Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động

KHÍCH LỆ

Biểu hiện của sự khích lệ bao gồm: những hành vi có lời và không lời như gật đầu, lòng bàn tay mở ra, từ ‘ừ hử’, hoặc chỉ đơn giản lập lại các từ then chốt hoặc một câu nói của thân chủ.

Việc TVV lặp lại từ nào trong phần chia sẻ của TC sẽ tạo điều kiện cho TC nói về điều đó nhiều hơn.

TC: Em cảm thấy cuộc sống em như tan vỡ. Trước đây em gần gũi cả ba và mẹ em, nhưng từ khi ba mẹ em chia tay nhau, mọi thứ dường như đảo lộn. Em không thể tập trung học bài. Và cô bạn cùng phòng nói rằng dạo này em dễ nổi nóng quá. Mọi thứ dường như xáo trộn. Trước đây em học khá tốt tất cả các môn học cho tới khi chuyện này xảy ra. Em thấy thương mẹ em lắm.

TC: Em cảm thấy cuộc sống em như tan vỡ. Trước đây em gần gũi cả ba và mẹ em, nhưng từ khi ba mẹ em chia tay nhau, mọi thứ dường như đảo lộn. Em không thể tập trung học bài. Và cô bạn cùng phòng nói rằng dạo này em dễ nổi nóng quá. Mọi thứ dường như xáo trộn. Trước đây em học khá tốt tất cả các môn học cho tới khi chuyện này xảy ra. Em thấy thương mẹ em lắm.

 

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động trang 1

Trang 1

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động trang 2

Trang 2

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động trang 3

Trang 3

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động trang 4

Trang 4

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động trang 5

Trang 5

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động trang 6

Trang 6

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động trang 7

Trang 7

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động trang 8

Trang 8

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động trang 9

Trang 9

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pptx 20 trang duykhanh 6280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động

