Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền

Rủi ro tử vong – Lo sợ hay không lo sợ

Anh Minh là nhân viên kinh doanh của 1 công ty. Công việc

của anh đòi hỏi phải đi công tác nhiều. Gần đây, khi xem thời

sự, thấy tivi đưa tin nhiều về tai nạn giao thông, anh Minh rất

lo lắng: Nếu chẳng may khi đang đi công tác anh bị tai nạn và

tử vong thì vợ và 2 con gái anh, cả bố mẹ anh nữa sẽ sống như

thế nào đây? Anh Minh đang rất băn khoăn thì anh gặp chị Hà

là đại lý bảo hiểm cho 1 công ty bảo hiểm nhân thọ. Sau khi

được chị Hà tư vấn, anh Minh thấy rất yên tâm. Anh quyết

định sẽ tham gia bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ gia đình trước

rủi ro tử vong. Vậy:

1. Thế nào là bảo hiểm nhân thọ?

2. Tại sao bảo hiểm nhân thọ giúp các cá nhân và gia đình thoát khỏi lo

lắng về rủi ro tử vong?

3. Trong trường hợp người được bảo hiểm bị tai nạn dẫn đến thương tật

toàn bộ vĩnh viễn thì công ty bảo hiểm nhân thọ có chi trả các chi phí y

tế nhằm điều trị thương tật và chi trả một khoản tiền cho người được

bảo hiểm không?

4. Nếu người được bảo hiểm bị tử vong do tai nạn khi đang đi trên các

phương tiện giao thông với tư cách là hành khách thì thân nhân của họ

nhận được những khoản chi trả nào từ các công ty bảo hiểm?

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 1

Trang 1

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 2

Trang 2

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 3

Trang 3

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 4

Trang 4

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 5

Trang 5

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 6

Trang 6

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 7

Trang 7

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 8

Trang 8

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 9

Trang 9

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang duykhanh 17880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 5, Phần 2: Bảo hiểm con người - Nguyễn Thị Lệ Huyền
 là 
50 triệu đồng. Xác định Phí BHNT người này phải nộp 1 lần cho thời hạn bảo 
hiểm 5 năm? 
Biết rằng: Phí hoạt động chiếm 12% phí toàn phần; lãi suất kỹ thuật là 10%/năm. 
Theo bảng tỷ lệ tử vong: 
l30 = 97.931 l33 = 97.673 
l31 = 97.847 l34 = 97.578 
l32 = 97.762 l35 = 97.477 
Giải: 
Xác định số người tử vong qua các độ tuổi: dx = lx – l x+1 
d30 = 84 người d32 = 89 người d34 = 101 người 
d31 = 85 người d33 = 95 người 
Tổng chi cho các trường hợp tử vong qui về hiện tại 
= [(84.(1 + 0.1)–1 + 85× (1 + 0.1)–2 + 89 × (1 + 0.1)–3 + 95. (1 + 0×1)–4 
 + 101. (1 + 0.1)–5] × 50 
= 341.0779 × 50 triệu đồng 
Tổng thu tại hiện tại = 97 931 × fa 
Cân đối Thu Chi Phí thuần bảo hiểm tử kỳ nộp 1 lần: 
fa = (341,0779 × 50)/ 97931 = 0,174 142 triệu đồng 
Phí hoạt động: h = 12% Phí toàn phần Phí thuần (f) = 88% Phí toàn phần 
 Phí toàn phần: pa = fa/0,88 = 0,197 888 triệu đồng. 
Trường hợp 2: Tính phí thuần nộp hàng năm trong bảo hiểm tử vong có kỳ hạn 
xác định 
Điều kiện: 
+ Phí bảo hiểm nộp hàng năm; 
+ STBH trả 1 lần khi người được bảo hiểm chết trong thời hạn bảo hiểm. 
n
(x j 1) j
j 1
a b
x
1d
(1 i)
f S
l

