Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2)

3.5. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư

3.5.1. Giá trị hiện tại ròng và giá trị tương lai ròng

 Giá trị hiện tại ròng – NPV

o Khái niệm: NPV là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi

phí của cả đời dự án đã được đưa về thời điểm hiện tại. Nó không chỉ bao gồm

tổng lợi nhuận thuần từng năm của cả đời dự án mà còn bao gồm các khoản thu

khác không trực tiếp do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại: giá trị thanh

lý tài sản cuối đời dự án, thu hồi vốn lưu động

NPV đánh giá đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án tại thời điểm hiện tại. Đây là

tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án đầu tư.

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) trang 1

Trang 1

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) trang 2

Trang 2

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) trang 3

Trang 3

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) trang 4

Trang 4

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) trang 5

Trang 5

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) trang 6

Trang 6

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) trang 7

Trang 7

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) trang 8

Trang 8

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) trang 9

Trang 9

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 35 trang xuanhieu 940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2)

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư (Phần 2)
i tệ tiết kiệm và thu được ở bước 3 và bước 4 (ký 
 hiệu là NPFE). Nếu kết quả NPFE > 0, dự án tác động tích cực làm tăng nguồn ngoại 
 tệ cho đất nước. Nếu kết quả NPFE < 0 thì dự án làm bội chi ngoại tệ hay dự án 
 không có tác động tích cực đến việc làm tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. 
108 TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 
 Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư 
 (Phần 2) 
3.7.5. Tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế 
 Giáo trình Lập dự án đầu tư, trang 335, mục 5 
 Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất 
 ra trên thị trường quốc tế. 
 Phương pháp xác định chỉ tiêu này như sau: 
 Bước 1: xác định tổng số ngoại tệ tiết kiệm và thu được do thực hiện dự án đã tính 
 chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại (NPFE). 
 Bước 2: tính đầu vào của dự án từ các nguồn trong nước (vốn đầu tư, nguyên vật 
 liệu, dịch vụ kết cấu hạ tầng, tiền lương trả cho người lao động trong nước) 
 phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu. Giá trị các đầu vào 
 này tính theo giá trị thị trường trong nước điều chỉnh, ở mặt bằng thời gian hiện tại 
 và tỷ giá hối đoái mở. 
 Bước 3: tính tỷ số IC thông qua việc so sánh số ngoại tệ tiết kiệm với giá trị các 
 đầu vào trong nước. Công thức tính toán có dạng sau đây: 
 NP
 IC FE 
 DR
 Trong đó: 
 IC là chỉ tiêu biểu thị khả năng cạnh tranh quốc tế của dự án. 
 DR là tổng giá trị các đầu vào trong nước dùng để sản xuất sản phẩm xuất 
 khẩu hoặc thay thế nhập khẩu (đã quy chuyển về mặt bằng thời gian hiện 
 tại). 
 Nói chung thì IC càng lớn thì khả năng cạnh tranh càng mạnh (IC > 1). 
3.8. Phân tích ảnh hưởng đến xã hội và môi trường của dự án đầu tư 
3.8.1. Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội 
 Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá được sự đóng góp của dự án vào việc 
 thực hiện mục tiêu phân phối và xác định được những tác động của dự án đến quá 
 trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ 
 tiêu này là xem xét xem phần giá trị gia tăng của dự án và các dự án liên đới (nếu có) 
 sẽ được phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau (bao gồm người làm công ăn 
 lương, người hưởng lợi nhuận, nhà nước) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, có 
 đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn nhất định hay không. 
 Để đánh giá chỉ tiêu này, phải thực hiện theo quy trình sau: 
 Bước 1: xác định nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ (i) được phân phối giá trị tăng 
 thêm (NNVA) của dự án. 
 Bước 2: tiếp đến xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư 
