Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính

1.1. Đối tượng kiểm toán tài chính

1.1.1. Đối tượng kiểm toán tài chính

Khái niệm chung:

Có nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động kiểm toán nhưng nhìn chung kiểm toán

được hiểu là việc xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm

toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài

chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở

hệ thống pháp lý có hiệu lực.

Trên nền tảng kiểm toán căn bản, kiểm toán tài chính được hiểu là một hoạt động đặc

trưng nhất của kiểm toán, nó mang đầy đủ các nét đặc trưng cơ bản của kiểm toán nói

chung với mục tiêu hướng về quá khứ để đưa ra ý kiến xác nhận rằng Báo cáo tài

chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp

nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía

cạnh trọng yếu hay không.

Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán tài chính, cung cấp các

thông tin về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền lưu chuyển sau mỗi kì

hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho

nhiều đối tượng bao gồm cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, như các nhà quản

lý cấp cao của doanh nghiệp, các cổ đông hiện tại, các nhà đầu tư tiềm năng, các nhà

cung cấp tín dụng, Mỗi đối tượng này sử dụng thông tin BCTC để đánh giá về quá

khứ, dự báo về tương lai của doanh nghiệp, từ đó ra các quyết định kinh doanh liên

quan đến lợi ích tài chính của họ.

Hiện nay, theo qui định tại thông tư 200/2014–BTC, BCTC bao gồm 4 báo cáo bắt

buộc: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển

tiền tệ, thuyết minh BCTC.

Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu cụ thể của nhà nước đối với những nhóm doanh nghiệp

đặc thù (nhóm các công ty chứng khoán) và tùy thuộc vào nhu cầu tự thân của doanh

nghiệp (ví dụ, Công ty Dược Hậu Giang) mà bộ BCTC có thể có thêm Báo cáo về tình

hình biến động vốn chủ sở hữu (xem hình minh họa)