Bài 5: Bảo hiểm con người 
92 INS101_Bai5_v1.0013111228 
Công thức tính: 
n
(x j 1) j
j 1
b bn 1
x j
j
j 0
1d
(1 i)
f Sl
(1 i)


Trong đó: fb: Phí thuần nộp hàng năm bảo hiểm tử vong có kỳ hạn xác định 
lx+j: Số người sống ở độ tuổi (x + j) 
Ví dụ 2: Với dữ liệu như trong Ví dụ 1, nếu người tham gia bảo hiểm chọn cách 
thức nộp phí hàng năm thì số phí nộp hàng năm người này phải nộp sẽ là bao 
nhiêu? 
Giải: 
Tổng số chi cho các trường hợp tử vong qui về hiện tại 
= 341,0779 × 50 triệu đồng (đã tính ở Ví dụ 1) 
Tổng số thu quy về hiện tại 
= [97 931 + 97847 × (1 + 0,1) –1 + 97 762 × (1 + 0,1) –2 + 97 673 
× (1 + 0,1) –3 + 97 578 (1 + 0,1) –4 ] × fb 
= 407.708 × fb 
Cân đối Thu Chi: 
Phí thuần fb = (341,0779 . 50)/ 407 708 = 0,041 828 triệu đồng 
Phí toàn phần pb = fb/ 0,88 = 0,047 531 triệu đồng 
Trường hợp 3: Tính phí thuần nộp 1 lần trong BHNT hỗn hợp 
Điều kiện: 
+ Thời hạn bảo hiểm xác định; 
+ Phí nộp 1 lần khi ký hợp đồng; 
+ STBH được trả 1 lần khi người được bảo hiểm bị tử vong trong thời hạn bảo 
hiểm hoặc khi hết hạn hợp đồng, người được bảo hiểm còn sống. 
Ta có mối quan hệ sau: 
Phí thuần 
BHNT hỗn hợp 
nộp 1 lần (fg) 
= 
Phí thuần 
bảo hiểm tử 
kỳ nộp 1 lần (fa) 
+ Phí thuần bảo hiểm sinh kỳ thuần túy nộp 1 lần (fA) 
Phí thuần bảo hiểm tử vong trong kỳ hạn (bảo hiểm tử kỳ) nộp 1 lần đã xác định ở 
trường hợp 1. 
Phí thuần bảo hiểm sinh kỳ thuần túy nộp 1 lần xác định theo công thức sau: 
x n n
A b
x
1l
(1 i)f S
l
Trong đó: fA: Phí thuần bảo hiểm sinh kỳ thuần túy nộp 1 lần 
lx+n: Số người sống tại thời điểm hết hạn hợp đồng 
Bài 5: Bảo hiểm con người 
INS101_Bai5_v1.0013111228 93 
Ví dụ 3: Với dữ liệu như ví dụ 1, nếu tham gia bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thì Phí 
nộp 1 lần sẽ là bao nhiêu? 
Giải: 
Dựa vào bảng tỷ lệ tử vong ta có: 
fA = (97 477 × (1+0,1)–5 × 50) / 97 931 = 30,902 triệu đồng 
Do đó Phí thuần BHNT hỗn hợp nộp 1 lần: 
fg = fa + fA = 31,076 triệu đồng 
Phí toàn phần BHNT hỗn hợp nộp 1 lần: 
Pg = fg/0,88 = 35,314 triệu đồng 
Trường hợp 4: Tính phí thuần nộp hàng năm trong BHNT hỗn hợp 
Điều kiện: 
+ Thời hạn bảo hiểm xác định; 
+ Phí nộp hàng năm; 
+ STBH được chi trả khi được bảo hiểm bị tử vong trong thời hạn bảo hiểm hoặc 
khi hết hạn hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm còn sống. 
Ta có mối quan hệ sau: 
Phí thuần BHNT 
hỗn hợp nộp 
hàng năm (fh) 
= 
Phí thuần bảo hiểm 
tử kỳ nộp hàng 
năm (fb) 
+ 
Phí thuần bảo hiểm 
sinh kỳ thuần túy 
nộp hàng năm (fB) 
Phí thuần bảo hiểm tử kỳ nộp hàng năm (fb) đã xác định ở trường hợp 2 
Phí thuần bảo hiểm sinh kỳ thuần túy nộp hàng năm xác định như sau: 
x n n
B bn 1
x j j
j 0
1l
(1 i)f S
1l
(1 i)
 
