn thông tin cần thu thập để thẩm định tài chính dự án đầu tư. 
3. Để thẩm định tài chính dự án đầu tư cần sử dụng những phương pháp nào phù hợp. 
4. Trình bày vai trò và phương pháp xác định tỷ suất của dự án trong thẩm định tài chính dự án 
 đầu tư. 
5. Trình bày vai trò và phương pháp xác định dòng tiền thẩm định tài chính dự án đầu tư? 
6. Trình bày vai trò và phương pháp xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án đầu tư: 
 NPV, T, IRR. 
7. Để thẩm định rủi ro về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư cần sử dụng những 
 phương pháp nào. 
8. Làm rõ mối quan hệ giữa nội dung thẩm định tài chính với nội dung thẩm định thị trường, kỹ 
 thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án đầu tư. 
TXDTKT03_Bai5_v1.0015106227 101 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lap_du_an_dau_tu_bai_5_tham_dinh_tai_chinh_du_an_d.pdf