Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền

SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM HỎA HOẠN

• Cháy: Là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và

phát ra ánh sáng.

• Hỏa hoạn: Là cháy xảy ra không kiểm soát

được ngoài nguồn lửa chuyên dùng gây

thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng đến

môi trường xung quanh

SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM HỎA HOẠN

• Hỏa hoạn là loại rủi ro khó lường, thường gây hậu

quả thiệt hại rất lớn.

• Dù khoa học công nghệ phát triển, rủi ro hỏa hoạn

vẫn xảy ra.

• Trong điều kiện kinh tế thị trường, các cá nhân, các

doanh nghiệp đều phải tự chủ về tài chính.

• Hoạt động sản xuất ngày càng gia tăng, khối lượng

vật tư, hàng hóa tập trung và luân chuyển là rất lớn

 thiệt hại tài chính lớn.

 Các tổ chức, cá nhân cần tham gia bảo hiểm hỏa

hoạn

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 1

Trang 1

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 2

Trang 2

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 3

Trang 3

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 4

Trang 4

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 5

Trang 5

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 6

Trang 6

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 7

Trang 7

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 8

Trang 8

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 9

Trang 9

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang duykhanh 4580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 4: Bảo hiểm hỏa hoạn - Nguyễn Thị Lệ Huyền
v1.0013111229 1
BÀI 4
BẢO HIỂM HỎA HOẠN
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
v1.0013111229 2
1. Nếu công ty Hưng Hà tham gia bảo hiểm hỏa hoạn thì số tiền bồi thường
Hưng Hà nhận được là bao nhiêu?
2. Nếu 1 xe tải của Hưng Hà cũng bị thiệt hại trong vụ cháy này thì đơn
bảo hiểm hỏa hoạn có bồi thường cho Hưng Hà thiệt hại của chiếc xe
này không?
Rủi ro hỏa hoạn
Công ty Hưng Hà chuyên may gia công. Ngày 3/10/2010, do chập điện, 1 xưởng may của
công ty Hưng Hà bị cháy, thiệt hại như sau:
• 2 công nhân bị thương, toàn bộ viện phí là 30 triệu đồng;
• 10 máy may công nghiệp bị thiệt hại toàn bộ, giá trị thiệt hại là 280 triệu đồng;
• Vật liệu may mặc thiệt hại là 150 triệu đồng;
• Chi phí thu dọn hiện trường sau vụ cháy là 12 triệu đồng;
• Chi phí dập tắt đám cháy là 24 triệu đồng.
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
v1.0013111229 3
MỤC TIÊU
• Hiểu được sự cần thiết phải bảo hiểm hỏa hoạn và đặc điểm của bảo hiểm
hỏa hoạn;
• Nêu được những nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn;
• Nêu được những nội dung cơ bản của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy.
v1.0013111229 4
NỘI DUNG
Sự cần thiết phải bảo hiểm hỏa hoạn và đặc điểm của bảo hiểm hỏa hoạn
Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn
Nội dung cơ bản của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy
v1.0013111229 5
1.2. Đặc điểm của bảo hiểm hỏa hoạn
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN
1.1. Sự cần thiết phải bảo hiểm hỏa hoạn
v1.0013111229 6
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM HỎA HOẠN
• Cháy: Là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và
phát ra ánh sáng.
• Hỏa hoạn: Là cháy xảy ra không kiểm soát
được ngoài nguồn lửa chuyên dùng gây
thiệt hại về người, tài sản, ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh.
v1.0013111229 7
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM HỎA HOẠN
• Hỏa hoạn là loại rủi ro khó lường, thường gây hậu
quả thiệt hại rất lớn.
• Dù khoa học công nghệ phát triển, rủi ro hỏa hoạn