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang xuanhieu 19720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp kiểm toán tài chính
hính 
TXKTTI02_Bai1_v1.0016101206 11 
 Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: thủ tục phân tích giúp KTV thu thập các bằng 
chứng kiểm toán thông qua việc xem xét các xu hướng biến động và xác định phạm vi 
thực hiện qua kiểm tra chi tiết số dư. 
 Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán: được sử dụng để soát xét các thông tin kế toán 
và đánh giá tính hợp lý chung của bản khai tài chính. 
3. Trắc nghiệm trực tiếp số dư (Direct test of balance) 
 Khái niệm: Trắc nghiệm trực tiếp số dư là cách thức và trình tự rà soát để xác 
định độ tin cậy của các số dư, cuối kỳ số phát sinh của các khoản mục hoặc của 
các tài khoản ở trên bảng cân đối kế toán, trên báo cáo kết quả kinh doanh và các 
bản khai tài chính khác thông qua việc kết hợp các phương pháp kiểm toán như 
cân đối, phân tích, đối chiếu, kiểm kê và điều tra... 
 Trắc nghiệm này nhằm vào mục đích thu thập các bằng chứng kiểm toán để đưa ra 
kết luận về tính trung thực hợp lý của thông tin trên BCTC. 
 Trắc nghiệm này cũng cung cấp các nguồn bằng chứng đáng tin cậy và có chất 
lượng cao nên vì vậy nó cũng tốn kém chi phí. Cho nên việc xác định số lượng bao 
nhiêu đối với trắc nghiệm này là phụ thuộc vào kết quả của trắc nghiệm công việc và 
trắc nghiệm phân tích. 
Trắc 
nghiệm đạt 
yêu cầu 
 Trắc nghiệm độ vững chãi Trắc 
nghiệm 
công việc Trắc 
nghiệm độ 
vững chãi 
Trắc 
nghiệm 
trực tiếp 
số dư Trắc nghiệm 
đạt yêu cầu 
Trắc 
nghiệm 
phân tích 
Trắc 
nghiệm 
độ vững 
chãi 
Sơ đồ 1.1. Các trắc nghiệm kiểm toán 
1.4. Các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 
1.4.1. Khái niệm và các quyết định thu thập bằng chứng kiểm toán 
 Khái niệm 
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 thì bằng chứng kiểm toán là tất cả 
những tài liệu, những thông tin xác thực mà các KTV thu thập được liên quan tới 
cuộc kiểm toán và dựa trên những thông tin này thì KTV hình thành ý kiến của mình. 
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định KTV và công ty kiểm toán phải 
thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về 
BCTC của đơn vị được kiểm toán. 
 Các quyết định thu thập bằng chứng kiểm toán 
o Quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng: thực chất chính là việc lựa chọn 
các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán phù hợp với đối tượng kiểm toán, với 
điều kiện kiểm toán cụ thể... 
Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp 
kiểm toán tài chính 
12 TXKTTI02_Bai1_v1.0016101206 
o Quyết định của KTV về quy mô mẫu chọn: việc xác định quy mô mẫu chọn 
phải đảm bảo giảm rủi ro do chọn mẫu. 
o Quyết định của KTV về các khoản mục cá biệt cần chọn từ tổng thể. 
o Quyết định về thời gian tiến hành và hoàn thành các thể thức đã áp dụng. 
1.4.2. Các kỹ thuật thu thập báo cáo kiểm toán 
1.4.2.1. Kỹ thuật kiểm tra vật chất (kiểm kê) 
 Khái niệm: Kỹ thuật kiểm tra vật chất là kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua 
kiểm tra tại chỗ các tài sản vật chất của doanh nghiệp. 
 Nội dung: Bao gồm 3 giai đoạn là chuẩn bị kiểm kê, thực hiện kiểm kê và kết thúc 
kiểm kê. 
o Chuẩn bị kiểm kê: Xác định mục tiêu, quy mô, thời gian kiểm kê, nhân lực và 
thiết bị kiểm kê phù hợp. 
o Thực hiện kiểm kê: Tiến hành kiểm kê theo kế hoạch và ghi chép đầy đủ trên 
phiếu kiểm kê. Đây là chứng từ kiểm toán để hình thành kết luận kiểm toán. 
o Kết thúc kiểm kê: Lập biên bản kiểm kê trong đó nêu rõ các chênh lệch đã phát 
hiện và các kiến nghị xử lý chênh lệch. 
 Ưu điểm: Thu thập được bằng chứng có tính hiệu lực cao. 
Vì kiểm kê là quá trình xác minh tính hiện hữu hay tính có thật của tài sản nó phù 
hợp với chức năng xác minh của kiểm toán. 
 Nhược điểm: 
o Kỹ thuật này chỉ áp dụng đối với tài sản có tính vật chất. 