 hoặc vùng lãnh thổ nhận được (NNVAi). 
 Bước 3: tính tỷ lệ giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu 
 được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt động bình thường của dự án (BDi) theo 
 công thức sau: 
TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 109 
 Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư 
 (Phần 2) 
 NNVAi
 BDi 
 NNVA
 Trong đó: 
 NNVAi là phần giá trị gia tăng mà nhóm dân cư hay vùng lãnh thổ i nhận được 
 nhờ thực hiện dự án (đối với nhóm những người làm công ăn lương thì đó là 
 tiền lương và trợ cấp hàng năm; đối với nhóm những người hưởng lợi nhuận đó 
 là cổ tức hay tiền lãi vay; đối với nhà nước thì đó là tiền thuế phải nộp, cổ tức 
 từ cổ phần của nhà nước, lãi vay trả cho các khoản vay của nhà nước). 
 NNVA là tổng giá trị gia tăng sản phẩm quốc gia thuần túy của dự án và các 
 dự án liên đới (nếu có). 
 BDi là tỷ lệ phân phối thu nhập cho nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ i. 
 Sau khi tính được tỷ lệ BD cho các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ, tiến hành so sánh 
 tỷ lệ này của các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ với nhau sẽ thấy được tình hình 
 phân phối giá trị gia tăng do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ trong 
 nước. Việc đánh giá các chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách kinh tế xã hội trong 
 từng giai đoạn nhất định. 
3.8.2. Tác động đến lao động và việc làm 
 Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói 
 riêng đều trong tình trạng yếu kém về kỹ thuật sản xuất 
 và công nghệ nhưng lại dư thừa nhân công. Chính vì 
 vậy chỉ tiêu gia tăng công ăn việc làm cũng là một chỉ 
 tiêu quan trọng trong việc đánh giá các dự án đầu tư. 
 Để đánh giá tác động của dự án đến lao động và việc 
 làm có thể xem xét cả các chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ 
 tiêu tương đối đó là: chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và chỉ tiêu số 
 lao động có việc làm tính trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư. 
 Số lao động có việc làm 
 Bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở 
 các dự án liên đới (số lao động có việc làm gián tiếp). Các dự án liên đới là các dự 
 án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét. 
 Trình tự xác định số lao động (trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thực hiện dự 
 án như sau: 
 o Bước 1: xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạt 
 động bình thường của đời dự án2. 
 o Bước 2: xác định số lao động cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên đới 
 cả về đầu vào và đầu ra. Đây chính là số lao động có việc làm gián tiếp nhờ 
 thực hiện dự án đang xem xét. 
 o Bước 3: tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính 
 là tổng lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án. 
 2 Những lao động này phải trừ đi số lao động mà trước kia đã có việc làm khi chưa có dự án. 
110 TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 
 Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư 
 (Phần 2) 
 Trong khi tạo việc làm cho một số người lao động, thì sự hoạt động của dự án mới 
 cũng có thể làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 
 khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với sản phẩm của dự án 
 mới, phải thu hẹp sản xuất. Trong số các lao động làm việc trong dự án, có thể có 
 một số là người nước ngoài. Do đó số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực 
 hiện dự án sẽ chỉ bao gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho dự án trừ 
 đi số lao động bị mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nước ngoài làm 
 việc cho dự án. 
 Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư 
 Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư, cũng 
 tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang 
 xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới (vốn đầu tư đầy đủ). Tiếp đó tính các 
 chỉ tiêu sau đây: 
 o Số lao động có việc làm trực tiếp tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trực 
 tiếp (Id): 
 Ld
 Id 
 Ivd
 Trong đó: Ld là số lao động có việc làm trực tiếp của dự án; 
 Ivd là số vốn đầu tư trực tiếp của dự án. 
