Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Quy trình kiểm toán
3.1. Lập kế hoạch kiểm toán tài chính
Trong môn học trước (Kiểm toán căn bản), chúng ta đã biết cuộc kiểm toán sẽ trải
qua 3 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Lập
kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị các tiền
đề và điều kiện vật chất cơ bản cho cuộc kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên
mà các KTV nhất thiết phải thực hiện trong mỗi
cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp
lý cũng như các điều kiện cần thiết khác cho
cuộc kiểm toán.
Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 cũng
quy định: KTV và Công ty kiểm toán cần lập kế
hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo cuộc kiểm
toán được tiến hành một cách có hiệu quả.
Như vậy, chúng ta thấy: việc lập kế hoạch kiểm
toán không những xuất phát từ yêu cầu thực tế công việc mà còn được quy định thành
chuẩn mực đòi hỏi các KTV và Công ty kiểm toán phải thực hiện để đảm bảo chất
lượng và hiệu quả chung của cuộc kiểm toán.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Quy trình kiểm toán
014, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Trách nhiệm của Ban Giám đốc Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Công ty theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn. Trách nhiệm của Kiểm toán viên Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các Bài 3: Quy trình kiểm toán 78 TXKTKI02_Bai3_v1.0016101206 quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của công ty có còn sai sót trọng yếu hay không”. Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán Đoạn này phải nêu rõ về phạm vi của các công việc hoặc các thủ tục đã được thực hiện trong quá trình kiểm toán cũng như phải chỉ rõ các căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng cách khẳng định việc thực hiện kiểm toán đã tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Ví dụ: Về phạm vi các công việc và thủ tục đã được thực hiện “Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của công ty liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của công ty. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi”. Đoạn ý kiến Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán rằng liệu các báo cáo này có trình bày trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu hay không, có tuân thủ các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi không, có tuân thủ chế độ kế toán Việt Nam hay không. Đây là đoạn quan trọng nhất trong báo cáo kiểm toán. Có 4 loại ý kiến: ... chúng ta sẽ được nghiên cứu chi tiết hơn từng loại ý kiến ở phần sau. Địa điểm và thời gian lập Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ ngày, tháng, năm kết thúc toàn bộ công việc kiểm toán. Mặt khác cũng phải ghi rõ địa điểm công ty hoặc chi nhánh chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán. Chú ý: Ngày ký báo cáo kiểm toán không được phép ký trước ngày ký báo cáo tài chính của giám đốc đơn vị được kiểm toán. Trong trường hợp báo cáo tài chính được điều chỉnh và lập lại theo kiến nghị của KTV thì ngày ký BCTC có thể trùng với ngày ký báo cáo kiểm toán. Bài 3: Quy trình kiểm toán TXKTKI02_Bai3_v1.0016101206 79 Chữ ký và đóng dấu Báo cáo kiểm toán phải ghi rõ tên của Kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lập báo cáo kiểm toán hoặc tên của giám đốc hoặc người được uỷ quyền của công ty Kiểm toán chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán. Dưới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ tên, số hiệu giấy đăng ký hành nghề. Bên cạnh chữ ký của giám đốc hoặc người được uỷ quyền của công ty Kiểm toán phải có con dấu của công ty hoặc chi nhánh phát hành báo cáo kiểm toán. 3.3.3. Các loại ý kiến trên Báo cáo kiểm toán 3.3.3.1. Ý kiến chấp nhận toàn phần (unquatified opinion) Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra trong trường hợp KTV cho rằng BCTC của đơn vị được kiểm toán phản ánh trung thực và hợp lý dựa trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán cũng như kết quả, dòng tiền của đơn vị và trình bày phù hợp với chế độ tài chính kế toán hiện hành hoặc những nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi. Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng hàm ý rằng tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán cũng như các chính sách kế toán của đơn vị được kiểm toán và những ảnh hưởng của sự thay đổi đó đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và được đơn vị nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Ý kiến chấp nhận toàn phần còn được áp dụng trong trường hợp BCTC của đơn vị kiểm toán có tồn tại những sai phạm trọng yếu nhưng đã được phát hiện bởi KTV và đơn vị được kiểm toán đã điều chỉnh theo kiến nghị của KTV. BCTC sau khi điều chỉnh sẽ được KTV chấp nhận. Ví dụ: Đoạn ý kiến với ý kiến chấp nhận toàn phần: “Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại VAS tại ngày 31/12/2014, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính”. 3.3.3.2. Ý kiến chấp nhận từng phần/ Ý kiến kiểm toán ngoại trừ (Qualified Opinion) Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần trong trường hợp KTV cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, dòng tiền của đơn vị xét trên các khía cạnh trọng yếu nếu ko bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc (hoặc yếu tố ngoại trừ) mà KTV đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Trường hợp có yếu tố ngoại trừ: KTV có bất đồng với Ban giám đốc hoặc do công việc kiểm toán bị giới hạn là quan trọng nhưng không liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà phải đưa ý kiến không chấp nhận. Ví dụ: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Bài 3: Quy trình kiểm toán 80 TXKTKI02_Bai3_v1.0016101206 “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ Công ty chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dẫn đến khoản mục “Hàng tồn kho” (Mã số 140) trên Bảng cân đối kế toán đang được phản ánh theo giá gốc là XXX1 VND thay vì phải phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Việc ghi nhận như vậy là không tuân thủ chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam. Các tài liệu tại công ty cho thấy, nếu phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được thì khoản mục “Hàng tồn kho” trên Bảng cân đối kế toán sẽ giảm đi là XXX2 VND. Đồng thời, trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” sẽ tăng là XXX2 VND, chỉ tiêu “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” và “Lợi nhuận sau thuế” sẽ giảm đi tương ứng là XXX3 VND (3). Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại VAS tại ngày 31/12/2014, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.” Trường hợp có yếu tố tùy thuộc: Là yếu tố không chắc chắn vì phụ thuộc vào các sự kiện tương lai nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và KTV. Ví dụ như một khoản doanh thu có thể bị trả lại trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị và những vấn đề liên quan tới tính liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị. Việc đưa ra yếu tố tùy thuộc sẽ giúp KTV giảm bớt các rủi ro và làm cho người sử dụng BCTC tiếp tục theo dõi khi sự kiện có thể xảy ra. 3.3.3.3. Ý kiến bác bỏ (ý kiến trái ngược/ ý kiến không chấp nhận) Ý kiến bác bỏ được đưa ra khi KTV cho rằng BCTC của đơn vị đã không trình bày một cách trung thực, hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu, khi đó các vấn đề mà KTV không đồng ý với ban giám đốc là những vấn đề quan trọng hoặc liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục trọng yếu đến mức KTV kết luận rằng ý kiến dạng chấp nhận từng phần là chưa đủ để thực hiện tính chất và mức độ sai phạm trên BCTC. Ví dụ: Ý kiến kiểm toán trái ngược “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược Báo cáo tài chính được kiểm toán đang phản ánh khoản đầu tư dài hạn khác vào công ty A3T, số tiền XXX1 VND và khoản cho vay cùng đối tượng, số tiền XXX2 VND. Tại thời điểm lập báo cáo, công ty A3T đã tuyên bố phá sản và mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa xem xét, đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này đối với báo cáo tài chính của công ty. Theo đánh giá của chúng tôi, các vấn đề nêu trên có ảnh hưởng trọng yếu đến nhiều khoản mục trên Báo cáo tài chính của công ty, cụ thể:..(3) Bài 3: Quy trình kiểm toán TXKTKI02_Bai3_v1.0016101206 81 Ý kiến kiểm toán trái ngược Theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”, báo cáo tài chính đã không phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty tại ngày 31/12/2014, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, không phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính”. 3.3.3.4. Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến Loại ý kiến này được đưa ra khi có sự giới hạn về phạm vi kiểm toán mà mức giới hạn là quan trọng. Ví dụ: như việc thiếu một lượng lớn các tài liệu thông tin tới mức KTV ko thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng Kiểm toán để đưa ra kết luận của mình về các BCTC hoặc do bị giới hạn bởi Ban quản lý về những vấn đề cụ thể. Ví dụ về ý kiến từ chối đưa ra ý kiến “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến Chúng tôi được bổ nhiệm làm kiểm toán sau ngày 31/12/20x1, do đó, chúng tôi không thể chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại thời điểm đầu năm và cuối năm. Bằng các thủ tục kiểm toán thay thế, chúng tôi cũng không thể đưa ra ý kiến về số lượng hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/20x0 và 20x1, với giá trị được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán lần lượt là XXX1 VND và XXX2 VND. Ngoài ra, việc công ty áp dụng hệ thống phần mềm máy tính mới để theo dõi tài khoản phải thu vào tháng 9/20x1 đã dẫn đến rất nhiều sai sót trong các khoản phải thu. Tại ngày lập báo cáo kiểm toán này, Ban Giám đốc đơn vị vẫn đang trong quá trình chỉnh sửa các khiếm khuyết của hệ thống và các sai sót của các khoản phải thu. Chúng tôi không thể xác nhận hoặc kiểm tra bằng các phương pháp thay thế khác đối với tài khoản phải thu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/20x1 với tổng số tiền XXX3 VND. Do những vấn đề nêu trên, chúng tôi không thể xác định các điều chỉnh cần thiết đối với hàng tồn kho và các khoản phải thu đã được ghi nhận và chưa được ghi nhận, cũng như các yếu tố liên quan của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có) và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (3). Từ chối đưa ra ý kiến Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đính kèm”. Chú ý: Mỗi khi KTV đưa ra ý kiến ko phải là ý kiến chấp nhận toàn phần thì phải mô tả rõ ràng trong Báo cáo kiểm toán tất cả những lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó và định lượng (nếu có thể) những ảnh hưởng đến BCTC. Bài 3: Quy trình kiểm toán 82 TXKTKI02_Bai3_v1.0016101206 Tóm lược cuối bài Trong mọi trường hợp, quy trình kiểm toán tài chính được thực hiện theo 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán; thực hiện kiểm toán; và kết thúc kiểm toán. Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch kiểm toán, bao gồm: kế hoạch kiểm toán chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng quát và thiết kế chương trình kiểm toán. Các công việc trong lập kế hoạch kiểm toán: o Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán (gồm: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán; Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng; Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán; Lập hợp đồng kiểm toán). o Thu thập thông tin cơ sở. o Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. o Thực hiện thủ tục phân tích. o Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. o Nghiên cứu kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát. o Thiết kế chương trình kiểm toán. Giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có thể kết hợp sử dụng 3 loại thủ tục kiểm toán: o Thủ tục kiểm soát: thực hiện kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. o Thủ tục phân tích: chủ yếu được sử dụng dưới dạng phân tích ước tính. o Thủ tục kiểm tra chi tiết: áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ. Kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán để trình bày ý kiến kiểm toán chính thức về báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Có 4 dạng ý kiến kiểm toán: ý kiến chấp nhận toàn phần; ý kiến kiểm toán ngoại trừ; ý kiến kiểm toán trái ngược; và ý kiến từ chối đưa ra ý kiến. Bài 3: Quy trình kiểm toán TXKTKI02_Bai3_v1.0016101206 83 Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày các bước công việc trong lập kế hoạch kiểm toán. 2. Trình bày nội dung đánh giá rủi ro tiềm tàng trong lập kế hoạch kiểm toán. 3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ước lượng về rủi ro kiểm toán mong muốn. 4. Các kỹ thuật vận dụng trong thực hiện thủ tục kiểm soát. 5. Thủ tục kiểm tra chi tiết là gì? Quy trình thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết như thế nào? 6. So sánh bằng chứng thu được từ ba loại thủ tục kiểm toán: thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích, và thủ tục kiểm tra chi tiết? 7. Hãy trình bày các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. 8. Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần về báo cáo tài chính được kiểm toán viên đưa ra trong trường hợp nào?
File đính kèm:
- bai_giang_kiem_toan_can_ban_bai_3_quy_trinh_kiem_toan.pdf