Bài giảng Kỹ năng khích lệ, phản hồi nội dung, và tóm tắt lắng nghe chủ động
KỸ NĂNG KHÍCH LỆ, PHẢN HỒI NỘI DUNG, VÀ TÓM TẮT: Lắng nghe chủ động 
KHÍCH LỆ 
Biểu hiện của sự khích lệ bao gồm: những hành vi có lời và không lời như gật đầu, lòng bàn tay mở ra, từ ‘ừ hử’, hoặc chỉ đơn giản lập lại các từ then chốt hoặc một câu nói của thân chủ. 
Việc TVV lặp lại từ nào trong phần chia sẻ của TC sẽ tạo điều kiện cho TC nói về điều đó nhiều hơn. 
KHÍCH LỆ 
TC: Em cảm thấy cuộc sống em như tan vỡ. Trước đây em gần gũi cả ba và mẹ em, nhưng từ khi ba mẹ em chia tay nhau, mọi thứ dường như đảo lộn. Em không thể tập trung học bài. Và cô bạn cùng phòng nói rằng dạo này em dễ nổi nóng quá. Mọi thứ dường như xáo trộn. Trước đây em học khá tốt tất cả các môn học cho tới khi chuyện này xảy ra. Em thấy thương mẹ em lắm. 
KHÍCH LỆ 
TC: Em cảm thấy cuộc sống em như tan vỡ. Trước đây em gần gũi cả ba và mẹ em, nhưng từ khi ba mẹ em chia tay nhau, mọi thứ dường như đảo lộn. Em không thể tập trung học bài. Và cô bạn cùng phòng nói rằng dạo này em dễ nổi nóng quá . Mọi thứ dường như xáo trộn. Trước đây em học khá tốt tất cả các môn học cho tới khi chuyện này xảy ra. Em thấy thương mẹ em lắm. 
KHÍCH LỆ 
Những cụm từ tô đỏ trên đây có thể dùng để khích lệ thân chủ nói tiếp. 
Mỗi một từ sẽ hướng TC nói đến một khía cạnh khác nhau. 
Chú ý đến cung giọng khi lặp lại những từ này cho TC: Cung giọng nào sẽ khích lệ TC nói tiếp và cung giọng nào sẽ làm TC mất hứng không muốn nói nữa. 
KHÍCH LỆ 
Lưu ý: Không nên lạm dụng và dùng kỹ năng khích lệ này liên tục giống như vẹt, TC sẽ cảm thấy bực bội khó chịu về điều này. 
PHẢN HỒI NỘI DUNG 
“Phản hồi là nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời của thân chủ một cách cô động hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy và đạt được sự tán thành của thân chủ” (Minh Đức, 2012, p.309). 
“Phản hồi đạt được một sự khách quan khi TVV chỉ đơn giản nói lại những điều mình quan sát thấy mà không gắn với suy luận, đánh giá về vấn đề và con người thân chủ” (Minh Đức, 2012, p.309). 
PHẢN HỒI NỘI DUNG 
“Ý nghĩa của phản hồi là nhằm giúp cho thân chủ cảm thấy có người đang lắng nghe và hiểu điều mình nói, làm cho thân chủ được khích lệ, giúp thân chủ ý thức được điều họ vừa nói và có trách nhiệm với lời nói đó” (Minh Đức, 2012, p.309). 
“Phản hồi làm cho thân chủ có cảm giác được coi trọng, còn TVV biết chắc chắn điều mình hiểu là không sai, không suy diễn. Trong trường hợp nếu TVV diễn đạt sai sẽ được thân chủ giải thích và điều chỉnh kịp thời” (Minh Đức, 2012, p.309). 
PHẢN HỒI NỘI DUNG 
Để có thể phản hồi chính xác, TVV cần có kỹ năng quan sát tốt. 
Lưu ý đến những từ ‘then chốt’/ từ Khóa mà thân chủ dùng. 
Lập lại những từ thên chốt này. 
Và diễn giải lại nội dung thân chủ nói bằng từ ngữ của TVV. 
Điều quan trọng là phản hồi được cái nhìn của thân chủ về thế giới, sự việc, chứ không phải là cái nhìn của TVV. 
PHẢN HỒI NỘI DUNG 
Nói lại cho thân chủ nội dung chính mà thân chủ vừa chia sẻ. Diễn tả lại không phải là lặp lại như con vẹt. Diễn tả lại bằng ngôn ngữ của TVV và một vài từ then chốt của thân chủ. 
PHẢN HỒI NỘI DUNG 
Phản hồi nội dung bao gồm 4 chiều kích sau: 
1. Câu nói bắt đầu: có thể gọi tên TC và dùng cụm từ “Nghe như . . .”, “Trông có vẻ như . . .” “Điều tôi nghe bạn nói là . . .”. Tuy nhiên câu nói bắt đầu này không luôn luôn cần thiết. 
2. Những từ then chốt mà TC dùng để diễn tả tình huống hoặc con người. 
3. Diễn tả lại nội dung cốt lõi/ nội dung chính mà TC nói cách ngắn gọn và rõ ràng hơn. 