 o Toàn bộ số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư đầy đủ 
 (IT) 
 LT
 IT 
 IvT
 Trong đó: 
 Lt là toàn bộ số lao động có việc là trưc tiếp và gián tiếp (LT = Ld + 
 Lind); 
 IvT là số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên 
 đới (IvT = Ivd + Ivind); 
 Lind là số lao động có việc làm gián tiếp; 
 Ivind là số vốn đầu tư gián tiếp. 
 Nói chung tiêu chuẩn đánh giá là các chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì dự án càng 
 có tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội. 
3.8.3. Tác động đến môi trường 
 Việc thực hiện một dự án thường có những tác động nhất định đến môi trường sinh 
 thái. Các tác động này có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực. Tác động tích 
 cực có thể là làm đẹp cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt cho 
 dân cư địa phương Các tác động tiêu cực bao gồm việc ô nhiễm nguồn nước, không 
 khí, đất đai, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và súc vật trong khu vực. Vì 
 vậy, trong phân tích dự án các tác động về môi trường đặc biệt là tác động tiêu cực 
 phải được quan tâm thỏa đáng. 
TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 111 
 Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư 
 (Phần 2) 
 Bước thứ nhất để đánh giá lợi ích và chi phí của tác động môi trường là xác định mối 
 quan hệ hàm số giữa dự án và tác động môi trường. 
 Bước thứ hai là gán một giá trị bằng tiền cho tác động môi trường đó. Giả sử mục tiêu 
 của dự án là giảm ô nhiễm không khí thì bước thứ nhất là xác định tác động của dự án 
 đối với chất lượng không khí được đo bằng một số đặc tính vật lý. 
 Bước thứ ba là đánh giá giá trị bằng tiền của việc cải thiện chất lượng không khí. 
 Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không cần ước tính toàn bộ đường chi phí, chỉ 
 cần xác định chi phí hoặc lợi ích của ngoại ứng một mức độ hoạt động nào đó là đủ, 
 tức là chỉ cần ước tính chênh lệch giữa chi phí tư nhân và chi phí xã hội ở một mức độ 
 hoạt động nhất định là đủ. 
 Việc lựa chọn kĩ thuật định giá phụ thuộc vào tác động được định giá: số liệu, thời 
 gian, nguồn lực tài chính hiện có cho việc phân tích. Thông thường, những kĩ thuật 
 đơn giản nhất lại thực sự hữu dụng. Ví dụ như kĩ thuật đo lường dựa trên thay đổi 
 trong năng suất sản xuất, chi phí thay thế, chi tiêu để phòng tránh hay thông tin về tác 
 động đến sức khoẻ của con người và chi phí ốm đau. 
 Sau khi thống kê được các khoản mục này, phân tích có thể được thực hiện theo nhiều 
 phương pháp như: phân tích lợi ích – chi phí, phương pháp sơ đồ mạng lưới, phương pháp 
 ma trận hay phương pháp danh mục các điều kiện môi trường. Nhưng phương pháp phân 
 tích dễ hiểu và mang tính tổng hợp cao có lẽ được thể hiện qua công thức sau: 
 n N
 Bt Ct EBt ECt
 NPVEI  t  t 
 t 0 1 rs t 0 1 rs 
 Trong đó: 
 Bt là lợi ích từ dự án mà chưa tính đến yếu tố môi trường tại năm t; 
 Ct là chi phí của dự án mà chưa tính đến yếu tố môi trường năm t; 
 EBt là giá trị các ngoại ứng tích cực đến môi trường năm t; 
 ECt là giá trị các ngoại ứng tiêu cực đến môi trường năm t; 
 n là vòng đời sản xuất của dự án; 
 N là vòng đời dài hạn của dự án với các tác động kéo dài tới môi trường, N 
 được giả thiết là kéo dài tới vô cùng. 
 Thường là rất khó khăn khi đánh giá định lượng các ảnh hưởng về mặt môi trường của 
 một dự án đầu tư. Tuy nhiên, việc đánh giá này là rất cần thiết và nên đánh giá chúng 
 càng chính xác càng tốt hoặc về mặt giá trị hoặc về mặt định lượng phi tiền tệ. Nếu 
 như không định lượng được theo hai tiêu chuẩn trên thì có thể đánh giá định tính. 
 Trong trường hợp không có giá thị trường để đánh giá các tác động đến môi trường thì 
 việc tham khảo các trường hợp tương tự hay ước tính gián tiếp sẽ được sử dụng để 
 tính giá trị theo logic. Các chi phí này có thể là lượng tiền đền bù hay trợ cấp mà mỗi 
 cá nhân có thể chấp nhận được để chịu đựng các tác động tiêu cực mà dự án gây nên 
 hay chi phí tối thiểu để bảo tồn, duy trì chất lượng môi trường ở trạng thái ban đầu. 
 Các khoản lợi ích cũng có thể lượng hóa theo cách tương tự. So sánh giữa lợi ích và 
 chi phí thu được chúng ta có thể đánh giá được ảnh hưởng thuần túy của dự án đến 
 môi trường. Tuy nhiên các đánh giá này chỉ mang tính tương đối và có thể thay đổi 