vẫn xảy ra.
• Trong điều kiện kinh tế thị trường, các cá nhân, các
doanh nghiệp đều phải tự chủ về tài chính.
• Hoạt động sản xuất ngày càng gia tăng, khối lượng
vật tư, hàng hóa tập trung và luân chuyển là rất lớn
 thiệt hại tài chính lớn.
 Các tổ chức, cá nhân cần tham gia bảo hiểm hỏa
hoạn.
v1.0013111229 8
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN
• Phải chú trọng đến công tác đề phòng hạn chế
tổn thất.
• Các loại tài sản khác nhau thì khả năng xảy ra
hỏa hoạn cũng khác nhau  tính phí bảo hiểm
hỏa hoạn rất phức tạp.
• Công tác đánh giá và quản lý rủi ro, công tác
giám định tổn thất của nghiệp vụ rất phức tạp.
• Phải thực hiện tái bảo hiểm, thực hiện bảo hiểm
gián đoạn kinh doanh sau cháy.
v1.0013111229 9
2.2. Phạm vi bảo hiểm
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM HỎA HOẠN
2.1. Đối tượng bảo hiểm
2.3. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
2.4. Phí bảo hiểm
2.5. Giám định và bồi thường tổn thất
v1.0013111229 10
2.1. ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM
Là tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân:
• Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào
sử dụng (trừ đất đai);
• Máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục
vụ sản xuất kinh doanh ;
• Sản phẩm, vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho;
• Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành
phẩm, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất;
• Các loại tài sản khác (kho, chợ, cửa hàng,
khách sạn).
v1.0013111229 11
2.2. PHẠM VI BẢO HIỂM
2.2.1. Các thiệt hại được bồi thường
2.2.2. Rủi ro được bảo hiểm
2.2.3. Rủi ro loại trừ
v1.0013111229 12
2.2.1. CÁC THIỆT HẠI ĐƯỢC BỒI THƯỜNG 
Bảo hiểm bồi thường các thiệt hại và chi phí:
• Thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm gây ra
bởi rủi ro được bảo hiểm;
• Các chi phí cần thiết, hợp lý nhằm hạn chế
tổn thất cho tài sản được bảo hiểm trong và
sau khi hỏa hoạn xảy ra;
• Các chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi hỏa
hoạn xảy ra.
v1.0013111229 13
2.2.2. RỦI RO ĐƯỢC BẢO HIỂM
• Rủi ro chính: “Rủi ro hỏa hoạn” – Rủi ro “A”  gồm: Cháy, sét, nổ.
• Rủi ro phụ - Rủi ro “B”
v1.0013111229 14
2.2.2. RỦI RO ĐƯỢC BẢO HIỂM (tiếp theo)
Rủi ro chính: “Rủi ro hỏa hoạn”
• Cháy: Được coi là hỏa hoạn khi hội tủ đủ 3 yếu tố:
 Phải thực sự có phát lửa;
 Lửa đó không phải là lửa chuyên dùng;
 Lửa đó phải là bất ngờ .
• Sét: Tài sản được bảo hiểm bị phá hủy trực tiếp
do Sét hoặc do sét đánh gây ra hỏa hoạn.
• Nổ: Bao gồm:
 Nồi hơi phục vụ sinh hoạt;
 Hơi đốt phục vụ sinh hoạt, thắp sáng hoặc
sưởi ấm trong một ngôi nhà;
 Không phải nhà xưởng làm các công việc sử
dụng hơi đốt.
v1.0013111229 15
2.2.2. RỦI RO ĐƯỢC BẢO HIỂM
Rủi ro phụ - Rủi ro “B”
• Máy bay hoặc các phương tiện hàng không khác
hoặc thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào;
• Nổi loạn, bạo động dân sự, đình công, bế xưởng;
• Động đất, lửa ngầm dưới đất;
• Giông bão, hệ thống chữa cháy rò rỉ nước.
v1.0013111229 16
2.2.3. RỦI RO LOẠI TRỪ
• Núi lửa phun, những biến động khác của
thiên nhiên;
• Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt;
• Tài sản chịu tác động của quá trình xử lý có
dùng nhiệt;
• Tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa
của người được bảo hiểm.
v1.0013111229 17
2.2.3. RỦI RO LOẠI TRỪ
Những tổn thất xảy ra do:
• Gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, sa
thải công nhân;
• Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch
của nước ngoài, chiến sự, nổi loạn, nội
chiến, khởi nghĩa, cách mạng, binh biến,
bạo động, đảo chính
• Những hành động khủng bố;
• Những tổn thất mà nguyên nhân gây ra có
liên quan đến: nguyên liệu vũ khí hạt nhân;