Trong đó: fB: Phí thuần bảo hiểm sinh kỳ thuần túy nộp hàng năm 
Ví dụ 4: Với dữ liệu như Ví dụ 1, nếu tham gia BHNT hỗn hợp thì phí nộp hàng 
năm sẽ là bao nhiêu? 
Giải: 
Ta có: 
fB = (97 477 × (1 + 0,1)–5 × 50 )/407 708 = 7,422 triệu đồng 
Phí thuần BHNT hỗn hợp nộp hàng năm: 
fh = fb + fB = 7,464 triệu đồng 
Phí toàn phần BHNT hỗn hợp nộp hàng năm: 
Ph = fh/0,88 = 8,482 triệu đồng 
Bài 5: Bảo hiểm con người 
94 INS101_Bai5_v1.0013111228 
5.2.5. Một số quy định trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 
5.2.5.1. Giá trị giải ước 
Khi người tham gia bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng (giải ước) trong thời hạn bảo hiểm, 
công ty BHNTcó thể thanh toán cho họ một khoản tiền gọi là Giá trị giải ước bằng 
tiền (giá trị giải ước) 
 Giá trị giải ước = Dự phòng phí – Phí giải ước 
5.2.5.2. Những trường hợp loại trừ 
Công ty BHNT không chi trả trong các trường hợp sau: 
 Người được bảo hiểm tự tử; 
 Người được bảo hiểm bị kết án tử hình; 
 Người được hưởng quyền lợi bảo hiểm cố ý gây ra tử vong cho người được 
bảo hiểm; 
 Chiến tranh, nội chiến gây ra cái chết cho người được bảo hiểm (rủi ro này có thỏa 
thuận riêng). 
5.2.5.3. STBH giảm 
Khi hợp đồng có hiệu lực trong một thời gian nào đó, người tham gia bảo hiểm có thể 
duy trì hợp đồng miễn phí với STBH giảm. 
5.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ 
5.3.1. Đặc điểm của bảo hiểm con người phi nhân thọ 
 Chỉ mang tính bảo hiểm rủi ro, không mang tính tiết 
kiệm vì Hậu quả của những rủi ro mang tính chất 
thiệt hại (tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thai sản); 
 Người được bảo hiểm thường được quy định trong 
một khoảng tuổi nào đó (ví dụ từ 1 đến 65 tuổi); 
 Thời hạn bảo hiểm thường ngắn; 
 Thường được triển khai kết hợp với các nghiệp vụ 
bảo hiểm khác trong cùng một hợp đồng bảo hiểm; 
 Được triển khai sớm hơn so với bảo hiểm nhân thọ. 
5.3.2. Nội dung cơ bản của một số loại hình bảo hiểm con người phi nhân thọ 
5.3.2.1. Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 giờ 
Là loại hình bảo hiểm theo đó công ty bảo hiểm sẽ chi trả STBH cho người được bảo 
hiểm (hay người được hưởng quyền lợi bảo hiểm) khi người được bảo hiểm bị tai nạn 
thuộc phạm vi bảo hiểm, còn người tham gia bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm. 
 Mục đích: 
o Góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân người bị tai nạn và gia đình họ; 
o Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho những người lao động làm ở những 
ngành nghề thường xảy ra tai nạn được bảo hiểm (cơ khí, khai thác, xây dựng); 
Bài 5: Bảo hiểm con người 
INS101_Bai5_v1.0013111228 95 
 Đối tượng tham gia: Mọi người từ 18 đến 60 
tuổi (loại trừ những người bị thần kinh, tàn phế, 
thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nhất định). 
 Phạm vi bảo hiểm: 
o Bị tai nạn gây chết người hoặc thương tật, kể 