 đối với từng dự án trong các điều kiện khác nhau. 
112 TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 
 Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư 
 (Phần 2) 
3.8.4. Một số tác động khác 
 Đóng góp vào ngân sách: ta thấy rằng ngân sách quốc gia càng tăng nhanh thì càng có 
 lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do nguồn ngân sách chủ yếu được sử 
 dụng để đầu tư vào các ngành sản xuất mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ giúp các 
 ngành vì lợi ích chung của xã hội và cần thiết phải phát triển. Vì vậy, dự án đầu tư nào 
 càng đóng góp nhiều cho ngân sách qua các loại thuế và các khoản thu khác thì hiệu 
 quả của nó càng lớn khi xét về sự đóng góp vào lợi ích kinh tế xã hội của dự án. Để 
 xem xét hiệu quả của sự đóng góp vào ngân sách của dự án, chúng ta có thể sử dụng 
 chỉ tiêu tỷ lệ đóng góp vào ngân sách trên tổng vốn đầu tư. 
 Ảnh hưởng dây chuyền: do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội, mối liên 
 hệ giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế ngày càng gắn bó chặt chẽ. Vì vậy, lợi ích 
 kinh tế xã hội của một dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà 
 còn có ảnh hưởng thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. Ví dụ như khi có một dự 
 án lớn đầu tư vào ngành khai thác quặng sắt, thì nó cũng sẽ có tác động nhất định đến 
 các ngành luyện kim hay cơ khí chế tạo. Hoặc với một dự án sản xuất đường có thể có 
 tác động nhất định đến việc sản xuất mía tại địa phương. Tuy nhiên, ảnh hưởng dây 
 chuyền này không chỉ có ý nghĩa tích cực mà trong một số trường hợp nó cũng có các 
 tác động tiêu cực. Vì vậy, khi phân tích dự án phải tính đến cả hai yếu tố này. 
 Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và kết cấu hạ tầng: 
 có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế và xã hội của địa 
 phương là rất rõ rệt. Đặc biệt là đối với các dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi, 
 nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa 
 phương trên, tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những 
 năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên, không những chỉ 
 có tác dụng đối với chính dự án đó mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát 
 triển của địa phương. Dự án đầu tư trong lĩnh vực bưu chính viễn thông ngoài lợi ích 
 về tài chính còn có thể giúp tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng viễn thông tại Việt 
 Nam. Tăng cường khả năng và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế. 
 Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ 
 quản lý của những nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập của 
 người lao động. 
 Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác (tận dụng và khai thác tài nguyên 
 chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận được công nghệ mới nhằm hoàn thiện 
 cơ cấu sản xuất, tạo thị trường mới, tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển 
 các địa phương yếu kém, các vùng xa xôi nhưng có tiềm năng về tài nguyên). 
TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 113 
 Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư 
 (Phần 2) 
Tóm lược cuối bài 
 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư; 
 Nội dung phân tích kinh tế dự án đầu tư; 
 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế dự án đầu tư; 
 Phân tích ảnh hưởng đến xã hội và môi trường của dự án đầu tư. 
114 TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 
 Bài 3: Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư 
 (Phần 2) 
Câu hỏi ôn tập 
1. Vì sao khi phân tích hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội cần phải sử dụng một hệ thống các 
 chỉ tiêu? 
2. Nêu rõ ưu, nhược điểm của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính NPV, T, IRR. 
3. Phân tích độ nhạy là gì? Vai trò của phân tích độ nhạy trong phân tích tài chính, kinh tế xã 
 hội của dự án đầu tư. 
4. Trình bày những bước tiến hành phân tích kinh tế xã hội của dự án đầu tư. 
5. Trình bày hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư. 
TXDTKT02_Bai3p2_v1.0015106220 115 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lap_du_an_dau_tu_bai_3_phan_tich_tai_chinh_va_kinh.pdf