o Khi thực hiện kiểm kê chỉ cho biết về mặt số lượng mà không cho biết về tình 
trạng, quyền sở hữu, chất lượng và giá trị. 
 Kỹ thuật này thường được áp dụng kết hợp với các kỹ thuật khác khi xác định về 
quyền sở hữu và giá trị của tài sản. 
1.4.2.2. Kỹ thuật xác nhận 
 Khái niệm: Kỹ thuật xác nhận là kỹ thuật thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập 
cung cấp để xác minh về tính chính xác của thông tin đang được kiểm toán. 
 Các nguyên tắc cần thực hiện: 
o Thông tin cần xác nhận phải theo yêu cầu của KTV. 
o Xác nhận phải bằng văn bản. 
o Người xác nhận phải thể hiện tính độc lập. 
o KTV phải kiểm soát đầy đủ quá trình gửi và nhận thư. 
 Có 2 dạng thư xác nhận phổ biến: 
o Thư xác nhận dạng khẳng định (Positive composition Letter) 
Đây là dạng thư xác nhận mà trong đó chỉ rõ thông tin cần xác nhận, người xác 
nhận gửi trả lại thư xác nhận dù thông tin đó là đúng hay sai. 
Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp 
kiểm toán tài chính 
TXKTTI02_Bai1_v1.0016101206 13 
o Thư xác nhận dạng phủ định (Negative composition letter) là dạng thư cũng 
nêu rõ thông tin cần xác nhận nhưng người xác nhận chỉ gửi thư trở lại trong 
trường hợp thông tin đó là bị sai. 
 Ưu điểm: Thu thập bằng chứng đáng tin cậy. 
 Nhược điểm: 
o Rủi ro trong quá trình gửi và nhận thư xác nhận. 
o Chi phí kiểm toán cao: vì phức tạp của công việc, nhất là khi đơn vị được kiểm 
toán có mối quan hệ rộng ở nhiều nước trên thế giới, phạm vi gửi thư rộng. 
o Mất thời gian: chờ sự phản hồi của người xác nhận. 
Bảng số 1.1. Các loại thông tin thường cần phải xác nhận 
Thông tin Nơi xác nhận 
Tài sản 
Tiền gửi ngân hàng 
Khoản phải thu 
Phiếu nợ phải thu 
Hàng tồn kho gửi trong Công ty lưu kho 
Giá trị bằng tiền của bảo hiểm nhân thọ 
Ngân hàng 
Khách nợ 
Người lập phiếu 
Công ty lưu kho 
Công ty bảo hiểm 
Công nợ 
Khoản phải trả 
Phiếu nợ phải trả 
 Khách hàng trả tiền trước 
Cầm cố phải trả 
Trái phiếu phải trả 
Vốn chủ sở hữu 
Cổ phần đang lưu hành 
Chủ nợ 
Người cho vay 
Khách hàng 
Người nhận cầm cố 
Người giữ trái phiếu 
Người giữ sổ đăng ký và đại lý chuyển nhượng 
Cổ đông 
Các loại thông tin khác 
Loại bảo hiểm 
Nợ ngoài ý muốn 
Hợp đồng trái khoán 
Vật ký quỹ cho chủ nợ 
Công ty bảo hiểm 
Luật sư của Công ty, ngân hàng 
Người giữ trái khoán 
Chủ nợ 
(Nguồn: Bảng 6–2, Arens và Loebbecke, NXB Thống kê, 1995, trang 133) 
1.4.2.3. Kỹ thuật xác minh tài liệu 
 Khái niệm: Kỹ thuật xác minh tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các 
chứng từ sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị. 
 Đối tượng áp dụng: Thường áp dụng đối với hóa đơn bán hàng (HĐBH), phiếu 
nhập kho, xuất kho, sổ sách kế toán... 
 Cách thức tiến hành: Xác minh tài liệu có thể được thực hiện theo 2 hướng chủ 
yếu sau: 
o Từ một kết luận có trước, KTV thu thập tài liệu làm cơ sở cho kết luận lại cần 
khẳng định. Ví dụ: KTV kiểm tra các tài liệu, hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu 
tài sản. 
Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp 
kiểm toán tài chính 
14 TXKTTI02_Bai1_v1.0016101206 
o Kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khi vào sổ sách. 
Quá trình này có thể tiến hành theo hai hướng: 
 Kiểm tra tài liệu từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán. Hướng này được thực 
hiện khi KTV muốn khẳng định xem các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã 
được ghi sổ đầy đủ hay chưa (nhằm khẳng định tính đầy đủ của các nghiệp 
vụ kinh tế phát sinh). 
 Kiểm tra từ sổ sách kế toán xuống chứng từ gốc. Hướng này được thực hiện 
khi KTV muốn khẳng định xem các nghiệp vụ kinh tế được ghi sổ thực tế 
xảy ra hay chưa (nhằm khẳng định tính có thật của các nghiệp vụ kinh tế 
phát sinh). 
 Ưu điểm: Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến bởi nó có lợi thế là tài liệu có sẵn 
phục vụ cho việc đối chiếu, chi phí kiểm toán thường thấp hơn các kỹ thuật khác. 