phóng xạ ion hóa, nhiễm phóng xạ từ nhiên
liệu hạt nhân hoặc từ chất thải hạt nhân;
Vụ khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ
• Những tổn thất xảy ra đối với máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện do
chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào kể cả
do sét đánh;
• Hàng hóa nhận ủy thác hay ký gửi.
v1.0013111229 18
2.2.3. RỦI RO LOẠI TRỪ
• Tiền bạc, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản thảo, sổ
sách kinh doanh, tài liệu lưu trữ trong máy tính điện tử, bản mẫu, văn bằng, khuôn mẫu,
bản vẽ, tài liệu thiết kế (trừ khi những hạng mục này được xác nhận trong GCNBH là được
bảo hiểm).
• Chất nổ nhưng không bao gồm nhiên liệu, xăng dầu.
• Người, động vật, thực vật sống.
• Những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải
hoặc lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền
được bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải hoặc lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo
hiểm hàng hải.
• Tài sản bị cướp hay bị mất cắp.
• Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê
nhà được xác nhận trong GCNBH là được bảo hiểm.
• Các thiệt hại gây ra cho bên thứ ba, các thiệt hại trong phạm vi mức miễn thường.
v1.0013111229 19
2.3. GIÁ TRỊ BẢO HIỂM, SỐ TIỀN BẢO HIỂM
2.3.1. Giá trị bảo hiểm
2.3.2. Số tiền bảo hiểm
v1.0013111229 20
2.3.1. GIÁ TRỊ BẢO HIỂM
• Là giá trị của tài sản được bảo hiểm theo Giá mua mới hoặc giá trị thực tế của tài
sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm.
 Tòa nhà (nhà xưởng, văn phòng, nhà ở) GTBH xác định theo giá trị mới hoặc giá
trị còn lại.
• Giá trị mới: Giá trị mới xây của ngôi nhà
• Giá trị còn lại = Giá trị mới – Hao mòn
 Máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác  giá mua mới hoặc giá trị còn lại
 Thành phẩm, bán thành phẩm  giá thành sản xuất
 Vật tư, hàng hóa trong kho, trong cửa hàng  theo giá trị bình quân hoặc giá trị tối đa
của các loại vật tư, hàng hóa
v1.0013111229 21
2.3.2. SỐ TIỀN BẢO HIỂM
• Là giới hạn bồi thường tối đa của DNBH trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị
tổn thất toàn bộ.
 TSCĐ: STBH căn cứ vào GTBH của tài sản.
 TSLĐ: STBH theo Giá trị trung bình hoặc Giá trị tối đa.
v1.0013111229 22
2.4. PHÍ BẢO HIỂM
Phụ thuộc:
• Vật liệu xây dựng:
 Vật liệu nặng;
 Vật liệu trung gian;
 Vật liệu nhẹ.
• Ảnh hưởng của các tầng nhà.
• Phòng cháy, chữa cháy.
• Cách phân chia đơn vị rủi ro.
• Bao bì đóng gói, chủng loại hàng hóa, cách
thức xếp đặt.
v1.0013111229 23
2.5. GIÁM ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
2.5.1. Giám định tổn thất
2.5.2. Giải quyết bồi thường
v1.0013111229 24
2.5.1. GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT
Khi giám định phải làm rõ:
• Thời điểm xảy ra hỏa hoạn và kết thúc hỏa hoạn;
• Nguyên nhân gây ra hỏa hoạn;
• Thống kê toàn bộ số tài sản bị thiệt hại;
• Công tác PCCC và ngăn ngừa thiệt hại khi hỏa
hoạn xảy ra.
v1.0013111229 25
2.5.2. GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
• STBT  căn cứ vào Giá trị tổn thất thực tế (Giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm
xảy ra tổn thất).
• Công trình kiến trúc
STBT = Chi phí xây dựng – Khấu hao
• Máy móc thiết bị và tài sản khác
STBT = Chi phí sửa chữa
Hoặc:
STBT = Chi phí mua mới – Khấu hao
v1.0013111229 26
2.5.2. GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
• Thành phẩm:
STBT = Giá thành sản xuất
• Bán thành phẩm:
STBT = Chi phí sản xuất tính đến thời điểm xảy ra tổn thất
• Hàng hóa dự trữ trong kho, cửa hàng:
STBT = Giá mua theo hóa đơn mua hàng
v1.0013111229 27
2.5.2. GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG (tiếp theo)
• Bồi thường Tổn thất toàn bộ:
STBT = Giá trị tổn thất thực tế (tối đa = STBH – Mức khấu trừ)
• Bồi thường tổn thất bộ phận:
 TH1: Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất,
Tổng Giá trị tài sản ≥ STBH
 STBT = Giá trị tổn thất thực tế x STBH/ Tổng giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất
 TH2: Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất,
Tổng Giá trị tài sản < STBH
 STBT = Giá trị tổn thất thực tế
v1.0013111229 28
2.5.2. GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG (tiếp theo)
• Trường hợp “đồng bảo hiểm”: Trách nhiệm của công ty bảo hiểm chỉ giới hạn trong
tỷ lệ nhận bảo hiểm
 (1) Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất, Tổng Giá trị tài sản ≥ STBH
 STBT = Giá trị tổn thất thực tế x STBH/ Tổng giá trị tài sản tại thời điểm xảy
 ra tổn thất x Tỷ lệ bảo hiểm
 (2) Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất, Tổng Giá trị tài sản < STBH
 STBT = Giá trị tổn thất thực tế x Tỷ lệ bảo hiểm
v1.0013111229 29
3. BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH
• Khái niệm: Là loại hình bảo hiểm bổ sung cho bảo hiểm hỏa hoạn.
• Mục đích: Bồi thường cho người được bảo hiểm thiệt hại về lợi nhuận và các chi phí
để tiếp tục kinh doanh sau khi hỏa hoạn xảy ra.
• Đối tượng bảo hiểm: Công việc sản xuất kinh doanh bị gián đoạn do tài sản bị thiệt hại
do hỏa hoạn gây ra.
• Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm trước các rủi ro như trong bảo hiểm hỏa hoạn làm gián
đoạn kinh doanh.
v1.0013111229 30
3. BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH (tiếp theo)
• Số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên:
 Lợi nhuận ròng;
 Các chi phí cố định duy trì hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian phục hồi
tài sản bị thiệt hại;
 Các chi phí tăng thêm nhằm tránh hoặc giảm thiểu sự giảm sút doanh thu trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí x STBH
v1.0013111229 31
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
STBT phụ thuộc vào thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.
1. Bảo hiểm hỏa hoạn sẽ bồi thường các thiết hại sau:
• 10 máy may công nghiệp bị thiệt hại toàn bộ, STBT = 280 triệu đồng.
• Vật liệu may mặc thiệt hại, STBT = 150 triệu đồng.
• Chi phí thu dọn hiện trường sau vụ cháy, STBT = 12 triệu đồng.
• Chi phí dập tắt đám cháy, STBT = 24 triệu đồng.
• Bảo hiểm hỏa hoạn không bồi thường chi phí viện phí của 2 công nhân bị thương trong
vụ hỏa hoạn.
2. Bảo hiểm hỏa hoạn không bồi thường thiết hại của các xe ô tô vì các xe ô tô tham gia
bảo hiểm vật chất xe theo hợp đồng bảo hiểm vật chất xe.
v1.0013111229 32
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Bảo hiểm hỏa hoạn là loại hình
A. Bảo hiểm tài sản
B. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
C. Bảo hiểm nhân thọ
D. Bảo hiểm con người phi nhân thọ
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A. Bảo hiểm tài sản
• Vì đối tượng bảo hiểm là các loại tài sản của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
v1.0013111229 33
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Bảo hiểm hỏa hoạn bồi thường thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm do:
A. Tự lên men
B. Phóng xạ ion hóa
C. Chiến tranh
D. Bị máy bay rơi vào
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. Bị máy bay rơi vào
• Vì đây là một rủi ro phụ thường được bảo hiểm cùng với rủi ro chính là hỏa hoạn.
v1.0013111229 34
• Sự cần thiết phải bảo hiểm hỏa hoạn và đặc điểm của bảo hiểm hỏa hoạn;
• Nội dung cơ bản của bảo hiểm hỏa hoạn;
• Nội dung cơ bản của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy.
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_bao_hiem_thuong_mai_bai_4_bao_hiem_hoa_hoan_nguyen.pdf