cả trường hợp người được bảo hiểm tham gia 
cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân 
dân, tham gia chống các hoạt động phạm pháp. 
o Không thuộc phạm vi bảo hiểm các trường hợp sau: 
 Người được bảo hiểm vi phạm pháp luật; 
 Hành động cố ý gây tai nạn hoặc tử vong; 
 Bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy, các chất kích thích; 
 Ngộ độc thức ăn, sử dụng thuốc không đúng chỉ định của bác sỹ, trúng gió; 
 Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ; 
 Chiến tranh, nội chiến, đình công. 
 Thời hạn bảo hiểm: Thường là 1 năm. 
 Số tiền bảo hiểm: Theo thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và khách hàng. 
 Phí bảo hiểm phụ thuộc vào: STBH, ngành nghề và lĩnh vực công tác. 
 Chi trả tiền bảo hiểm: 
o Nếu người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Chi trả 
100% STBH; 
o Nếu người được bảo hiểm bị thương tật bộ phận: 
Chi trả số tiền = Tỷ lệ thương tật × STBH 
o Nếu người được bảo hiểm bị thương tật tạm thời: Chi trả các chi phí y tế để 
điều trị; 
o Nếu người được bảo hiểm bị chết sau 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn: 
Chi trả số tiền = STBH – Số tiền chi trả trước đó 
5.3.2.2. Bảo hiểm tai nạn hành khách 
 Mục đích: 
o Góp phần ổn định cuộc sống cho hành khách khi không may bị tai nạn và gia 
đình họ; 
o Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn khắc 
phục hậu quả tai nạn kịp thời; 
o Góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giao thông. 
 Đối tượng bảo hiểm: 
o Là tính mạng, tình trạng sức khỏe của tất cả hành khách đi trên các phương tiện 
giao thông kinh doanh chuyên chở hành khách, không phân biệt lứa tuổi, nghề 
nghiệp, có vé hoặc được miễn, giảm vé theo qui định; 
Bài 5: Bảo hiểm con người 
96 INS101_Bai5_v1.0013111228 
o Không thuộc đối tượng bảo hiểm: Hành lý, tài sản, hàng hóa của hành khách; 
Tính mạng, tình trạng sức khỏe của lái xe, phụ xe, nhân viên làm việc trên các 
phương tiện vận chuyển. 
 Phạm vi bảo hiểm: 
o Là các rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy 
ra trong suốt hành trình của hành khách gây 
thiệt hại đến tính mạng, tình trạng sức khỏe. 
o Không thuộc phạm vi bảo hiểm các trường 
hợp: Bị tai nạn do vi phạm trật tự an toàn 
giao thông, vi phạm pháp luật, bị tai nạn do 
những nguyên nhân không liên quan trực 
tiếp đến quá trình vận chuyển hoặc do bản 
thân tình trạng sức khỏe của hành khách gây ra. 
 Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: Là thời gian hợp lý để thực hiện cuộc hành trình 
(bao gồm cả thời gian tạm ngừng hợp lý). 
 Số tiền bảo hiểm: Được ấn định cho mỗi loại phương tiện (Ví dụ là 20.000 USD 
cho 1 hành khách đi trên máy bay; là 12 triệu đồng cho 1 hành khách đi trên tàu 
hỏa, tàu thủy, ô tô). 
 Phí bảo hiểm: Được tính vào giá vé và phụ thuộc vào loại phương tiện vận chuyển, 
độ dài quãng đường vận chuyển, STBH. 
 Chi trả tiền bảo hiểm: 