 Nhược điểm: Độ tin cậy của bằng chứng phụ thuộc rất nhiều vào nguồc gốc 
thu thập. 
 Thực hiện theo kỹ thuật xác minh tài liệu, KTV có thể với các kỹ thuật khác để bổ 
sung cho tính thuyết phục của bằng chứng khi đưa ra kết luận. 
Chú ý: Trong quá trình sử dụng kỹ thuật này cần phân biệt giữa kiểm tra tài liệu với 
kiểm tra những chứng từ có giá, với quá trình kiểm tra vật chất đối với hàng tồn kho, 
với tài sản có hình thái vật chất khác. 
1.4.2.4. Kỹ thuật quan sát 
Khái niệm: Kỹ thuật quan sát là kỹ thuật thị sát để đánh giá một thực trạng hay hoạt 
động của đơn vị được kiểm toán. 
Chú ý: Kỹ thuật quan sát được sử dụng ở nhiều giai đoạn của quá trình kiểm toán. 
Tuy nhiên bằng chứng thu thập được bằng kỹ thuật này chưa thể hiện tính hiệu lực và 
tính đầy đủ Kỹ thuật quan sát phải đi kèm với phương pháp, kỹ thuật khác. Trên 
thực tế, kỹ thuật quan sát được sử dụng chủ yếu trong việc tìm kiếm bằng chứng để 
đánh giá KSNB. 
1.4.2.5. Kỹ thuật phỏng vấn 
 Khái niệm: Phỏng vấn là kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua việc thẩm tra 
những người có hiểu biết hoặc có liên quan tới vấn đề đang kiểm toán. 
 Quá trình phỏng vấn thông thường chia thành 3 giai đoạn chủ yếu: 
o Lập kế hoạch phỏng vấn: Trong bước này phải xác định nội dung cơ bản sau: 
 Xác định đối tượng phỏng vấn, mục đích, nội dung cần phỏng vấn. 
 Xác định địa điểm, thời gian phỏng vấn. 
o Thực hiện phỏng vấn: 
 Giới thiệu lý do phỏng vấn. 
 Trao đổi về trọng tâm vấn đề cần phỏng vấn. 
Chú ý: Khi thực hiện phỏng vấn thì người ta có thể sử dụng 2 loại câu hỏi sau: 
 Câu hỏi đóng: Việc đặt câu hỏi để người phỏng vấn chỉ có 1 trong hai cách 
trả lời: Có–Không, Đúng–Sai. 
Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp 
kiểm toán tài chính 
TXKTTI02_Bai1_v1.0016101206 15 
 Câu hỏi mở: KTV chỉ nêu vấn đề còn người phỏng vấn sẽ tự do trả lời theo 
quan điểm và cách hiểu của mình. 
o Kết thúc phỏng vấn: KTV đưa ra kết luận trên cơ sở thông tin đã được cung 
cấp bởi phỏng vấn. 
 Ưu điểm: Kỹ thuật này thực hiện đơn giản và dễ sử dụng, chi phí ít. Kỹ thuật này 
có thể giúp cho KTV thu thập thông tin từ sự phản hồi để thu thập thêm bằng 
chứng hoặc củng cố thêm các luận cứ cho việc ra kết luận của KTV. 
 Nhược điểm: Bằng chứng thu thập có độ tin cậy không cao. 
1.4.2.6. Kỹ thuật tính toán 
 Khái niêm: Kỹ thuật tính toán là quá trình KTV kiểm tra chính xác về mặt số học 
trong việc tính toán và ghi sổ. 
Ví dụ, đối với kiểm tra việc tính toán, KTV xem xét tính chính xác (bằng cách tính 
lại) các Hóa đơn, Phiếu Nhập, Xuất Kho; chi phí khấu hao; giá thành; các khoản 
dự phòng; thuế; số tổng cộng trên sổ chi tiết và sổ cái 
 Ưu điểm: Cung cấp các bằng chứng có độ chính xác tuyệt đối về mặt số học. 
 Nhược điểm: Kỹ thuật này chỉ thu thập những bằng chứng thuần tuý về mặt số 
học, không chú ý tới tính phù hợp (phù hợp với giá thị trường, phương pháp 
tính...) và mất nhiều thời gian (nhất là với đơn vị quy mô lớn). 
1.4.2.7. Kỹ thuật phân tích 
 Khái niệm: Kỹ thuật phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối 
quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản. Các mối quan hệ bao 
gồm mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa các thông 
tin tài chính và các thông tin phi tài chính. 
 Kỹ thuật phân tích thường bao gồm 3 nội dung cơ bản: dự đoán, so sánh và 
đánh giá. 
o Tiến hành dự đoán: Đây là việc ước đoán về số dư TK, về xu hướng hoặc về 
giá trị, về tỷ suất. 
o So sánh: Là việc đối chiếu giữa số ước đoán với số thực tế trên BCTC. 
o Đánh giá: Là việc đưa ra các kết luận, đánh giá về kết quả của kỹ thuật. 
 Việc thu thập bằng chứng từ kết quả phân tích thường đa dạng, thông thường 
người ta chia làm 3 loại: 
o Kiểm tra tính hợp lý thường bao gồm những so sánh cơ bản như: So sánh giữa 
số liệu thực tế và số liệu kế hoạch, dự toán Từ kết quả so sánh, tiến hành 