4. Kiểm tra sự chính xác của nội dung được phản hồi bằng một câu hỏi: “Tôi nghe như vậy có đúng không?” “Tôi hiểu chính xác ý bạn không?”. Đôi khi TVV không cần đặt câu hỏi mà chỉ cần lên giọng ở cuối câu phản hồi. 
PHẢN HỒI NỘI DUNG 
TC: Tôi thực sự lo lắng về vợ tôi. Cô ấy muốn đi ra ngoài và tìm việc làm. Tôi là cột trụ trong gia đình và có một nguồn thu nhập tốt. Con cái chúng tôi xem cô ấy là một người mẹ hoàn hảo, và tôi cũng vậy. Nhưng tối hôm qua, chúng tôi có cái nhìn khác nhau về vấn đề này và có một cuộc tranh cãi dữ dội. 
TVV: Anh lo lắng về người vợ mà anh cho là hoàn hảo. Vợ anh muốn đi làm ngay cả khi anh có một nguồn thu nhập tốt, và vì thế anh chị đã cãi nhau dữ dội. 
TÓM TẮT 
Cũng giống như phản hồi nội dung nhưng thường là dài hơn, bao gồm nhiều thông tin. 
Kỹ năng tóm tắt có thể dùng ở cuối buổi tham vấn hoặc những lần chuyển sang đề tài mới hoặc để làm sáng tỏ các điều thân chủ vừa nói. 
TÓM TẮT 
Khi tóm tắt, TVV cần chú ý đến cả hành vi có lời và không lời của TC trong một khoảng thời gian nào đó và chọn lọc những khái niệm và những khía cạnh chính yếu và nói lại với TC càng chính xác càng tốt. 
TÓM TẮT 
Tóm tắt bao gồm sự kiện, nhận thức và cảm xúc của TC. 
Và câu hỏi xác nhận sự chính xác. 
TÓM TẮT 
Bắt đầu buổi tham vấn: 
Lần trước chúng ta nói về cảm xúc tức giận của chị với mẹ chồng chị, và chúng ta thảo luận về cuộc tranh cãi giữa chị và mẹ chồng về đứa con mới chào đời của chị. Chị cảm thấy rất lo lắng và thậm chí không bất lực. Bởi vì chị và mẹ chồng không hòa hợp với nhau nên chúng ta đã đưa ra một bài tập về nhà và một vài ý kiến chị sẽ làm gì. Sự việc diễn tiến thế nào rồi vậy chị? 
TÓM TẮT 
Giữa buổi tham vấn: 
Cho tới nay, tôi nhận thấy rằng những ý tưởng mà chúng ta đưa ra không hiệu quả lắm. Chị cảm thấy hơi mặc cảm tội lỗi và lo lắng vì nghĩ rằng mình đang bị điều khiển, và một cuộc tranh cãi nữa sắp xảy ra. “Sắp sửa” thì vẫn tốt hơn là đã xảy ra. Như vậy một ý tưởng nào đó đã có hiệu quả. Chị đã có thể nói chuyện với mẹ chồng về khu vườn, và đây là lần đầu tiên chị có thể nói về một vấn đề mà không có sự tranh cãi. Chị đang mường tượng cách thức quan sát những ý tưởng mới trong tuần tới. Đó có phải là những gì chúng ta vừa nói đến phải không? 
TÓM TẮT 
Cuối buổi tham vấn: 
Trong buổi nói chuyện hôm nay chúng ta đã nhìn lại những cảm xúc của chị đối với mẹ chồng chị một cách chi tiết hơn. Và đây là một vài điều có vẻ nổi trội: Thứ nhất, kế hoạch chúng ta đề ra không hoàn toàn hiệu quả, nhưng chị đã có thể nói chuyện với mẹ chồng về một vấn đề mà không gây gỗ. Kế đến, chúng ta xác nhận rằng có một vài hành vi của chị cần thay đổi, bao gồm ánh mắt, thư giãn, và thay đổi đề tài khi chị nhận thấy mình bắt đầu bực tức. Tôi cũng thích ý tưởng của chị là cuối buổi nói chuyện với mẹ chồng là chị mong muốn tha thứ và được tha thứ. Những điều này đã tóm hết nội dung nói chuyện hôm nay của chúng ta chưa? Lần tới chúng ta sẽ bàn về một số việc cụ thể hơn. 
Lưu ý 
Kỹ năng phản hồi nội dung và tóm tắt là kỹ năng lắng nghe chủ động. 
Những kỹ năng này khích lệ thân chủ nói chuyện một cách thoải mái. 
Những kỹ năng này rất hữu hiệu với mọi thân chủ . 
Lưu ý 
Tuy nhiên, nếu bạn không thành thạo hoặc làm một cách máy móc thì TC sẽ cảm thấy mệt mỏi về sự lặp lại này, và TC có thể hỏi: “Không phải tôi vừa nói điều đó sao?” 
Vì thế, khi áp dụng 2 kỹ năng này, TVV cần kết hợp với kỹ năng quan sát và hỗ trợ 2 kỹ năng này với những hành vi không lời . 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ky_nang_khich_le_phan_hoi_noi_dung_va_tom_tat_lang.pptx