o Nếu hành khách bị tử vong: Chi trả số tiền = STBH; 
o Nếu hành khách bị thương tật: Chi trả số tiền = Tỷ lệ thương tật × STBH; 
o Nếu hành khách bị tai nạn nhẹ, tạm thời: Chi trả số tiền điều trị thực tế hoặc chi 
trả số tiền = số tiền chi trả bình quân 1 ngày × số ngày nằm điều trị. 
5.3.2.3. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật. 
 Mục đích: 
o Giúp người tham gia bảo hiểm khắc phục khó khăn khi không may bị ốm đau, 
bệnh tật phải nằm viện điều trị hoặc phải phẫu thuật. 
o Góp phần bổ sung cho các loại bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. 
 Người được bảo hiểm: Mọi thành viên trong xã hội từ 1 đến 65 tuổi (loại trừ 
những người bị thần kinh, tâm thần, phong, ung thư, HIV; những người bị tàn phế 
hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn; những người đang trong thời gian điều trị 
bệnh tật, thương tật) 
 Phạm vi bảo hiểm: 
o Ốm đau, bệnh tật, thương tật, thai sản phải nằm viện điều trị hoặc phải 
phẫu thuật. 
o Chết trong quá trình nằm viện, phẫu thuật; 
o Không thuộc phạm vi bảo hiểm các trường hợp: Điều dưỡng, an dưỡng, điều trị 
những bệnh bẩm sinh, bệnh nghề nghiệp, tạo hình thẩm mỹ, phục hồi chức 
Bài 5: Bảo hiểm con người 
INS101_Bai5_v1.0013111228 97 
năng, làm chân tay giả, răng giả, kế hoạch hóa gia đình, say rượu, sử dụng ma 
túy, chiến tranh. 
 Thời hạn bảo hiểm: Thường là 1 năm. 
 STBH: Được ấn định ở nhiều mức tùy khách hàng lựa chọn. 
 Phí bảo hiểm: Phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe 
 Chi trả tiền bảo hiểm: 
o Nếu người được bảo hiểm phải nằm viện: 
Số tiền chi trả = Tỷ lệ trợ cấp 1 ngày × STBH × Số ngày nằm viện 
o Nếu người được bảo hiểm phải phẫu thuật: 
Số tiền chi trả = Tỷ lệ trả tiền phẫu thuật × STBH 
o Nếu người được bảo hiểm bị tử vong khi đang nằm viện hoặc do phẫu thuật: 
Được công ty bảo hiểm chi trả tiền trợ cấp mai táng phí. 
Bài 5: Bảo hiểm con người 
98 INS101_Bai5_v1.0013111228 
Tóm lược cuối bài 
Bài học này nghiên cứu các nội dung: 
 Khái niệm, tác dụng, các loại hình bảo hiểm con người, nguyên tắc khoán trong bảo hiểm 
con người. 
 Các loại hình bảo hiểm nhân thọ, đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ, cách xác định phí bảo 
hiểm nhân thọ. 
 Nội dung cơ bản của 3 loại hình bảo hiểm con người phi nhân thọ: bảo hiểm tai nạn con 
người 24/24 giờ, bảo hiểm tai nạn hành khách, bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật. 
Bài 5: Bảo hiểm con người 
INS101_Bai5_v1.0013111228 99 
Câu hỏi ôn tập 
1. Hãy nêu tác dụng của bảo hiểm con người? Tại sao nói các loại hình bảo hiểm con người do 
các công ty bảo hiểm triển khai có tác dụng bổ sung cho bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế? 
2. Có những loại hình bảo hiểm nhân thọ nào? Hãy nêu đặc điểm và mục đích của từng loại? 
3. So sánh bảo hiểm nhân thọ với gửi tiền tiết kiệm? 
4. So sánh bảo hiểm nhân thọ với bảo hiểm con người phi nhân thọ? 