điều tra các chênh lệch lớn giữa thực tế và kế hoạch sẽ giúp KTV phát hiện 
những sai sót trong BCTC hoặc các biến động lớn trong hoạt động sản xuất 
kinh doanh của đơn vị. 
 So sánh các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân của ngành. 
 Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. 
 So sánh số liệu của khách hàng và số liệu ước tính của KTV. 
Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp 
kiểm toán tài chính 
16 TXKTTI02_Bai1_v1.0016101206 
o Phân tích xu hướng (phân tích ngang): là sự phân tích những thay đổi theo thời 
gian của số dư tài khoản, nghiệp vụ. Phân tích xu hướng thường được kiểm 
toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với thông tin tài chính 
kỳ trước hay so sánh thông tin tài chính giữa các tháng trong kỳ hoặc so sánh 
số dư (số phát sinh) của các tài khoản cần xem xét giữa các kỳ, nhằm phát hiện 
những biến động bất thường để qua đó kiểm toán tiến hành tập trung kiểm tra 
chi tiết. 
o Phân tích tỷ suất (phân tích dọc): là cách thức so sánh các số dư tài khoản hoặc 
các loại hình nghiệp vụ. Phân tích tỷ suất cũng giúp so sánh tính hợp lý về tình 
hình tài chính của một công ty nào đó với công ty khác trong cùng tập đoàn 
hay với ngành đó. Thông thường khi phân tích tỉ suất cũng phải xem xét xu 
hướng của tỷ suất đó. 
 Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán (KNTT): KNTT của nợ ngắn hạn: 
 TS về KNTT chung: Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn 
 TS về KNTT nhanh: (Tiền + Phải thu + ĐTCKNH)/Nợ ngắn hạn 
 TS về KNTT tức thời: Tiền/Nợ ngắn hạn 
 Nhóm tỷ suất về hiệu quả kinh doanh: 
 Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần 
 LN ST/ NVCSH 
 Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính: 
 Tài sản đầu tư vào Tài sản cố định: Tài sản cố định/Tổng tài sản 
 Tài sản tự tài trợ: Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 
 Tài sản nợ: Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 
 Trình tự tiến hành 
o Chọn loại hình phân tích phù hợp; 
o Đưa ra mô hình để dự đoán số liệu tài chính, dự đoán xu hướng; 
o So sánh số dự đoán của KTV với thực tế của đơn vị; 
o Sử dụng đánh giá của KTV để rút ra kết luận cần thu thập. 
 Ưu điểm: Chí phí thấp, giúp cho KTV định hướng được công việc cần kiểm toán 
do vậy nó sử dụng được ở cả 3 giai đoạn của kiểm toán. 
 Nhược điểm: 
o Chỉ được áp dụng khi các chỉ tiêu đồng nhất về chuẩn mực: đơn vị tính, 
phương pháp tính toán... 
o Kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào trình độ của KTV. 
Bảng số 1.2. Hướng dẫn chọn loại hình phân tích 
Loại hình phân tích 
Đối tượng kiểm toán Phân tích 
xu hướng 
Phân tích 
Tỷ suất 
Kiểm tra 
Tính hợp lý 
Khoản mục trong Bảng cân đối kế toán Hạn chế Hữu ích Hạn chế 
Chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả kinh doanh Hữu ích Rất hữu ích Rất hữu ích 
Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp 
kiểm toán tài chính 
TXKTTI02_Bai1_v1.0016101206 17 
 Tóm lược cuối bài 
Như vậy, bài học này đã giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về kiểm toán tài chính bao gồm: 
Đối tượng, mục tiêu, phương pháp và các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, đây là cơ sở 
cho việc nghiên cứu các bài học sau. 
Bài 1: Đối tượng, mục tiêu và phương pháp 
kiểm toán tài chính 
18 TXKTTI02_Bai1_v1.0016101206 
Câu hỏi ôn tập 
1. Hãy trình bày khái niệm và đặc trưng của kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán. 
2. Hãy trình bày phương pháp kiểm toán áp dụng trong kiểm toán tài chính. 
3. Hãy trình bày các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (khái niệm, nội dung, ưu và nhược 
điểm, điều kiện áp dụng). 
4. Phân biệt thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản. 
5. Phân tích mối quan hệ chủ thể – khách thể trong kiểm toán tài chính. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_tai_chinh_bai_1_doi_tuong_muc_tieu_va_ph.pdf