5. Nêu nội dung cơ bản của bảo hiểm tai nạn hành khách? 
Bài 5: Bảo hiểm con người 
100 INS101_Bai5_v1.0013111228 
Bài tập thực hành 
Bài 1: 
Ông Vui ở độ tuổi 60 quyết định tham gia bảo hiểm tử vong, thời hạn 5 năm, số tiền bảo hiểm là 
200 triệu đồng. Nếu nộp phí 1 lần cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm, số phí ông Vui phải nộp là bao 
nhiêu? Biết rằng, lãi suất kỹ thuật là 8%/năm, phí hoạt động chiếm 15% phí toàn phần. Theo 
bảng tỷ lệ tử vong: 
l60 = 81 884 l62 = 79 243 l64 = 76 295 
l61 = 80 602 l63 = 77 807 l65 = 74 720 
Bài 2: 
Công ty Sao Mai có 250 lao động, trong đó 150 lao động ở tuổi 30, 100 lao động ở tuổi 45. Ngày 
1/1/2010, Công ty Sao Mai quyết định trích quỹ phúc lợi mua bảo hiểm tử vong thời hạn 5 năm 
cho tất cả lao động của mình. Số tiền bảo hiểm cho 1 lao động là 400 triệu đồng, phí bảo hiểm 
nộp hàng năm. Xác định số phí Công ty Sao Mai phải nộp hàng năm? Giả sử rằng lãi suất kỹ 
thuật sử dụng để tính phí là 6%/năm; phí hoạt động chiếm 12% phí bảo hiểm toàn phần; Tỷ lệ tử 
vong ở các độ tuổi như trong bảng sau: 
Độ tuổi Tỷ lệ tử vong (%0) Độ tuổi Tỷ lệ tử vong (%0) 
30 0,8 45 3,4 
31 1,3 46 3,9 
32 1,7 47 4,2 
33 2,2 48 4,6 
34 2,4 49 5,0 
35 2,8 50 5,7 
Bài 3: 
Chị Nga 28 tuổi tham gia bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp, thời hạn 5 năm, số tiền bảo hiểm là 
50 triệu đồng. Số phí chị Nga phải nộp hàng năm là bao nhiêu? Biết rằng, lãi suất kỹ thuật là 
4%/năm, phí hoạt động chiếm 14% phí toàn phần. Theo Bảng tỷ lệ tử vong: 
l28 = 98 974 l30 = 98 867 l32 = 98 748 
l29 = 98 922 l31 = 98 809 l33 = 98 684 
Hướng dẫn cách giải 
Bài 2: 
 Tính phí cho từng độ tuổi: Vận dụng công thức tính fb (trường hợp 2) 
 Phí toàn phần 1 người tuổi 30 nộp hàng năm là Pb (30) 
 Phí toàn phần 1 người tuổi 45 nộp hàng năm là Pb (45) 
 Số phí Công ty Sao Mai phải nộp hàng năm = 150 . Pb (30) + 100 . Pb (45) 
(1) Tính phí bảo hiểm cho độ tuổi 30 
Bài 5: Bảo hiểm con người 
INS101_Bai5_v1.0013111228 101 
 Xác định số người tử vong qua các độ tuổi: 
 Vận dụng công thức: qx = dx/lx dx = qx × lx. 
 Giả định có 1000 người ở độ tuổi 30 tham gia bảo hiểm: 
l30 = 1000 người; 
q30 = 0,8 %0 d30 = q30 × l30 = 0,8 người; 
l31 = l30 – d30 = 999,2 người; 
q31 = 1,3 %0 d31 = l3l × q31 = 1,298 người. 
 Tính tương tự, ta có số người tử vong qua các độ tuổi. 
 Phí thuần bảo hiểm tử kỳ nộp hàng năm, 1 người tuổi 30 phải nộp là: 
fb (30) = 0,615 triệu đồng 
 Phí toàn phần nộp hàng năm 1 người tuổi 30 phải nộp là: 
pb (30) = 0,699 triệu đồng 
(2) Tính phí cho độ tuổi 45 
 Phí thuần bảo hiểm tử kỳ nộp hàng năm, 1 người tuổi 45 phải nộp là: 
fb (45) = 1,574 triệu đồng 
 Phí toàn phần nộp hàng năm 1 người tuổi 45 phải nộp là: 
pb (45) = 1,788 triệu đồng 
 Tổng số phí nộp hàng năm Công ty Sao Mai phải nộp là = 283,65 triệu đồng 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_bao_hiem_thuong_mai_bai_5_phan_2_bao_hiem_con_nguo.pdf